Đi thẳng vào câu trả lời của bạn, từ cơ bản nhất thì bạn đọc:
- Tài liệu: Giáo trình đọc bản vẽ, đo bóc khối lượng, tác giả Nguyễn Thế Anh (kích để tải)
- Phụ lục VI phương pháp đo bóc khối lượng công trình của Thông tư 13/2021/TT-BXD (kích để mở)
Tuy nhiên, kiểm soát khối lượng của chủ đầu tư, đồng nghĩa với nhiều tiền sẽ chi ra để thanh toán khối lượng cho nhà thầu, lợi thì nhà thầu ăn, thiệt thì bạn và chủ đầu tư đang trả lương cho bạn gánh chịu hậu quả, để làm công việc thật chuẩn thì nhiều tài liệu liên quan hơn bạn tưởng:
1. Tài liệu cần thiết:
- Bản vẽ thiết kế: Hiểu rõ và chi tiết từng phần, từ mặt bằng, mặt cắt đến chi tiết kết cấu, kiến trúc, hệ thống MEP. Đây là cơ sở để đo bóc khối lượng chính xác.
- Thuyết minh thiết kế: Tài liệu này giải thích các thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các yêu cầu chi tiết trong bản vẽ.
- Báo cáo khảo sát xây dựng: Cũng là một tài liệu vô cùng quan trọng. Nó cung cấp thông tin cơ sở để thiết kế, đo bóc khối lượng, lập dự toán và đảm bảo các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, an toàn khi thi công.
- Hồ sơ dự toán mẫu: Tham khảo một số dự toán đã thẩm định hoặc phê duyệt để học cách trình bày, tính toán và áp dụng định mức, đơn giá.
- Các tập định mức và đơn giá: Các tập định mức dự toán xây dựng, định mức tỷ lệ (hiện hành là định mức do Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư 12/2021/TT-BXD, sửa đổi bổ sung bởi TT09/2014/TT-BXD) và các tập định mức chuyên ngành do các Bộ ngành khác ban hành (như định mức công trình đường dây, trạm biến áp của Bộ Công thương, định mức xây dựng công trình Bưu chính viễn thông...). Tất cả trên 1 ngón tay bạn ở Sổ tay dự toán https://dutoan.gxd.vn, bạn truy cập vào mục Định mức có thể tra cứu hầu hết các tập định mức hiện hành.
- Công bố giá vật liệu, quyết định công bố nhân công và máy thi công tại địa phương: Có thể từ website Sở Xây dựng hoặc tra cứu trong phần mềm Dự toán GXD.
- Tài liệu quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Bao gồm các quy trình và hướng dẫn về đo bóc khối lượng, lập dự toán và kiểm tra thanh quyết toán.
3. Các luật, nghị định, thông tư cần nghiên cứu:
(truy cập vào
https://dutoan.gxd.vn vào mục văn bản có đủ)
4. Lời khuyên bổ sung từ kinh nghiệm thực tế:
- Bắt đầu với một dự án thực tế nhỏ:
Hãy lấy một hồ sơ dự toán đã thẩm định hoặc phê duyệt, tự lập lại trên phần mềm Dự toán GXD hoặc Excel cũng được, sau đó so sánh kết quả để hiểu rõ cách tính và công thức áp dụng.
- Học dự toán bài bản:
Tham gia khóa học chuyên sâu về đo bóc khối lượng, lập dự toán để hiểu bản chất từng bước, từ đo bóc, áp định mức, tra đơn giá đến lập trọn vẹn dự toán 1 vài công trình.
- Tra cứu tài liệu từ thực tế công trình:
Quan sát công trường, hỏi kỹ các nhà thầu, kỹ sư giám sát về quy trình thi công thực tế để hiểu rõ khối lượng công việc, định mức hao phí.
- Thành thạo phần mềm hỗ trợ:
Học các phần mềm như Dự toán GXD hoặc các phần mềm khác phù hợp với yêu cầu công việc.
- Nâng cao kỹ năng kiểm tra:
Hãy luôn kiểm tra kỹ từng khối lượng, đơn giá trong hồ sơ tư vấn thiết kế để đảm bảo không xảy ra thiếu sót hoặc sai lệch làm tăng chi phí không cần thiết.
- Hiểu rõ vai trò của bạn trong dự án:
Là cán bộ khối lượng của chủ đầu tư, nhiệm vụ chính không chỉ là bóc tách và kiểm tra khối lượng mà còn phải đảm bảo tính hợp lý của dự toán để bảo vệ quyền lợi cho chủ đầu tư, đồng thời kiểm soát ngân sách chặt chẽ.
5. Tóm lại:
Bạn cần kết hợp giữa việc học lý thuyết từ các tài liệu, nghị định, thông tư và thực hành thực tế qua các dự án cụ thể. Hãy xây dựng nền tảng từ việc đọc bản vẽ, đo bóc khối lượng chính xác, áp dụng định mức – đơn giá đúng cách, và không ngừng nâng cao kỹ năng kiểm tra, đánh giá.
Chúc bạn thành công trong vai trò cán bộ khối lượng của mình!
Ghi chú: Bài viết ở thời điểm các Luật, Nghị định, Thông tư nói trên đang hiệu lực. Sau nhiều năm, bạn cần cập nhật các văn bản mới hơn nhé.