Mâu thuẫn giữa biên bản thương thảo và hợp đồng

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
175
Điểm thành tích
28
Công ty chúng tôi mới ký hợp đồng một công trình giao thông, nhưng có một điều tôi băn khoăn là giữa biên bản thương thảo hợp đồng và hợp đồng không trùng nhau, cụ thể:
Trong biên bản thương thảo hợp đồng quy định thi công công trình đến 20/10/2010 nhưng trong hợp đồng ghi tiến độ thực hiện đến 01/02/2011. Mình hỏi CĐT họ nói hợp đồng phải ghi đúng theo HSDT (HSDT công ty mình dự định thực hiện đến 01/02/2011 hoàn thành).
Theo các anh chị như thế có hợp lý không, bởi vì biên bản thương thảo hợp đồng ký trước hợp đồng mà, những nội dung thống nhất trong BBTTHĐ thì ghi vào hợp đồng chứ.
 
L

lestrong

Guest
Công ty chúng tôi mới ký hợp đồng một công trình giao thông, nhưng có một điều tôi băn khoăn là giữa biên bản thương thảo hợp đồng và hợp đồng không trùng nhau, cụ thể:
Trong biên bản thương thảo hợp đồng quy định thi công công trình đến 20/10/2010 nhưng trong hợp đồng ghi tiến độ thực hiện đến 01/02/2011. Mình hỏi CĐT họ nói hợp đồng phải ghi đúng theo HSDT (HSDT công ty mình dự định thực hiện đến 01/02/2011 hoàn thành).
Theo các anh chị như thế có hợp lý không, bởi vì biên bản thương thảo hợp đồng ký trước hợp đồng mà, những nội dung thống nhất trong BBTTHĐ thì ghi vào hợp đồng chứ.

1. Quy định của HSMT thời hạn thi công đến ngày 01/02/2011
2. HSDT ghi tiến độ thực hiện đến 01/02/2011.
3. Biên bản thương thảo: ghi tiến độ thực hiện đến 20/10/2010.

Về nguyên tắc ký hợp đồng: Căn cứ HSMT, HSDT, Biên bản thương thảo hợp đồng, quá trình thương thảo thống nhất đã rút tiến độ đến 20/10/2010 và 2 bên thống nhất thì hợp đồng theo ngày trong thương thảo quyết định.
Bạn nên kiến nghị lại Chủ đầu tư về vấn đề này.
 

thoquetvoi

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Công ty chúng tôi mới ký hợp đồng một công trình giao thông, nhưng có một điều tôi băn khoăn là giữa biên bản thương thảo hợp đồng và hợp đồng không trùng nhau, cụ thể:
Trong biên bản thương thảo hợp đồng quy định thi công công trình đến 20/10/2010 nhưng trong hợp đồng ghi tiến độ thực hiện đến 01/02/2011. Mình hỏi CĐT họ nói hợp đồng phải ghi đúng theo HSDT (HSDT công ty mình dự định thực hiện đến 01/02/2011 hoàn thành).
Theo các anh chị như thế có hợp lý không, bởi vì biên bản thương thảo hợp đồng ký trước hợp đồng mà, những nội dung thống nhất trong BBTTHĐ thì ghi vào hợp đồng chứ.

Thế thi càng tốt chứ sao. Chỉ sợ Chủ đầu tư ép tiến độ, chứ đằng này lại được dãn tiến độ. Cứ như thế thì các bác sẽ thi công vượt tiến độ, biết đâu lại được thưởng theo hợp đồng.
Nhưng dù sao thì căn cứ ưu tiên nhất để ký hợp đồng là biên bản thương thảo, đàm phán hợp đồng.
 

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
50
Công ty chúng tôi mới ký hợp đồng một công trình giao thông, nhưng có một điều tôi băn khoăn là giữa biên bản thương thảo hợp đồng và hợp đồng không trùng nhau, cụ thể:
Trong biên bản thương thảo hợp đồng quy định thi công công trình đến 20/10/2010 nhưng trong hợp đồng ghi tiến độ thực hiện đến 01/02/2011. Mình hỏi CĐT họ nói hợp đồng phải ghi đúng theo HSDT (HSDT công ty mình dự định thực hiện đến 01/02/2011 hoàn thành).
Theo các anh chị như thế có hợp lý không, bởi vì biên bản thương thảo hợp đồng ký trước hợp đồng mà, những nội dung thống nhất trong BBTTHĐ thì ghi vào hợp đồng chứ.
Tốt nhất là bạn đề nghị với chủ đầu tư sửa lại biên bản thương thảo hợp đồng cho trùng khớp với HSDT, quyết định trúng thầu và hợp đồng.
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Góp ý

Thế thi càng tốt chứ sao. Chỉ sợ Chủ đầu tư ép tiến độ, chứ đằng này lại được dãn tiến độ. Cứ như thế thì các bác sẽ thi công vượt tiến độ, biết đâu lại được thưởng theo hợp đồng.
Nhưng dù sao thì căn cứ ưu tiên nhất để ký hợp đồng là biên bản thương thảo, đàm phán hợp đồng.

Theo mình thì không phù hợp.Bởi lẽ,dù HSMT,HSDT đều lấy thời gian thực hiện HĐ là 2011,tuy nhiên biên bản thương thảo và HĐ không thống nhất thời gian thực hiện HĐ thì thương thảo làm gì cho mất thời gian của A và B.
 

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
175
Điểm thành tích
28
Đã nói nhưng không được

1. Quy định của HSMT thời hạn thi công đến ngày 01/02/2011
2. HSDT ghi tiến độ thực hiện đến 01/02/2011.
3. Biên bản thương thảo: ghi tiến độ thực hiện đến 20/10/2010.

Về nguyên tắc ký hợp đồng: Căn cứ HSMT, HSDT, Biên bản thương thảo hợp đồng, quá trình thương thảo thống nhất đã rút tiến độ đến 20/10/2010 và 2 bên thống nhất thì hợp đồng theo ngày trong thương thảo quyết định.
Bạn nên kiến nghị lại Chủ đầu tư về vấn đề này.
Tôi đã nói với anh làm hợp đồng này nhưng anh nói là: "biên bảo thương thảo hợp đồng là một trong những văn bản không tách ròi khỏi hợp đông", mình mới nói lại là: Biên bản thương thảo hợp đồng có trước hợp đồng, nên hai văn bản này phải thống nhất chứ". Nhưng anh ta không chịu mình cũng không nói nhiều, bữa sau còn gặp nhiều mà.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Hợp đồng ký không phù hợp với biên bản thương thảo hợp đồng?

Công ty chúng tôi mới ký hợp đồng một công trình giao thông, nhưng có một điều tôi băn khoăn là giữa biên bản thương thảo hợp đồng và hợp đồng không trùng nhau, cụ thể:
Trong biên bản thương thảo hợp đồng quy định thi công công trình đến 20/10/2010 nhưng trong hợp đồng ghi tiến độ thực hiện đến 01/02/2011. Mình hỏi CĐT họ nói hợp đồng phải ghi đúng theo HSDT (HSDT công ty mình dự định thực hiện đến 01/02/2011 hoàn thành).
Theo các anh chị như thế có hợp lý không, bởi vì biên bản thương thảo hợp đồng ký trước hợp đồng mà, những nội dung thống nhất trong BBTTHĐ thì ghi vào hợp đồng chứ.

Theo tôi, vấn đề mà bạn băn khoăn cũng có lý. Tuy nhiên, hợp đồng được 2 bên đặt bút ký rồi thì hợp đồng là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa 2 bên.
Thêm nữa, tôi cho rằng hợp đồng đã ký ghi thời gian thực hiện hợp đồng đến 01/02/2011 mà biên bản thương thảo ghi đến 20/10/2010 cũng chẳng có vấn đề gì vì biết đâu trước khi đặt bút ký 2 bên đã thống nhất ghi đến 01/02/2011 cho phù hợp với HSDT của nhà thầu khi PL không bắt buộc hợp đồng ký kết phải đúng với biên bản thương thảo.
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thảo luận

Theo tôi, vấn đề mà bạn băn khoăn cũng có lý. Tuy nhiên, hợp đồng được 2 bên đặt bút ký rồi thì hợp đồng là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa 2 bên.
Thêm nữa, tôi cho rằng hợp đồng đã ký ghi thời gian thực hiện hợp đồng đến 01/02/2011 mà biên bản thương thảo ghi đến 20/10/2010 cũng chẳng có vấn đề gì vì biết đâu trước khi đặt bút ký 2 bên đã thống nhất ghi đến 01/02/2011 cho phù hợp với HSDT của nhà thầu khi PL không bắt buộc hợp đồng ký kết phải đúng với biên bản thương thảo.

Tôi xin hỏi theo quy định của PL là HĐ giữa A và B sau khi có QĐ phê duyệt kết quả ĐT có thông báo kết quả trúng thầu,trong đó yêu cầu thời gian đàm phán,thương thảo HĐ để có cơ sở ký kết HĐ mà nội dung thương thảo chủ yếu là tiến độ và giá HĐ.Vậy thì "biết đâu..."được hiểu như thế nào;chả lẽ bằng miệng không có văn bản.Theo tôi đã là thương thảo khi 2 bên cùng ngồi phân tích,thỏa thuận để 2 bên cùng có lợi khi thực hiện HĐ(không ai ép ai)bằng biên bản(một cơ sở để ký kết HĐ) thì lẽ nào không thể thống nhất ru?Hay là "Ông chằng,bà chuộc"!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thảo luận thêm

Tôi xin hỏi theo quy định của PL là HĐ giữa A và B sau khi có QĐ phê duyệt kết quả ĐT có thông báo kết quả trúng thầu,trong đó yêu cầu thời gian đàm phán,thương thảo HĐ để có cơ sở ký kết HĐ mà nội dung thương thảo chủ yếu là tiến độ và giá HĐ.Vậy thì "biết đâu..."được hiểu như thế nào;chả lẽ bằng miệng không có văn bản.Theo tôi đã là thương thảo khi 2 bên cùng ngồi phân tích,thỏa thuận để 2 bên cùng có lợi khi thực hiện HĐ(không ai ép ai)bằng biên bản(một cơ sở để ký kết HĐ) thì lẽ nào không thể thống nhất ru?Hay là "Ông chằng,bà chuộc"!

Vấn đề đặt ra "biết đâu" ở đây là: Vì sao hợp đồng ghi ngày không phù hợp với biên bản thương thảo mà 2 bên vẫn ký? Vì sao chẳng có bên nào phản kháng điều này và quyết định không ký?
Theo tôi, khi đã ký rồi thì hợp đồng là cơ sở pháp lý cao nhất để ràng buộc 2 bên ký hợp đồng. Hợp đồng đã ký thì biên bản thương thảo chỉ là tài liệu tham khảo.
Mời các đồng nghiệp khác cùng trao đổi thêm. Có thể tôi nghĩ và lập luận chưa chuẩn.
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thương thảo HĐ

Vấn đề đặt ra "biết đâu" ở đây là: Vì sao hợp đồng ghi ngày không phù hợp với biên bản thương thảo mà 2 bên vẫn ký? Vì sao chẳng có bên nào phản kháng điều này và quyết định không ký?
Theo tôi, khi đã ký rồi thì hợp đồng là cơ sở pháp lý cao nhất để ràng buộc 2 bên ký hợp đồng. Hợp đồng đã ký thì biên bản thương thảo chỉ là tài liệu tham khảo.
Mời các đồng nghiệp khác cùng trao đổi thêm. Có thể tôi nghĩ và lập luận chưa chuẩn.

Phần này tôi xin có thêm ý kiến:
1.Đúng là HĐ giưa A và B đã ký là cơ sở PL cao nhất,có tính chất tối thượng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của A và B.Theo tôi hiểu Hợp đồng không đơn thuần là một Văn bản HĐ có số, ngày tháng năm và 2 dấu đỏ của A và B mà gần như là một Bộ Hợp đồng,thành phầnbao gồm(xếp theo thứ tự ưu tiên pháp lý):Văn bản HĐ(kèm phụ biểu giá và một số nội dung khác);Biên bản thương thảo,hoàn thiện HĐ;QĐ phê duyệt KQLCNT;Điều kiện cụ thể HĐ(nếu có);Điều kiện chung của HĐ(nếu có);HSDT;HSMT;...Nội dung trên được quy đinh tại Khoản 1 Điều 47 NĐ 85;và cũng cần làm rõ là sau văn bản HĐ thì Biên bản thương thảo có tính pháp lý thứ 2;vì vậy không thể là tài liệu tham khảo.
2.Còn về "biết đâu..."thì rõ ràng bên B ký ngay vì thời gian thực hiện HĐ được kéo dài(không thương thảo);còn bên A có thể người tham mưu hoặc sếp chưa nắm kỹ hoặc vì một lý do nào đó mà Ký.
Tôi chỉ trao đổi thêm như vậy.
 
Last edited by a moderator:

nguyenlongxyz

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/4/09
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Phần này tôi xin có thêm ý kiến:
1.Đúng là HĐ giưa A và B đã ký là cơ sở PL cao nhất,có tính chất tối thượng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của A và B.Theo tôi hiểu Hợp đồng không đơn thuần là một Văn bản HĐ có số, ngày tháng năm và 2 dấu đỏ của A và B mà gần như là một Bộ Hợp đồng,thành phầnbao gồm(xếp theo thứ tự ưu tiên pháp lý):Văn bản HĐ(kèm phụ biểu giá và một số nội dung khác);Biên bản thương thảo,hoàn thiện HĐ;QĐ phê duyệt KQLCNT;Điều kiện cụ thể HĐ(nếu có);Điều kiện chung của HĐ(nếu có);HSDT;HSMT;...Nội dung trên được quy đinh tại Khoản 1 Điều 47 NĐ 85;và cũng cần làm rõ là sau văn bản HĐ thì Biên bản thương thảo có tính pháp lý thứ 2;vì vậy không thể là tài liệu tham khảo.
2.Còn về "biết đâu..."thì rõ ràng bên B ký ngay vì thời gian thực hiện HĐ được kéo dài(không thương thảo);còn bên A có thể người tham mưu hoặc sếp chưa nắm kỹ hoặc vì một lý do nào đó mà Ký.
Tôi chỉ trao đổi thêm như vậy.
Vấn đề này tôi nghĩ không nên tranh luận nữa.
Khi hai bên tham gia thương thảo, thì trước đó đã qua giai đoạn đấu thầu, nghĩa là cơ sở để hai bên thương thảo sẽ căn cứ vào HSMT của CĐT và HSDT của nhà thầu trúng thầu. có hai trường hợp :
- nếu HSMT ghi tiến độ là đến 2010 thì hợp đồng đã sai, cái sai này là do CĐT, có thể họ đã không xem xét đến HSDT khi đặt bút ký hợp đồng.
- nếu HSMT ghi tiến độ là đến 2011 thì cả hai đã sai khi ký biên bản thương thảo, bắt buộc phải chỉnh sửa lại biên bản thương thảo cho phù hợp với hợp đồng. Vì sao, vì biên bản thương thảo cùng HSMT và HSDT là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng thì có thể nào chúng lại mâu thuẩn nhau.
Khi tư vấn cho các thành viên, chúng ta không nên đưa các vấn đề sai luật ra được, làm thế nào mà biên bản thương thảo lại chỉ có giá trị tham khảo chứ ?
hoathong003 thân, bạn chỉ tốn một ít thời gian để mấy sếp ký lại biên bản thương thảo, còn nếu cứ để vậy thì sau này bạn (hoặc hai bên) sẽ phải khốn khổ mà đi giải thích với các cấp thẩm quyền đấy.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuong

Guest
Mình thấy đa số có ý kiến là sửa đổi, điều chỉnh biên bản thương thảo hợp đồng.

BB thương thảo hợp đồng là văn bản có trước hợp đồng, nó là một trong những cơ sở để ký hợp đồng, vậy tại sao lại điều chỉnh BB thương thảo mà không điều chỉnh hợp đồng? Hợp đồng được ký không đúng với nội dung thương thảo trong thương thảo hợp đồng, vậy điều chỉnh hợp đồng bằng một phụ lục hợp đồng không được sao?

Điều chỉnh, sửa đổi BB thương thảo sau khi đã ký hợp đồng có vẻ như mang tính "hợp lý hóa" và không phù hợp pháp luật.
 

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
175
Điểm thành tích
28
Mình thấy đa số có ý kiến là sửa đổi, điều chỉnh biên bản thương thảo hợp đồng.

BB thương thảo hợp đồng là văn bản có trước hợp đồng, nó là một trong những cơ sở để ký hợp đồng, vậy tại sao lại điều chỉnh BB thương thảo mà không điều chỉnh hợp đồng? Hợp đồng được ký không đúng với nội dung thương thảo trong thương thảo hợp đồng, vậy điều chỉnh hợp đồng bằng một phụ lục hợp đồng không được sao?

Điều chỉnh, sửa đổi BB thương thảo sau khi đã ký hợp đồng có vẻ như mang tính "hợp lý hóa" và không phù hợp pháp luật.

Bây giờ thì hai bên đã ký, chủ đầu tư và sếp bên mình cũng đã ký tôi nói không ai chịu nghe, bên tôi cứ nói chủ đầu tư làm là đúng (tôi cũng mệt quá khỏi tranh cãi với sếp), chuyển qua kho bạc chuẩn bị lấy tiến tạm ứng hợp đống rồi. Không biết khi nào thì sẽ bị vướng vào chỗ biên bản với hợp đồng đó nữa
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Xin nói rõ hơn

Phần này tôi xin có thêm ý kiến:
1.Đúng là HĐ giưa A và B đã ký là cơ sở PL cao nhất,có tính chất tối thượng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của A và B.Theo tôi hiểu Hợp đồng không đơn thuần là một Văn bản HĐ có số, ngày tháng năm và 2 dấu đỏ của A và B mà gần như là một Bộ Hợp đồng,thành phầnbao gồm(xếp theo thứ tự ưu tiên pháp lý):Văn bản HĐ(kèm phụ biểu giá và một số nội dung khác);Biên bản thương thảo,hoàn thiện HĐ;QĐ phê duyệt KQLCNT;Điều kiện cụ thể HĐ(nếu có);Điều kiện chung của HĐ(nếu có);HSDT;HSMT;...Nội dung trên được quy đinh tại Khoản 1 Điều 47 NĐ 85;và cũng cần làm rõ là sau văn bản HĐ thì Biên bản thương thảo có tính pháp lý thứ 2;vì vậy không thể là tài liệu tham khảo.
2.Còn về "biết đâu..."thì rõ ràng bên B ký ngay vì thời gian thực hiện HĐ được kéo dài(không thương thảo);còn bên A có thể người tham mưu hoặc sếp chưa nắm kỹ hoặc vì một lý do nào đó mà Ký.
Tôi chỉ trao đổi thêm như vậy.

Cám ơn bạn đã cùng thảo luận về tình huống này, tôi chỉ xin nói rõ hơn một chút:
1. Tình huống này thuộc về hợp đồng trong hoạt động xây dựng nên cần tham chiếu ND99 sẽ sát đúng hơn là tham chiếu NĐ58 hay 85. Theo ND99, biên bản đàm phán hợp đồng ko quy định "cứng" phải kèm theo hợp đồng (xem điều 20 ND99). Vì thế tôi nói là "tài liệu tham khảo".
2. Việc tôi nói "biết đâu" chỉ là phỏng đoán chủ quan cũng giống như bạn đã phỏng đoán "còn bên A có thể người tham mưu hoặc sếp chưa nắm kỹ hoặc vì một lý do nào đó mà Ký".
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Nói thêm

Cám ơn bạn đã cùng thảo luận về tình huống này, tôi chỉ xin nói rõ hơn một chút:
1. Tình huống này thuộc về hợp đồng trong hoạt động xây dựng nên cần tham chiếu ND99 sẽ sát đúng hơn là tham chiếu NĐ58 hay 85. Theo ND99, biên bản đàm phán hợp đồng ko quy định "cứng" phải kèm theo hợp đồng (xem điều 20 ND99). Vì thế tôi nói là "tài liệu tham khảo".
2. Việc tôi nói "biết đâu" chỉ là phỏng đoán chủ quan cũng giống như bạn đã phỏng đoán "còn bên A có thể người tham mưu hoặc sếp chưa nắm kỹ hoặc vì một lý do nào đó mà Ký".

1-Theo tôi dẫn NĐ 99 là không phù hợp;bởi lẽ NĐ 85 là áp dụng cho quá trình ĐT-lựa chọn nhà thầu theo Luật XD,Luật ĐT và luật sửa đổi 38 gồm ĐT,thương thảo HĐ và ký HĐ để tổ chức thực hiện thi công gói thầu;trong khi NĐ 99 đã được thay thế bằng NĐ 112(sắp có hiệu lực) chỉ đơn thuần là QL chi phí ĐTXD,chưa nói TT 06/BXD sắp sửa được thay đổi bằng NĐ đểcó tính PL cao hơn phù hợp Luật Dân sự.Chắć chắn là Biên bản thương thảo,đàm phán HĐ có tính Pháp lý-Chỉ sau văn bản HĐ;vì vậy chỉ có thể điều chỉnh HĐ chứ không điều chỉ̉nh biên bản thương thảo HĐ trừ các trường hợp đặc biệt.
2-Các trường hợp "biết đâu...","tôi nghĩ..." không có giá trị gì,tất cả đều căn cứ vào hồ sơ,phải thống nhất,đúng quy định PL và logic;không thể duy ý chí và chủ quan-như người ta thường nói"án tại hồ sơ".
Mạo muội có vài lời để không tranh luận nữa.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuong

Guest
Cám ơn bạn đã cùng thảo luận về tình huống này, tôi chỉ xin nói rõ hơn một chút:
1. Tình huống này thuộc về hợp đồng trong hoạt động xây dựng nên cần tham chiếu ND99 sẽ sát đúng hơn là tham chiếu NĐ58 hay 85. Theo ND99, biên bản đàm phán hợp đồng ko quy định "cứng" phải kèm theo hợp đồng (xem điều 20 ND99). Vì thế tôi nói là "tài liệu tham khảo".
[/COLOR]

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng không chỉ tham chiếu đến NDD99 mà cần tham chiếu đến các văn bản pháp luật có liên quan. Chẳng hạn tham chiếu đến qui định về hợp đồng trong VBPL về đấu thầu (Luật đấu thầu, nghị định,...)
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Mong được đồng nghiệp thảo luận thêm

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng không chỉ tham chiếu đến NDD99 mà cần tham chiếu đến các văn bản pháp luật có liên quan. Chẳng hạn tham chiếu đến qui định về hợp đồng trong VBPL về đấu thầu (Luật đấu thầu, nghị định,...)

Vài ý kiến tham góp và mong muốn được thảo luận thêm:
Tôi đồng ý quan điểm của bạn minhtuong - BQL diễn đàn. Tuy nhiên, tôi cũng muốn tham góp thêm:
1. Trong các quy định PL hiện nay thường quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật. Theo tôi, điều này cần được lưu ý khi áp dụng PL trên thực tế vì hoạt động xây dựng công trình có tính đặc thù. Ví dụ:
Điều 3 Luật Đấu thầu quy định: "2. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó".
Điều 2 Luật Xây dựng quy định: "
[FONT=&quot]Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó".[/FONT]

2. Lĩnh vực xây dựng công trình có nhiều đặc thù nên những quy định PL trong hoạt động xây dựng phải được tuân thủ (kể cả trường hợp có thể trái với các quy định PL khác). Ví dụ:
Điều 28 NĐ112/2009 quy định: "Việc tạm ứng, thanh toán, hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo các quy định tại Nghị định của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng".
Bây giờ CP chưa ký ban hành NĐ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì vẫn áp dụng các quy định về hợp đồng xây dựng theo ND99/2007. Giả sử NĐ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng không thay đổi so với ND99 thì đương nhiên phải tuân thủ NĐ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (mặc dù nó có thể không nhất quán với quy định về hợp đồng theo NĐ85).

3. Các đồng nghiệp thân mến, ý kiến của tôi muốn được thảo luận xoay quanh vấn đề: Nếu Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng đều quy định một vấn đề (chẳng hạn quy định về hợp đồng) mà không nhất quán với nhau thì hợp đồng trong hoạt động xây dựng ưu tiên áp dụng quy định pháp luật nào? Rất mong được các đồng nghiệp tham góp ý kiến thêm.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Để bạn nắm vững thêm

1-Theo tôi dẫn NĐ 99 là không phù hợp;bởi lẽ NĐ 85 là áp dụng cho quá trình ĐT-lựa chọn nhà thầu theo Luật XD,Luật ĐT và luật sửa đổi 38 gồm ĐT,thương thảo HĐ và ký HĐ để tổ chức thực hiện thi công gói thầu;trong khi NĐ 99 đã được thay thế bằng NĐ 112(sắp có hiệu lực) chỉ đơn thuần là QL chi phí ĐTXD,chưa nói TT 06/BXD sắp sửa được thay đổi bằng NĐ đểcó tính PL cao hơn phù hợp Luật Dân sự.Chắć chắn là Biên bản thương thảo,đàm phán HĐ có tính Pháp lý-Chỉ sau văn bản HĐ;vì vậy chỉ có thể điều chỉnh HĐ chứ không điều chỉ̉nh biên bản thương thảo HĐ trừ các trường hợp đặc biệt.
2-Các trường hợp "biết đâu...","tôi nghĩ..." không có giá trị gì,tất cả đều căn cứ vào hồ sơ,phải thống nhất,đúng quy định PL và logic;không thể duy ý chí và chủ quan-như người ta thường nói"án tại hồ sơ".
Mạo muội có vài lời để không tranh luận nữa.

Mặc dù bạn không muốn tranh luận nưa về vấn đề lý thú này nhưng tôi thấy vẫn cần phải nói thêm để bạn nắm vững rằng:
1. Khi NĐ112/2009 chưa có hiệu lực thi hành thì ND99 vẫn còn hiệu lực.
2. Dự án đầu tư xây dựng phê duyệt trước ngày Nghị định này (NĐ112/2009) có hiệu lực nhưng chưa triển khai hoặc đang triển khai thì các công việc về quản lý chi phí thực hiện theo các quy định của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp thực hiện quản lý chi phí theo các quy định của Nghị định này thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thêm

Mặc dù bạn không muốn tranh luận nưa về vấn đề lý thú này nhưng tôi thấy vẫn cần phải nói thêm để bạn nắm vững rằng:
1. Khi NĐ112/2009 chưa có hiệu lực thi hành thì ND99 vẫn còn hiệu lực.
2. Dự án đầu tư xây dựng phê duyệt trước ngày Nghị định này (NĐ112/2009) có hiệu lực nhưng chưa triển khai hoặc đang triển khai thì các công việc về quản lý chi phí thực hiện theo các quy định của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp thực hiện quản lý chi phí theo các quy định của Nghị định này thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.[/QUOTE
Thực ra về vấn đề này tôi nắm rất vững,nếu không là CĐT tôi rất dễ lãnh đòn.Tôi chỉ nói phạm vi áp dụng của 2 NĐ khác nhau:Một đằng là QL chi phí XD;một đằng là Lựa chọn nhà thầu XD.Tuy nhiên tôi vẫn khẳng định Biên bản thương thảo HĐ là tài liệu có tính PL rất cao,không thể là tài liệu tham khảo và được xácđịnh là bước tiếp theo của quá trình ĐT để A và B tổ chức thực hiện DA.Xin cảm ơn các bạn tham gia.Good bye!
 
K

kieuhunglc

Guest
không bít các bác có còn quan tâm tới vấn đề này ko.
Theo tôi, sau khi ký biên bản thương thảo hợp đồng rồi mới tới ký hợp đồng. như vậy, có một khoảng thời gian nhất định giữa 2 nội dung công việc này. Tại thời điểm ký hợp đồng 2 bên nhận thấy do có thay đổi nên tiến độ thi công phải điều chỉnh, cụ thể là tới T2/2010 mới thực hiện được Hợp đồng. Do đó, việc thời gian thực hiện Hợp đồng giữa Biên bản thương thảo Hợp đồng và Hợp đồng vênh nhau là lý giải được và hoàn toàn phù hợp.
Về mặt pháp lý theo thứ tự ưu tiên thì Hợp đồng có pháp lý cao hơn hẳn Biên bản thương thảo Hợp đồng. Do đó , khi tranh chấp xảy ra phải xét tới Hợp đồng đầu tiên rồi mới tới biên bản thương thảo Hợp đồng. Bên cạnh đó, theo tôi được biết thông thương trong điều khoản Hợp đồng sẽ có một điều khoản về thứ tự ưu tiên khi tranh chấp xảy ra.
 

Top