Một số điểm lưu ý trong thông tư 05/2009/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình

  • Khởi xướng Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
L

levinhxd

Guest
Một số điểm lưu ý trong thông tư 05/2009 về hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình, khi đọc có thể mọi người không để ý rõ, mình post ra đây để tiện theo dõi:
1. Thông tư này hướng dẫn điều chỉnh từ ngày 01/01/2009
2. Điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng (nơi xây dựng công trình) quy định tại Nghị định 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008
3. Hệ số điều chỉnh máy đã tính cho giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm tháng 01/2009
4. Nếu đã điều chỉnh dự toán theo thông tư 03/2008/TT-BXD, khi thực hiện điều chỉnh dự toán theo mức lương tối thiểu vùng mới thì xác định bằng hệ số điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng mới quy định trong Phụ lục thông tư 05/2009 chia cho hệ số điều chỉnh đã sử dụng theo thông tư 03/2008 (áp dụng cho trường hợp bù giá)
5. Hiệu lực của thông tư là 45 ngày kể từ ngày ký (cái này đọc mà mình cũng chưa hiểu là để làm gì???)
 

File đính kèm

5. Hiệu lực của thông tư là 45 ngày kể từ ngày ký (cái này đọc mà mình cũng chưa hiểu là để làm gì???)

Thứ nhất pác nói sai, thứ hai pác chưa hiểu (tui cũng hiểu sơ sơ).

*Thứ nhất: Nói như pác thì TT này tồn tại có 45 ngày. Nguyên văn phải là " Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký"
*Thứ hai tại sao nói như vậy: Vì theo tôi được biết TT là văn bản quy phạm pháp luật nên không phải ngày ký cũng là ngày hiệu lực. Phải có một khoảng thời gian "chờ" đăng công báo, chuyển cho các cơ quan đơn vị liên quan theo phân cấp. Giả sử ký hôm qua (15/4) và có hiệu lực luôn thì tỉnh-thành phố - Sở ban ngành có biết đâu mà tính hiệu lực. Mấy "ổng" biết qua đường công văn (chúng ta biết là do "rò rỉ thông tin). Tôi không nhớ chính xác lắm nhưng Hiến pháp, NĐịnh, TT và nhiều loại văn bản khác nhà nước có quy định tính hiệu lực của văn bản đó sau bao nhiêu ngày ký đấy ạ. Cái này hỏi pác TA. Túm lại sau 45 ngày là quy định của nhà nước.
 
5 Hiệu lực của thông tư là 45 ngày kể từ ngày ký (cái này đọc mà mình cũng chưa hiểu là để làm gì???)

Nguyên văn của nó là Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký vậy mà Levinh viết thành Hiệu lực của thông tư là 45 ngày kể từ ngày ký vì vậy ý nghĩa sẽ khác nhau.

Về cái quy định về hiệu lực thi hành không biết ở đâu nhỉ? Cái nghị định 33/2009/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu chung cũng có hiệu lực thi hành sau 45 ngày.
 
Thời hạn hiệu lực thi hành của văn bản pháp luật

Nguyên văn của nó là Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký vậy mà Levinh viết thành Hiệu lực của thông tư là 45 ngày kể từ ngày ký vì vậy ý nghĩa sẽ khác nhau.

Về cái quy định về hiệu lực thi hành không biết ở đâu nhỉ? Cái nghị định 33/2009/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu chung cũng có hiệu lực thi hành sau 45 ngày.

Về quy định hiệu lực thi hành các văn bản pháp luật tham chiếu Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 của Quốc hội. Cụ thể quy định tại Điều 78 Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật :
1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.
Chính phủ quy định cụ thể về Công báo.
Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo toàn văn của Luật (file đính kèm) và tìm hiểu thêm các hướng dẫn khác có liên quan.
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Cac bac ui! co bac nao co bang luong moi theo tt 05 chua?( em dang ko biet ap dung muc luong moi doi voi thang luong nhan cong bac 7 nhu the nao? hic hic .... Ai biet chi dum em voi nha! Thanks!

-------------------------------
BQL: Bạn chú ý viết bài tiếng Việt có dấu nhé.
 
Last edited by a moderator:
Cac bac ui! co bac nao co bang luong moi theo tt 05 chua?( em dang ko biet ap dung muc luong moi doi voi thang luong nhan cong bac 7 nhu the nao? hic hic .... Ai biet chi dum em voi nha! Thanks!
Bạn lấy mức lương tối thiểu vùng * hệ số trong bảng hệ số lương thôi
 

File đính kèm

Cam on bac nha! Em hieu nhu the nay bac xem co dung ko nha:
VD: Nhân công bậc 1: [FONT=.VnArial]37.263,46 (cong/ ngay)[/FONT]
[FONT=.VnArial](Theo huong dan dieu chinh du toan XDCT: thi he so dieu chinh nhan cong doi voi vung IV la: 1,44[/FONT]
[FONT=.VnArial]thi : 37.263,46 x 1,44 la xong ah?[/FONT]
 
Cam on bac nha! Em hieu nhu the nay bac xem co dung ko nha:
VD: Nhân công bậc 1: [FONT=.VnArial]37.263,46 (cong/ ngay)[/FONT]
[FONT=.VnArial](Theo huong dan dieu chinh du toan XDCT: thi he so dieu chinh nhan cong doi voi vung IV la: 1,44[/FONT]
[FONT=.VnArial]thi : 37.263,46 x 1,44 la xong ah?[/FONT]
Thông tư 05/2009/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh:
Đối với dự toán xây dựng công trình được lập theo các bộ đơn giá xây dựng công trình của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tính với mức lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, với cấp bậc tiền lương theo bảng lương A.1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ...
Như vậy, chi phí nhân công trong dự toán chi phí xây dựng theo như quy định trên thì mới áp dụng hệ số điều chỉnh trong thông tư 05/2009/TT-BXD.
Như ví dụ của bạn nêu trên thì bạn xem lại là giá nhân công này được tính trên cơ sở mức lượng tối thiểu là bao nhiêu và thuộc lĩnh vực nào?...
 
Chú ý khi sử dụng các Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán 03 và 05

Khi thay đổi mức lương tối thiểu vùng thì thường có các thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán, trước thông tư 05 thì có thông tư 03. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ sư hành nghề "điều chỉnh" thì Thông tư 05 đã có hướng dẫn tại điểm 2 mục II như sau:

2. Trường hợp dự toán xây dựng công trình lập theo quy định tại điểm 1 của mục này đã điều chỉnh theo hướng dẫn của Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng. Khi thực hiện điều chỉnh dự toán theo mức lương tối thiểu vùng mới thì chi phí nhân công và máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng, chi phí nhân công trong dự toán chi phí khảo sát xây dựng được nhân tiếp hệ số điều chỉnh tương ứng xác định bằng hệ số điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng mới quy định trong phụ lục kèm theo Thông tư này chia cho hệ số điều chỉnh đã sử dụng để điều chỉnh theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/1/2008 của Bộ Xây dựng.
Mọi người chú ý đến điều này nhé!
 
Thông tư 05/2009/TT-BXD có điểm này tôi không rõ. Tôi nghĩ có sự nhầm lẫn trong thông tư. Các bác góp ý thêm:
Mục: Danh mục các địa bàn áp dụng lương tối thiếu
Mục Vùng II: Câu: Các thành phố thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại Vùng II)
Tôi nghĩ câu này là: Các thành phố thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại Vùng I) thì đúng hơn
 
Thông tư 05/2009/TT-BXD có điểm này tôi không rõ. Tôi nghĩ có sự nhầm lẫn trong thông tư. Các bác góp ý thêm:
Mục: Danh mục các địa bàn áp dụng lương tối thiếu
Mục Vùng II: Câu: Các thành phố thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại Vùng II)
Tôi nghĩ câu này là: Các thành phố thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại Vùng I) thì đúng hơn

Các quận của Thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt ( thành phố trực thuộc Trung ương ). Điều này ta không bàn đến.

Vùng 2: Bạn chú ý sẽ thấy rằng các thành phố ở vùng 2 như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là đô thị loại 1 ( trực thuộc trung ương ). Các thành phố còn lại đều là các đô thị phát triển như Hạ Long, Biên Hòa, Vũng tàu, Thủ Dầu Một nên được phân vào vùng 2

Vùng 3 : Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại ( trừ các thành phố đã nêu ở vùng II ) là những đô thị nhưng tốc độ phát triển, điều kiện kinh tế, xã hội thấp hơn vùng 1 và 2.
 
Các bác cho em hoi tí, theo thông tư 05/2009/TT-BXD thì trong dự toán khảo sát xây dựng chi điều chỉnh hệ số chi phí NC, thế còn hệ số điều chỉnh chi phí MTC thì không điều chỉnh ạ?
 
Các bác cho em hoi tí, theo thông tư 05/2009/TT-BXD thì trong dự toán khảo sát xây dựng chi điều chỉnh hệ số chi phí NC, thế còn hệ số điều chỉnh chi phí MTC thì không điều chỉnh ạ?
Bạn đọc kỹ lại các văn bản nhé. không phải là chỉ nguyên thông tư 05/2009 trong phần khảo sát có hệ số chi phí NC mà không có hệ số điều chỉnh chi phí MTC mà tất cả các thông tư về việc hướng dãn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đều cũng chỉ có hệ số điều chỉnh NC thôi.
Nguyên nhân : Bạn đọc trong phần thuyết minh của tập đơn giá khảo sát sẽ rõ.
Trích :
" c) Chi phí sử dụng máy, thiết bị : Bao gồm chi phí khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa máy, chi phí khác của máy. Trong chi phí sử dụng máy không gồm chi phí nhân công điều khiển máy và chi phí nhiên liệu vì hai khoản chi phí này đã được tính trong chi phí vật liệu và chi phí nhân công"
 
Xin anh em diễn đàn góp ý và BQT hỏi thêm Bộ Xây dựng hướng dẫn thêm Thông tư 05/2009 về cách tính bù giá NC, MTC của gói thầu đang triển khai thi công, cụ thể như sau:
1. Gói thầu đã trúng thầu và đang triển khai thi công, khi dự thầu đơn vị dự thầu có quyền nâng hệ số nhân công, hệ số máy thi công (do điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên) nhưng hợp lý và giảm chi phí vật liệu, để dưới giá gói thầu mới được trúng thầu. Vậy khi bù giá theo TT05/2009 thì:
*PA1: bù giá NC & MTC trên cơ sở đơn giá chi tiết đã trúng thầu.
*PA2: bù giá NC & MTC trên cơ sở dự toán đã được duyệt.
2. Phân tích:
* Với PA1: Khi tính bù giá NC và MTC sẽ cao, vì đơn giá chi tiết nhà thầu đã cộng thêm 01 hệ số điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên khó khăn,....
* Với PA2: Khi tính bù giá NC và MTC sẽ thấp, vì khi dự thầu muốn trúng thầu thì đơn vị dự thầu phải bỏ giá vật liệu thấp và NC + MTC cao, vậy ai bù cho vật liệu.
Theo đó thì không được công bằng với đơn vị bỏ giá vật liệu cao mà giá NC + MTC thấp nay lại được bù.
 
Xin anh em diễn đàn góp ý và BQT hỏi thêm Bộ Xây dựng hướng dẫn thêm Thông tư 05/2009 về cách tính bù giá NC, MTC của gói thầu đang triển khai thi công, cụ thể như sau:
1. Gói thầu đã trúng thầu và đang triển khai thi công, khi dự thầu đơn vị dự thầu có quyền nâng hệ số nhân công, hệ số máy thi công (do điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên) nhưng hợp lý và giảm chi phí vật liệu, để dưới giá gói thầu mới được trúng thầu. Vậy khi bù giá theo TT05/2009 thì:
*PA1: bù giá NC & MTC trên cơ sở đơn giá chi tiết đã trúng thầu.
*PA2: bù giá NC & MTC trên cơ sở dự toán đã được duyệt.
2. Phân tích:
* Với PA1: Khi tính bù giá NC và MTC sẽ cao, vì đơn giá chi tiết nhà thầu đã cộng thêm 01 hệ số điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên khó khăn,....
* Với PA2: Khi tính bù giá NC và MTC sẽ thấp, vì khi dự thầu muốn trúng thầu thì đơn vị dự thầu phải bỏ giá vật liệu thấp và NC + MTC cao, vậy ai bù cho vật liệu. Theo đó thì không được công bằng với đơn vị bỏ giá vật liệu cao mà giá NC + MTC thấp nay lại được bù.
3. Suy luận:
Để công bằng, theo mình nghĩ: Trước khi tính bù giá theo TT05/2009, nên tính cụ thể như sau:
- Tính bù giá theo dự toán, vì nhà nước tính bù trên cơ sở đơn giá dự toán đã được duyệt nhân hệ số giảm giá đã được trúng thầu.
- Sau đó cộng phần chênh lệch giá NC + MTC mà nhà thầu đã dự thầu và đã được phê duyệt trúng thầu (chú ý cộng giá trị chứ công phải nhân hệ số).
4. Vậy phương án nào đúng và suy luận như vậy có đúng không. Xin trả lời gấp.
 
Xin anh em diễn đàn góp ý và BQT hỏi thêm Bộ Xây dựng hướng dẫn thêm Thông tư 05/2009 về cách tính bù giá NC, MTC của gói thầu đang triển khai thi công, cụ thể như sau:
1. Gói thầu đã trúng thầu và đang triển khai thi công, khi dự thầu đơn vị dự thầu có quyền nâng hệ số nhân công, hệ số máy thi công (do điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên) nhưng hợp lý và giảm chi phí vật liệu, để dưới giá gói thầu mới được trúng thầu. Vậy khi bù giá theo TT05/2009 thì:
*PA1: bù giá NC & MTC trên cơ sở đơn giá chi tiết đã trúng thầu.
*PA2: bù giá NC & MTC trên cơ sở dự toán đã được duyệt.
2. Phân tích:
* Với PA1: Khi tính bù giá NC và MTC sẽ cao, vì đơn giá chi tiết nhà thầu đã cộng thêm 01 hệ số điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên khó khăn,....
* Với PA2: Khi tính bù giá NC và MTC sẽ thấp, vì khi dự thầu muốn trúng thầu thì đơn vị dự thầu phải bỏ giá vật liệu thấp và NC + MTC cao, vậy ai bù cho vật liệu. Theo đó thì không được công bằng với đơn vị bỏ giá vật liệu cao mà giá NC + MTC thấp nay lại được bù.
3. Suy luận:
Để công bằng, theo mình nghĩ: Trước khi tính bù giá theo TT05/2009, nên tính cụ thể như sau:
- Tính bù giá theo dự toán, vì nhà nước tính bù trên cơ sở đơn giá dự toán đã được duyệt nhân hệ số giảm giá đã được trúng thầu.
- Sau đó cộng phần chênh lệch giá NC + MTC mà nhà thầu đã dự thầu và đã được phê duyệt trúng thầu (chú ý cộng giá trị chứ công phải nhân hệ số).
4. Vậy phương án nào đúng và suy luận như vậy có đúng không. Xin trả lời gấp.
Trong TT05/2009/TT-BXD có ghi: Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2009 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng. Do vậy, nếu đơn giá dự thầu do nhà thầu đã được chấp thuận thì việc thực hiện TT05/2009/TT-BXD sẽ điều chỉnh trên cơ sở đơn giá chi tiết đã trúng thầu và thông thường, nếu nhà thầu có chiết tính đơn giá trong HSDT thì cách điều chỉnh mà nhiều CĐT áp dụng hiện nay căn cứ vào đơn giá chi tiết đã trúng thầu.
 
Tôi thấy trong thông tư 05 có nói điều chỉnh dự toán từ ngày 01/01/2009 đối với nhưng khối lượng còn lại của công trình, gói thầu. Vậy những công trình làm mới vào thời điểm tháng 2/2009 đến tháng 4/2009 thì khi quyết toán có được điều chỉnh hệ số NC và M không? Vì tôi thấy hiệu lực của thông tư này là ngày 30/5/2009.
 
Trong trường hợp này vẫn được điều chỉnh hệ số NC và M bạn ạ. Vì thời điểm áp dụng của thông tư 05/2009 là từ ngày 1/1/2009 còn mốc 30/5/2009 là hiệu lực của thông tư.
 
QUYẾT ĐỊNH Số : 67 /2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2009 CỦA UBND TP. Hồ Chí Minh, Ban hành quy định về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình áp dụng
theo Thông tư số 05/2009/TT-BXD, ngày 15 tháng 4 năm 2009
của Bộ Xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25-9-2009
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top