Một số vấn đề trong giám sát thi công.

  • Khởi xướng MrHienNo1
  • Ngày gửi
M

MrHienNo1

Guest
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Xuân Hùng, địa chỉ Email (hungnx77@yahoo.com) hỏi: “Hiện nay đơn vị chúng tôi đang sử dụng mẫu biểu nghiệm thu công việc thi công với đầy đủ các thông tin như trong mẫu nghiệm thu công việc xây dựng (phụ lục 4A) trong nghị định 209/2004/NĐ-CP, nhưng cách trình bày có khác so với mẫu trong phụ lục 4A của nghị định 209/2004/NĐ-CP. Do đó, đơn vị Tư vấn QLDA không chấp nhận ký xác nhận thanh toán và yêu cầu chúng tôi lập lại biên bản nghiệm thu theo đúng như mẫu 4A trong NĐ 209/2004/NĐ-CP. Vậy Biên bản nghiệm thu như đơn vị chúng tôi đang sử dụng có được chấp thuận như mẫu trong NĐ 209/2004/NĐ-CP không, hay phải lập theo đúng như cách trình bày của mẫu trong NĐ 209/2004/NĐ-CP?”.

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 do Chính phủ ban hành hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng áp dụng đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi vậy, công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình đều áp dụng mẫu được quy định tại các Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Ngày 18/4/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Tại Nghị định 49/2008/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 12, 16, 17, 24, 25, 26 liên quan đến nghiệm thu công trình. Sau khi Nghị định 49/2008/NĐ-CP có hiệu lực, chủ đầu tư có thể tự soạn hoặc chấp thuận các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do nhà thầu giám sát thi công xây dựng đề nghị nhưng phải bảo đảm các nội dung của biên bản nghiệm thu được quy định tại Nghị định này.


Thu Hương (Theo moc.gov.vn)​
 
M

MrHienNo1

Guest
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Phan Đức Phong, địa chỉ Email (ducphongvl_2010@yahoo.com.vn) hỏi: "Việc nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng áp dụng theo TCXDVN 371-2006 hay Nghị định 209, nếu áp dụng cái nào thì tại sao và có phải là bắt buộc không?".

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ là văn bản pháp luật bắt buộc áp dụng, tiêu chuẩn nghiệm thu TCXDVN 371-2006 là tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Vì vậy, trước tiên công tác nghiệm thu chất lượng công trình phải thỏa mãn các quy định trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn và sửa đổi một số điều của Nghị định này. Những điểm mà TCXDVN 371-2006 khác với Nghị định 209/2004/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan (nhưng không trái) thì khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu nên được thống nhất ngay từ đầu với các đơn vị tham gia xây dựng công trình.


Thu Hương (Theo moc.gov.vn)​
 
M

MrHienNo1

Guest
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Cường, địa chỉ Email (cuongnstkv@gmail.com) hỏi: “Tôi công tác ở Ban quản lý dự án, trong quá trình thực hiện ghi nhật ký thi công công trình chúng tôi đã thực hiện ghi nhật ký thi công theo hướng dẫn được quy định tại Điểm 3.4, khoản 3, phần II của Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng. Nhưng Nhật ký chung cho công trình có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng ghi theo hướng dẫn tại phụ lục I của TCVN ISO 4055 : 1985”.:D

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II của Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2008 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng” sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được lập thành 1 quyển trong đó chia làm hai phần: phần của nhà thầu thi công xây dựng công trình và phần của Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và giám sát tác giả thiết kế. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi vào Phần thứ nhất của nhật ký thi công xây dựng công trình các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người); diễn biến tình hình thi công hàng ngày, tình hình thi công từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện; mô tả vắn tắt ph­ương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất l­ượng thi công xây dựng. Phần nhật ký của nhà thầu thi công xây dựng có thể lập theo mẫu Phụ lục 1 của “TCVN 4055-1985-Tổ chức thi công”.
Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào Phần thứ hai của sổ nhật ký thi công xây dựng theo các nội dung: danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.


Thu Hương (Theo moc.gov.vn
 

Top