Liên quan đến vấn đề thẩm định dự án-Lấy ý kiến thiết kế cơ sở

  • Khởi xướng Khởi xướng lestrong
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
L

lestrong

Guest
Hiện mình đang "tham gia" đóng góp ý kiến về thiết kế cơ sở của 1 công trình, có vấn đề mời mọi người cùng thảo luận:
Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 12Cp thì:
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án.
3. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.
6. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.
Theo Điều 10 trên, việc thẩm định dự án do đơn vị đầu mối của cấp có thẩm quyền thẩm định, cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ cho ý kiến về thiết kế cơ sở của dự án! vậy, tại sao tại khoản 6 của Điều này lại nêu là việc thẩm định thiết kế cơ sở? Phải chăng vẫn còn khái niệm thẩm định thiết kế cơ sở?
Theo mình chắc bị "nhầm" về câu chữ ở khoản 6 này! Mọi người có ý kiến gì về vấn đề này không nhỉ?
 
Khoản 2, Điều 6, NĐ 12/2009/NĐ-CP nêu rõ "2. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này."
Vì vậy khi thẩm định DAĐT thì phải thẩm định 2 nội dung trên là đúng rồi. Hơn nữa khi thẩm định nội dung thứ 2 của DAĐT (là Thiết kế CS), người ta sẽ kiểm tra toàn bộ cơ sở pháp lý liên quan đế tư vấn lập TKCS, nhiệm vụ thiết kế, và việc có hay không có ý kiến của các cơ quan liên quan về quy hoạch, kỹ thuật, công nghệ, PCCC, an toàn giao thông (nếu có) v.v...
Việc quy định này không hề nhầm lẫn đâu. Trong khoản 6, Điều 10 NĐ12/CP, người ta dùng từ thẩm định TKCS là có 2 dụng ý:
1) Thay vì thẩm định 2 lần như trước kia khi coi TKCS tách rời khỏi DAĐT thì nay coi TKCS là 1 nội dung của DAĐT. Vì thế, quy định mới là để thống nhất về thẩm định DAĐT, rút ngắn thủ tục, tránh lặp đi, lặp lại công tác thẩm định mà trước kia đã từng xảy ra.
2) Khi thẩm định DAĐT, vẫn phải thẩm định toàn bộ cơ sở pháp lý liên quan đến TKCS. Nếu TV lập TKCS và TV lập DAĐT là 1 thì các vấn đề pháp lý liên quan đến TV được thẩm định chung, trường hợp TV lập DAĐT đi thuê đơn vị khác lập TKCS thì có thêm việc thẩm định hồ sơ pháp lý của TV lập TKCS nữa.
Ngoài ra, còn một ý sâu xa nữa là: quy định mới đã thể hiện sự tách bạch hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư , cơ quan quản lý chuyên ngành và các đơn vị chuyên môn.
 
Last edited by a moderator:
hồ sơ thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng

Kính chào các anh, chị trên diễn đàn

E mới gia nhập BQLDA thì vướng vào một dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ sinh thái quy mô 320ha, bao gồm các hạng mục sân golf 27 lỗ, khu resort, khách sạn 5 sao và khu biệt thự (tổng mức đầu tư sơ bộ >5.500 tỷ).

Hiện nay, bên em đã thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/500 (do khu vực nghiên cứu dự án chưa có quy hoạch 1/500 được phê duyệt) và chỉ đợi phê duyệt quy hoạch. Như vậy, bước quy hoạch 1/500 tạm coi như ok;

Bước tiếp theo là bước xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: bên em đã qua làm việc với Sở KH- ĐT và được giới thiệu thủ tục hồ sơ bao gồm quyển dự án đầu tư xây dựng và hồ sơ thiết kế cơ sở cho dự án. Em đã tìm hiểu theo nghị định 12/2009 thì thấy đây là thủ tục phù hợp với quy định. Tuy nhiên, với dự án quy mô lớn thế này, các hạng mục đầu tư phần nổi lại đa dạng (sân golf, khách sạn 5 sao, resort, biệt thự) thì việc hoàn thành một quyển thiết kế cơ sở cho toàn bộ các hạng mục trên phục vụ cho việc xin cấp giấy chứng nhận quả là khó thực hiện đựơc, đồng thời cũng khó khả thi sau này.

Xin các anh chị cho hướng giải pháp hợp lý và nhẹ nhàng hơn ah (có căn cứ pháp lý kèm theo thì dễ "cãi" hơn ah).

Em cảm ơn nhiều nhiều.
 
Thuê tư vấn lập dự án

Kính chào các anh, chị trên diễn đàn

E mới gia nhập BQLDA thì vướng vào một dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ sinh thái quy mô 320ha, bao gồm các hạng mục sân golf 27 lỗ, khu resort, khách sạn 5 sao và khu biệt thự (tổng mức đầu tư sơ bộ >5.500 tỷ).

Hiện nay, bên em đã thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/500 (do khu vực nghiên cứu dự án chưa có quy hoạch 1/500 được phê duyệt) và chỉ đợi phê duyệt quy hoạch. Như vậy, bước quy hoạch 1/500 tạm coi như ok;

Bước tiếp theo là bước xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: bên em đã qua làm việc với Sở KH- ĐT và được giới thiệu thủ tục hồ sơ bao gồm quyển dự án đầu tư xây dựng và hồ sơ thiết kế cơ sở cho dự án. Em đã tìm hiểu theo nghị định 12/2009 thì thấy đây là thủ tục phù hợp với quy định. Tuy nhiên, với dự án quy mô lớn thế này, các hạng mục đầu tư phần nổi lại đa dạng (sân golf, khách sạn 5 sao, resort, biệt thự) thì việc hoàn thành một quyển thiết kế cơ sở cho toàn bộ các hạng mục trên phục vụ cho việc xin cấp giấy chứng nhận quả là khó thực hiện đựơc, đồng thời cũng khó khả thi sau này.

Xin các anh chị cho hướng giải pháp hợp lý và nhẹ nhàng hơn ah (có căn cứ pháp lý kèm theo thì dễ "cãi" hơn ah).

Em cảm ơn nhiều nhiều.

Theo tôi:
1. Nếu dự án lớn quá thì có thể chia ra các dự án thành phần (vấn đề chia dự án thành các dự án thành phần áp dụng cho dự án nhóm A và do người QĐĐT quyết định).
2. Nếu muốn cấp GCN đầu tư cho dự án lớn thì việc chuẩn bị dự án cũng phải mất nhiều thì giờ và phải tổ chức một nhóm dự án làm chứ 1 cá nhân không thể làm nổi.
3. Giải pháp nhẹ hơn đối với chủ đầu tư mà đúng luật là thuê tư vấn lập dự án.
 
Kính chào các anh, chị trên diễn đàn

E mới gia nhập BQLDA thì vướng vào một dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ sinh thái quy mô 320ha, bao gồm các hạng mục sân golf 27 lỗ, khu resort, khách sạn 5 sao và khu biệt thự (tổng mức đầu tư sơ bộ >5.500 tỷ).

Hiện nay, bên em đã thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/500 (do khu vực nghiên cứu dự án chưa có quy hoạch 1/500 được phê duyệt) và chỉ đợi phê duyệt quy hoạch. Như vậy, bước quy hoạch 1/500 tạm coi như ok;

Bước tiếp theo là bước xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: bên em đã qua làm việc với Sở KH- ĐT và được giới thiệu thủ tục hồ sơ bao gồm quyển dự án đầu tư xây dựng và hồ sơ thiết kế cơ sở cho dự án. Em đã tìm hiểu theo nghị định 12/2009 thì thấy đây là thủ tục phù hợp với quy định. Tuy nhiên, với dự án quy mô lớn thế này, các hạng mục đầu tư phần nổi lại đa dạng (sân golf, khách sạn 5 sao, resort, biệt thự) thì việc hoàn thành một quyển thiết kế cơ sở cho toàn bộ các hạng mục trên phục vụ cho việc xin cấp giấy chứng nhận quả là khó thực hiện đựơc, đồng thời cũng khó khả thi sau này.

Xin các anh chị cho hướng giải pháp hợp lý và nhẹ nhàng hơn ah (có căn cứ pháp lý kèm theo thì dễ "cãi" hơn ah).

Em cảm ơn nhiều nhiều.
giải pháp hợp lý và an toàn là đọc kỹ hướng dẫn trứoc khi dùng. nếu không qua cửa thì cũng không có cách nào đi ra được, nhất là khi với quy mô và tính chất DA như vậy chắc chắn phải dược CP đồng ý.
 
chia nhỏ dự án

Theo tôi:
1. Nếu dự án lớn quá thì có thể chia ra các dự án thành phần (vấn đề chia dự án thành các dự án thành phần áp dụng cho dự án nhóm A và do người QĐĐT quyết định).
2. Nếu muốn cấp GCN đầu tư cho dự án lớn thì việc chuẩn bị dự án cũng phải mất nhiều thì giờ và phải tổ chức một nhóm dự án làm chứ 1 cá nhân không thể làm nổi.
3. Giải pháp nhẹ hơn đối với chủ đầu tư mà đúng luật là thuê tư vấn lập dự án.

Rất cảm ơn anh dinhdangquang đã cho giải pháp xử lý, em cũng đã hiểu phần nào nhiệm vụ tiếp theo. Tuy nhiên, vấn đề của bên em cũng hơi loằng ngoằng một chút ah, xin viết rõ ra đây để mong anh và các thành viên có kinh nghiệm chỉ giáo thêm.

HIện nay bên em cũng đã:

Thuê tư vấn lập dự án (là đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500). Người phụ trách công tác liên hệ với tư vấn và chạy dự án trước em cho rằng dự án này quá lớn, nếu làm dự án đầu tư toàn bộ dự án thì sẽ rất phức tạp (tổng mức đầu tư rất lớn do đó chủ đầu tư cũng phải chứng minh năng lực tài chính lớn, hạng mục nổi nhiều, đa dạng nên hồ sơ sẽ rất khổng lổ và bất khả thi, khó tiệm cận với thực tế sau này...) Vì vậy, tại thời điểm ký kết hợp đồng lập dự án đầu tư với đơn vị tư vấn thì chỉ ký lập dự án đầu tư (bao gồm quyển dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở) cho phần hạ tầng kỹ thuật. HIện tư vấn cũng đã hoàn thành toàn bộ phần này. Nhưng như vậy thì lại không đúng với tinh thần đầu tư của chủ đầu tư cũng như mong muốn của địa phương là muốn có 1 chủ đầu tư cho toàn bộ dự án, bởi vậy mà bên e mới đang phải tìm hiểu hướng xử lý nhẹ nhàng nhất.

Xem ra hướng chia nhỏ dự án có vẻ hợp lý và khả thi hơn cả. Cho e hỏi là việc chia nhỏ một dự án lớn thành các dự án thành phần có theo nguyên tắc hay quy định gì không ah (có văn bản quy định hay hướng dẫn nào không ah?)

Rất cảm ơn ah.
 
Rất cảm ơn anh dinhdangquang đã cho giải pháp xử lý, em cũng đã hiểu phần nào nhiệm vụ tiếp theo. Tuy nhiên, vấn đề của bên em cũng hơi loằng ngoằng một chút ah, xin viết rõ ra đây để mong anh và các thành viên có kinh nghiệm chỉ giáo thêm.

HIện nay bên em cũng đã:

Thuê tư vấn lập dự án (là đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500). Người phụ trách công tác liên hệ với tư vấn và chạy dự án trước em cho rằng dự án này quá lớn, nếu làm dự án đầu tư toàn bộ dự án thì sẽ rất phức tạp (tổng mức đầu tư rất lớn do đó chủ đầu tư cũng phải chứng minh năng lực tài chính lớn, hạng mục nổi nhiều, đa dạng nên hồ sơ sẽ rất khổng lổ và bất khả thi, khó tiệm cận với thực tế sau này...) Vì vậy, tại thời điểm ký kết hợp đồng lập dự án đầu tư với đơn vị tư vấn thì chỉ ký lập dự án đầu tư (bao gồm quyển dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở) cho phần hạ tầng kỹ thuật. HIện tư vấn cũng đã hoàn thành toàn bộ phần này. Nhưng như vậy thì lại không đúng với tinh thần đầu tư của chủ đầu tư cũng như mong muốn của địa phương là muốn có 1 chủ đầu tư cho toàn bộ dự án, bởi vậy mà bên e mới đang phải tìm hiểu hướng xử lý nhẹ nhàng nhất.

Xem ra hướng chia nhỏ dự án có vẻ hợp lý và khả thi hơn cả. Cho e hỏi là việc chia nhỏ một dự án lớn thành các dự án thành phần có theo nguyên tắc hay quy định gì không ah (có văn bản quy định hay hướng dẫn nào không ah?)

Rất cảm ơn ah.
vấn đề của DA:
- Quy mô DA>200ha phải do Chính phủ chấp thuận đầu tư
- Dự án sân golf là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, quy mô chiếm đất lớn nên bị soi kỹ.
- việc tách DA sau đó bổ sung thêm không hề đơn giản như bạn nghĩ, khi bổ sung thêm thì quy trình, thủ tục lại như mới (xin chủ trương đầu tư, lập điều chỉnh quy hoạch, thẩm định lại DA,...)
 
Khoản 4 điều 2 NĐ12/2009

Rất cảm ơn anh dinhdangquang đã cho giải pháp xử lý, em cũng đã hiểu phần nào nhiệm vụ tiếp theo. Tuy nhiên, vấn đề của bên em cũng hơi loằng ngoằng một chút ah, xin viết rõ ra đây để mong anh và các thành viên có kinh nghiệm chỉ giáo thêm.

HIện nay bên em cũng đã:

Thuê tư vấn lập dự án (là đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500). Người phụ trách công tác liên hệ với tư vấn và chạy dự án trước em cho rằng dự án này quá lớn, nếu làm dự án đầu tư toàn bộ dự án thì sẽ rất phức tạp (tổng mức đầu tư rất lớn do đó chủ đầu tư cũng phải chứng minh năng lực tài chính lớn, hạng mục nổi nhiều, đa dạng nên hồ sơ sẽ rất khổng lổ và bất khả thi, khó tiệm cận với thực tế sau này...) Vì vậy, tại thời điểm ký kết hợp đồng lập dự án đầu tư với đơn vị tư vấn thì chỉ ký lập dự án đầu tư (bao gồm quyển dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở) cho phần hạ tầng kỹ thuật. HIện tư vấn cũng đã hoàn thành toàn bộ phần này. Nhưng như vậy thì lại không đúng với tinh thần đầu tư của chủ đầu tư cũng như mong muốn của địa phương là muốn có 1 chủ đầu tư cho toàn bộ dự án, bởi vậy mà bên e mới đang phải tìm hiểu hướng xử lý nhẹ nhàng nhất.

Xem ra hướng chia nhỏ dự án có vẻ hợp lý và khả thi hơn cả. Cho e hỏi là việc chia nhỏ một dự án lớn thành các dự án thành phần có theo nguyên tắc hay quy định gì không ah (có văn bản quy định hay hướng dẫn nào không ah?)

Rất cảm ơn ah.

Em xem khoản 4 điều 2 NĐ12/2009. Tôi trích đoạn có liên quan:
"[FONT=&quot]4. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định. [/FONT]"
 
thanks a lot

Em xem khoản 4 điều 2 NĐ12/2009. Tôi trích đoạn có liên quan:
"[FONT=&quot]4. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định. [/FONT]"

Rất cảm ơn anh, em sẽ ngâm cứu và vận dụng hướng dẫn của các anh, giai đoạn tiếp theo có vướng mắc gì lại nhờ các anh chỉ giáo ah.
 
Xin cho mình hỏi, bên mình là doanh nghiệp hoàn toàn vốn tư nhân, hiện đang thực hiện dự án xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị với tổng mức đầu tư 87 tỷ đồng, diện tích sàn xây dựng 3500m2, vốn là của chủ đầu tư và vốn vay.Hiện nay bên mình đã có phương án thỏa thuận kiến trúc, về phía thành phố cũng đã sắp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (2/2/2010), vậy khi nộp hồ sơ thiết kế cơ sở trình lên sở xây dựng HN thẩm định và cấp giấy phép xây dựng thì quy trình như thế nào? Xin cám ơn.
 
Em xem khoản 4 điều 2 NĐ12/2009. Tôi trích đoạn có liên quan:
"[FONT=&quot]4. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định. [/FONT]"
Nghị định 12/2009 là quản lý đầu tư xây dựng (giai đoạn đã xác định chủ đầu tư), dự án trên chưa được cấp giấy CNĐT nên phải làm theo NĐ 108/2006/NĐ-CP trước thầy ạ. Sau khi được cấp giấy CNĐT thì nhà đầu tư mới phân kỳ đầu tư theo NĐ 12/2009/NĐ-CP. Còn nếu nhà đầu tư ngay từ đầu tách DA thì sau phải xin bổ sung các hạng mục đầu tư, trình tự bổ sung là như làm mới (chưa kể phải xem quy hoạch ban đầu có đáp ứng điều kiện đựoc không)
 
Vài ý kiến trao đổi

Hiện mình đang "tham gia" đóng góp ý kiến về thiết kế cơ sở của 1 công trình, có vấn đề mời mọi người cùng thảo luận:
Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 12Cp thì:

Theo Điều 10 trên, việc thẩm định dự án do đơn vị đầu mối của cấp có thẩm quyền thẩm định, cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ cho ý kiến về thiết kế cơ sở của dự án! vậy, tại sao tại khoản 6 của Điều này lại nêu là việc thẩm định thiết kế cơ sở? Phải chăng vẫn còn khái niệm thẩm định thiết kế cơ sở?
Theo mình chắc bị "nhầm" về câu chữ ở khoản 6 này! Mọi người có ý kiến gì về vấn đề này không nhỉ?

Đọc các quy định pháp luật hiện hành, liên quan đến vấn đề bạn nêu tôi có vài lời trao đổi nhw sau:
1. Theo tinh thần của NĐ12 thì việc thẩm định dự án do đầu mối thẩm định của người QĐĐT đảm nhiệm thẩm định cả 3 nội dung: (1) Các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, (2) Các yếu tố đảm bảo tính khả thi và (3) Thiết kế cơ sở.
3. Các cơ quan quản lý Nhà nước về công trình xây dựng chỉ có trách nhiệm cho ý kiến về thiết kế cơ sở néu được người quyết định đầu tư yêu cầu và được đầu mối thẩm định gửi hồ sơ dự án tới xin ý kiến về TKCS.
Như vậy, khái niệm "thẩm định TKCS" vẫn còn sd chỉ có điều do đầu mối thẩm định thực hiện chứ ko phải do cơ quan QLNN về công trình xây dựng thực hiện.
 
Xin cho mình hỏi, bên mình là doanh nghiệp hoàn toàn vốn tư nhân, hiện đang thực hiện dự án xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị với tổng mức đầu tư 87 tỷ đồng, diện tích sàn xây dựng 3500m2, vốn là của chủ đầu tư và vốn vay.Hiện nay bên mình đã có phương án thỏa thuận kiến trúc, về phía thành phố cũng đã sắp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (2/2/2010), vậy khi nộp hồ sơ thiết kế cơ sở trình lên sở xây dựng HN thẩm định và cấp giấy phép xây dựng thì quy trình như thế nào? Xin cám ơn.
bạn có thể lên Sở Xây dựng Hà Nội tại 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng hoặc vào website: www.soxaydung.hanoi.gov.vn để được hướng dẫn cụ thể.
 
Rất cảm ơn anh dinhdangquang đã cho giải pháp xử lý, em cũng đã hiểu phần nào nhiệm vụ tiếp theo. Tuy nhiên, vấn đề của bên em cũng hơi loằng ngoằng một chút ah, xin viết rõ ra đây để mong anh và các thành viên có kinh nghiệm chỉ giáo thêm.

HIện nay bên em cũng đã:

Thuê tư vấn lập dự án (là đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500). Người phụ trách công tác liên hệ với tư vấn và chạy dự án trước em cho rằng dự án này quá lớn, nếu làm dự án đầu tư toàn bộ dự án thì sẽ rất phức tạp (tổng mức đầu tư rất lớn do đó chủ đầu tư cũng phải chứng minh năng lực tài chính lớn, hạng mục nổi nhiều, đa dạng nên hồ sơ sẽ rất khổng lổ và bất khả thi, khó tiệm cận với thực tế sau này...) Vì vậy, tại thời điểm ký kết hợp đồng lập dự án đầu tư với đơn vị tư vấn thì chỉ ký lập dự án đầu tư (bao gồm quyển dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở) cho phần hạ tầng kỹ thuật. HIện tư vấn cũng đã hoàn thành toàn bộ phần này. Nhưng như vậy thì lại không đúng với tinh thần đầu tư của chủ đầu tư cũng như mong muốn của địa phương là muốn có 1 chủ đầu tư cho toàn bộ dự án, bởi vậy mà bên e mới đang phải tìm hiểu hướng xử lý nhẹ nhàng nhất.

Xem ra hướng chia nhỏ dự án có vẻ hợp lý và khả thi hơn cả. Cho e hỏi là việc chia nhỏ một dự án lớn thành các dự án thành phần có theo nguyên tắc hay quy định gì không ah (có văn bản quy định hay hướng dẫn nào không ah?)

Rất cảm ơn ah.
bạn nên tham khảo lại quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy CNĐT tôi nêu dưới đây nhé. không có quy định nào bắt buộc phải lập xong TKCS đâu. Tuy nhiên phải có quy hoạch 1/500 được duyệt.
Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
(HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LIÊN QUAN TỚI CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
Loại 4: Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
***
III. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:
1. Hồ sơ Thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối, bao gồm:
1.1 - Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu BM-HAPI-15-03);
1.2 - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh).
1.3 - Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
1.4 - Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
1.5 - Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).

1.6 - Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
2. Số lượng hồ sơ nộp: 10 bộ hồ sơ , trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top