tranlethuy
Thành viên mới
- Tham gia
- 30/9/08
- Bài viết
- 4
- Điểm tích cực
- 0
- Điểm thành tích
- 1
- Tuổi
- 41
Một sai lầm trong cảm xúc
Một ứng viên cho chức Tổng thống ra sức vận động tranh cử, ráo riết chạy đua vào vị trí này. Đối với họ, công danh là một mục tiêu, một lẽ sống quan trọng. Khi leo lên được vị trí đó rồi, người này được thỏa mãn về công danh và quyền lực, thấy được tầm quan trọng và vị thế của mình đối với người khác. Và nếu không đạt được, với họ đó sẽ là một thất bại lớn.
Nhưng, trong khi đó, việc cảm xúc cá nhân của ứng viên nọ không ảnh hưởng gì đến cảm xúc và những ý niệm của người khác. Nếu ứng viên kia thành công hay thất bại, sự thực với người khác cũng không đưa ra nhiều đánh giá hay cho rằng việc đó sẽ gây nên những cảm xúc quan trọng nơi người khác.
Thật vậy, với một chàng trai đang chinh phục một cô gái, thì cái quan trọng họ sẽ cần làm và hướng đến là giành và đạt được tình yêu từ phía cô gái kia. Cũng vậy, việc chàng trai thành công hay thất bại, sẽ làm cho chàng trai hạnh phúc hay đau khổ. Nhưng dù thế nào, cảm xúc của chàng trai cũng không phải là vấn đề quá hệ trọng đối với những người khác.
Cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, hay khổ đau thất vọng được sinh ra khi con người đạt được thành công hay bị thất bại. Mà sao lại xuất hiện những cảm giác như thế trong con người? Đó là vì, mỗi người trong sự phấn đấu của mình đều cho rằng, những kết quả mình sẽ đạt được, sẽ có giá trị và được đánh giá là quan trọng hay không quan trọng từ phía người khác. Mà trên thực tế, điều này không hoàn toàn như vậy.
Cụ thể hơn là, ví dụ, khi một người phấn đấu cho một chức vụ họ nào đó có vị thế trong xã hội, tự họ nghĩ rằng, khi mình ngồi ở vị trí đó, mình sẽ được xã hội nể trọng. Và nếu ông ta thất bại, cảm giác đau khổ sẽ tràn ngập, vì ông ta cho rằng mình sẽ kém giá trị. Thực ra, đối với con mắt của người khác, việc ông thành công hay thất bại thì mọi người cũng không phán xét và đánh giá nhiều gì ông. Sự sung sướng hay khổ đau chính là những ý niệm cảm xúc mà ông đã tự quy định và áp đặt cho mình.
Cũng thế, khi một chàng trai thất bại trong việc chinh phục một cô gái, chàng trai này sẽ đau khổ vì nghĩ rằng mình kém cỏi, tầm thường. Thực ra không phải thế, bên ngoài xã hội chẳng mấy khi đánh giá về việc đó, xã hội không phán xét, không bao giờ cho rằng chàng trai là tầm thường kém cỏi. Chính ý niệm về cảm xúc sai lầm đã tự hủy diệt tâm hồn của chàng trai.
Sự việc trên còn cho thấy một điều: Với mỗi người, có một mục tiêu khác nhau và mục tiêu đó với họ là quan trọng. Tuy nhiên, đó có thể là điều mà người khác coi là bình thường, hờ hững, không đáng quan tâm. Chức Tổng thống với người này là rất quan trọng, là số 1, là nhất trên đời, nhưng với người kia thực sự nó không có ý nghĩa gì cả. Ngược lại, cô gái mà người này hằng yêu thương là quan trọng, là số 1 đối với người này, nhưng với người khác, thực sự cũng không có ý nghĩa gì cho lắm.
Một người nghĩ mình giỏi, đôi khi là do họ tự nghĩ mình giỏi, chỉ là cảm xúc và đánh giá cá nhân, không hoàn toàn bởi sự công nhận của những người khác.
"Thích nói ra những cái hay, cái tốt của mình cho người khác biết, đó là tâm lý thường tình của con người. Vì người ta nghĩ rằng, những điều đó làm cho họ tăng thêm giá trị và khiến người khác phải nể phục. Tâm lý thèm khát sự cảm phục của người khác là tâm lý rất mãnh liệt của con người"(*).
"Người hiếu danh thường khoe khoang về mình. Bởi vậy, không nói về mình cho người khác biết nghĩa là chúng ta không hiếu danh, không mong muốn được kính trọng. Chữ danh ngoài nghĩa là tên còn có nghĩa là tiếng khen, là danh dự, là sự cảm phục trong lòng người khác. Thói thường, con người chúng ta hay mắc một bệnh, bệnh thèm khát sự cảm phục của người khác. Nhiều khi vì sự thèm khát ấy trỗi dậy quá mãnh liệt, người ta đã giả mạo, đã bịa đặt bao nhiêu chuyện để lừa dối mọi người. Sự cảm phục về người này chỉ xuất hiện trong tâm người kia nhưng có thể làm cho họ sung sướng khi biết người khác cảm phục mình. Đều này có sức mạnh thật ghê gớm. Trong cuộc đời, người ta theo đuổi rất nhiều thứ: tiền bạc, tình yêu, danh lợi…Trong đó, thèm muốn sự cảm phục của người khác cũng là điều khiến con người đuổi theo một cách dữ dội. Đây cũng có thể xem là nhu cầu của con người, một nhu cầu rất tai hại"(**).
Việc nghĩ mình là giỏi, hay tự công nhận mình giỏi là một cách thức đánh lừa chính mình, bởi từ đó, con người sẽ sống trong cảm giác sung sướng, thấy mình là quan trọng, có giá trị. Đây là cảm xúc rất nguy hiểm, lâu dần sẽ nảy sinh sự kiêu mạn và dần dần dẫn tới đổ vỡ về nhân cách.
Cuối cùng, xã hội chỉ đánh giá hay phán xét một cá nhân, dựa trên những đóng góp, những lợi ích và ảnh hưởng thực sự trong quá trình sống và cống hiến của họ. Ngoài ra, tất cả những ý niệm xúc cảm cũa mỗi cá nhân này, trớ trêu thay, thường là tự chính mỗi cá nhân tự dựng lên, vẽ ra, quy định và bám víu vào đó.
(*),( **): Tâm lý đạo đức – Thượng tọa Thích Chân Quang)
Một ứng viên cho chức Tổng thống ra sức vận động tranh cử, ráo riết chạy đua vào vị trí này. Đối với họ, công danh là một mục tiêu, một lẽ sống quan trọng. Khi leo lên được vị trí đó rồi, người này được thỏa mãn về công danh và quyền lực, thấy được tầm quan trọng và vị thế của mình đối với người khác. Và nếu không đạt được, với họ đó sẽ là một thất bại lớn.
Nhưng, trong khi đó, việc cảm xúc cá nhân của ứng viên nọ không ảnh hưởng gì đến cảm xúc và những ý niệm của người khác. Nếu ứng viên kia thành công hay thất bại, sự thực với người khác cũng không đưa ra nhiều đánh giá hay cho rằng việc đó sẽ gây nên những cảm xúc quan trọng nơi người khác.
Thật vậy, với một chàng trai đang chinh phục một cô gái, thì cái quan trọng họ sẽ cần làm và hướng đến là giành và đạt được tình yêu từ phía cô gái kia. Cũng vậy, việc chàng trai thành công hay thất bại, sẽ làm cho chàng trai hạnh phúc hay đau khổ. Nhưng dù thế nào, cảm xúc của chàng trai cũng không phải là vấn đề quá hệ trọng đối với những người khác.
Cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, hay khổ đau thất vọng được sinh ra khi con người đạt được thành công hay bị thất bại. Mà sao lại xuất hiện những cảm giác như thế trong con người? Đó là vì, mỗi người trong sự phấn đấu của mình đều cho rằng, những kết quả mình sẽ đạt được, sẽ có giá trị và được đánh giá là quan trọng hay không quan trọng từ phía người khác. Mà trên thực tế, điều này không hoàn toàn như vậy.
Cụ thể hơn là, ví dụ, khi một người phấn đấu cho một chức vụ họ nào đó có vị thế trong xã hội, tự họ nghĩ rằng, khi mình ngồi ở vị trí đó, mình sẽ được xã hội nể trọng. Và nếu ông ta thất bại, cảm giác đau khổ sẽ tràn ngập, vì ông ta cho rằng mình sẽ kém giá trị. Thực ra, đối với con mắt của người khác, việc ông thành công hay thất bại thì mọi người cũng không phán xét và đánh giá nhiều gì ông. Sự sung sướng hay khổ đau chính là những ý niệm cảm xúc mà ông đã tự quy định và áp đặt cho mình.
Cũng thế, khi một chàng trai thất bại trong việc chinh phục một cô gái, chàng trai này sẽ đau khổ vì nghĩ rằng mình kém cỏi, tầm thường. Thực ra không phải thế, bên ngoài xã hội chẳng mấy khi đánh giá về việc đó, xã hội không phán xét, không bao giờ cho rằng chàng trai là tầm thường kém cỏi. Chính ý niệm về cảm xúc sai lầm đã tự hủy diệt tâm hồn của chàng trai.
Sự việc trên còn cho thấy một điều: Với mỗi người, có một mục tiêu khác nhau và mục tiêu đó với họ là quan trọng. Tuy nhiên, đó có thể là điều mà người khác coi là bình thường, hờ hững, không đáng quan tâm. Chức Tổng thống với người này là rất quan trọng, là số 1, là nhất trên đời, nhưng với người kia thực sự nó không có ý nghĩa gì cả. Ngược lại, cô gái mà người này hằng yêu thương là quan trọng, là số 1 đối với người này, nhưng với người khác, thực sự cũng không có ý nghĩa gì cho lắm.
Một người nghĩ mình giỏi, đôi khi là do họ tự nghĩ mình giỏi, chỉ là cảm xúc và đánh giá cá nhân, không hoàn toàn bởi sự công nhận của những người khác.
"Thích nói ra những cái hay, cái tốt của mình cho người khác biết, đó là tâm lý thường tình của con người. Vì người ta nghĩ rằng, những điều đó làm cho họ tăng thêm giá trị và khiến người khác phải nể phục. Tâm lý thèm khát sự cảm phục của người khác là tâm lý rất mãnh liệt của con người"(*).
"Người hiếu danh thường khoe khoang về mình. Bởi vậy, không nói về mình cho người khác biết nghĩa là chúng ta không hiếu danh, không mong muốn được kính trọng. Chữ danh ngoài nghĩa là tên còn có nghĩa là tiếng khen, là danh dự, là sự cảm phục trong lòng người khác. Thói thường, con người chúng ta hay mắc một bệnh, bệnh thèm khát sự cảm phục của người khác. Nhiều khi vì sự thèm khát ấy trỗi dậy quá mãnh liệt, người ta đã giả mạo, đã bịa đặt bao nhiêu chuyện để lừa dối mọi người. Sự cảm phục về người này chỉ xuất hiện trong tâm người kia nhưng có thể làm cho họ sung sướng khi biết người khác cảm phục mình. Đều này có sức mạnh thật ghê gớm. Trong cuộc đời, người ta theo đuổi rất nhiều thứ: tiền bạc, tình yêu, danh lợi…Trong đó, thèm muốn sự cảm phục của người khác cũng là điều khiến con người đuổi theo một cách dữ dội. Đây cũng có thể xem là nhu cầu của con người, một nhu cầu rất tai hại"(**).
Việc nghĩ mình là giỏi, hay tự công nhận mình giỏi là một cách thức đánh lừa chính mình, bởi từ đó, con người sẽ sống trong cảm giác sung sướng, thấy mình là quan trọng, có giá trị. Đây là cảm xúc rất nguy hiểm, lâu dần sẽ nảy sinh sự kiêu mạn và dần dần dẫn tới đổ vỡ về nhân cách.
Cuối cùng, xã hội chỉ đánh giá hay phán xét một cá nhân, dựa trên những đóng góp, những lợi ích và ảnh hưởng thực sự trong quá trình sống và cống hiến của họ. Ngoài ra, tất cả những ý niệm xúc cảm cũa mỗi cá nhân này, trớ trêu thay, thường là tự chính mỗi cá nhân tự dựng lên, vẽ ra, quy định và bám víu vào đó.
(*),( **): Tâm lý đạo đức – Thượng tọa Thích Chân Quang)