- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.777
- Điểm thành tích
- 113
Tôi kể cho mọi người một mẩu chuyển trích từ cuốn Nghệ thuật vào đời lập nghiệp của tác giả T. Woolf.C.Roth:
Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong hoàn cảnh sau đây: Bạn vừa mất chỗ làm việc và rất nhiều người khác ở độ tuổi bạn cũng không tìm thấy việc làm. Thất vọng tràn trề: Tất cả tài sản bạn có được là khoảng 100 đôla tiền mặt, một cái lều và một vài dụng cụ cắm trại.
Nếu bạn trong hoàn cảnh này, bạn sẽ làm gì? Tôi biết có một người đã gặp phải đúng trường hợp như thế. Người đó là George Livington Baker. Trong thế chiến thứ nhất, ông ta đã từng là đại uý. Khi chiến tranh kết thúc, ông về làm việc ở Bộ GTVT tại nơi trước kia ông ta sống. Ông nghĩ rằng cuộc đời sẽ cứ như vậy cho đến trọn đời. Nhưng ông ta đã không tính đến thất nghiệp. Sự thật là ông đã bị mất việc, tương lai lúc đó có vẻ như đen tối, không triển vọng và ngoài mong muốn.
Tương lai đó có lẽ thật là đen tối với một người bình thường nhưng đại uý Baker thì lại là một người có trí tưởng tượng, một người như vậy sẽ không bao giờ bị thất vọng. Baker đã phục hồi với một lòng dũng cảm và một tinh thần đáng kinh phục.
Không những ông đã lao vào một lĩnh vực hoàn toàn mới nhờ trí tưởng tượng của mình mà ông còn chưa bao giờ cảm thấy sung sướng và thoả mãn như thế. Tóm lại, ông đã tìm thấy con đường cho mình cùng một lúc khám phá ra bản thân mình.
Sau đây là câu chuyện của Baker, nó cho thấy rằng một người có trí tưởng tượng sẽ không bao giờ phải thất vọng trong việc kiếm sống hay thoả mãn những ý muốn của mình.
Phản ứng đầu tiên của Baker trước thảm hoạ là thu thập tất cả các dụng cụ cắm trại của mình và tới cơ sở kiểm lâm để thuê một miếng đất nhỏ trong vùng núi cách xa thành phố 40 dặm rồi dựng lên một cái trại ở đó.
Ông có ý muốn trở thành một người đi khai khẩn đất đai, thu lợi từ đó và tổ chức cho mình một cuộc sống dễ chịu, tức là sống hoàn toàn theo ý muốn của mình.
Tự tay ông làm lên một cái nhà gỗ hai buồng và mua tất cả thức ăn dành cho mùa đông, cái đó đã ngốn hết số vốn bé nhỏ của ông. Từ lúc đó, ông chỉ bắt đầu óc mình làm việc cho một ý tưởng duy nhất:
Sống tách biệt xã hội, ở trên đỉnh của một ngọn núi và không vốn liếng gì khác ngoài trí tưởng tượng, thế mà 6 năm sau, đại uý Baker có vài chục nghìn đôla và những kỷ niệm tuyệt vời về 6 năm sống đúng như ý muốn của mình.
“Trước đây tôi luôn có thói quen hàng tháng lĩnh lương đều đặn” – Ông nói – “Và tôi khó tưởng tượng được rằng người ta có thể kiếm sống bằng cách khác. Nhưng tôi nghĩ rằng người ta đã không sợ không có tiền nếu chịu khó quan tâm đến nhu cầu của người khác. Vì thế tôi đã nghiên cứu xem mình có thể có ích cho ai trên vùng núi đó. Thật ngạc nhiên khi thấy trí tưởng tượng của tôi đem lại rất nhiều câu trả lời. Trên thực tế, lúc đó tôi bận đến mức trong suốt một tháng tôi tránh gặp mọi người. Tôi đã phải ngừng không tưởng tượng tiếp nữa vì tôi sợ rằng như thế sẽ quá nhiều, sẽ không còn thời gian cho những thú vui mà tôi định tận hưởng ở vùng núi nữa.”
Vậy đại uý Baker đã làm gì, một cách chính xác, để kiếm được ngần ấy tiền? “Một trong những phát hiện đầu tiên của tôi khi tới vùng núi là các khách du lịch sống ở miền Đông rất sợ lái xe của họ trên vùng núi. Vốn là một người lái xe giỏi, tôi nhận lái xe thay họ. Không những sẽ an toàn hơn mà họ còn có thể tha hồ ngắm cảnh khi họ không phải lái. Với tiền công 1 đôla 1 giờ, tất cả bọn họ đều thấy là có lợi.
Ý tưởng đó làm tôi nảy sinh một ý khác. Tại sao không nhận làm hướng dẫn cho những người câu cá và đi săn ở trong vùng núi? Tôi đề nghị 50 đôla 1 tuần cho việc này. Tất cả mọi người đều chấp nhận.
Sau đó tôi nhận thấy rằng tất cả những người sống với tôi ở trong núi không bao giờ chịu làm cho mình một mảnh vườn. Thế là tôi làm một mảnh vườn của riêng mình và gặp thời tiết thuận lợi, tôi không phải lo nghĩ gì về rau quả, hơn nữa tôi còn có thể bán được.
Vào mùa đông đầu tiên của tôi ở trong núi, tôi đã tự đóng cho mình một cái tủ bằng gỗ thông cưa được ở trong rừng. Khi các khách du lịch cảm thấy thích nó thì một sáng kiến khác lại đến với tôi: sản xuất đồ gỗ. Cứ đến mùa đông thì tôi lại làm việc này một cách thích thú. Tiền lãi do bán đồ gỗ đủ cho tôi sống suốt cả năm thậm chí nếu như không có những nguồn thu nhập khác. Nhưng tôi còn có những nguồn thu nhập khác nữa. Tôi đã chế tạo được vị thuốc bằng cỏ ở trong núi có thể làm quên đi được vị thuốc lá. Cái đó đã đem đến cho tôi nhiều đơn đặt hàng của các hãng. Tôi bán những bộ da thuộc của các con vật mà các khách du lịch đã giết trong các mùa săn khi tôi còn làm hướng dẫn cho họ hoặc nhồi rơm vào những cái đầu thú vật để bán. Cuối cùng tôi còn thu được 2 đôla mỗi tuần nhờ làm phóng viên cho tờ báo địa phương.
Tôi cho rằng nơi mà người ta ở không phải là quan trọng. Nếu ta biết dùng trí tưởng tượng của mình, ta luôn có thể kiếm được tiền!.
Lời bàn: Tác phẩm này tôi đọc khi 21 tuổi. Từ khi đọc nó tôi đã suy ngẫm nhiều và cố gắng vận dụng. Từ hai bàn tay trắng hoàn toàn, sự thực là hơn 10 năm qua tôi chưa hề nếm mùi thất nghiệp một ngày nào, tôi luôn là một người bận rộn. Nhiều lúc vất vả, vật lộn với cuộc sống. Cũng có lúc tôi là ông chủ kiếm được khá nhiều tiền với nhiều nguồn lợi khác nhau, sờ đâu cũng có tiền.
Tuy nhiên, việc giữ tiền bạc lại với mình, tích luỹ và phát triển nó để trở thành giàu có lại phải là một câu chuyện khác. Kết quả là bây giờ (khi viết bài này) tôi vẫn đang phải học để tìm ra cách kiếm tiền. Các cụ nói giàu 30 tuổi chưa gọi là khó, khó 30 tuổi chưa gọi là nghèo. Có thể còn do "số" nữa. Nhưng quan trọng là bạn đã thử hay chưa ?
Không chỉ mình tôi, khi cho chị bạn làm đại lý bảo hiểm mượn để đọc, vài tuần sau chị ấy gặp tôi và nói: khách hàng của chị tăng một cách đáng kinh ngạc khi áp dụng phần nói về bảo hiểm của cuốn sách này.
Các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ nghĩ sao về mẩu chuyện này? Bạn có liên tưởng gì giữa Giaxaydung.vn và mẩu chuyện trên? Bạn có tưởng tượng được điều gì tiếp theo không?
Bạn có mong muốn đầu quân về GXD JSC để tha hồ phát huy các ý tưởng không giới hạn của mình không? Nơi mà nếu biết dùng trí tưởng tượng, bạn luôn có thể đa dạng nguồn thu nhập!.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong hoàn cảnh sau đây: Bạn vừa mất chỗ làm việc và rất nhiều người khác ở độ tuổi bạn cũng không tìm thấy việc làm. Thất vọng tràn trề: Tất cả tài sản bạn có được là khoảng 100 đôla tiền mặt, một cái lều và một vài dụng cụ cắm trại.
Nếu bạn trong hoàn cảnh này, bạn sẽ làm gì? Tôi biết có một người đã gặp phải đúng trường hợp như thế. Người đó là George Livington Baker. Trong thế chiến thứ nhất, ông ta đã từng là đại uý. Khi chiến tranh kết thúc, ông về làm việc ở Bộ GTVT tại nơi trước kia ông ta sống. Ông nghĩ rằng cuộc đời sẽ cứ như vậy cho đến trọn đời. Nhưng ông ta đã không tính đến thất nghiệp. Sự thật là ông đã bị mất việc, tương lai lúc đó có vẻ như đen tối, không triển vọng và ngoài mong muốn.
Tương lai đó có lẽ thật là đen tối với một người bình thường nhưng đại uý Baker thì lại là một người có trí tưởng tượng, một người như vậy sẽ không bao giờ bị thất vọng. Baker đã phục hồi với một lòng dũng cảm và một tinh thần đáng kinh phục.
Không những ông đã lao vào một lĩnh vực hoàn toàn mới nhờ trí tưởng tượng của mình mà ông còn chưa bao giờ cảm thấy sung sướng và thoả mãn như thế. Tóm lại, ông đã tìm thấy con đường cho mình cùng một lúc khám phá ra bản thân mình.
Sau đây là câu chuyện của Baker, nó cho thấy rằng một người có trí tưởng tượng sẽ không bao giờ phải thất vọng trong việc kiếm sống hay thoả mãn những ý muốn của mình.
Phản ứng đầu tiên của Baker trước thảm hoạ là thu thập tất cả các dụng cụ cắm trại của mình và tới cơ sở kiểm lâm để thuê một miếng đất nhỏ trong vùng núi cách xa thành phố 40 dặm rồi dựng lên một cái trại ở đó.
Ông có ý muốn trở thành một người đi khai khẩn đất đai, thu lợi từ đó và tổ chức cho mình một cuộc sống dễ chịu, tức là sống hoàn toàn theo ý muốn của mình.
Tự tay ông làm lên một cái nhà gỗ hai buồng và mua tất cả thức ăn dành cho mùa đông, cái đó đã ngốn hết số vốn bé nhỏ của ông. Từ lúc đó, ông chỉ bắt đầu óc mình làm việc cho một ý tưởng duy nhất:
Tìm cách kiếm sống.
Sống tách biệt xã hội, ở trên đỉnh của một ngọn núi và không vốn liếng gì khác ngoài trí tưởng tượng, thế mà 6 năm sau, đại uý Baker có vài chục nghìn đôla và những kỷ niệm tuyệt vời về 6 năm sống đúng như ý muốn của mình.
“Trước đây tôi luôn có thói quen hàng tháng lĩnh lương đều đặn” – Ông nói – “Và tôi khó tưởng tượng được rằng người ta có thể kiếm sống bằng cách khác. Nhưng tôi nghĩ rằng người ta đã không sợ không có tiền nếu chịu khó quan tâm đến nhu cầu của người khác. Vì thế tôi đã nghiên cứu xem mình có thể có ích cho ai trên vùng núi đó. Thật ngạc nhiên khi thấy trí tưởng tượng của tôi đem lại rất nhiều câu trả lời. Trên thực tế, lúc đó tôi bận đến mức trong suốt một tháng tôi tránh gặp mọi người. Tôi đã phải ngừng không tưởng tượng tiếp nữa vì tôi sợ rằng như thế sẽ quá nhiều, sẽ không còn thời gian cho những thú vui mà tôi định tận hưởng ở vùng núi nữa.”
Vậy đại uý Baker đã làm gì, một cách chính xác, để kiếm được ngần ấy tiền? “Một trong những phát hiện đầu tiên của tôi khi tới vùng núi là các khách du lịch sống ở miền Đông rất sợ lái xe của họ trên vùng núi. Vốn là một người lái xe giỏi, tôi nhận lái xe thay họ. Không những sẽ an toàn hơn mà họ còn có thể tha hồ ngắm cảnh khi họ không phải lái. Với tiền công 1 đôla 1 giờ, tất cả bọn họ đều thấy là có lợi.
Ý tưởng đó làm tôi nảy sinh một ý khác. Tại sao không nhận làm hướng dẫn cho những người câu cá và đi săn ở trong vùng núi? Tôi đề nghị 50 đôla 1 tuần cho việc này. Tất cả mọi người đều chấp nhận.
Sau đó tôi nhận thấy rằng tất cả những người sống với tôi ở trong núi không bao giờ chịu làm cho mình một mảnh vườn. Thế là tôi làm một mảnh vườn của riêng mình và gặp thời tiết thuận lợi, tôi không phải lo nghĩ gì về rau quả, hơn nữa tôi còn có thể bán được.
Vào mùa đông đầu tiên của tôi ở trong núi, tôi đã tự đóng cho mình một cái tủ bằng gỗ thông cưa được ở trong rừng. Khi các khách du lịch cảm thấy thích nó thì một sáng kiến khác lại đến với tôi: sản xuất đồ gỗ. Cứ đến mùa đông thì tôi lại làm việc này một cách thích thú. Tiền lãi do bán đồ gỗ đủ cho tôi sống suốt cả năm thậm chí nếu như không có những nguồn thu nhập khác. Nhưng tôi còn có những nguồn thu nhập khác nữa. Tôi đã chế tạo được vị thuốc bằng cỏ ở trong núi có thể làm quên đi được vị thuốc lá. Cái đó đã đem đến cho tôi nhiều đơn đặt hàng của các hãng. Tôi bán những bộ da thuộc của các con vật mà các khách du lịch đã giết trong các mùa săn khi tôi còn làm hướng dẫn cho họ hoặc nhồi rơm vào những cái đầu thú vật để bán. Cuối cùng tôi còn thu được 2 đôla mỗi tuần nhờ làm phóng viên cho tờ báo địa phương.
Tôi cho rằng nơi mà người ta ở không phải là quan trọng. Nếu ta biết dùng trí tưởng tượng của mình, ta luôn có thể kiếm được tiền!.
Lời bàn: Tác phẩm này tôi đọc khi 21 tuổi. Từ khi đọc nó tôi đã suy ngẫm nhiều và cố gắng vận dụng. Từ hai bàn tay trắng hoàn toàn, sự thực là hơn 10 năm qua tôi chưa hề nếm mùi thất nghiệp một ngày nào, tôi luôn là một người bận rộn. Nhiều lúc vất vả, vật lộn với cuộc sống. Cũng có lúc tôi là ông chủ kiếm được khá nhiều tiền với nhiều nguồn lợi khác nhau, sờ đâu cũng có tiền.
Tuy nhiên, việc giữ tiền bạc lại với mình, tích luỹ và phát triển nó để trở thành giàu có lại phải là một câu chuyện khác. Kết quả là bây giờ (khi viết bài này) tôi vẫn đang phải học để tìm ra cách kiếm tiền. Các cụ nói giàu 30 tuổi chưa gọi là khó, khó 30 tuổi chưa gọi là nghèo. Có thể còn do "số" nữa. Nhưng quan trọng là bạn đã thử hay chưa ?
Không chỉ mình tôi, khi cho chị bạn làm đại lý bảo hiểm mượn để đọc, vài tuần sau chị ấy gặp tôi và nói: khách hàng của chị tăng một cách đáng kinh ngạc khi áp dụng phần nói về bảo hiểm của cuốn sách này.
Các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ nghĩ sao về mẩu chuyện này? Bạn có liên tưởng gì giữa Giaxaydung.vn và mẩu chuyện trên? Bạn có tưởng tượng được điều gì tiếp theo không?
Bạn có mong muốn đầu quân về GXD JSC để tha hồ phát huy các ý tưởng không giới hạn của mình không? Nơi mà nếu biết dùng trí tưởng tượng, bạn luôn có thể đa dạng nguồn thu nhập!.
Last edited by a moderator: