Mời thừa, mời thiếu!

  • Khởi xướng cotaco
  • Ngày gửi
C

cotaco

Guest
Mấy hôm nay chúng ta bàn nhiều về "chào thừa, chào thiếu", hôm nay tôi muốn mọi người bàn về HSMT "Mời thừa, mời thiếu" nhé.
TRONG QUÁ TRÌNH XÉT THẦU, NẾU PHÁT HIỆN KHỐI LƯỢNG MỜI THẦU THỪA HOẶC KHỐI LƯỢNG MỜI THẦU THIẾU THÌ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG NÀY NHƯ THẾ NÀO HẢ CÁC BÁC?
NẾU XÉT THẦU THẤY KHỐI LƯỢNG MỜI THẦU THỪA THÌ CẮT ĐI VÀ THÔNG BÁO CHO CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NHÀ THẦU BIẾT ĐƯỢC KHÔNG?TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ NHÀ THẦU PHÁT HIỆN RA VÀ KHÔNG CHÀO KHỐI LƯỢNG ĐÓ, CÓ NHÀ THẦU KHÔNG PHÁT HIỆN RA VÀ ĐỂ NGUYÊN KL MỜI THẦU.
 
K

khongminhha

Guest
Tôi không có thực tế trong việc xét thầu mà chỉ biết trên lý thuyết nên xin được tiếp lời cotaco để đặt ra câu hỏi tiếp theo mong mọi người chỉ dẫn :
- Trong trường hợp HSMT sai và hồ sơ dự thầu đúng theo khối lượng sai thì phần hiệu chỉnh có tính vào % sai lệch không ? Và nếu tính vào thì trách nhiệm của bên lập HSMT như thế nào ?
- Về mặt lý thuyết thì khi xét thầu sẽ kiểm tra lại toàn bộ khối lượng mời thầu nhưng trong thực tế người ta chỉ xem xét khi có một hồ sơ dự thầu nào đó có sai lệch về khối lượng như vậy nếu lọt kẽ khối lượng sai thì phần này sẽ được xử lý ra sao ? Lúc nào ?
Rất cảm ơn.
 
A

AAmylove

Guest
Để trả lời được vấn đề trên trước hết cần hiểu rõ nguyên lý (mình nói vậy vì không thể trích dẫn các điều khoản quy định của NN ra đây được bởi nó liên quan rất nhiều đến các Luật XD-đấu thầu- NĐ quản lý DA ĐTXD...- các bạn có thể kiểm chứng):

-- Muốn lập được HSMT phải có thiết kế và dự toán được phê duyệt.

-- Tên công tác và khối lượng trong dự toán phê duyệt chính là KL mời thầu.

-- Giá dự thầu của các nhà thầu được so sánh với nhau trên cơ sở:

+ Cùng mặt bằng: KL; tiến độ, p/án tạm ứng thanh toán(liên quan đến lãi vay của CĐT), thời gian bảo hành...Tuỳ theo tính chất quy mô gói thầu mà có 1 hoặc tất cả việc hiệu chỉnh về cùng 1 mặt bằng nói trên.

Thông dụng nhất trên thực tế với XD là người ta hiệu chỉnh về KL và đơn giá.

*** Trước hết việc hiệu chỉnh là xem giá dự thầu có vượt giá trị dự toán được duyệt hay không. Vậy muốn so sánh thì dự thầu và dự toán phải cùng đầu mục tên công việc như nhau và cùng 1 KL như nhau, chỉ khác nhau về đơn giá mà thôi.

Vậy tăng hay giảm KL phải hiểu là tăng(giảm) so với KL dự toán được duyệt. Vấn đề này nảy sinh các trường hợp thường gặp:
1. KL mời thầu copy sai KL dự toán. Case này xảy ra tình huống:
a. Nhà thầu chào theo KLMT tức sai KL dự toán.​
Xử lý:
* Nếu HSMT có ràng buộc điều kiện: "KL mời thầu chỉ là tham khảo, Nhà thầu tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán KL của mình..." thì tất nhiên khi hiệu chỉnh lấy KL dự toán làm chuẩn để đưa về 1 MBằng KL.​

* Nếu HSMT k quy định ràng buộc trên thì:
+ Nếu sai lệch KL là quá lớn (ví dụ dự toán 10.000m3 nhưng mời thầu chỉ 1m3, chào thầu cũng 1m3): thì tuỳ thuộc vào từng tình huống con khác mag quyết định (ví dụ tất cả nhà thầu đều sai như vậy hay chỉ 1 nhà thầu hay chỉ 2/3 nhà thầu...). Cái này Tổ tư vấn sẽ phân tích rất kỹ và đòi hỏi có trình độ rất cao mới quyết định hợp tình thấu lý được.​
b. Nhà thầu sửa lại (đúng với KL dự toán) và có thể là báo hoặc k báo cho bên MT trước thời điểm đóng thầu.​
Xử lý:
Không cần hiệu chỉnh. Vì đã đúng với gốc KL dự toán.​

2. KL mời thầu đúng với dự toán nhưng lại không đúng KL trong bản vẽ thiết kế (có thể thừa hoặec thiếu). Case này xảy ra tình huống:
a. Nhà thầu dự thầu theo KL mời thầu:​
Xử lý:​
* Nếu HSMT có ràng buộc điều kiện: "KL mời thầu chỉ là tham khảo, Nhà thầu tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán KL của mình..." thì tất nhiên k cần hiệu chỉnh. Vì đã đúng với KL dự toán còn sai so với TKế thì nhà thầu ráng mà chịu. (Vì khi thi công nghiệm thu KL thực tế để thanh toán với gói thầu trọn gói ở VN ta theo kiểu: KL dự thầu tính thiếu so với thực tế NT ráng chịu, thừa so với thực tế thì bị cắt).​
* Nếu HSMT k quy định ràng buộc trên thì:
+ Nếu sai lệch KL là quá lớn (ví dụ theo đúng Tkế 10.000m3 nhưng mời thầu và dự thầu chỉ tính 1m3, chào thầu cũng 1m3): thì tuỳ thuộc vào từng tình huống con khác mag quyết định (ví dụ tất cả nhà thầu đều sai như vậy hay chỉ 1 nhà thầu hay chỉ 2/3 nhà thầu...). Cái này Tổ tư vấn sẽ phân tích rất kỹ và đòi hỏi có trình độ rất cao mới quyết định hợp tình thấu lý được.​

b. Nhà thầu tự sửa lại theo KL theo đúng bản vẽ thiết kế nhưng k thông báo sai sót của KLMT cho bên MT trước thời điểm đóng thầu.​
- Cũng tuỳ từng trường hợp cụ thể mới phân tích được như ở trên.​
**** Tóm lại, liên quan đến vấn đề các bạn nêu ra là vô vàn tình huống xảy ra. Tuỳ mỗi tình huống sẽ có cách giải quyết cụ thể khác nhau. Với 1 comment ngắn ngủi k thể trình bày hết. KHi nào rảnh rỗi mình sẽ viết thành file word để các bạn cùng nghiên cứu trao đổi sâu hơn.

Tuy nhiên có 1 nguyên tắc chung:
+ Trong quá trình đấu thầu nếu sự sai sót là quá lớn về giá trị gói thầu (sai lầm do dự toán, sai do mời thầu) mà nhà thầu phát hiện ra dưới nhiều hình thức (tbáo trước thời điểm đóng thầu, hoặc khi nộp thầu mới biết....) thì Luật quy định là tạm dừng đấu thầu, xem xét điều chỉnh lại dự toán, tổng dự toán, tổng mức đầu tư (nếu vượt) sau đó mới tiến hành đấu thầu lại nhằm tạo sự bình đẳng, chất lượng.
+ Còn Nhà thầu k phát hiện ra sai sót mà cũng để sai theo thì ráng mà chịu.​

*** Rất muốn các bạn cùng trao đổi, cùng nhau bổ sung kiến thức cho nhau! Thân ái! **
phubinhvna@gmail.com
 
Last edited by a moderator:
K

khongminhha

Guest
Quả thật nguyenphubinh rất am hiểu về lĩnh vực này. Hy vọng sẽ nhận được sự giải đáp của bạn trong các câu hỏi sắp tới (hiện tại chưa gặp vướng mắc cụ thể để hỏi).
Rất cảm ơn.
 
S

sonxdcb2007

Guest
Ý kiến của nguyenphubinh đưa ra hoàn toàn chính xác, tuy nhiên mình đang băn khoăn câu "khối lượng mời thầu chỉ là tham khảo" hiện nay còn chính xác không?
 

bth2018

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/8/07
Bài viết
23
Điểm thành tích
8
Các bạn thân mến, mình có vài ý kiến như sau:
Về nguyên tắc khi xét thầu thì căn cứ đánh giá HSDT là đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT hay không, và mọi sự "đưa về mặt bằng" chính là lấy theo HSMT.
Tình huống của bạn cotaco đưa ra, theo mình cần phân tích như sau:
1. Trường hợp HSMT không định nghĩa và quy định rõ vấn đề khối lượng thừa thiếu:
Thông thường thời gian lập HSDT là dài và kéo đến tận thời điểm đóng thầu về lý thuyết, nếu nhà thầu phát hiện ra các khối lượng thừa, thiếu thậm chí sai lệch lớn thì có thể làm văn bản yêu cầu làm rõ HSMT theo quy định tại Điều 34 Luật Đấu thầu. Nếu BMT đồng ý chỉnh sửa HSMT thì thực hiện các quy trình của việc chỉnh sửa và tất nhiên các tài liệu phát sinh sẽ là một bộ phận cấu thành của HSMT mới. Nếu BMT không đồng ý chỉnh sửa thì NT cứ làm theo đúng HSMT ban đầu. Nguyên tắc đánh giá HSDT theo Điều 28 LDDT.
2. Trường hợp HSMT quy định rõ việc đề xuất khối lượng thừa thiếu do NT phát hiện trong quá trình lập HSDT (như hạng mục công tác khảo sát trong đấu thầu tư vấn sau này sẽ rất phổ biến tình huống này)
NT hoàn toàn có quyền chủ động đề xuất việc thừa thiếu khối lượng. Tuy nhiên, trong HSMT chắc chắn đã có quy định rõ việc đưa về mặt bằng cũng như tiêu chuẩn đánh giá như thế nào rồi.
Theo mình tình huống bạn đưa ra chỉ phân tích vậy là đủ.
 

thach96x1

Thành viên mới
Tham gia
20/10/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Tôi gặp tình huống tương tự như của bạn cotaco đưa ra. Cụ thể: khối lượng mời thầu thiếu so với thiết kế, khi nhà thầu đề nghị bổ sung khối lượng tính thiếu mà không vượt giá gói thầu theo quyết định, thì trong báo cáo đánh giá xét thầu ở phụ lục IV: ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁ DỰ THẦU CỦA NHÀ THẦU thì làm thế nào ? Nhờ các bác tư vấn giúp. Cảm ơn nhiều
 
M

minhtuong

Guest
Tôi gặp tình huống tương tự như của bạn cotaco đưa ra. Cụ thể: khối lượng mời thầu thiếu so với thiết kế, khi nhà thầu đề nghị bổ sung khối lượng tính thiếu mà không vượt giá gói thầu theo quyết định, thì trong báo cáo đánh giá xét thầu ở phụ lục IV: ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁ DỰ THẦU CỦA NHÀ THẦU thì làm thế nào ? Nhờ các bác tư vấn giúp. Cảm ơn nhiều

Vẫn đánh giá về giá dự thầu bình thường theo qui định của HSMT.
Kiến nghị chủ đầu tư / bên mời thầu cùng với các bên liên quan như đơn vị thiết kế, lập dự toán xem xét khối lượng thiếu / thừa do nhà thầu đề xuất để có cơ sở báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định.

Vấn đề giải quyết vấn đề (khối lượng thừa/thiếu) sau đó còn tùy thuộc vào hình thức hợp đồng.
Chẳng hạn, theo NĐ 58CP, với hình thức HĐ trọn gói:
Đối với công việc xây lắp, trước khi ký kết hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc chủ đầu tư phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, chủ đầu tư cần báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế...
 

huetctt

Thành viên mới
Tham gia
10/6/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
49
Mấy hôm nay chúng ta bàn nhiều về "chào thừa, chào thiếu", hôm nay tôi muốn mọi người bàn về HSMT "Mời thừa, mời thiếu" nhé.
TRONG QUÁ TRÌNH XÉT THẦU, NẾU PHÁT HIỆN KHỐI LƯỢNG MỜI THẦU THỪA HOẶC KHỐI LƯỢNG MỜI THẦU THIẾU THÌ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG NÀY NHƯ THẾ NÀO HẢ CÁC BÁC?
NẾU XÉT THẦU THẤY KHỐI LƯỢNG MỜI THẦU THỪA THÌ CẮT ĐI VÀ THÔNG BÁO CHO CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NHÀ THẦU BIẾT ĐƯỢC KHÔNG?TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ NHÀ THẦU PHÁT HIỆN RA VÀ KHÔNG CHÀO KHỐI LƯỢNG ĐÓ, CÓ NHÀ THẦU KHÔNG PHÁT HIỆN RA VÀ ĐỂ NGUYÊN KL MỜI THẦU.
 

hdungsetco

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
Việc phát hiện khối lượng mời thầu thừa hoặc khối lượng mời thầu thiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng khi hợp đồng là trọn gói khi việc thanh toán cho nhà thầu chỉ phụ thuộc vào đơn giá khối lượng ký kết mà không phụ thuộc vào khối lượng thực tế thi công.
Thực tế cho thấy Nếu khối lượng mời thầu thừa so với bản vẽ thiết kế thì rất ít nhà thầu thắc mắc những điểm này (tuy nhiên điều này rất hiếm xảy ra vì thực tế khối lượng dự toán thường sẽ thiếu so với khối lượng thực tế do khối lượng thực tế thi công về sau sẽ ảnh hưởng đến cơm áo gạo tiền của nhà thầu nên nhà thầu thường là người bóc tách khối lượng chính xác nhất và kỹ nhất), nhà thầu sẽ không báo cáo chủ đầu tư vì thực tế họ sẽ làm ít mà được thanh toán cao. Trong trường hợp nhà thầu phát hiện khối lượng mời thầu thấp hơn khối lượng trong bản vẽ thì không được trực tiếp thêm vào khối lượng dự thầu mà phải tách thành hạng mục bổ sung tiên lượng để chủ đầu tư xem xét có các trường hợp (đối với trường hợp HSMT không thòng thêm nội dung là khối lượng mời thầu chỉ có giá trị tham khảo):

  • trường hợp 1:giá trị khối lượng bổ sung tiên lượng của nhà thầu chào lớn nhất không làm vượt giá gói thầu và không vượt tổng mức đầu tư, thì bên mời thầu chủ động quyết định, thông thường sẽ chấm cho nhà thầu có tổng giá trị phần khối lượng mời thầu và bổ sung tiên lượng thấp nhất trúng thầu.
  • Trường hợp 2: giá trị khối lượng trên làm vượt giá gói thầu nhưng không vượt tổng mức đầu tư, thì bên mời thầu phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định, thông thường phải huỷ đấu thầu để đơn vị thiết kế kiểm tra lại rồi thẩm tra đóng dấu...
  • Trường hợp 3: vượt Tổng mức đầu tư ===> cái naỳ là dự án đi bụi rồi bác ạ.
  • trường hợp 4: chủ đầu tư không xem xét bổ sung tiên lượng mà chỉ chấm thầu theo khối lượng mời thầu, sau đó mời nhà thầu trúng thầu vào thương thảo hợp đồng cộng thêm lời hứa cho tình yêu sẽ xem xét bổ sung hạng mục của công trình xem như phát sinh trong quá trình thi công dự án gì gì đó để bù đắp phần thiếu (nói ra tuy hơi lạ và mang chiều hướng tiêu cực nhưng lại là hình thức áp dụng nhiều nhất vì đơn giản và đảm bảo cho bên mời thầu của chủ đầu tư).
Tuỳ tính chất của dự án, sẽ áp dụng 1 trong các trường hợp nêu trên. Không biết bác nào có cao ý gì bổ sung thêm.
 

Top