Làm được là 40% - Nói được cho người khác hiểu là 30% - Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn lại. Thực hiện phương châm này TA vừa ôn thi hết môn, vừa cố gắng diễn đạt và chia sẻ tư liệu cho các bạn khoá sau cùng các đồng nghiệp có quan tâm tham khảo.
Tình huống 1: BEC là một công ty hoạt động theo luật pháp của nước Anh, ký hợp đồng bán một thiết bị điện cho một nhà máy điện của Việt Nam. Các bên tham gia hợp đồng thoả thuận rằng, luật áp dụng cho hợp đồng là luật của Anh. Tuy nhiên, BEC muốn bảo đảm rằng họ không phải chịu nghĩa vụ thuế theo luật Việt Nam. Do đó, các luật sư đã soạn thảo điều khoản của hợp đồng có nội dung là: “Tất cả thuế thu nhập hoặc các nghĩa vụ thuế khác được tạo ra từ việc ký kết hợp đồng này phải được đánh thuế và được điều chỉnh theo luật thuế của nước Anh đang có hiệu lực vào thời điểm đánh thuế”.
Câu hỏi:
1. Bạn hãy cho biết liệu BEC có được miễn thuế thu nhập theo luật pháp Việt Nam không? Giải thích quan điểm của bạn?
2. Nếu trong hợp đồng có điều khoản được nêu dưới đây, thì có tạo ra một hợp đồng miễn thuế cho công ty BEC hay không ?
“Người mua phải bồi thường và phải đảm bảo an toàn cho người bán khỏi tất cả các loại thuế do Chính phủ nước ngoài mua áp dụng đối với người bán”.
Trả lời:
1. Theo thông lệ thương mại quốc tế, các bên được quyền chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Nhưng nhà nước có quyền bảo lưu trật tự công cộng trong thương mại, khi toà án xử chọn luật nào áp dụng cũng được nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam.
Luật thuế là luật công, luật hợp đồng là luật tư, không ai được thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng trái với luật công. Như vậy BEC phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo luật pháp Việt Nam.
2. Xét trên góc độ luật pháp – điều khoản thoả thuận này vô hiệu (đây không phải là thứ được thoả thuận). Thông thường khi thương thảo hợp đồng, người này hay phải nhường người kia một vài điều khoản nào đó, đổi lại sẽ được điều khoản khác. Nhà máy điện của Việt Nam khéo léo nhường BEC điều khoản tự nó vô hiệu này để giành quyền ưu thế trong thương thảo với một điều khoản có lợi khác trong hợp đồng.
Ví dụ làm rõ thêm:
1. Chủ đầu tư A của Việt Nam và nhà thầu nước ngoài B ký hợp đồng thi công xây dựng công trình cho A. Hợp đồng thoả thuận áp dụng luật xây dựng nước B, giả sử tại nước B thuế VAT cho chi phí xây dựng chỉ là 5%. B vẫn phải nộp VAT là 10%, vì thuế VAT cho xây lắp công trình ở Việt Nam luật quy định là 10% (các bạn khéo léo tận dụng mà lừa thằng Tây nhé - nó khôn lắm nó lừa mình nhiều rồi, học mà lừa lại nó ).
2. Quy hoạch khu vực C chỉ được xây 2 tầng, hai bên A-B thoả thuận xây 8 tầng – điều khoản này tự nó vô hiệu.
Tình huống 1: BEC là một công ty hoạt động theo luật pháp của nước Anh, ký hợp đồng bán một thiết bị điện cho một nhà máy điện của Việt Nam. Các bên tham gia hợp đồng thoả thuận rằng, luật áp dụng cho hợp đồng là luật của Anh. Tuy nhiên, BEC muốn bảo đảm rằng họ không phải chịu nghĩa vụ thuế theo luật Việt Nam. Do đó, các luật sư đã soạn thảo điều khoản của hợp đồng có nội dung là: “Tất cả thuế thu nhập hoặc các nghĩa vụ thuế khác được tạo ra từ việc ký kết hợp đồng này phải được đánh thuế và được điều chỉnh theo luật thuế của nước Anh đang có hiệu lực vào thời điểm đánh thuế”.
Câu hỏi:
1. Bạn hãy cho biết liệu BEC có được miễn thuế thu nhập theo luật pháp Việt Nam không? Giải thích quan điểm của bạn?
2. Nếu trong hợp đồng có điều khoản được nêu dưới đây, thì có tạo ra một hợp đồng miễn thuế cho công ty BEC hay không ?
“Người mua phải bồi thường và phải đảm bảo an toàn cho người bán khỏi tất cả các loại thuế do Chính phủ nước ngoài mua áp dụng đối với người bán”.
Trả lời:
1. Theo thông lệ thương mại quốc tế, các bên được quyền chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Nhưng nhà nước có quyền bảo lưu trật tự công cộng trong thương mại, khi toà án xử chọn luật nào áp dụng cũng được nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam.
Luật thuế là luật công, luật hợp đồng là luật tư, không ai được thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng trái với luật công. Như vậy BEC phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo luật pháp Việt Nam.
2. Xét trên góc độ luật pháp – điều khoản thoả thuận này vô hiệu (đây không phải là thứ được thoả thuận). Thông thường khi thương thảo hợp đồng, người này hay phải nhường người kia một vài điều khoản nào đó, đổi lại sẽ được điều khoản khác. Nhà máy điện của Việt Nam khéo léo nhường BEC điều khoản tự nó vô hiệu này để giành quyền ưu thế trong thương thảo với một điều khoản có lợi khác trong hợp đồng.
Ví dụ làm rõ thêm:
1. Chủ đầu tư A của Việt Nam và nhà thầu nước ngoài B ký hợp đồng thi công xây dựng công trình cho A. Hợp đồng thoả thuận áp dụng luật xây dựng nước B, giả sử tại nước B thuế VAT cho chi phí xây dựng chỉ là 5%. B vẫn phải nộp VAT là 10%, vì thuế VAT cho xây lắp công trình ở Việt Nam luật quy định là 10% (các bạn khéo léo tận dụng mà lừa thằng Tây nhé - nó khôn lắm nó lừa mình nhiều rồi, học mà lừa lại nó ).
2. Quy hoạch khu vực C chỉ được xây 2 tầng, hai bên A-B thoả thuận xây 8 tầng – điều khoản này tự nó vô hiệu.