Một số ý kiến về hệ số K trong san nền đất

wepro

Thành viên năng động
Tham gia
27/9/08
Bài viết
62
Điểm thành tích
8
- Hệ số đầm nén K là tỷ số giữa khối lượng thể tích khô của vật liệu đó tại hiện trường và khối lượng thể tích khô trong phòng thí nghiệm sau khi đã hiệu chỉnh tại hiện trường các yếu tố như thanh phần hạt. Để xác định hệ số K chính xác thì cơ bản phải xác định mình phải thi nghiệm dầm nén theo tiêu chuẩn nào (vì có có đầm nén TC và cải tiến... ) để công đầm nén trong phòng phải phù hợp với công dầm nén thực tế ngoài hiện trường (công đầm nén thực tế ngoài hiện trường được xác định thông qua qui mô, cấp hạng CT mà chủ nhiệm đồ án QĐ)
-
Để kiểm tra chất lượng đầm nén ngoài hiện trường dùng độ chặt K
K.GIF


-K được gọi là hệ số đầm nén.Trị số K được quy định trên cơ sở khảo sát độ chặt của đất trong những nền đường cũ đã sử dụng lâu năm mà vẫn ổn định, trong các điều kiện khác nhau về địa hình, loại đất, loại mặt đường và khu vực khí hậu. Tùy thuộc vào tính chất, tầm quan trọng của mỗi loại công trình cũng như vị trí của mỗi tầng lớp trong nền đường mà lựa chọn trị số K khác nhau.
- Tùy thuộc vào tính chất, tầm quan trọng của mỗi loại công trình cũng như vị trí của mỗi tầng lớp mà lựa chọn trị số K khác nhau. Hệ số đầm nén có thể tham khảo bảng sau (Theo TCVN4054-05):
Loi nn đường
Độ sâu tính từ đáy kết cấu áo đường xuống
Độ chặt(theo Proctor tiêu chuẩn)
Đường ô tô có V40km/h
Đường ô tô có V<40km/h
Đắp
Khi kết cấu áo đường dày trên 60cm
30 cm
≥0.98
≥0.95
Khi kết cấu áo đường dày dưới 60cm
50 cm
≥0.98
≥0.95
Bên dưới chiều sâu kể trên
≥0.95
≥0.90
Nền đào và không đào không đắp
30 cm
≥0.98
≥0.95


-
 

baoercheng.upvc

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/10/08
Bài viết
48
Điểm thành tích
8
Bên em sản xuất ống UPVC đường kính lớn (300mm - 3500mm). Đường ống được chôn trực tiếp. Yêu cầu quan trọng nhất cũng liên quan đến hệ số K này. Đường ống được chôn ở độ sâu 70cm tính từ đỉnh ống. Yêu cầu hệ số đầm nén K80 trở lên. Đây là sản phẩm công nghệ mới - công nghệ cuốn xoắn ốc, dùng thay thế đường ống BTCT trong ngành thoát nước.
 

phuocbinh99

Thành viên mới
Tham gia
19/9/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Độ chặt san nền
Cho mình hỏi kiểm tra độ chặt san nền dùng TCVN 4447-87 với quy định 200-400m3 kiểm tra 1 điểm chiều dày 30 cm và dùng phương pháp rót cát có đúng không vậy cả nhà . Vì Công trình Khu công nghiệp nên khối lượng đất san lắp rất lớn
Mong hồi âm sớm
 

lenam2212

Thành viên mới
Tham gia
30/1/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Các bác cho em hỏi: phần sân đường bê tông trong mặt bằng công trình thì tính vào loại hạ tầng hay giao thông
 

densau1nguoi86

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/10/08
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
Tuổi
37
Các bác cho em hỏi: phần sân đường bê tông trong mặt bằng công trình thì tính vào loại hạ tầng hay giao thông
Nó là thuộc phần Hạ tầng kỹ thuật bác ạ. Bên em cũng làm mấy công trình làm đường mà.:D
 

mrduong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/7/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Các bác ơi!
Em đang làm cái nhà cao tầng có thiết kế độ chặt đất lấp K=0.95, em thấy thực tế thi công để đạt được độ chặt này thật là khó quá!
Mong có bác nào nhiều kinh nghiệm về công tác đất chỉ dẫn em vài chiêu để em thi công đạt độ chặt này, hoặc giới thiệu cho em xem có tiêu chuẩn nào, trong trường hợp nào được phép hạ tháp hệ số đầm chặt xuống hay không?
 

lethanhgiang

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/3/09
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Độ chặt san nền
Cho mình hỏi kiểm tra độ chặt san nền dùng TCVN 4447-87 với quy định 200-400m3 kiểm tra 1 điểm chiều dày 30 cm và dùng phương pháp rót cát có đúng không vậy cả nhà . Vì Công trình Khu công nghiệp nên khối lượng đất san lắp rất lớn
Mong hồi âm sớm
- Theo tôi nghĩ và thực tế chúng tôi đã làm thì ta có rất nhiều phương pháp kiểm tra độ chặt K nhưng thông thường người ta hay dùng phương pháp rót cát để xác định độ chặt K. còn chiều dày đắp là chiều dày theo tiêu chuẩn 25 cm - 30 cm thì đắp 1 lớp, như vậy bạn phải kiểm tra độ chặt từng lớp 1 từ dưới lên trên theo thứ tự, và cứ 200 - 400 m3 bạn phải kiểm tra 1 điểm( theo Tiêu chuẩn) Tất cả các thủ tục hồ sơ nghiệm thu bạn phải làm như vậy mới đúng quy trình quy phạm còn thực tế thì người ta có thể lấy khác bạn à ( bạn có thể dùng kinh nghiệm của mình theo mắt thường nhìn để tìm ra chỗ có độ chặt lớn nhất và thấp nhất để kiểm tra trên sân nếu đảm bảo thì làm còn ko thi đầm tiếp.)

Các bác ơi!
Em đang làm cái nhà cao tầng có thiết kế độ chặt đất lấp K=0.95, em thấy thực tế thi công để đạt được độ chặt này thật là khó quá!
Mong có bác nào nhiều kinh nghiệm về công tác đất chỉ dẫn em vài chiêu để em thi công đạt độ chặt này, hoặc giới thiệu cho em xem có tiêu chuẩn nào, trong trường hợp nào được phép hạ tháp hệ số đầm chặt xuống hay không?
- Để đắp đất độ chặt K 95 la không khó có một số vấn đề bạn cần quan tâm như sau:
+ Bạn xem đất bạn dùng để đắp có đúng loại đất mà bạn đem đi thí nghiệm ko.( độ chặt tiêu chuẩn). nếu không đúng loại đất đó bạn nên lấy mẫu lại hiện trường để xác định lại các chi tiêu cơ lý của đất thì mới có thể làm được bạn à)
+ Bạn phải kiểm tra độ ẩm của đất có đảm bảo để đắp ko?( trong thí nghiệm cơ lý của đất có xác định độ ẩm tiêu chuẩn đó).
+ Bạn kiểm tra lại lượt điểm mà lu đã chạy qua theo định mức đã đủ chưa.
+ Còn độ K thì theo thiết kế cần phải đảm bảo không thay đổi được đâu.
 
Last edited by a moderator:
Q

quachnamtan

Guest
thi nghiem vien.

Điều tôi băn khoăn ở đây là khi đi đo độ chặt K 95 của khu công nghiệp X (tp Huế) phòng thi nghiệm đưa ra hệ số dung trong tự nhiên của cát tiêu chuẩn là 1,5. Nhưng khi về phòng thí nghiệm kiểm định lại thi đúng loại cát đó, đo đi đo lại hệ số dung trong tự nhiên của cát tiêu chuẩn trên chỉ là 1,35.Vậy liệu độ chặt có thực sự chính xác nửa hay không khi có sự chênh lệch đó.x(
 

lethanhgiang

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/3/09
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Điều tôi băn khoăn ở đây là khi đi đo độ chặt K 95 của khu công nghiệp X (tp Huế) phòng thi nghiệm đưa ra hệ số dung trong tự nhiên của cát tiêu chuẩn là 1,5. Nhưng khi về phòng thí nghiệm kiểm định lại thi đúng loại cát đó, đo đi đo lại hệ số dung trong tự nhiên của cát tiêu chuẩn trên chỉ là 1,35.Vậy liệu độ chặt có thực sự chính xác nửa hay không khi có sự chênh lệch đó.x(
Theo mình biết và đã từng thi công khi san lấp với khối lượng lớn thì theo quy định cứ 200 m3 tại hiện trường thì phải lấy mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý lại một lần ( lấy mẫu hiện trường). như bạn nói dung trọng tự nhiên của cát tiêu chuẩn mà là 1,5 trong khi cát hiện trường là 1,35, khi kiểm tra độ chặt hiện trường bạn chia cho dung trọng 1,5 mà nền đắp vẫn đạt K95 thì tốt quá. bạn thử chia lại cho dung trọng 1,35 xem độ chặt có lớn hơn K95 không? tôi chắc chắn là lơn hơn K95 yêu cầu đó, như vậy là rất thiệt cho nhà thầu, vì vậy cả nhà thầu, TVGS, CĐT và đơn vị thí nghiệm phải kiểm tra vật liệu tại hiện trường theo tiêu chuẩn tránh trường hợp vật liệu không đạt yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý để đắp theo thiết kế, hoặc các chỉ tiêu cơ lý sai khác với mẫu thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vật liệu vào thi công đại trà.
 

trần mạnh cường

Thành viên mới
Tham gia
25/6/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Theo quan diem cua toi, trong thiet ke hien nay dang ton tai mot van de rat khong ro rang khong hieu cac can bo thiet ke cua ta chua hieu ban chat va mo ho ve chi so dam chat hay co tinh lam ngo ve vat lieu dap nen khi quy dinh do chat K
VD: trong thiet ke duong o to dac biet trong cac du an khu do thi, tu van thiet ke luon de ra ket cau ao duong dat tren nen dat doi K98. Nhung chang ai quy dinh loai dat doi do la loai dat doi nao( cu mang o doi ve la dat doi?)
Cung do chat K98, nhung khong phai la dat doi K98 nao cung dat duoc cuong do, tuc la Eo>= 400daN/cm2 de dam bao cho cap phoi da dam (bese, subbase) dat cuong do. Voi toi, khi quy dinh do chat K98, K95 doi voi tung loai vat lieu de thi cong va nghiem thu co co so thi phai quy dinh them: duong cong cap phoi hat (hat bang hat ngo, hat bang cai ban thi K1001 cung de chuot lam o thoi), dung trong kho lon nhat, tham chi co them chi so CBR, gioi han chay, gioi han deo.....tuy theo cap do cong trinh!

Chú ý: Gõ tiếng Việt không dấu là vi phạm nội quy
 
Last edited by a moderator:

mylove2808

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/6/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Các bác ơi!
Em đang làm cái nhà cao tầng có thiết kế độ chặt đất lấp K=0.95, em thấy thực tế thi công để đạt được độ chặt này thật là khó quá!
Mong có bác nào nhiều kinh nghiệm về công tác đất chỉ dẫn em vài chiêu để em thi công đạt độ chặt này, hoặc giới thiệu cho em xem có tiêu chuẩn nào, trong trường hợp nào được phép hạ tháp hệ số đầm chặt xuống hay không?
mình đang làm ở 1 phòng thí nghiệm chuyên ngành, mình cũng làm nhiều rồi và thấy nếu bạn muốn đạt đc độ chặt thiết kế thì trước hết là loại vật liệu bạn dùng đắp như thế nào (nếu đặp K98 thì đất phải lẫn dăm sạn nhiều, chỉ số dẻo thấp...) vật liệu càng nhiều dăm sạn thì bạn càng dễ đạt đc độ chặt yêu cầu, thứ 2 là độ ẩm: nếu độ ẩm khi bạn lu nèn hoặc đầm ở gần độ ẩm tốt nhất thì rất dễ đạt K yêu cầu. Hai yếu tố đó là quan trọng nhất. Còn tiêu chuẩn để hạ thấp hệ số K thì chưa có đâu, trừ trường hợp nếu ở khu đó không tìm được mỏ đất để có thể đắp được K theo thiết kế thì mới có thế giảm K xuống thôi
 

mylove2808

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/6/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Điều tôi băn khoăn ở đây là khi đi đo độ chặt K 95 của khu công nghiệp X (tp Huế) phòng thi nghiệm đưa ra hệ số dung trong tự nhiên của cát tiêu chuẩn là 1,5. Nhưng khi về phòng thí nghiệm kiểm định lại thi đúng loại cát đó, đo đi đo lại hệ số dung trong tự nhiên của cát tiêu chuẩn trên chỉ là 1,35.Vậy liệu độ chặt có thực sự chính xác nửa hay không khi có sự chênh lệch đó.x(
Chào bạn. Phòng thí nghiệm họ làm như vậy là giúp cho đơn vị thi công rồi đấy, khi kiểm tra độ chặt rót cát mà tăng dung trọng cát chuẩn lên thì độ chặt sẽ tăng lên theo, nếu tăng từ 1,4 lên 1,5 thì độ chặt có thể tăng từ 90 lên 98 đấy. Mình đang làm ở 1 phòng thí nghiệm chuyên ngành nên những kiểu gian lận này biết rất rõ, có thể những người làm TN ở công trình đó ko biết được điều này sẽ làm lợi cho thi công, vì vậy nếu bạn là đơn vị thi công thì cứ ok đi
 

liembaongan

Thành viên mới
Tham gia
7/6/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Đầm chặt đất nền

Các anh chị ơi
Cho em hỏi tại sao em đầm chặt tiêu chuẩn theo TCVN 4201:95 cho loại đất pha cát (ít dăm sỏi) bằng cối chày cải tiến 5 lớp, mỗi lớp 55 chày mà sao dung trọng Max lên tới 2.04 vậy. Em có sai chổ nào không anh chị nào biết chỉ giùm em cái. Cảm ơn nhìu:(:)(:)((
 

quanganh83

Thành viên mới
Tham gia
9/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Bạn có chắc không vậy. bạn thử tính lại bài toán này xem, theo tôi là khi dung trọng xốp của cát càng lớn thì độ chặt hiện trường càng lớn, nếu đơn vị thí nghiệm dùng hệ số 1,5 để tính toán trong khi đó thực tế chỉ có 1,35 thì làm lợi cho nhà thầu khoảng 7 đến 10% hệ số k đấy bạn ah.giả sử khi tính với dung trọng xốp của cát là 1,5 thì được k98 nhưng nếu vẫn số liệu ấy mà tính với cát xốp 1,35 thì chỉ được k90 thôi,bạn mà lam tư vấn giám sát thì có mà đường chưa làm xong đã hỏng.
 

vinhgq297

Thành viên mới
Tham gia
26/10/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
các bác ơi cho em hỏi

e mới vào nghề nên ko hiểu,trong hồ sơ thầu có đoạn viết: lu lèn đá base (chiều dày 20cm) với K = 0,95. Các bác cho em hỏi K = 0,95 ở đây có gnĩ là gi?cách xác định.trình độ e còn non xin các bác dạy bảo.cảm on các bác
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top