Một số lỗi thương thảo hợp đồng (tham khảo)

GiangNam_GXD

Thành viên mới
Tham gia
20/8/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
1. Không tự mình soạn thảo
Thông thường, bạn nên tự soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hợp đồng, bởi như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế trong khi đàm phán, đồng thời còn có thể đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình. Hơn nữa, tự mình soạn thảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phí tốt hơn so với việc nghiên cứu, chỉnh sửa hợp đồng khi thuê luật sư soạn thảo. Về lâu dài, bạn nên sử dụng dịch vụ soản thảo hợp đồng hoặc thuê tư vấn. Điều đó sẽ đảm bảo tính chuyên nghiệp và tránh những lỗi sai không cần thiết.
2. Điều khoản thanh toán không rõ ràng
Hầu hết mọi người đều hiểu rằng các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và không được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Một hợp đồng chặt chẽ thì các điều khoản thanh toán phải được quy định rõ ràng, như tránh những quy định tối nghĩa về số tiền sẽ được nợ, hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ; đưa ra các điều khoản quy định rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào; các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh toán chậm; quy định phân chia trách nhiệm thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng.
3. Thiếu các điều khoản chung
Hợp đồng phải có các điều khoản chung. Đó không chỉ là các căn cứ pháp luật mà còn là những vấn đề cơ bản quyết định việc tham gia vào hợp đồng, bao gồm:
- Lý do ký kết hợp đồng với đối tác là gì?
- Đối tác có kinh nghiệm tham gia hoạt động lĩnh vực kinh doanh này không?
- Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác?
- Khi nào các bên đồng ý thực hiện hợp đồng?
- Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết định ký kết hợp đồng?
- Có thời hạn cụ thể trong việc giao nhận hàng hoá hay dịch vụ không?
- Có sự việc hay điều kiện nào diễn ra trước khi bạn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình không?
4. Suy diễn
Đừng suy diễn khi soạn thảo hợp đồng. Như vậy có nghĩa là bạn phải quy định rõ ràng tất cả các nghĩa vụ và các tình huống giả định trong hợp đồng. Ví dụ:
Nếu bạn mua của đối tác một thiết bị nào đó thì đừng nghĩ rằng họ sẽ phải giao kèm theo những phần mềm hay phụ tùng liên quan. Hãy quy định rõ ràng.
- Đối tác không cần biết bạn sẽ thiệt hại như thế nào nếu như họ giao hàng chậm. Quy định thời hạn rõ ràng là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng.
- Nếu các bên đồng ý vận chuyển và giao hàng tại một địa điểm nhất định, nên có quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng và chi phí vận chuyển do bên nào chịu.
Trong giai đoạn đàm phán, nếu chưa hiểu rõ điều khoản nào của hợp đồng, hãy hỏi lại cho kỹ và ngược lại, nếu đối tác chưa hiểu điều nào, bạn hãy giải thích cho rõ. Đừng cho rằng đối tác hiểu tất cả những gì bạn nói. Sau đó hãy quy định rõ trong hợp đồng.
5. Bỏ sót một số điều khoản
- Trong trường hợp tranh chấp, bên thua kiện phải trả chi phí thuê luật sư của bên thắng kiện.
- Tất cả những sửa đổi của hợp đồng phải được lập thành văn bản.
- Không được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba.
6. Không đàm phán mọi thứ
Nên nhớ rằng không có điều gì là không thể đàm phán. Mọi thứ, thậm chí cả những điều mà đối tác khẳng định không thể thì vẫn có thể đàm phán. Với bạn, một số phần của hợp đồng có thể quan trọng hơn các phần khác, nhưng nên nhớ là tất cả các phần đều trở nên quan trọng nếu có tranh chấp xảy ra. Do vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác định trước những vấn đề nào không thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấp nhận

(tài liệu tham khảo)
 
D

DongDong

Guest
Xin chào các Anh Chi!
Tôi hiện có một câu hỏi rất thắc mắc vì nó làm ảnh hưởng công việc rất nhiếu. Rất mong Anh Chị chỉ giáo để Tôi được hiểu rõ hơn về hợp đồng kinh tế.
Nội dung như sau : Sau khi nhà thầu hoàn thành khối lượng công việc theo hợp đồng và 2 bên đã ký biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Như vậy thì nhà thầu và bên giao thầu tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng được hay chưa? nếu trong biên bản thanh lý ghi rõ : trách nhiệm bảo hành, các công nợ hai bên còn phải thanh toán cho nhau thì biên bản thanh lý này có giá trị pháp lý hay không?
Rất mong được sự tham gia góp ý cho Tôi để bản thân tăng thêm hiểu biết trong công việc.
Xin cảm ơn mọi người.
DongDong
mail : dongnguyenthanh75@gmail.com
 

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
63
Bạn thân mến, Trong nội dung các điều khoản về hợp đồng bao giờ cũng nêu: Thanh lý hợp đồng trong những trường hợp.... Đây là sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên ký hợp đồng. Do vậy việc hợp đồng quy định như nào thì cứ làm như vậy. Còn trường hợp bạn lăn tăn về sau khi thanh lý hợp đồng thì còn bảo hành tính sao phải không? Luật đã tính đến sự ràng buộc này rồi, thanh lý xong nhưng tôi vẫn cầm 5% bảo hành của anh cơ mà, và cũng đừng hiểu 5% này là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, mà đây là một trong những nguyên tắc ràng buộc tính phải chịu trách nhiệm lẫn nhau ( uy tín được bảo lãnh bằng vàng là chính trường hợp này đây).
Có những trường hợp do nhà thầu bỏ chạy, thì cũng phải thanh lý hợp đồng, đồng thời ngoài việc thu BLthực hiện hợp đồng ra, phải khởi kiện để yêu cầu bồi thường những thiệt hại do hành vi bỏ chạy gây nên nữa. Vây nên thanh lý hợp đồng là một thủ tục trong chuỗi trình tự thực hiện mà thôi, ở đâu và bất kỳ giai đoạn nào pháp luật cũng đã lo xa cho anh rồi cứ vậy mà làm, đâu có đó.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top