Màng metalize là gì? Tổng quan về màng metalize trong in ấn bao bì

BongSenXanh

Công ty cổ phần In Việt Dũng
Tham gia
3/11/22
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Nơi ở
Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Website
invietdung.com
Màng metalize là một trong những loại màng được sử dụng phổ biến nhất khi in ấn bao bì hiện nay. Giúp cho sản phẩm có độ sáng bóng và đẹp hơn, giúp tăng thêm khả năng nhận diện thương hiệu. Nếu bạn chưa biết màng metalize là gì thì hãy xem ngay những thông tin dưới đây.

Màng metalize là gì?

Màng metalize được mạ 1 lớp kim loại (thường là nhôm, niken hoặc crom,…), lớp phủ này cực mỏng (chỉ khoảng 4 micromet). Ngoài ra thì độ dày của lớp phủ kim loại này phụ thuộc vào tính chất của bao bì cần in như: chống hơi ẩm, chống nước,… Lớp màng càng dày thì khả năng bảo vệ bao bì càng tốt, tuy nhiên đi kèm với đó là giá thành cũng cao hơn.

Giấy màng Metalize là gì? Những ưu điểm của giấy màng Metalize trong in ấn


Phân loại màng Metalize

Để khách hàng dễ dàng lựa chọn, màng Metalize bao gồm những loại như sau:
  • MCPP: CPP Metalized – màng CPP được mạ Ion kim loại trắng mờ (Aluminum).
  • MOPP: OPP Metalized – màng OPP được mạ Ion kim loại hơi sáng (Si).
  • MBON: Nylon Metalized – màng PA được mạ Ion kim loại trắng hơi sáng (Si).
  • MPET: Polyester Metalized – màng PET được mạ Ion kim loại trắng sáng bóng (Si).
Màng Metalize được tạo ra như thế nào?

Để tạo ra màng co chất lượng đòi hỏi một quy trình phải thật sự chuyên nghiệp, và với màng Metalize cũng thế, để tạo nên nó từ khâu chế tạo đến khâu thành phẩm là một quy trình khép kín hoàn toàn. Công nghệ sản xuất ra màng Metalize người ta còn gọi đó là công nghệ sản xuất giấy màng Metalize. Vậy công nghệ chế tạo nên màng Metalize là gì?

Công nghệ cán màng nhôm

Công nghệ này sử dụng màng nhôm có độ dày tối thiểu 9 micro, tối đa 12 micro cán lên một mặt của giấy Metalize. Phương pháp này nghe qua có vẻ đơn giản đúng không nào, nhưng nó không được tối ưu và được đánh giá là tiêu hao một lượng nguyên liệu khá đáng kể.

Công nghệ chân không

Sau những lần hao hụt nguyên liệu của phương pháp cán màng nhôm, trải qua quá trình nghiên cứu, một công nghệ chế tạo màng Metalize mới được ra đời, giúp loại bỏ hoàn toàn các hạn chế còn tồn đọng của công nghệ sản xuất cũ.

Cụ thể, cán màng Metalize chân không là phương pháp nấu chảy kim loại nhôm trong môi trường chân không, với nhiệt độ tối đa lên đến 1500 độ C. Nhôm khi được nấu chảy sẽ bốc hơi trong môi trường chân không và bám vào mặt của giấy tạo thành giấy màng Metalize. Định lượng nhôm bám trên giấy màng vỏn vẹn chỉ 0,1g/m2.

Giấy Metalize là gì? Loại giấy này được sản xuất thế nào?


Quá trình gia công cán màng metalize

Chắc chắn rất nhiều người quan tâm đến quá trình gia công cán màng metalize. Hiện nay có hai phương pháp chính cán màng metalize đó là cán màng trực tiếp và cán màng gián tiếp.

Cán màng trực tiếp

Quá trình metalize hóa được tiến hành trên bề mặt giấy trực tiếp với 2 bước đơn giản

- Bước 1: Trước khi thực hiện quá trình metalize hóa thực hiện phủ varnish lên cuộn giấy.

- Bước 2: Trong môi trường chân không cuộn giấy được metalize hóa. Nhờ đó thu được thành phẩm màng metalize hoàn chỉnh.

Cán màng gián tiếp

Quá trình cán màng gián tiếp sẽ ứng dụng sử dụng vật liệu trung gian với 4 bước cơ bản:

- Bước 1: Ứng dụng phương pháp metalize hóa chân không phủ lớp kim loại lên cuộn nhựa. Sản phẩm nhận được là một cuộn màng metalize.

- Bước 2: Sử dụng kéo ghép màng metalize với giấy.

- Bước 3: Tiến hành chờ cho keo khô và có độ ổn định nhất định.

- Bước 4: Thực hiện tách lớp nhựa ra khỏi cuộn giấy và thực hiện thu được lớp kim loại ở trên bề mặt giấy.

Nhu cầu sử dụng kỹ thuật in này lên các sản phẩm ngày càng nhiều nên các đơn vị cung cấp cũng mọc lên rầm rộ. Trong số đó, In Việt Dũng là đơn vị đang được đánh giá cao nhất ở Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung. Bởi những ưu đãi, những lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ in hộp giấy theo yêu cầu tại đây luôn hấp dẫn nhất.
 

Top