Lu lèn nền đường

hiendinh

Thành viên năng động
Tham gia
22/2/09
Bài viết
55
Điểm tích cực
4
Điểm thành tích
8
Em đang kiểm tra 1 công trình thực hiện ở Đắk Nông: Sau khi đào đắp, ở hạng mục lu lèn nền đường K95, họ tính khối lượng chính là diện tích cần lu lèn và họ vận dụng mã hiệu AB.64000 (chỉ tính phần máy đầm) trong định mức 1776. Nhưng định mức này áp dụng cho đơn vị tính là m3, còn khối lượng tính được của hạng mục lu lèn nền đường K95 có đơn vị là m2. Theo em việc vận dụng này chưa đúng. Em nghĩ trong trường hợp này vận dụng định mức AD.25100 (chỉ tính phần máy đầm) thì sát hơn.
Mong các anh chị cho ý kiến!
 
Ý kiến bạn nêu là quá rõ rồi, áp dụng định mức AD.25121 "Lu lèn lại mặt đường cũ đã cày phá"

Thân!
 
Bạn cần hỏi lại Tư vấn cho rõ hơn là KL lu lèn này là cày phá mặt đường lên rồi lu lại hay là đắp nền đất K95 thông thường. Nếu là tính trên diện tích mặt đường cũ thì mới dùng mã định mức "Lu lèn lại mặt đường cũ đã cày phá", nếu ở TH2 thì bạn phải áp dụng đắp đất mới đúng.
 
Ý kiến định mức lu lèn nền đường.

(Em đang kiểm tra 1 công trình thực hiện ở Đắk Nông: Sau khi đào đắp, ở hạng mục lu lèn nền đường K95, họ tính khối lượng chính là diện tích cần lu lèn và họ vận dụng mã hiệu AB.64000 (chỉ tính phần máy đầm) trong định mức 1776. Nhưng định mức này áp dụng cho đơn vị tính là m3, còn khối lượng tính được của hạng mục lu lèn nền đường K95 có đơn vị là m2. Theo em việc vận dụng này chưa đúng. Em nghĩ trong trường hợp này vận dụng định mức AD.25100 (chỉ tính phần máy đầm) thì sát hơn.
Mong các anh chị cho ý kiến!)
Chào bạn! Tôi cũng đang phân vân không biết nên dùng định mức nào là hợp lý. Nều dùng ĐM AB.64000 thì đơn vị tính là m3 chứ không phải là m2 theo yêu cầu, còn ĐM AD.25100 phù hợp đơn vị tính thì không biết là độ chặt K = bao nhiêu. Cái này chắc phải nhờ đến các sư phụ kinh nghiệm rùi. Ai biết chỉ giúp cho.
 
cầy xới, lu lèn mặt đường cũ,sửa lại lớp sub-grade (gọi là hạng mục sub-grade preparation, đơn vị là m2) trước khi thi công phần móng sẽ phải đạt K 98 bác ạ.
còn lớp đắp nền (borrow material) đạt K95
 
Last edited by a moderator:
Bên mình vẫn làm công tác này là dùng AB.64 chỉ tính phần máy.Bên thiết kế thường chuyển KL với đơn vị là m2,bạn kiểm tra xem lớp đất dày bao nhiêu cm rồi chuyển qua m3 thôi.
 
Tôi thấy một số hồ sơ thiết kế dự toán thường chuyển sang m3 bằng cách nhân diện tích lu với chiều dày lu (họ thường lấy chiều dày lu =0,3m) để áp dụng định mức AB.64000 (định mức vận dụng)
Mong ace cùng thảo luận!
 
Tôi thấy một số hồ sơ thiết kế dự toán thường chuyển sang m3 bằng cách nhân diện tích lu với chiều dày lu (họ thường lấy chiều dày lu =0,3m) để áp dụng định mức AB.64000 (định mức vận dụng)
Mong ace cùng thảo luận!
Em cũng gặp trường hợp này, mong các anh chị cho ý kiến.
 
Cho em hỏi mã hiệu định mức đổ bê tông thương phẩm? Hoặc là dự toán dùng bê tông thương phẩm thì làm thế nào để trong bảng phân tích vật tư không có các vật tư trộn bê tông như cát, đá, xi măng.....?
 
Sau 2 năm vẫn còn băn khoăn.

google đưa đến trang này nhưng thấy nó đã "im hơi" từ 2 năm trước.

Hiện tại mình cũng gặp trường hợp tương tự khi làm hồ sơ dự thầu, có 2 công tác giống nhau như sau:

1. Ở hạng mục nền: Lu nèn nền hạ (k=0,92) bằng máy đầm 9T - đơn vị tính là 100m2 - khối lượng 340;
2. Ở hạng mục sân: Lu lèn nền hạ bằng máy đầm 9T (k=0,9) - đơn vị 100m2 - khối lượng 60;

Trong khi đó, như các bạn đã phân tích tôi băn khoăn không biết nên dùng định mức nào. AB.64112 hay AD.25121

Trân trọng cảm ơn!


P/s:
- AB.64112 Đắp nền đường bằng máy đầm 9T, độ chặt K = 0,09 (định mức này đơn vị tính là 100m3)
- AD.25121 Lu lèn lại mặt đường cũ đã cày phá (định mức này đơn vị tính là 100m2 nhưng áp dụng cho công tác lu lèn nền hạ có đảm bảo K theo yêu cầu không)
 
google đưa đến trang này nhưng thấy nó đã "im hơi" từ 2 năm trước.

Hiện tại mình cũng gặp trường hợp tương tự khi làm hồ sơ dự thầu, có 2 công tác giống nhau như sau:

1. Ở hạng mục nền: Lu nèn nền hạ (k=0,92) bằng máy đầm 9T - đơn vị tính là 100m2 - khối lượng 340;
2. Ở hạng mục sân: Lu lèn nền hạ bằng máy đầm 9T (k=0,9) - đơn vị 100m2 - khối lượng 60;

Trong khi đó, như các bạn đã phân tích tôi băn khoăn không biết nên dùng định mức nào. AB.64112 hay AD.25121

Trân trọng cảm ơn!

P/s:
- AB.64112 Đắp nền đường bằng máy đầm 9T, độ chặt K = 0,09 (định mức này đơn vị tính là 100m3)
- AD.25121 Lu lèn lại mặt đường cũ đã cày phá (định mức này đơn vị tính là 100m2 nhưng áp dụng cho công tác lu lèn nền hạ có đảm bảo K theo yêu cầu không)
Hai mã hiệu này bản chất khác nhau hoàn toàn. Lý do bạn băn khoăn là gì vậy?
 
google đưa đến trang này nhưng thấy nó đã "im hơi" từ 2 năm trước.

Hiện tại mình cũng gặp trường hợp tương tự khi làm hồ sơ dự thầu, có 2 công tác giống nhau như sau:

1. Ở hạng mục nền: Lu nèn nền hạ (k=0,92) bằng máy đầm 9T - đơn vị tính là 100m2 - khối lượng 340;
2. Ở hạng mục sân: Lu lèn nền hạ bằng máy đầm 9T (k=0,9) - đơn vị 100m2 - khối lượng 60;

Trong khi đó, như các bạn đã phân tích tôi băn khoăn không biết nên dùng định mức nào. AB.64112 hay AD.25121

Trân trọng cảm ơn!


P/s:
- AB.64112 Đắp nền đường bằng máy đầm 9T, độ chặt K = 0,09 (định mức này đơn vị tính là 100m3)
- AD.25121 Lu lèn lại mặt đường cũ đã cày phá (định mức này đơn vị tính là 100m2 nhưng áp dụng cho công tác lu lèn nền hạ có đảm bảo K theo yêu cầu không)

- AD.25121 là định mức cho công tác lu lèn mặt đường cũ sau cày xới. Như vậy về mặt yêu cầu kỹ thuật hay tính chất công viêc cho các trường hợp đắp mặt đường hay san nền mà có chiều dày lớp đắp > 30 cm dùng cho trường hợp này theo tôi là không thỏa đáng.
- Trong trường hợp chiều dày đắp lớn, khối lượng đắp lớn thì dùng mã AB.64112 là hợp lý.
 
Vấn đề cần bàn ở đây theo mình nghĩ là đào nền đường và lu lèn lại nền hạ (trước khi tiến hành đắp đất móng, mặt đường). Nếu đúng như vậy thì các bạn nên dùng mã hiệu AD.25121 và phần máy phân tích ra chỉ dùng ô tô tưới nước 5m3 và máy đầm 25T là phù hợp với tính chất công việc. Mong các bạn có ý kiến thêm!
 
Quy định về chiều dày lớp đắp nền đường

Anh em diễn đàn cho hỏi chút! Trước kia khi còn học đại học, các giáo trình về thi công đều nói lớp đắp có chiều dày hợp lý là 30 - 50 cm. Tuy nhiên khi tra trong các tiêu chuẩn, quy phạm thì chưa thấy có. Có bác nào biết tiêu chuẩn, quy phạm nào quy định về việc này chỉ giúp e với !
Xin cảm ơn!
 
Xin tham gia vài lời với bạn thế này..
1. Về mặt chuyên môn: khi người ta thường nói "lớp đắp có chiều dày hợp lý là 30 - 50 cm" nghĩa là trong chuyên môn về thiết kế kết cấu áo đường thì chiều sâu để ứng suất tác dụng của tải trọng bánh xe còn có thể gây ra cho nền đường là khoảng như vậy. nếu sâu quá thì ứng suất này quá nhỏ và tiệm cận về 0..như vậy tải trọng đầm nén (công đầm) còn có nghĩa gì nữa đúng không. còn nếu lớp đắp quá mỏng thì chính cái anh ứng suất này (công đầm) lại có nguy cơ gây phản tác dụng là làm phá vỡ kết cấu vật liệu đắp.
2. Về mặt pháp lý: thì trong tiêu chuẩn thiết kế và thi công đường bao giờ cũng qui định về độ chặt và các chỉ tiêu khác cho các lớp mà..bạn chịu khó đọc nhé (22TCN 221;211;334...v.vv...) hoặc trong thi công đắp nói chung TCVN 4447..v.v....đọc thật kỹ vì có khi họ chỉ thể hiện trong 1 vài dòng thôi. Chúc thành công
 
Về kỹ thuật thi công thì nói và bảo vệ ok. Tuy nhiên, điều tôi cần là một tiêu chuẩn nào đó, nói chính xác như vậy bạn ạ. Tôi đang gặp tình huống tranh cãi cần chứng cứ cụ thể mà. Chứ ngồi phân tích kỹ thuật thì tôi cũng hiểu điều bạn nói. Nhưng cãi với người không hiểu, không biết, người ta chỉ cần đưa ra cái tiêu chuẩn nào quy định và có con số đó thôi bạn. Tôi cần là cần cái đó.
 
đường bê tông nông thôn
đắp cát dày 5-10cm thì có cần lu lèn độ chặt ko mấy bác
 
Về kỹ thuật thi công thì nói và bảo vệ ok. Tuy nhiên, điều tôi cần là một tiêu chuẩn nào đó, nói chính xác như vậy bạn ạ. Tôi đang gặp tình huống tranh cãi cần chứng cứ cụ thể mà. Chứ ngồi phân tích kỹ thuật thì tôi cũng hiểu điều bạn nói. Nhưng cãi với người không hiểu, không biết, người ta chỉ cần đưa ra cái tiêu chuẩn nào quy định và có con số đó thôi bạn. Tôi cần là cần cái đó.
Của bạn đây:
Thi công và nghiệm thu kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên
Tuỳ thuộc phương tiện lu để san rải cấp phối bằng máy san hoặc máy rải ứng với chiều mỗi
lớp (đa lu lèn chặt) nhưng không được quá 20cm. Thao tác và tốc độ san rải sao cho tạo bề mặt
bằng phẳng, không gợn sóng, không phân tầng và hạn chế số lần qua lại không cần thiết của máy.

Thân
 

File đính kèm

đường bê tông nông thôn
đắp cát dày 5-10cm thì có cần lu lèn độ chặt ko mấy bác

Bạn hỏi cảm tính như thế không ổn đâu? Điều này còn tùy thuộc vào bãn vẽ thiết kế thi công chứ bạn.
Bạn tham khảo thêm Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn để hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn của đường nông thôn.

Thân
 

File đính kèm

Về kỹ thuật thi công thì nói và bảo vệ ok. Tuy nhiên, điều tôi cần là một tiêu chuẩn nào đó, nói chính xác như vậy bạn ạ. Tôi đang gặp tình huống tranh cãi cần chứng cứ cụ thể mà. Chứ ngồi phân tích kỹ thuật thì tôi cũng hiểu điều bạn nói. Nhưng cãi với người không hiểu, không biết, người ta chỉ cần đưa ra cái tiêu chuẩn nào quy định và có con số đó thôi bạn. Tôi cần là cần cái đó.
Thì tôi chả liệt kê ra cho bạn 1 loạt tiêu chuẩn rồi còn gì!!! mỗi loại vật liệu khác nhau khi đắp bạn phải đọc tiêu chuẩn về nó..ví dụ đắp nền bằng cấp phối đồi thì đọc tiêu chuẩn về cấp phối thiên nhiên, đắp bằng cát hay cấp phối đá dăm cũng tương tự chứ làm sao mà trích dẫn hết được trong vài dòng này..các bạn trong diễn đàn đã nêu 1 số rồi đó..chúc thành công nhé (nên đọc cả tiêu chuẩn thiết kế và thi công thì sẽ đầy đủ cơ sở để mà đối đáp với "người không biết" của bạn nhé)...chúc thành công
 
Back
Top