Lớp học dự toán công trình online

  • Khởi xướng Khởi xướng AAmylove
  • Ngày gửi Ngày gửi
A

AAmylove

Guest

CÓ 1 NHÀ KINH TẾ HỌC NỔI TIẾNG NGƯỜI MỸ NÓI RẰNG: "CÁI GÌ RỒI CŨNG QUY VỀ KINH TẾ".
QLDA ĐẦU TƯ CŨNG VẬY. MỤC TIÊU CUỐI CÙNG XÉT CHO CÙNG CŨNG LÀ CHI PHÍ.

NHƯNG........:

KHÔNG PHẢI AI LÀM XÂY DỰNG CÙNG HIỂU VỀ DỰ TOÁN (CHI PHÍ).

KHÔNG PHẢI AI LÀM DỰ TOÁN CŨNG CHO LÀ MÌNH ĐÃ HIỂU HẾT CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN ĐT CÔNG TRÌNH.

NHỮNG AI ĐÃ HIỂU RÕ DỰ TOÁN THÌ HÃY GIÚP NGƯỜI CHƯA HIỂU HOẶC HIỂU CHƯA HẾT NGỌN NGÀNH.

KÍNH MỜI CÁC HÀO KIỆT RA TAY GIÚP ĐỠ CỘNG ĐỒNG PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ LẬP DỰ TOÁN THÔNG QUA "LỚP HỌC DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ONLINE".

MONG MỌI NGƯỜI THAM GIA VÌ CỘNG ĐỒNG, VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA ĐẤT NƯỚC VN THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA!!

Các bạn có thể đăng ký làm:
1. Đăng ký 1: sư phụ.
2. Đăng ký 2: đệ tử
Tuy nhiên sư phụ hay đệ tử gì cũng có quyền thảo luận vô tư- quyền lợi ngang nhau. Và phần nào hiểu rõ thì làm sư phụ, phần nào chưa rõ thì làm đệ tử vậy. Kiến thức là của tất cả chúng ta.

Mạn phép đăng ký trước:sư phụ và kiêm luôn đệ tử. Mong các hào kiệt chỉ giáo!!!
 
Last edited by a moderator:
Xin mời cùng bắt đầu nào, cứ đưa vấn đề ra, không đi thì không đến. Chúng ta sẽ hoàn thiện giáo trình dần dần.
Để làm được dự toán thì chúng ta bắt đầu từ đâu nhỉ: xác định loại hình công trình, phải bóc tách được khối lượng trước? Phân loại và gom nhóm công việc, tìm đơn giá cho phù hợp? biết chiết tính đơn giá? Xác định tiền lương? Tính giá ca máy? Chọn vật liệu và tính chênh lệch? Tổng hợp dự toán ? Chi phí khác?...
Mà vấn đề đo bóc tiên lượng công trình dân dụng có vài nơi đào tạo, nhưng đo bóc tiên lượng công trình giao thông, thủy lợi (đê, đập, kênh, mương...), công trình công nghiệp chưa thấy được nói đến nhiều nhỉ? Mặc dù các phần mềm hiện nay có thể tính khối lượng đào đắp... nhưng hiểu vẫn đề để nắm tổng quát và còn biết đường mà "cãi nhau" khi ngồi họp giữa các bên bá quan văn võ thì cũng hay hơn chứ nhỉ.
 
Last edited by a moderator:
:DTHẬT TUYỆT ĐẤY CÁC BÁC Ạ

CHÚ EM NÀY ĐANG LOAY HOAY MÒ MẪM TRONG CÁI CHƯƠNG TRÌNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH MÀ THẤY NÓ RỘNG LỚN QUÁ. EM XIN ĐĂNG KÝ LÀM ĐỆ TỬ NGAY KHI ĐỌC ĐƯỢC TIN NÀY. MONG HAI ĐẠI CA VÀ RẤT NHIỀU CÁC ĐẠI CA KHÁC CHỈ GIÁO CHO EM THÌ CÒN GÌ BẰNG:D
 
Em mới ra trường về làm BQL nên còn nhiều kiến thức cần học hỏi lắm, thấy các sư phụ bàn luận xôn sao mà mình không đóng góp đc j thấy mình thật nhỏ bé.
Xin các sư phụ cho em tham gia cùng học lớp này nha và những lớp khác nữa.
Cảm ơn các sư phụ nhiều!
 
RẤT VUI KHI MỌI NGƯỜI HƯỞNG ỨNG!
Toàn cao thủ tham gia làm "sư phụ" như thế này thì chắc lớp học sẽ thành công thôi! đặc biệt là có Thế Anh tham gia làm sư phụ thì quá tốt cho lớp học rồi!
Mong ADMIN Thế Anh + Khoa + và tất cả các sư phụ bắt tay giúp đỡ công việc đầu tiên:
+ Góp ý cho dự thảo chương trình học dự toán công trình:

KÍNH MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý!

DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH BÀI HỌC DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. KHÁI NIỆM & MỤC ĐÍCH LẬP DỰ TOÁN:

• Khái toán
• Dự toán
• Quyết toán

- Mục đích
- Vai trò

2. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỂ LẬP DỰ TOÁN XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

3. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

4. NỘI DUNG CỦA DỰ TOÁN XÂY LẮP: cho cả 3 loại

• Khái toán
• Dự toán
• Quyết toán

5. CÁC BƯỚC LẬP DỰ TOÁN: cho cả 3 loại

• Khái toán
• Dự toán
• Quyết toán

6. CÁC PHÁT SINH THƯỜNG GẶP KHI LẬP DỰ TOÁN và MẸO THUẬT XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

7. LẬP DỰ TOÁN VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÁC PHẦN MỀM MÁY TÍNHSƠ ĐỒ KHỐI CỦA QUÁ TRÌNH TÍNH DỰ TOÁN XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

8. BÀI TẬP

9. CÁC KINH NGHIỆM TRAO ĐỔI VÀ VƯỚNG MẮC + GIÁI QUYẾT TRONG VIỆC LẬP DỰ TOÁN.

10. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN.

11. KẾT THÚC LỚP HỌC - RỦ NHAU ĐI NHẬU KHÔNG SAY KHÔNG VỀ. MÀ SAY RỒI THÌ KHỎI BIẾT ĐƯỜNG VỀ LUÔN.

*Con đường tri thức đang trải rộng chờ đón trước mắt chúng ta ***
Khẩu hiệu của lớp học là: "KIẾN THỨC 1 NGƯỜI LÀ GIỚI HẠN TRONG CÁI VÔ HẠN CỦA KIẾN THỨC MỌI NGƯỜI!"

*Đối với lớp học này: "Nhất sư vi đệ, nhất đệ vi sư" - 1 sư phụ cũng là 1 đệ tử - mà 1 đệ tử thì cũng là 1 sư phụ.

Mời các bạn tiếp tục tham gia vì SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢN THÂN MỖI NGƯỜI VÀ CỦA CHUNG TẤT CẢ CHÚNG TA!
 
Last edited by a moderator:
DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH BÀI HỌC DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. KHÁI NIỆM & MỤC ĐÍCH LẬP DỰ TOÁN:

• Khái toán
• Dự toán
• Quyết toán

- Mục đích
- Vai trò

2. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỂ LẬP DỰ TOÁN XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

3. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

4. NỘI DUNG CỦA DỰ TOÁN XÂY LẮP: cho cả 3 loại

• Khái toán
• Dự toán
• Quyết toán

5. CÁC BƯỚC LẬP DỰ TOÁN: cho cả 3 loại

• Khái toán
• Dự toán
• Quyết toán

6. CÁC PHÁT SINH THƯỜNG GẶP KHI LẬP DỰ TOÁN và MẸO THUẬT XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

7. LẬP DỰ TOÁN VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÁC PHẦN MỀM MÁY TÍNHSƠ ĐỒ KHỐI CỦA QUÁ TRÌNH TÍNH DỰ TOÁN XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

8. BÀI TẬP

9. CÁC KINH NGHIỆM TRAO ĐỔI VÀ VƯỚNG MẮC + GIÁI QUYẾT TRONG VIỆC LẬP DỰ TOÁN.

10. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN.

Em đọc đến những vấn đề này thấy hoàn toàn giống với các vấn đề được nêu ra trong chương học về dự toán của cuốn sách kinh tế xây dựng và chắc hẳn đọc xong những kiến thức đó cái căn bản nhất vẫn là giúp cho người đọc biết được định nghĩa, mục đích vài trò của công tác lập dự toán, các biểu mẫu trước đây và hiện nay như thế nào, cách tính chi tiết từng bảng ra sao. Nói chung quy lại là cách tính toán và cho ra được hồ sơ khi có tên đầu việc và khối lượng của nó được bóc ra. Như vậy em nói đến 1 buổi là tính cho việc tìm hiểu cách tính của các bảng (7 bảng chính và một số bảng phát sinh ). Còn thời gian 1 tuần là nhồi các kiến thức lý thuyết vào ví dụ dự toán là gì/ định mức là gì.... trong các cuốn sách kinh tế xây dựng cùng với các nghị định thông tư liên quan. Như vậy là đã có thể cho ra một bộ hồ sơ dự toán hay dự thầu (nếu đã có trong tay tên đầu việc + khối lượng). Suy nghĩ của em mới tới mức độ đó nên nói ra những điều đó bởi lẽ nội dung học thấy đã quá quen thuộc và cái đích đạt được cuối cùng cũng đã thấy được.

Để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, một cách hiểu, một quan niệm áp giá, một phép tính... của người lập dự toán có thể bằng anh em ở công trường lao động cả năm hoặc vài năm. Điều này có lẽ 30 năm làm nghề có lẽ chưa tìm hiểu hết.
Tính theo công thức rồi chú ý các văn bản, nghị định mới để kiếm các hệ số: với quan điểm này em làm BQL DA thì nhiều lúc có thể đốt tiền Nhà nước, cứng nhắc trong công việc, có thể nhiều lúc sẽ làm đình trệ sản xuất. Nếu làm Tư vấn thì quá thường vì ai chả làm được. Nếu đi đấu thầu thì thua là cái chắc... Không được gọi là kinh tế.

Thực ra em cũng chưa bao giờ nghĩ tới vấn đề này. Bài viết của em cũng xuất phát từ việc đọc ra đề cương quá quen thuộc mà em đã từng phải đọc khi xây dựng chương trình dự toán còn chuyện đấu thầu , tư vấn , ban QLDA... xử lí nhạy bén các tình huống liên quan tất nhiên đòi hỏi người đó phải có nhiều kinh nghiệm trong kĩ thuật, tổ chức thi công , nhạy bén với thị trường ...mới có thể đưa ra được những cách áp giá, lựa chọn phương án tối ưu. Còn ý kiến trước mắt của em là cái đích của khoá học này là dạy cho những người chưa biết cách lập hồ sơ dự toán, dự thầu, cho những anh trung cấp xây dựng, sinh viên, hoạ viên có thể đảm nhận được việc đó và với đề cương đó thì chưa đủ , chưa thể làm việc được mà trình độ em thì đang còn ở tầm đó . Còn những vấn đề như anh Thế Anh nói chắc phải lập thêm lớp dự toán nâng cao nơi dành cho những người đã quá quen thuộc với công tác dự toán kinh nghiệm nhiều năm và tất nhiên lớp đó thì họ đâu cần biết tới các khái niệm dự toán, khái toán, quyết toán ... làm gì?
 
Last edited by a moderator:
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của tất cả các bạn!
Mình đồng ý và ủng hộ quan điểm của Thế Anh. Sân chơi mà TA tạo ra là để phổ biến kiến thức cho mọi đối tượng. Mà đã là phổ biến thì tất nhiên là dành cho người chưa biết (nếu biết rồi thì ngược lại là đi phổ biến cho người khác).

@dutoancongtrinh: cảm ơn về sự góp ý của bạn. Tuy nhiên phần khối lượng mình nghĩ sẽ k thành chuyên đề ở đây vì 1 lẽ:
- Diễn đàn đã lập ra 1 mục riêng rồi. Cái gì ra cái nấy - Chuyên nghiệp hoá vẫn hơn.
Xác định rõ: không phải là cứ bóc KL từ bản vẽ là biết lập dự toán. Thú thật, dạy dự toán là "cần câu phở" làm thêm của mình ngoài giờ hành chính. Mình dạy cho các trung tâm trường Đại học. Mình thấy thực tế học viên rất đông, học phí 1 người là 400.000đ/2tháng học (tuần 3 buổi). Sinh viên mới ra trường có, người đi làm kinh nghiệm cũng đông (bới lâu nay họ đi thi công chẳng có thời gian để biết về dự toán)... Rất nhiều vấn đề thực tiễn xoay quanh dự toán. Rồi bạn sẽ thấy. Không đơn giản như bạn nói là cứ hệ số đơn giá định mức là OK đâu. Nếu vậy thì làm sao mà mình có "cần câu cơm như hiện nay được. (Buộc phải kể lể dài dòng 1 chút vì để làm bạn hiểu thôi).
Tuy nhiên sẽ có những kinh nghiệm về bóc tách khối lượng trong mục:
"6. CÁC PHÁT SINH THƯỜNG GẶP KHI LẬP DỰ TOÁN và MẸO THUẬT XỬ LÝ TÌNH HUỐNG".

@Thế Anh: có bạn giúp phần
theanh nói:
TA sẽ tham gia một số ý kiến lý thuyết, bài tập thực hành, mẹo, sử dụng chương trình máy tính và các bài dịch bài tính dự toán từ tiếng Anh, xem Mỹ và Anh họ tính toán và quản lý chi phí thế nào
"
thì quá tuyệt vời.
Mình nghĩ sẽ đưa phần này vào sau mục 10:
+ Tức là 11 được thay bằng: TÌM HIỂU DỰ TOÁN XD Ở NƯỚC NGOÀI
+ Mục 12: học xong đi nhậu say - say rồi về xe (ôm- tăcxi - ...) - mà say rồi thì sao biết đường gọi xe nữa nhỉ? :p
* Riêng mỗi phần sau khi trình bày nội dung cơ bản xong, sẽ có mục chuyên sâu (CÁI NÀY LÀ CẦN CÁC CAO THỦ GIÚP ĐỠ ĐÂY và là điều quan tâm của NHỮNG BẠN HIỂU DỰ TOÁN CHƯA SÂU).
Ví dụ: Mục "3. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH" khi nói về định mức, đơn giá: Thế Anh và những cao thủ khác sẽ giúp mọi người hiểu rõ phương pháp và cách thức xây dựng 1 định mức công việc XD (mình nghĩ Thế Anh là chuyên gia trong lĩnh vực này đấy) - Bởi mình cũng lơ mơ về việc này (mình chưa hiểu là bằng cách theo dõi nghiên cứu thời gian thực trên nhiều mẫu đại diện rồi tính bình quân ra hao phí VL-NC-M hay là copy sửa lại của nước ngoài??). Lớp học này sẽ làm rõ vấn đề chuyên sâu luôn nhưng trước hết là phải xuất phát từ cơ bản.

@ dutoancongtrinh: hình như bạn cũng rất rành về DToán, vậy giúp phổ biến cho mọi người đi thay bằng là cứ "khổ lắm tôi biết rồi nói mãi" - Nhiều người chưa biết như bạn đâu.

MẠO MUỘI VÀI LỜI.

THÔNG BÁO KHẨN CẤP!!!
LỚP HỌC BẮT ĐẦU "ĐỘNG THỔ" KỂ TỪ 14H30 NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 2007.
MỌI NGƯỜI CÓ THỂ THAM GIA VÀO BẤT CỨ LÚC NÀO TUỲ THÍCH. THẬM CHÍ KHÔNG CẦN ĐĂNG KÝ VẪN CÓ THỂ THEO DÕI BÌNH THƯỜNG VÀ TRAO ĐỔI THOẢI MÁI.

"KIẾN THỨC 1 NGƯỜI LÀ GIỚI HẠN TRONG CÁI VÔ HẠN CỦA KIẾN THỨC MỌI NGƯỜI!"
***** Đối với lớp học này: "Nhất sư vi đệ, nhất đệ vi sư" - 1 sư phụ cũng là 1 đệ tử - mà 1 đệ tử thì cũng là 1 sư phụ. *****

Mời các bạn tiếp tục tham gia vì SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢN THÂN MỖI NGƯỜI VÀ CỦA CHUNG TẤT CẢ CHÚNG TA!
 
Last edited by a moderator:
ĐÚNG THEO TIẾN ĐỘ, “LỚP HỌC DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ONLINE” BẮT ĐẦU ĐỘNG THỔ LÚC 14H30 – 20-07-2007: (số ngày tháng hơi bị đẹp: 20072007).

Thành phần trong lớp chúng ta: Bốn phương trời ta về đây chung vui. Không phân chia hiêu ít, hiểu nhiều. Không phân biệt Nam- Nữ-... Không phân biệt sư phụ- đệ tử, tuổi tác. Người biết nhiều bày người biết ít. Người biết ít bày người chưa biết. Người chưa biết cũng là sư phụ bằng cách đặt ra những câu hỏi để các “đệ tử” thảo luận, trả lời. CÀNG SÁT THỰC TẾ THÌ CÀNG ĐƯỢC CỔ VŨ VÀ CÓ PHẦN THƯỞNG GIÁ TRỊ TỪ MỌI NGƯỜI. :p.
Quan điểm lớp học là: KẾT HỢP CHẶT CHẼ THỰC TẾ công việc VÀO LÝ THUYẾT BÀI GIẢNG. Đây là thế mạnh của lớp học ONLINE mà k giáo trình lý thuyết nào có được.

Trước khi đi vào nội dung bài chính hôm nay, mình suy nghĩ sẽ thực hiện bài giảng như thế này, tạm gọi là quy ước trước với nhau (có thể thay đổi tuỳ các bạn):

1
. Nguyên tắc 1: Nguồn gốc bài giảng: nếu ai nhớ là thu thập từ đâu thì có thể trích dẫn nguồn để tác giả được mát lòng. Nhưng nếu k nhớ thì tác giả cũng thông cảm vì phổ biến cộng đồng, không vì mục đích vụ lợi
2. Nguyên tắc 2: Bài giảng ngắn gọn, súc tích: không giảng giải dài dòng mà thông qua các câu hỏi và trả lời để hiểu từng mục vấn đề. Nhằm dễ tiếp thu, đỡ buồn ngủ thì khuyến khích cho các giọng văn hài hước, nhưng đừng thái quá trở thành đùa cợt.
3. Nguyên tác 3: Không bình luận lạc chủ đề đang học. Tinh thần thoải mái, vui vẻ, không bài bác chỉ trích nhau mà trên tinh thần góp ý xây dựng vì sự hiểu biết chung của tất cả CHÚNG TA.
4. Nguyên tắc 4: Bất kỳ ai cũng tham gia vào bài giảng vào bất cứ thời điểm nào mà không hạn chế.
5. Nguyên tắc 5: Không xét nét câu chữ. Lấy đại ý của nội dung trình bày làm gốc. Nếu nội dung chưa đúng hoặc thiếu thì thoải mái góp ý chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện.​
"KIẾN THỨC 1 NGƯỜI LÀ GIỚI HẠN TRONG CÁI VÔ HẠN CỦA KIẾN THỨC MỌI NGƯỜI!"
6. CẤM HÚT THUỐC KHI ĐANG HỌC vì HẠI CHẾT VI KHUẨN.​
:p
 
Last edited by a moderator:
"KIẾN THỨC 1 NGƯỜI LÀ GIỚI HẠN TRONG CÁI VÔ HẠN CỦA KIẾN THỨC MỌI NGƯỜI!"

BÀI 1:

1. KHÁI NIỆM & MỤC ĐÍCH LẬP DỰ TOÁN:

Làm XD không ai không biết đến từ “Dự toán”. Vậy:

a. CÂU HỎI: DỰ TOÁN là cái quái quỷ gì thế nhỉ?

- TRẢ LỜI:

* Khái niệm chung dễ nhớ là: DỰ tính giá trị công trình trên cơ sở tính “TOÁN” theo các chuẩn mực. Chuẩn mực như thế nào thì hồi sau sẽ rõ.
* Chi tiết có 3 khái niệm liên quan đến các giai đoạn QLDA đầu tư XD công trình:

1. Khái toán: nôm na là tính TOÁN 1 cách đại KHÁI giá trị tổng mức đầu tư XD công trình trên cơ sở chuẩn mực. Chuẩn mực như thế nào thì hồi sau sẽ rõ.
Hỏi: “khái toán” nằm ở đâu trong quá trình DA?
Đáp: ở khâu lập dự án hoặc lập kế hoạch đầu tư trong năm của doanh nghiệp. Khâu này theo sách vở gọi là: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ.

2. Dự toán: liên quan 2 khái niệm con:
- Dự toán thiết kế (hay còn gọi là DT chi tiết hạng mục, công trình):

nôm na là "DỰ" đoán giá trị hạng mục (công trình) trên cơ sở tính “TOÁN” theo bản vẽ thiết kế và các chuẩn mực. Chuẩn mực như thế nào thì hồi sau sẽ rõ.
Liên quan đến mục này sẽ có thêm khái niệm TỔNG DỰ TOÁN. Nhưng sẽ trình bày ở phần bài học sau kẻo các bạn “tẩu hoả nhập ma”.
+ Hỏi: Vậy nó nằm ở đâu trong quá trình DA?:
+ Đáp: nằm ở giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) của CĐT (Tư vấn), trước lúc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.

- Dự toán đấu thầu: nôm na là DỰ tính giá trị hạng mục (công trình) trên cơ sở tính “TOÁN” theo bản vẽ thiết kế, HSMT được CĐT cấp và các chuẩn mực. Chuẩn mực như thế nào thì hồi sau sẽ rõ.
+ Hỏi: Vậy nó nằm ở đâu trong quá trình DA?:
+ Đáp: nằm ở giai đoạn lập Hồ sơ dự thầu của Nhà thấu lúc tham gia đấu thầu.
* CÁC KHÂU NÀY SÁCH VỞ GỌI LÀ GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

3. Quyết toán: nôm na là QUYẾT định cuối cùng về giá trị công trình trên cơ sở tính TOÁN theo các chuẩn mực. Chuẩn mực như thế nào thì hồi sau sẽ rõ.
+ Hỏi: Vậy nó nằm ở đâu trong quá trình DA?
+ Đáp: nằm ở giai đoạn sau khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
KHÂU NÀY SÁCH VỞ GỌI LÀ GIAI ĐOẠN KẾT THÚC DỰ ÁN ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO SỬ DỤNG và QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH.


b. CÂU HỎI: Vậy Mục đích của lập DỰ TOÁN là gì? (Chắc k rảnh để xem chơi??:p)
- TRẢ LỜI:
• Giúp chủ đầu tư biết được số tiền phải chi cho công tác xây dựng cơ bản & kiến thiết cơ bản khác.
• Là căn cứ để xét chọn thầu, phê duyệt vốn đầu tư, làm quyết tóan.



c. CÂU HỎI: Vậy Vai trò của DỰ TOÁN là gì? (chắc để bắt chẹt lẫn nhau??:p)
- TRẢ LỜI:
- Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết phí tổn xây dựng công trình. Xác định giá trị của công trình là giá trị bán chính thức của sản phẩm xây dựng.
- Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, để ngân hàng đầu tư cấp phát vốn vay.
- Là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình.
- Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.
Là cơ sở cho việc ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng như trong trong việc thanh quyết toán công trình sau khi thi công.

* Để dễ theo dõi và góp ý, Bài 1 tạm dừng ở đây! Sự việc diễn tiến thế nào, Xin xem hồi sau sẽ rõ.
* Mong các cao thủ góp ý hoàn thiện! Các “sư phụ” hãy tham gia đặt câu hỏi
.
 
Last edited by a moderator:
Nếu không có gì thay đổi và phản hồi góp ý về phương thức bài giảng (làm sao cho đơn giản -dễ hiểu - dễ nhớ với tất cả mọi người nhưng lại sát với thực tế), thì cũng vẫn với phương cách HỎI-TRẢ LỜI:

BÀI 2 SẼ ĐƯỢC BẮT ĐẦU VÀO LÚC 9H30 NGÀY 23/07/2007.(T7+CN nghỉ xả hơi lấy sức) :D

KÍNH MONG CÁC BẠN CHÚ Ý THEO DÕI VÀ CÙNG ĐÓNG GÓP XD!

"KIẾN THỨC 1 NGƯỜI LÀ GIỚI HẠN TRONG CÁI VÔ HẠN CỦA KIẾN THỨC MỌI NGƯỜI!"
 
Last edited by a moderator:
"KIẾN THỨC 1 NGƯỜI LÀ HỮU HẠN TRONG SỰ VÔ HẠN KIẾN THỨC CỦA MỌI NGƯỜI"
MONG CÁC BẠN CÙNG THAM GIA XÂY DỰNG VÀ GÓP Ý ĐỂ HOÀN THIỆN.
KIẾN THỨC LỚP HỌC NÀY LÀ CỦA CHUNG TẤT CẢ CHÚNG TA!

TÓM TẮT BÀI HỌC 1:

BÀI 1 ĐÃ GIẢI ĐÁP DỰ TOÁN LÀ GÌ MÀ GHÊ GỚM THẾ. Gồm:
- Khái toán
- Dự toán:
+ Dự toán thiết kế hạng mục (công trình).
+ Tổng dự toán
- Dự toán đấu thầu.
- Quyết toán.
* Mục đích: ngắn gọn là để CĐT và Nhà thầu quản lý được kế hoạch và tiền vốn đổ vào dự án của mình.
Để xem BÀI 1 BẤM vàođây: http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=174&page=2

Có 1 thắc mắc trong bài học này:
- HỎI: Khái toán có phải là Tổng mức đầu tư trong bước lập dự án ko ạ? và cho em hỏi trong bước lập Báo cáo đầu tư thì tên đúng của Dự toán là j ạ?
- ĐÁP:
Khái toán: Tính TOÁN đại KHÁI giá trị công trình.
- Lúc lập kế hoạch năm của Doanh nghiệp: thì gọi là giá trị Kế hoạch ước tính của dự án định đầu tư trong năm.
Ví dụ: cuối năm 2007 khi XD kế hoạch cho năm 2008, công ty dự định sẽ tiến hành đầu tư XD công trình tòa nhà làm việc 6 tầng vào năm 2008. Lúc này, giá trị đầu tư công trình tính là 10 tỷ đồng đưa vào kế hoạch để duyệt (10tỷ này gọi là KHÁI TOÁN: khái toán ntn để ra 10 tỷ sẽ rõ ở bài học sau).
- Lúc Lập dự án đầu tư:GIÁ TRỊ KHÁI TOÁN đầu tư XD công trình được gọi là TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (cái này rất quan trọng để quản lý dự án đấy bà con ơi).


BÀI HỌC 2:
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỂ LẬP DT XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

1. Biết đọc bản vẽ kiến trúc & bản vẽ kết cấu các công trình xây dựng
- Hỏi: vì sao kỳ vậy ta? Thực tế có những người học kinh tế “mù” bản vẽ thì vẫn làm dự toán “rầm rầm” đấy thôi?
- Đáp: Có những khối lượng mà bản vẽ thiết kế không bóc sẵn và tổng hợp (ví dụ ván khuôn), đòi hỏi người làm dự toán phải biết đọc bản vẽ và “moi móc” nó ra.
Còn không biết đọc thì có người khác bóc sẵn, chỉ ráp đơn giá vào là xong.
Nhưng với NĐ 99 sẽ cấp chứng chỉ hành nghề dự toán thì sẽ k có chuyện “mù” bản vẽ mà làm dự toán đâu.

2. Đã học “luyện công” về lập dự toán:
- Hỏi: điều này cũng lạ quá ta? Nhiều cao thủ đâu ai “truyền võ công DT” mà cũng “thành danh trên giới giang hồ DT” đấy thôi.
- Đáp: Học ở đây có nghĩa là: có thể học từ “sư phụ” truyền lại, hoặc có thể tự học qua sách vở, hoặc “qua bạn bè đồng môn”… Miễn sao là phải có học chứ không phải thiên bẩm trên trời tự nhiên biết làm dự toán.

3. Đã học qua hoặc đã biết về môn học “Kỹ thuật thi công” (lý thuyết):
- Chẳng cần hỏi cũng đáp: nếu k biết môn này thì với các công tác như: đầm đường, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi… thì biết sử dụng loại máy móc thiết bị gì? Trình tự công nghệ thi công gồm các công tác nào? Mà đã không biết trình tự công tác thi công thì sao biết mà lập DT (bản vẽ thiết kế không thể hiện trình tự này).

4. Có đầy đủ các tài liệu cần thiết để lập dự toán (sẽ chi tiết hóa ở phần sau)
- Quá đơn giản và dễ hiểu: giống như việc nấu cơm mà không có gạo thì sao nấu được.
5. Kinh nghiệm thi công của người lập dự toán (nếu có thì việc lập dự toán sẽ dễ dàng hơn & chính xác hơn): điều này liên quan đến mục 4. Và trên thực tế nhiều người chỉ ngồi bàn giấy lập dự toán nên sai sót rất nhiều vì thiếu kinh nghiệm này.

Tóm lại:
- Phải biết đọc bản vẽ: tự mình giúp mình. Lớp học này sẽ chỉ trao đổi 1 vài bí kíp tuyệt chiêu cho bạn để tránh sai sót (hoặc để luồn lách) thôi, chứ k thể nào dạy bạn đọc bản vẽ được.
- Phải đủ tài liệu: www.giaxaydung.vn sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn.
- Phải biết công nghệ thi công, và chút kinh nghiệm thi công thực tế: tự mình giúp lấy mình, kết hợp trao đổi kinh nghiệm với các “cao thủ hào kiệt” trên web này.
“Có thực tế thì mới đạt cao siêu. (siêu thì mới kiếm ăn được)

Không dưng ai dễ đem tiền cho tiêu.” :p

NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Đúng ra bài 2 sẽ xơi luôn phần cơ bản này nhưng vì kèm theo hình ảnh mà chưa upload lên được nên hẹn thành bài 3.

Bài học 3 sẽ gồm:
- Phần cơ bản: giới thiệu chung về các căn cứ để làm dự toán.
- Phần nâng cao: đi sâu vào phương pháp và cách XD định mức, đơn giá, nhân công, ca máy… Các bạn sẽ hiểu người ta làm như thế nào ra kết quả để ta sử dụng bấy lâu nay? Phần này Chuyên gia Thế Anh sẽ giúp mọi người và tất nhiên mời các cao thủ hào kiệt cùng giúp 2 tay.

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi đến dòng chữ này!
Nội dung diễn biến thế nào xin xem bài sau sẽ rõ!......
 
Last edited by a moderator:
Bai 3 - Co Ban

[FONT=&quot]"KIẾN THỨC 1 NGƯỜI LÀ HỮU HẠN TRONG SỰ VÔ HẠN KIẾN THỨC CỦA MỌI NGƯỜI"[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]MONG CÁC BẠN CÙNG THAM GIA XÂY DỰNG VÀ GÓP Ý ĐỂ HOÀN THIỆN.[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]KIẾN THỨC LỚP HỌC NÀY LÀ CỦA CHUNG TẤT CẢ CHÚNG TA![/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
[FONT=&quot]

[/FONT]1. Bấm vào đây xem bài 1:
http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=174&page=2
2. Bấm vào đây xem bài 2:
http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?p=1081#post1081
[FONT=&quot]BÀI HỌC 3[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]I. PHẦN 1 (bài 3): CƠ BẢN[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
[FONT=&quot]
[/FONT]· Căn cứ để lập dự toán liên quan đến các khái niệm học ở bài 1
1. Khái toán: có 3 căn cứ chủ yếu.
- Suất vốn đầu tư XD.
- Kinh nghiệm của người lập khái toán
- Lấy từ giá trị công trình tương tự (về quy mô, thời gian, địa điểm).
2. Dự toán thiết kế hạng mục (công trình): có 3 căn cứ chủ yếu.
- Định mức công việc. (Cụ thể định mức nào thì sau sẽ có 1 file thống kê giúp bạn tải về nghiên cứu).
- Đơn giá vật liệu – nhân công – ca máy.
- Bản vẽ thiết kế đã hoàn chỉnh.
- Các văn bản quy định hiện hành (cụ thể thì sau sẽ có 1 file thống kê giúp bạn tải về nghiên cứu).
3. Dự toán đấu thầu hạng mục (công trình): có 3 căn cứ chủ yếu.
- Định mức công việc.
- Đơn giá vật liệu – nhân công – ca máy.
- Bản vẽ thiết kế đã phê duyệt và Hồ sơ mời thầu.
4. Quyết toán hạng mục (công trình): hơi phức tạp và căng thẳng sẽ được trình bày riêng 1 chương ở bài sau.
* Hỏi: vậy các căn cứ đó là cái gì nhỉ?
* Đáp: vấn đề phức tạp hãy biến thành “đơn giản” như “đang giỡn” vậy. Nào chúng ta cùng đi từng nhịp, từng nhịp một vậy:

1. KHÁI TOÁN:
a. Suất vốn đầu tư XD công trình:
- Là một trong những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp quan trọng để xác định và quản lý vốn đầu tư.
- Là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư, phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư trong giai đoạn lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Việc sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư là một trong những phương pháp tính toán tổng mức đầu tư của dự án phù hợp với các quy định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng năm 2003.
* Để dễ hiểu về “suất đầu tư”:
Xét ví dụ: với công trình quy mô đặc điểm như thế… như vậy… là khoảng 4 triệu đồng/1m2 XD từ A-Z. 4triệu đồng/1m2 XD người ta gọi là “suất đầu tư”.

* Suất vốn đầu tư đúng ra là 1 khái niệm chung. Nhưng trong thực tế khi nói đến nó là ngầm hiểu “suất đầu tư” do Viện Kinh tế Bộ XD ban hành - để phân biệt với “suất đầu tư” do kinh nghiệm của người lập khái toán đưa ra hoặc “suất đầu tư” lấy từ giá trị công trình tương tự đã thực hiện.
********* ******** Chuyên sâu 1 chút: ***************
* Hỏi: Viện Kinh tế có “phép thần thông gì” mà “sản sinh” được “Suất vốn đầu tư XD”?
* Đáp: Tập chỉ tiêu suất vốn đầu tư XD Viện Kinh tế xây dựng “sản sinh” trên cơ sở các số liệu của công trình đã, đang xây dựng ở Việt Nam những năm vừa qua. Việc nghiên cứu, biên soạn tập chỉ tiêu này là một công việc khó khăn phức tạp, do tính chất đa dạng, đơn chiếc của các công trình xây dựng, sự phức tạp về quy mô kết cấu, sự khác nhau về yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật... cũng như về nguồn vốn sử dụng và chế độ chính sách được áp dụng.
* Lưu ý: “Suất vốn đầu tư XD” của Viện kinh tế không bắt buộc về pháp lý. Mà chỉ làm tài liệu tham khảo, hướng dẫn đối với các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu xây dựng có thêm cơ sở để xác định và quản lý vốn đầu tư XD công trình, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Nội dung cuốn sách của VKT gồm 2 phần chính như sau:

- Phần I: Quy định áp dụng.
- Phần II: Chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
+ Công trình xây dựng dân dụng: Công trình nhà ở; công trình cộng cộng.
+ Công trình công nghiệp: Công trình luyện kim; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình chế biến lương thực, thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.
+ Công trình giao thông: Công trình cầu đường bộ; công trình cầu đường sắt.
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật: Công trình nhà máy sản xuất nước sạch; công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị.
+ Công trình nhà sản xuất và kho thông dụng.
(Xem comment tiếp theo......)
 
Last edited by a moderator:
Bai Tap Bai 3

BÀI TẬP: “hãy thử 1 lần là hiểu em ngay thôi mà!”:D:p
* Hỏi:Tổng DT sàn XD: 16.000 m2
Số tầng: 21 tầng
Chức năng: Văn phòng làm việc; văn phòng cho thuê, sàn giao dịch, bất động sản; nhà ăn công chức; hội trường 400 chỗ và các phòng hội nghị có thiết bị dịch thuật.
Để xác định bao nhiêu tiền 1m2 sàn xây dựng.
*Trả lời:
1. Về vấn đề trêncần tham khảo trong tài liệu "Suất vốn đầu tư Xây dựng công trình" do Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng ban hành Tháng 01/2007 và mức độ trượt giá của thời gian qua.
2. Theo nội dung nêu trênthì Suất vốn đầu tư Xây dựng công trình nhà làm việc, văn phòng với cấp công trình II, theo tiêu chuẩn Việt Nam, chi phí Xây dựng và trang thiết bị văn phòng được tính bình quân cho 1m2 diện tích sàn Xây dựng khoảng 5,6 triệu/m2 (trong đó Xây dựng khoảng 3,2 triệu/m2, thiết bị 1,2 triệu/m2) và mức Vật liệu xây dựng trượt giá khoảng 4-5 % so với thời điểm hiện nay.
3. Lưu ý:Mức giá nêu trên là mức tối đa đối với công trình có mức độ KT, công nghệ trung bình tiên tiến , có tính chất phổ biến.
Chưa tính đến CP: Đền bù, GPMB, CP phục vụ tái định cư; đánh giá tác động môi trường, xử lý bảo vệ môi trường, gia cố đặc biệt về nền móng công trình, CP thuê tư vấn nước ngoài, lãi vay trong thời gian XD, vốn lưu động ban đầu...

** Buồn ngủ quá rồi, mời mọi người dưỡng sức để theo dõi tiếp bài sau! :eek::(
Chân thành cảm ơn sự theo dõi nhiệt tình và hẹn gặp lại!! **
Bài học sau sẽ trả lời 2 câu hỏi chính:
- Câu 1: “định mức – đơn giá vật liệu - nhân công – ca máy” là cái gì thế?
- Câu 2: kết quả về “định mức – đơn giá vật liệu - nhân công – ca máy” lâu nay chúng ta sử dụng được xây dựng như thế nào cho tôi biết với bà con ơi? (Chuyên sâu).
Hiểu được 2 câu hỏi trên, các bạn sẽ tự mình trả lời được về các thay đổi “hệ số nhân công, ca máy…” và có thể tự mình xây dựng được định mức công tác nào mà mình thích. Vậy là tha hồ kiếm tiền thiên hạ bằng trí tuệ của mình, khỏe re re…!!! :p:D
 
Last edited by a moderator:
quote:
. "Về vấn đề trêncần tham khảo trong tài liệu "Suất vốn đầu tư Xây dựng công trình" do Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng ban hành Tháng 01/2007 và mức độ trượt giá của thời gian qua.
2. Theo nội dung nêu trênthì Suất vốn đầu tư Xây dựng công trình nhà làm việc, văn phòng với cấp công trình II, theo tiêu chuẩn Việt Nam, chi phí Xây dựng và trang thiết bị văn phòng được tính bình quân cho 1m2 diện tích sàn Xây dựng khoảng 5,6 triệu/m2 (trong đó Xây dựng khoảng 3,2 triệu/m2, thiết bị 1,2 triệu/m2) và mức Vật liệu xây dựng trượt giá khoảng 4-5 % so với thời điểm hiện nay."
đoạn này thì em thấy hơi lạ, nhờ các sư phụ giải thích giúp:
diện tích 1m2 sàn là 5,6 triệu/m2.
nhưng 3,2 +1,2 + (4-5 %)(3,2) < 5,6 triệu
vậy thì tính thêm phần nào nữa mà chi phí cho 1m2 sàn lại lên tới 5,6 triệu
em hơi kém khoản này.(mới tập vào nghề mà). Mong các sư phụ giải thích rõ cho em
Rất cảm ơn vì sự quan tâm của bạn về bài học dự toán!

Vấn đề bạn thắc mắc là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên hãy đọc kỹ là: "1m2 diện tích sàn Xây dựng khoảng 5,6 triệu/m2 (TRONG ĐÓ Xây dựng khoảng 3,2 triệu/m2, thiết bị 1,2 triệu/m2) và mức Vật liệu xây dựng trượt giá khoảng 4-5 % so với thời điểm hiện nay."
"TRONG ĐÓ" chứ không phải là BAO GỒM. Ngoài XD và thiết bị còn có nhiều chi phí khác TRONG ĐÓ. Thứ 2 mới chỉ nói đến trượt giá về VLXD, còn có cả trượt giá về thiết bị. Và nhấn mạnh: KHÁI TOÁN thể hiện trong TỔNG MỨC ĐẦU TƯ là có sự sai số. (bạn để ý từ KHOẢNG 3,2triệu đồng..).
Ví dụ:
- mẹ tôi sáng nay đi chợ mua mất 100.000 ngàn đồng thức ăn (TRONG ĐÓ: cá 25.000, thịt: 30.000.). - Không thể SUM trong trường hợp này vì dùng từ TRONG ĐÓ.
- Sẽ khác hoàn toàn với: mẹ tôi sáng nay đi chợ mua mất 100.000 ngàn đồng thức ăn (BAO GỒM: cá 25.000, thịt: 30.000; tôm: 45.000). Phải SUM để kiểm tra lại vì dùng từ BAO GỒM.
Hai cách nói trên đều hợp lý cả.
 
Last edited by a moderator:
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG!

Trong thời gian công tác, mình đã suy nghĩ rất nhiều về nội dung bài giảng dự toán. Trong các bài học mình đã chuẩn bị định load lên đây (về định mức, đơn giá, ca máy, nhân công) nhận thấy chưa kịp thời cập nhật các quy định mới đang có sự thay đổi từ Bộ Xây dựng. Nếu đưa bài học gắn liền với các quy định cũ thì sẽ bị lạc hậu. Mà điều này vô cùng quan trọng. Vì đối tượng lớp học này chủ yếu là những bạn chưa hiểu gì nhiều về dự toán (thậm chí chưa có khái niệm gì). Do đó những kiến thức mới phù hợp với các quy định mới sẽ hữu ích và thực dụng hơn. Còn những vấn đề xử lý công việc giao thoa giữa cái mới và cái cũ thì thường là những người đã có kinh nghiệm trong dự toán mới “đảm đương” nổi. Mà những người này thì mình nghĩ càng không cần kiến thức cũ nữa (vì họ đã quá rõ).
Vậy tóm lại bài học sắp tới phải bổ sung cập nhật những nội dung mới phù hợp với Quy định mới. Hiện nay mình đang tập hợp các Quy định này, tổng hợp cập nhật và biên soạn lại để dễ dàng tiếp thu với tất cả mọi người (các văn bản mới Giaxaydung đã load lên nhưng cũng chưa đầy đủ, trên mạng cũng chưa có, văn bản cấp phát đến các cơ quan cũng chưa…).
Vậy mong các bạn chờ đợi! Sẽ có bài học mới cập nhật cho các bạn khi có đầy đủ các văn bản mới liên quan.
Cảm ơn sự ủng hộ của các bạn! Mong các bạn tiếp tục theo dõi và đóng góp cho bài học!
 
Lớp Dự toán và đo bóc khối lượng mới nhất trong năm 2011
Công ty Giá Xây Dựng khai giảng lớp đo bóc khối lượng và lập Dự toán chuyên sâu, chất lượng cao ngày 22/11/2011. Kính mời Quý công ty, doanh nghiệp, các bạn sinh viên sắp ra trường, các đồng nghiệp xa gần đến tham dự khóa học. Lớp học đúng chuyên ngành- chất lượng cao, uy tín trách nhiệm có duy nhất tại Giá Xây Dựng.

Khoá học được thiết kế hoàn toàn mới, lần đầu tiên tại Việt Nam, một buổi học chia làm 4 phần với sự tham gia giảng dạy của các thầy cô trong một lớp.

1. Làm bài trắc nghiệm: Các câu hỏi được biên tập giúp học viên tiết kiệm thời gian, nhanh chóng nắm bắt các vấn đề về cơ chế, pháp lý, căn cứ để lập dự toán (tư duy quản lý)
2. Giải quyết các bài tập: Các bài tập về các vấn đề cần giải quyết khi lập dự toán, ghép lại sẽ thành bản dự toán hoàn chỉnh
3. Thảo luận tình huống: Thảo luận cách giải quyết các tình huống thường xảy ra trong thực tế giúp học viên có phương pháp luận giải quyết mọi tình huống sau này.
Bài tập thực tế nhiều, không lý thuyết, không đọc chép, không nghe giảng một chiều. Thảo luận, tương tác, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng và thú vị.
4. Thực hành trực tiếp trên máy tính: hướng dẫn sử dụng phần mềm dự toán trên máy tính và ứng dụng giải quyết bài tập bằng phần mềm.
Học để nâng cao năng lực, làm được việc, để khẳng định uy tín nghề nghiệp, vị trí...

Nội dung chương trình học:
- Kiến thức cơ bản về đo bóc tiên lượng và lập dự toán
- Cách vận dụng các văn bản, chế độ chính sách của Nhà nước vào công việc (kiến thức chuyên sâu)
- Tìm hiểu sâu về áp dụng định mức, chiết tính đơn giá xây dựng công trình
- Cách tính và lập dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm dự toán để lập dự toán xây dựng công trình
- Lập dự toán hoàn chỉnh một công trình
- Tìm hiểu về kết cấu hồ sơ dự toán
- Cách thẩm gia dự toán xây dựng công trình
- Thực hành trực tiếp trên máy tính với sự tham gia giảng dạy.
.v.v.
Kết thúc khoá học học viên có thể làm được dự toán tất cả các loại hình công trình: Dân dụng; Giao thông; Công nghiệp; Thủy lợi; hoặc các loại dự toán điện nước, cây xanh, chiếu sáng, khảo sát...
Kích vào đây để Đăng kí trực tiếp trên website

Địa điểm:
* Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong – 220 đường Láng
* Số 10 Nguyễn Ngọc Nại- Khương Mai- Thanh Xuân - Hà Nội

Thời gian và thủ tục nhập học:

Học 10 buổi tối – Bắt đầu từ 22/11/2011 (18h đến 21h), học vào các tối trong tuần ( 8 buổi học lý thuyết và làm bài tập trên lớp + 2 buổi thực hành tại phòng máy)
Học viên làm thủ tục nhập học nộp 02 ảnh 3x4 và cung cấp các thông tin để ghi vào giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học.
Các bạn có thể down tài liệu xuống tham khảo (tài liệu tham khảo thêm) trước khi đăng ký tham gia khóa học tài liệu chính thức lấy tại Lớp học
http://giaxaydung.vn/diendan/don-vi-chu-quan-cong-ty-gia-xay-dung/29943-download-mien-phi-tai-lieu-huong-dan-lap-du-toan.html
Giảng Viên: Nguyễn Thế Anh admind diễn đàn www.giaxaydung.vn , cùng các chuyên gia, chuyên viên về dự toán, với nhiều kinh nghiệm, giảng dạy tận tình.

Kinh phí:
1.400 000 đ/học viên/1 khóa học (bao gồm học phí, tài liệu, đĩa, vở, điểm tâm giữa giờ, đặc biệt phát phần mềm dự toán GXD có bản quyền với đầy đủ các đầu mục công việc cho các học viên , để các học viên áp dụng ngay vào công việc dự toán hàng ngày của mình ).

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm thông tin chính xác về lớp học :

Ms Thu An :
0975 38 1900
Tel
: 04. 3568 2482 , Fax: 04. 3568 2483 Email: daotao@giaxaydung.com.

Học viên hoàn thành chương trình học tập và kiểm tra đạt yêu cầu được cấp Chứng chỉ hoàn thành khóa học của Công ty Giá Xây Dựng. Hiện có nhiều Chủ đầu tư đã tin tưởng và yêu cầu đơn vị tư vấn, nhà thầu phải có chứng chỉ này khi tham gia dự án của họ.

Kích vào đây để Đăng kí trực tiếp trên website

 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn AAmylove đã lập topic này.hy vọng nó sẽ giúp ich dc cho mình và nhiều bạn khác để cùng lập dự toán 1 cách chính xác
 
có mẹo nào học dự toán hay không ,học dt có cần phải đến lớp học không các bạn ơi ! mới bước vào nghề thấy khó quá ?????
 
Mình đang cần bổ xung món này, trước học qua chứng chỉ Bóc Tách vs Dự toán Công trình rồi nhưng mà lâu lắm không sờ đến. Giờ chuẩn bị đi làm cứ như gà mắc tóc ấy :-s
 
Back
Top