Lưu lượng nước chữa cháy cho Sprinkler

yeuvoban

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/7/09
Bài viết
18
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
3
Mình thắc mắc cái này chút mọi người giải đáp giúp. Hiện nay hầu hết các công trình đều có gara để xe. Theo tiêu chuẩn thi thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm II. Vậy lưu lượng Sprinkler bằng 0,24 l/m2.s x 240m2 = 57,6 l/s = 207 m3/h. Từ đó dẫn đến bể nước dự trữ sẽ rất lớn, máy bơm cũng lớn. Nhưng không phải công trình nào cũng có đủ đất để xây dựng bể nước dự trữ đủ lớn. Có những công trình rất nhỏ nhưng người ta vẫn thiết kế hệ thống Sprinkler. Nhưng nếu vẫn áp dụng cách tính này thì rất khó. Mọi người có kinh nghiệm giải quyết vấn đề này thế nào không, chỉ cho mình với
 
Mình thắc mắc cái này chút mọi người giải đáp giúp. Hiện nay hầu hết các công trình đều có gara để xe. Theo tiêu chuẩn thi thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm II. Vậy lưu lượng Sprinkler bằng 0,24 l/m2.s x 240m2 = 57,6 l/s = 207 m3/h. Từ đó dẫn đến bể nước dự trữ sẽ rất lớn, máy bơm cũng lớn. Nhưng không phải công trình nào cũng có đủ đất để xây dựng bể nước dự trữ đủ lớn. Có những công trình rất nhỏ nhưng người ta vẫn thiết kế hệ thống Sprinkler. Nhưng nếu vẫn áp dụng cách tính này thì rất khó. Mọi người có kinh nghiệm giải quyết vấn đề này thế nào không, chỉ cho mình với
nếu bạn tính cho gara để xe thì khối tích như vậy là bắt buộc (cái j theo tiêu chuẩn quy định là ko tránh được rồi).
Còn với các công trình khác tùy theo phân nhóm nguy cơ cháy để giảm bớt khối tích bể chứa.
 
Lưu lượng sprinkler

Hùi trước thiết kế cái này, mình cũng thắc mắc giống bạn và được các pác CA duyệt hồ sơ trả lời rằng phải làm bể lớn đúng nhiêu đó khối (200m3 phần cho sprinkler). Vì thế, gặp những công trình diện tích bé, các KTS thường làm bể cao từ sàn tầng hầm 2 đến trần tầm hầm 1 (tăng chiều cao để giảm diện tích), hoặc làm bể hình L, bám theo góc cạnh chết của công trình (chứ ko làm bể vuông/chử nhật chiếm không gian đặt). Ngoài ra còn có công trình nối bể nước chữa cháy thông với hồ cảnh quan (nên dung tích trữ nước CC tính luôn hồ này vào)
 
Cám ơn bạn đã giúp. Thực tế mình rất hay gặp trường hợp này và chủ đầu tư thường hỏi minh cách "lách luật" sao cho giảm dung tích bể nước xuống mà mình không biết phải làm thế nào. Nếu bạn nào có cách thì share cho mình với nhé :D
 
Hùi trước thiết kế cái này, mình cũng thắc mắc giống bạn và được các pác CA duyệt hồ sơ trả lời rằng phải làm bể lớn đúng nhiêu đó khối (200m3 phần cho sprinkler). Vì thế, gặp những công trình diện tích bé, các KTS thường làm bể cao từ sàn tầng hầm 2 đến trần tầm hầm 1 (tăng chiều cao để giảm diện tích), hoặc làm bể hình L, bám theo góc cạnh chết của công trình (chứ ko làm bể vuông/chử nhật chiếm không gian đặt). Ngoài ra còn có công trình nối bể nước chữa cháy thông với hồ cảnh quan (nên dung tích trữ nước CC tính luôn hồ này vào)

Mình không làm PCCC tuy nhiên thấy cách lách luật ơ trong bài viết luôn rồi đó
 
Mình không làm PCCC tuy nhiên thấy cách lách luật ơ trong bài viết luôn rồi đó

Ơ bác Chutmayman này!!! Em ko nói gì về lách luật nhé, dung tích bể nước vẫn đảm bảo đủ theo yêu cầu, làm sao cho nó ít chiếm diện tích đất vàng ngọc thui. Bạn chủ topic cứ tư vấn với chủ đầu tư làm cho đủ, khoảng 3 năm gần đây CA rất gắt gao với việc kiểm duyệt PCCC từ khân xin phép cho đến nghiệm thu. Mình đã từng hỏi ý kiến vài anh thi công nhiều, đều phải làm cho đủ. Bể nước sinh hoạt làm bé, thiếu nước dùng ráng chịu chứ thiếu nước PCCC là rắc rối to với các pác CA đấy.
 
Theo TCVN 2622 - 1995 thì lưu lượng nước của các bể phải đảm bảo chữa cháy trong vòng 3 giờ. Trong thực tế thì các công trình đều không thực hiện được điều đó do ngoài lượng nước cho hệ thống Sprinkler còn hệ thống họng nước vách tường, hệ thống màn ngăn cháy, và đặc điểm kiến trúc của công trình nữa. Tuy nhiên trong TCVN 2622 cũng có nói nếu các bể nước được thường xuyên cung cấp nước bởi mạng nước đô thị của thành phố thì có thể bỏ qua yêu cầu chữa cháy trong 3 giờ, bây giờ thì chắc là bạn đã tìm ra cách giải quyết rồi chứ???????
Nếu có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ: 0977999114
 
cám ơn bạn đã giúp đỡ mình, nhưng mình vẫn thắc mắc mong bạn giải đáp giúp. Trong trường hợp mình thuyết minh lượng nước dự trữ được bổ sung liên tục từ mạng nước thành phố thì làm sao mình thuyết minh được lượng nước đô thị là cung cấp liên tục, nếu trong thời gian cháy nước đô thị không bổ sung thì sao, như chỗ nhà mình thường buổi tối mới có nước chảy vào bể. Cái thứ hai là làm sao mình thuyết minh được trong 3h lượng nước được bù vào là bao nhiêu.
Mình hỏi thêm nữa mong bạn giúp luôn là nếu trong vòng bán kinh 120m có trụ cấp nước của thành phố thì mình có được quyền bỏ lượng nước chữa cháy ngoài nhà cũng như trụ chữa cháy ngoài nhà không. Mình cảm ơn bạn!
 
cám ơn bạn đã giúp đỡ mình, nhưng mình vẫn thắc mắc mong bạn giải đáp giúp. Trong trường hợp mình thuyết minh lượng nước dự trữ được bổ sung liên tục từ mạng nước thành phố thì làm sao mình thuyết minh được lượng nước đô thị là cung cấp liên tục, nếu trong thời gian cháy nước đô thị không bổ sung thì sao, như chỗ nhà mình thường buổi tối mới có nước chảy vào bể. Cái thứ hai là làm sao mình thuyết minh được trong 3h lượng nước được bù vào là bao nhiêu.
Mình hỏi thêm nữa mong bạn giúp luôn là nếu trong vòng bán kinh 120m có trụ cấp nước của thành phố thì mình có được quyền bỏ lượng nước chữa cháy ngoài nhà cũng như trụ chữa cháy ngoài nhà không. Mình cảm ơn bạn!
Bạn nhân với hệ số phục hồi nuớc vào đó nữa chứ, cho nó khoảng 0.5 nếu ở khu vực nội thành.
Bán kính 120m thì làm sao mà bỏ đuợc hả bác, nếu nó nằm ngay cửa nhà mình thì đuợc :))
 
Cám ơn bạn đã giúp mình nhưng mình vẫn thắc mắc bấy lâu nay mà không ai giải thích giúp mình là: hệ số phục hồi lấy ở đâu ra, sao có người lấy là 0,3 có người lấy 0,5. Phải có bảng tra, hoặc qui định gì đó cho nó chứ. Nếu mình nhớ không lầm thì trong tcvn 4513-1998 có nói vận tốc nước thành phố dành cho cứu hỏa là 4m/s. Liệu có phải hệ số phục hồi được suy ra từ tiêu chuẩn này không. Bạn giải thích giúp mình nhé. Minh rất cần hệ số này để thuyết minh nhằm giảm thể tích bể dự trữ. Minh Cám Ơn!
 
Bạn nhân với hệ số phục hồi nuớc vào đó nữa chứ, cho nó khoảng 0.5 nếu ở khu vực nội thành.
Bán kính 120m thì làm sao mà bỏ đuợc hả bác, nếu nó nằm ngay cửa nhà mình thì đuợc :))
Bác này phải đọc lại tiêu chuẩn ^_^ dưới 150m nếu có trụ chữa cháy ngoài nhà của đô thị thì có thể sử dụng hệ thống chữa cháy ngoài nhà của đô thị (nhưng 150m ở đây là tính theo đường bộ đi được chứ ko phải là đường chim bay hay bán kính nhé!!!) Nói như bác minhtuan1412 thì cả dãy nhà liền kề thì trong khu đô thị nào thì trước cửa mỗi nhà cũng có 1 trụ chữa cháy à ;))
@all : theo em thì các bác nên làm đúng và làm đủ, cứ đúng tiêu chuẩn mà làm đã rồi hãy nghĩ đến cái khác, lúc nào cũng nghĩ "lách luật" thì các bác sẽ đau đầu lắm haizzz
 
Last edited by a moderator:
Bác này phải đọc lại tiêu chuẩn ^_^ dưới 150m nếu có trụ chữa cháy ngoài nhà của đô thị thì có thể sử dụng hệ thống chữa cháy ngoài nhà của đô thị (nhưng 150m ở đây là tính theo đường bộ đi được chứ ko phải là đường chim bay hay bán kính nhé!!!) Nói như bác minhtuan1412 thì cả dãy nhà liền kề thì trong khu đô thị nào thì trước cửa mỗi nhà cũng có 1 trụ chữa cháy à ;))
@all : theo em thì các bác nên làm đúng và làm đủ, cứ đúng tiêu chuẩn mà làm đã rồi hãy nghĩ đến cái khác, lúc nào cũng nghĩ "lách luật" thì các bác sẽ đau đầu lắm haizzz
Vấn đề là không lách luật thì khó làm lắm bạn. Ví dụ theo tiêu chuẩn 3890 phụ lục C nhà và công trình trang bị hệ thống chữa cháy tự động có nói: nhà chuyên doanh thương mại cao trên 3 tầng phải có hệ thống chữa cháy tự động không phụ thuộc vào diện tích. Mà chữa cháy tự động bằng Sprinkler thì dung tích bể dự trữ rất lớn, trong khi diện tích công trình nhỏ, tìm đủ mọi cách cũng không xây cho được cái bể khoảng 200 m3. Thậm chí chỉ xây bể cho đủ chữa cháy vách tường trong và ngoài nhà đã khó lắm rồi. Vậy nên luôn phải tìm cách lách luật
 
Vấn đề là không lách luật thì khó làm lắm bạn. Ví dụ theo tiêu chuẩn 3890 phụ lục C nhà và công trình trang bị hệ thống chữa cháy tự động có nói: nhà chuyên doanh thương mại cao trên 3 tầng phải có hệ thống chữa cháy tự động không phụ thuộc vào diện tích. Mà chữa cháy tự động bằng Sprinkler thì dung tích bể dự trữ rất lớn, trong khi diện tích công trình nhỏ, tìm đủ mọi cách cũng không xây cho được cái bể khoảng 200 m3. Thậm chí chỉ xây bể cho đủ chữa cháy vách tường trong và ngoài nhà đã khó lắm rồi. Vậy nên luôn phải tìm cách lách luật
mình xin chia sẻ những thắc mắc của bạn, chính mình cũng thường xuyên gặp rắc rối về vấn đề này. Mình không hiểu sao tiếu chuẩn 3890 lại qui định phải có hệ thống chữa cháy tự động cho nhà chuyên doanh thương mại mà không phụ thuộc vào diện tích. Không lẽ một siêu thị mini 200m2 xây 4 tầng cũng cần có sprinkler. Vậy bể nước có thể bố trí ở đâu, phòng bơm diện tích phải bao nhiêu. Mà diện tích tính cho sprinkler là 240m2 đối với nguy cơ cháy trung bình, trong khi diện tích 1 tầng có 200m2, vậy tự nhiên phải tính thừa ra. Các bạn có kinh nghiệm cùng chia sẻ nhé!
 
mình xin chia sẻ những thắc mắc của bạn, chính mình cũng thường xuyên gặp rắc rối về vấn đề này. Mình không hiểu sao tiếu chuẩn 3890 lại qui định phải có hệ thống chữa cháy tự động cho nhà chuyên doanh thương mại mà không phụ thuộc vào diện tích. Không lẽ một siêu thị mini 200m2 xây 4 tầng cũng cần có sprinkler. Vậy bể nước có thể bố trí ở đâu, phòng bơm diện tích phải bao nhiêu. Mà diện tích tính cho sprinkler là 240m2 đối với nguy cơ cháy trung bình, trong khi diện tích 1 tầng có 200m2, vậy tự nhiên phải tính thừa ra. Các bạn có kinh nghiệm cùng chia sẻ nhé!
Cái này theo mình là hạn chế của người viết ra tiêu chuẩn, cũng ko thực tế lắm, mong là các bác bên PCCC là những người có năng lực, sẽ giúp đỡ những người làm nghề để có giải pháp tốt nhất.Dù sao thì tiêu chuẩn là cái vẫn phải tuân theo, nếu như cứ theo ý kiến của chủ đầu tư, thì người thiệt thòi sẽ lại là người dân, những người xung quanh mình các bạn ạ!
 
Chào các bạn, nếu mà diện tích cần bảo vệ là >1000m2 thi dung tích bể cc là >1000m3 sao, vậy lúc đó mình phải giải quyết thế nào???
 
Back
Top