Năng lực thi công

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
175
Điểm tích cực
52
Điểm thành tích
28
Đơn vị chúng tôi chuẩn bị triển khia thi công xây dựng công trình đường, có vướng mắc về nhân sự nhờ anh em tư vấn:
Theo hợp đồng thì chúng tôi phả gửi cho bên A bằng văn bản danh sách nhân sự cho gói thầu và phải đúng theo yêu cầu hồ sơ mời thầu (01 chỉ huy trưởng, 1 giám sát kỹ thuật, 2 người trung cấp làm cbkt), (Khi làm HSDT toàn khai khống cho đúng với HSMT). Hiện nay công ty chúng tôi chỉ có 01 kỹ sư cầu đường dùng để làm chỉ huy trưởng, 01 kỹ sư dân dụng, thế thì kỹ sư dân dụng này được phép thi công và ký hồ sơ nghiệm thu với chủ đầu tư không?
 
Nếu hợp đồng có quy định về cơ cấu nhân sự theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu (01 chỉ huy trưởng, 1 giám sát kỹ thuật, 2 người trung cấp làm CBKT) thì buộc đơn vị bạn phải nộp cho Chủ đầu tư cơ cấu nhân sự như trên. Khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư về danh sách ban chỉ huy công trường (trong đó có cả đ/c Kỹ sư xây dựng dân dụng như trên) thì việc thi công và ký hồ sơ đối với đồng chí kỹ sư này sẽ không có vấn đề gì.

Theo quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP: Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định. Trong Nghị định này không quy định về năng lực đối với cán bộ kỹ thuật thi công nên vấn đề bây giờ chỉ là sự chấp thuận của Chủ đầu tư mà thôi.
 
Nếu hợp đồng có quy định về cơ cấu nhân sự theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu (01 chỉ huy trưởng, 1 giám sát kỹ thuật, 2 người trung cấp làm CBKT) thì buộc đơn vị bạn phải nộp cho Chủ đầu tư cơ cấu nhân sự như trên. Khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư về danh sách ban chỉ huy công trường (trong đó có cả đ/c Kỹ sư xây dựng dân dụng như trên) thì việc thi công và ký hồ sơ đối với đồng chí kỹ sư này sẽ không có vấn đề gì.

Theo quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP: Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định. Trong Nghị định này không quy định về năng lực đối với cán bộ kỹ thuật thi công nên vấn đề bây giờ chỉ là sự chấp thuận của Chủ đầu tư mà thôi.
Cho mình hỏi thêm, thế một người có chức vụ trong công ty như Phó phòng kế hoạch kỹ thuật, không có tên trong BCH công trường thì có được ký nghiệm thu với chủ đầu tư không? Nếu có thì được ký ở giai đoạn nghiệm thu nào (công việc xây dựng, hoàn thành giai đoạn xây dựng).
 
Cho mình hỏi thêm, thế một người có chức vụ trong công ty như Phó phòng kế hoạch kỹ thuật, không có tên trong BCH công trường thì có được ký nghiệm thu với chủ đầu tư không? Nếu có thì được ký ở giai đoạn nghiệm thu nào (công việc xây dựng, hoàn thành giai đoạn xây dựng).
Chủ đầu tư và nhà thầu thi công được ràng buộc với nhau bởi hợp đồng. Mọi nội dung trong hợp đồng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên.

Tại Khoản 2 - Điều 3 - Nghị định 49/2008/NĐ-CP, nội dung của biên bản nghiệm thu được giao lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể tự soạn thảo các mẫu biên bản nghiệm thu mới hoặc sử dụng các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu hoặc trong các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Chính vì vậy, việc phó phòng KT hay bất một cán bộ khác thuộc nhà thầu có thể ký nghiệm thu hay không là do chủ đầu tư quyết định.

Trong trường hợp chủ đầu tư sử dụng các mẫu biên bản nghiệm thu trong các tiêu chuẩn thi công thì người ký nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng sẽ là cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp (ví dụ: các mẫu biên bản quy định tại TCVN 371:2006 v.v...). Theo đó, các cán bộ không trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp sẽ không thể ký nghiệm thu với chủ đầu tư.
[FONT=&quot] [/FONT]
 
Chủ đầu tư và nhà thầu thi công được ràng buộc với nhau bởi hợp đồng. Mọi nội dung trong hợp đồng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên.

Tại Khoản 2 - Điều 3 - Nghị định 49/2008/NĐ-CP, nội dung của biên bản nghiệm thu được giao lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể tự soạn thảo các mẫu biên bản nghiệm thu mới hoặc sử dụng các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu hoặc trong các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Chính vì vậy, việc phó phòng KT hay bất một cán bộ khác thuộc nhà thầu có thể ký nghiệm thu hay không là do chủ đầu tư quyết định.

Trong trường hợp chủ đầu tư sử dụng các mẫu biên bản nghiệm thu trong các tiêu chuẩn thi công thì người ký nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng sẽ là cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp (ví dụ: các mẫu biên bản quy định tại TCVN 371:2006 v.v...). Theo đó, các cán bộ không trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp sẽ không thể ký nghiệm thu với chủ đầu tư.
Cảm ơn anh đã giúp đỡ, Tôi xin hỏi anh vấn đề này: việc thi công cống hộp bê tông đúc sẵn thì nghiệm thu ván khuôn như thế nào. Ví dụ tôi có 100 đốt cống, công tác nghiệm thu ván khuôn là 100 biên bản, công tác nghiệm thu cốt thép là 100 biên bản hay sao? Còn chất lượng thì theo TCXDVN392-2007 mình đã biết.
 
Cảm ơn anh đã giúp đỡ, Tôi xin hỏi anh vấn đề này: việc thi công cống hộp bê tông đúc sẵn thì nghiệm thu ván khuôn như thế nào. Ví dụ tôi có 100 đốt cống, công tác nghiệm thu ván khuôn là 100 biên bản, công tác nghiệm thu cốt thép là 100 biên bản hay sao? Còn chất lượng thì theo TCXDVN392-2007 mình đã biết.
Về nguyên tắc thì sau khi nghiệm thu việc gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép thì nhà thầu mới được đổ bê tông. Tuy nhiên, việc lập phiếu nghiệm thu cho từng đốt cống như của bạn là không cần thiết bởi các lý do sau:

- Việc giám sát là thường xuyên, liên tục.

- Các đốt cống rất nhiều. Việc ghi và xác định cụ thể để nghiệm thu từng đốt cống sẽ rất phức tạp về mặt hồ sơ (lưu ý rằng phần bê tông chỉ được nghiệm thu khi có kết quả thí nghiệm về cường độ). Thậm chí phải đặt tên cho từng đốt cống mới có thể nghiệm thu được.

Chính vì vậy, để đơn giản hóa: người ta thường nghiệm thu tổng thể sau khi đã hoàn thành việc đúc 100 ống cống.

Công tác SX-LD cốt thép, ván khuôn có thể được nghiệm thu trong một biên bản duy nhất, không cần phải tách thành hai.

Đơn vị tôi thường lập biên bản thống nhất chương trình giám sát thi công trước khi khởi công. Trong đó nêu rõ các điểm dừng nghiệm thu, cách thức nghiệm thu và các vấn đề khác có liên quan. Nhanh - gọn - tiện. Không thắc mắc!:D
 
Về nguyên tắc thì sau khi nghiệm thu việc gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép thì nhà thầu mới được đổ bê tông. Tuy nhiên, việc lập phiếu nghiệm thu cho từng đốt cống như của bạn là không cần thiết bởi các lý do sau:

- Việc giám sát là thường xuyên, liên tục.

- Các đốt cống rất nhiều. Việc ghi và xác định cụ thể để nghiệm thu từng đốt cống sẽ rất phức tạp về mặt hồ sơ (lưu ý rằng phần bê tông chỉ được nghiệm thu khi có kết quả thí nghiệm về cường độ). Thậm chí phải đặt tên cho từng đốt cống mới có thể nghiệm thu được.

Chính vì vậy, để đơn giản hóa: người ta thường nghiệm thu tổng thể sau khi đã hoàn thành việc đúc 100 ống cống.

Công tác SX-LD cốt thép, ván khuôn có thể được nghiệm thu trong một biên bản duy nhất, không cần phải tách thành hai.

Đơn vị tôi thường lập biên bản thống nhất chương trình giám sát thi công trước khi khởi công. Trong đó nêu rõ các điểm dừng nghiệm thu, cách thức nghiệm thu và các vấn đề khác có liên quan. Nhanh - gọn - tiện. Không thắc mắc!:D
Anh có mẫu: "Đơn vị tôi thường lập biên bản thống nhất chương trình giám sát thi công trước khi khởi công" mà anh nói chia sẽ cho em với!
Cảm ơn anh nhiều!
 
Anh có mẫu: "Đơn vị tôi thường lập biên bản thống nhất chương trình giám sát thi công trước khi khởi công" mà anh nói chia sẽ cho em với!
Cảm ơn anh nhiều!
Mẫu này rất phổ biến. Ban dự án nào cũng áp dụng cả.

Bạn có thể tham khảo tại đây. Mình mới chỉ post một phần lên. Thiếu biểu mẫu nào, bạn gửi bài viết xin tài liệu trên diễn đàn, anh em đồng nghiệp trong cả nước sẽ giúp đỡ bạn. Thân./.
http://giaxaydung.vn/diendan/quan-l...hiem-thu-va-cong-tac-lap-ho-so-hoan-cong.html
 
Mẫu này rất phổ biến. Ban dự án nào cũng áp dụng cả.

Bạn có thể tham khảo tại đây. Mình mới chỉ post một phần lên. Thiếu biểu mẫu nào, bạn gửi bài viết xin tài liệu trên diễn đàn, anh em đồng nghiệp trong cả nước sẽ giúp đỡ bạn. Thân./.
http://giaxaydung.vn/diendan/quan-l...hiem-thu-va-cong-tac-lap-ho-so-hoan-cong.html
Anh SyncMaster ơi! Tôi đăng nội dung dưới đây bên phần hợp đồng mà không thấy anh em nào giúp cả, thế tôi đăng vào đây có phạm nội quy của diễn đàn mình không anh? Nếu vi phạm tôi gỡ xuống nhưng nhờ anh tư vấn dùm nội dung này:
Công ty chúng tôi mới ký hợp đồng một công trình giao thông, nhưng có một điều tôi băn khoăn là giữa biên bản thương thảo hợp đồng và hợp đồng không trùng nhau, cụ thể:
Trong biên bản thương thảo hợp đồng quy định thi công công trình đến 20/10/2010 nhưng trong hợp đồng ghi tiến độ thực hiện đến 01/02/2011. Mình hỏi CĐT họ nói hợp đồng phải ghi đúng theo HSDT (HSDT công ty mình dự định thực hiện đến 01/02/2011 hoàn thành).
Theo các anh chị như thế có hợp lý không, bởi vì biên bản thương thảo hợp đồng ký trước hợp đồng mà, những nội dung thống nhất trong BBTTHĐ thì ghi vào hợp đồng chứ.
 
Back
Top