Một số nhận xét với ĐM chi phí QLDA và TV

vominhlong

Thành viên mới
Tham gia
25/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
57
Một số ý kiến về định mức chi phí Quản lý dự án và Tư vấn đầu tư XDCT theo QĐ 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009.
K/S Võ Hoàng Anh
Tổng Công ty TVTK GTVT (TEDI)

Phần 1. Một số hướng dẫn chung về định mức chi phí.
Mục 1.1
Trường hợp nếu áp dụng định mức chi phí không phù hợp thì chủ đầu tư “xem xét quyết định điều chỉnh định mức cho phù hợp”.
Cần làm rõ việc quyết định điều chỉnh định mức này có cần phải thoả thuận với Bộ Xây dựng không ? Lấy gì làm chuẩn khi phải giải trình với các cơ quan thanh kiểm tra ?

Mục 1.4
Cần có hướng dẫn về ngoại suy để thực hiện (từ mức nào đến mức nào) mới thực hiện được, ngoại suy ở mức cuối cùng hay ngoại suy ở cả các mức tương ứng phía trước.

Phần 2. Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí tư QLDA
Mục 2.1
- Định mức chi phí Quản lý dự án nhưng nội dung thì lại chỉ gồm các công tác tổ chức còn các công việc trực tiếp về quản lý dự án lại không nằm trong định mức này, cần làm rõ nội dung này .
- Nên nghiên cứu đưa vào trong một loại định mức là: Định mức chi phí quản lý dự án, trong đó bao gồm toàn bộ các công tác từ tổ chức đến thực hiện. Phần nào không tự thực hiện được thì có thể thuê tư vấn.

Mục 2.9:
- Nhiều chủ đầu tư là các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, ngành, UBND…) do vậy việc thực hiện thêm các công việc tư vấn (là một hoạt động phải có điều kiện) là cần xem xét với các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng để tránh bất cập (công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề) như vậy có phải thành lập các Công ty Tư vấn trong các cơ quan quản lý ?

Phần 3. Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

Mục 3.1.1
- Cần phải làm rõ công tác thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án có phải là thẩm tra toàn bộ dự án đầu tư (gồm thiết kế cơ sở và thuyết minh) hay chỉ là thẩm tra phần Tổng mức đầu tư và phần đánh giá hiệu quả dự án ?

Mục 3.1.5
- Chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định bằng dự toán với các chế độ chính sách theo quy định. Hiện nay việc tính Dự toán theo các quy định liên quan là rất bất cập, hầu như không đủ chi phí để thực hiện.

- Mức chi phí tư vấn để thực hiện QLDA lại phải nằm trong phạm vi chi phí để tổ chức QLDA là cần xem xét lại.

Mục 3.1.3
- Đề cập đến việc lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài xác định bằng dự toán sẽ xảy ra tình trạng không xác định được dự toán hợp lý do không có chuẩn mực để xác định.

- Đề nghị bổ sung định mức cho các công tác tư vấn phải thực hiện theo thông lệ Quốc tế hay các công tác thẩm tra hồ sơ do tư vấn nước ngoài lập;

Mục 3.1.8
- Trường hợp phải làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung công việc tư vấn đã hoàn thành theo yêu cầu của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cần phải thanh toán chi phí để thực hiện các công việc này trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu tư vấn. Nên có mức tối thiểu hoặc tối đa (làm lại thì tính bao nhiêu % của bước làm đi)

Mục 3.3.2
- Cần phải thống nhất và làm rõ khái niệm công trìnhloại công trình trong hướng dẫn áp dụng (loại công trình xây dựng thì có 5 loại còn công trình xây dựng thì rất nhiều) tránh bất cập khi áp dụng thực hiện
- Kiến nghị bổ sung thêm định mức chi phí cho việc lập đề xuất dự án một loại hình công việc khá phổ biến hiện nay (đặc biệt các dự án đầu tư theo hình thức BOT, theo NĐ 78/CP)

Mục 3.3.12
Phần lưu ý khi áp dụng định mức chi phí thiết kế công trình giao thông
- Nếu chiếu theo các quy định tại phần này thì một số loại công trình chi phíthiết kế các công trình cấp I, cấp II lại cao hơn thiết kế các công trình cấp đặc biệt.
(Các công trình Hầm đường ô tô, hầm đi bộ, hầm đường sắt, Nút giao thông sẽ có su hướng hạ cấp công trình do các quy định về hệ số điều chỉnh thiết kế)

Bảng số 1: Định mức chi phí quản lý dự án
Thực chất là định mức “tổ chức quản lý dự án “ còn thực hiện việc quản lý lại là các đơn vị khác. Cần xem xét tỷ lệ (%) cho công việc tổ chức quản lý cho phù hợp nội dung công việc.

Bảng số 2: Định mức chi phí lập dự án
Chi phí lập dự án cho công trình giao thông thấp nhất so với các loại hình công trình khác là cần xem xét các cơ sở xây dựng định mức. (công trình XDGT có phạm vi và mức độ ảnh hưởng lớn, việc làm thủ tục với các địa phương, các Bộ, Ngành liên quan, đi thực địa mất khá nhiều thời gian và chi phí)

Bảng số 19: Định mức chi phí Tư vấn giám sát cho công trình giao thông còn quá thấp, không đảm bảo chi phí để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng (nên có sự so sánh với tính toán với mức đề xuất trong đề án của Bộ GTVT để tham khảo)

Một số ý kiến khác

- Cần bổ sung quy định về việc thẩm tra theo cấp hạng công trình để tránh bất cập khi Định mức thiết kế thì phân theo cấp hạng công trình. (Theo các quy định hiện hành thì năng lực thẩm tra phải tương ứng với năng lực thiết kế và tương ứng với cấp hạng công trình).
- Bổ sung quy định cho công tác tổng thể tư vấn thiết kế cho các dự án lớn, các dự án phức tạp (VD 5%-10%);
- Phần hướng dẫn lập dự toán chi phí tư vấn: Nếu theo hướng dẫn thì khó có thể phát triển thị trường tư vấn khi xác định chi phí dựa trên các quy định hiện hành với mức tiền lương do nhà nước công bố (trường hợp chưa xác định được tổ chức tư vấn - trường hợp phổ biến nhất).

 

Top