Những điều thú vị trong bóc tách công trình mà nhiều người có thể chưa để ý

L

levinhxd

Guest
1, Bóc phần bê tông không trừ thép hay dây buộc chiếm chỗ
Điều này nhiều người biết nhưng cũng có những người không biết quy ước ở đâu. Xin thưa được quy định tại mục 3.3 phần II trong Quyết định 788/2010/BXD về việc công bố hướng dẫn việc đo bóc khối lượng công trình.
Tuy nhiên khi lập hồ sơ thanh quyết toán mọi người cũng cần chú ý: Vì là không trừ thép chiếm chỗ nên nhiều khi khối lượng vữa bê tông trong thực tế dùng ít hơn rất nhiều, ví dụ: 1000m3 bê tông đáng ra phải dùng hết 1015m3 khối vữa (đổ bằng bơm), tuy nhiên thực tế đi mua vữa chỉ mua có 990m3 chẳng hạn. Điều này ko ổn nếu bạn xuất trình hóa đơn chứng từ khi quyết toán, nguyên tắc hóa đơn vẫn phải ghi đủ 1015m3.

2, Bóc bê tông phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích > 0,1m3.
Điều này cũng quy định tại Mục 3.3 phần II – QĐ788 - BXD
Mọi người đọc câu này có thể sẽ suy nghĩ ngay: với khối lượng các khe, lỗ trên bề mặt có thể tích <= 0,1m3 thì không phải trừ. Tuy nhiên không hẳn như thế, điều này có nghĩa bạn không trừ thì cũng không sai, nhưng nếu Chủ đầu tư yêu cầu phải trừ đi thì vẫn trừ bình thường. Vì chỉ nói phải trừ khi thể tích >0,1m3 chứ không nói là <0,1m3 thì “không trừ” như trường hợp thép như trên .

3, Bóc cốp pha phải trừ đi đi các phải trừ các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích > 1m2
Điều này quy định tại Mục 3.4 phần II – QĐ788 - BXD
Nhiều bạn có thể nghĩ dưới 1m2 không phải trừ, tuy nhiên cũng như trường hợp bóc bê tông thì việc dưới 1m2 Chủ đầu tư vẫn có thể yêu cầu nhà thầu trừ là bình thường. Nhưng xin lưu ý: không trừ thì không tính cốp pha thành, nhưng đã trừ thì lại phải tính cốp pha thành.
Tương tự ở mục 3.10- Phần II cũng quy định với công tác hoàn thiện, nếu các khe co giãn hay lỗ rỗng có diện tích bề mặt >0,5m2 thì phải trừ. Nếu <=0,5m2 thì bạn có thể trừ hoặc không trừ vào bản tính toán.

4, Bóc cốp pha cột, cọc vuông BTCT đúc sẵn tính 2 mặt hay 3 mặt?

Có một số đơn vị kiểm toán khi kiểm tra việc bóc tách công tác ván khuôn cột hay cọc btct đúc sẵn thường tính chỉ có hai mặt, họ lý luận, do định nghĩa, diện tích ván khuôn là phần diện tích ván có tiếp xúc với bê tông (quy định tại QĐ 788-BXD). Tuy nhiên việc này là không đúng, nếu như chỉ tính hai mặt thì nhà thầu cần được tính chi phí để làm bãi đúc, tức muốn đúc được cọc thì cần phải có bãi đúc và đó là một phần chi phí để có được cọc bê tông. Như vậy tính ván khuôn cột, cọc vuôn BTCT 3 mặt là phù hợp.
5, Bóc tách không chia chiều cao công trình
Trước đây, khi bóc tách người ta đã chia chiều cao công trình thành các mức <4m, từ 4-16m, từ 16-50m và >50m để bóc các công việc. Thực ra việc này không đúng. Chiều cao quy định trong Định mức được Viện kinh tế Bộ xây dựng xác nhận là chiều cao công trình, và khi bóc tách, nếu chiều cao công trình ở mức nào thì bóc các mã hiệu ứng với chiều cao đó. Ví dụ: Tòa nhà cao 20 tầng có chiều cao 70m thì toàn bộ các mã hiệu công việc sẽ > 50m. Mới đây trong Định mức 1091, Bộ xây dựng cũng đã một lần nữa nhắc lại “chiều cao quy định trong ĐM là chiều cao công trình”.

6, Phần giao nhau tính vào cấu kiện nào? Ví dụ: Dầm và cột, bê tông hay ván khuôn được tính vào phần nào?
Thực ra không có một quy định nào về việc phần giao nhau giữa các kết cấu được tính vào kết cấu nào. Vì vậy việc bóc vào đâu phụ thuộc vào quyết định của người thực hiện đo bóc. Tuy nhiên thường tâm lý của người lập dự toán thì tính vào đâu thuận lợi và nhanh nhất sẽ tính vào đó, tâm lý của người thi công thì tính vào đâu có lợi hơn dù trên thực tế khối lượng này không quá nhiều. Mình xin đưa ra một ví dụ so sánh để mọi người tham khảo:
-Bê tông cột sẽ cao hơn bê tông dầm (đến hàng chục nghìn 1m3)
-Tuy nhiên ván khuôn dầm lại cao hơn ván khuôn cột (mấy nghìn 1m2)
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
1, Bóc phần bê tông không trừ thép hay dây buộc chiếm chỗ
Vậy dùng hết chỉ có 990m3 mà trong khi yêu cầu 1015m3 thì sao a? Sau này kiểm tra thì thế nào?
2, Bóc bê tông phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích > 0,1m3.
3, Bóc cốp pha phải trừ đi đi các phải trừ các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích > 1m2
Thằng chủ đầu tư mà nó bắt trừ thì nhắm mắt chịu hả anh? Vì Quyết đinh đâu có yêu cầu trừ? Lúc đó cãi lại nó mình cũng có lí mà

4, Bóc cốp pha cột, cọc vuông BTCT đúc sẵn tính 2 mặt hay 3 mặt?
Ok
5, Bóc tách không chia chiều cao công trình
Những công tác không có định mức theo chiều cao mà lại phải làm ở độ cao thì có phần fai chia ra theo các code <4m,<16m và <50 m không a?
6, Phần giao nhau tính vào cấu kiện nào? Ví dụ: Dầm và cột, bê tông hay ván khuôn được tính vào phần nào?
Cám ơn a! Cái này là kinh nghiệm ngàn vàng!

Chúc a SK!
 
L

levinhxd

Guest
Vậy dùng hết chỉ có 990m3 mà trong khi yêu cầu 1015m3 thì sao a? Sau này kiểm tra thì thế nào?
Về nguyên tắc là phải đủ khối lượng, nếu không đủ khối lượng thì coi như anh chỉ thi công với 990m3 vữa và kiểm toán sẽ giảm trừ phần KL. Tương tự như vậy, nếu giá hóa đơn thấp hơn giá được duyệt trong TQT là phải lấy theo giá hóa đơn, tức sẽ trừ đi. Lưu ý: Chỉ không kiểm tra hóa đơn chứng từ với gói thầu đấu thầu theo hình thức trọn gói (NĐ 85/2009)

Thằng chủ đầu tư mà nó bắt trừ thì nhắm mắt chịu hả anh? Vì Quyết đinh đâu có yêu cầu trừ? Lúc đó cãi lại nó mình cũng có lí mà
Như mình đã nói ở trên, cứ nhắc đến >1m2 là phải trừ, phần còn lại sẽ dễ hiểu là ko trừ, thực ra phải hiểu là " trừ cũng được mà ko trừ cũng được". Tuy nhiên nếu CĐT bảo phải trừ thì vẫn đúng, vì thực ra Chủ đầu tư là người có quyền quyết định về mặt quản lý chi phí.

Những công tác không có định mức theo chiều cao mà lại phải làm ở độ cao thì có phần fai chia ra theo các code <4m,<16m và <50 m không a?
Chưa rõ ý bạn hỏi?
Về nguyên tắc là không chia gì cả! Còn các công tác có trong ĐM nhưng không có chia chiều cao thì cứ tra đúng mã đó thôi!
:)
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Lưu ý khi bóc khối lượng

Ý kiến của bác Levinhxd là hoàn toàn chuẩn xác đó bạn. Cái này khi đi làm kiểm toán anh e sẽ rất hay gặp. Tiện đây post lên cho anh e QĐ 788/2010/QĐ - BXD để anh e tham khảo!
 

File đính kèm

  • QD+788_BXD+ngay+26-8-2010+Huong+dan+do+boc+khoi+luong+xay+dung+cong+trinh.pdf
    404 KB · Đọc: 906

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Chưa rõ ý bạn hỏi?
Về nguyên tắc là không chia gì cả! Còn các công tác có trong ĐM nhưng không có chia chiều cao thì cứ tra đúng mã đó thôi!

- Ý của em là những công tác có trong định mức tuy nhiên là không chia theo độ cao, khi làm mình có phải tách ra để tính vận chuyển lên cao không ạh?
- Và sẽ chia chiều cao theo những mức nào để mình tính vận chuyển lên cao ạh?

Em cảm ơn a!
 
L

levinhxd

Guest
- Ý của em là những công tác có trong định mức tuy nhiên là không chia theo độ cao, khi làm mình có phải tách ra để tính vận chuyển lên cao không ạh?
- Và sẽ chia chiều cao theo những mức nào để mình tính vận chuyển lên cao ạh?
Em cảm ơn a!
Nhân nói chuyện công tác vận chuyển VL lên cao, mình và bạn cùng đọc lại Quy định trong ĐM 1776 nhé:
"- Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt +0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt +0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao."
Ta thấy rõ ràng, công tác trên 16m thì được tính v/c vật liệu lên cao, có điều đúng như bạn ce114 đang thắc mắc là cách chia độ cao như thế nào để tính v/c vật liệu lên cao. Nhưng tiếc rằng ĐM lại không hướng dẫn và cũng ko quy định cụ thể việc đó, điều này làm cho chúng ta liên tưởng " chẳng lẽ vật liệu vận chuyển ở độ cao 17m cũng giống với vận chuyển lên ở độ cao 50m". Nhưng đành chịu thôi, chắc là ĐM tính trung bình rồi. Vậy có thể trả lời câu hỏi của bạn luôn nhé:
- Cứ trên 16m là được tách KL để tính vận chuyển VL lên cao (tất nhiên với các công tác không quy định độ cao)
- Vật liệu tính v.c lên cao thì cứ tính theo đơn vị của vật liệu thôi chứ ko tính theo độ cao

Ngoài ra có một tranh luận rất hay về vấn đề này nữa, cũng cần trao đổi thêm:
*** Các công tác thi công kết cấu (ko phải hoàn thiện) như bê tông dầm, bê tông cầu thang, lanh tô, sàn mái vv... có được tính vận chuyển VL lên cao hay không?
Mình đã thử nghiệm tra các mã hiệu AF.12414, AF.12614, AF.12314, AF.12514 hay AF.32315 và phát hiện ra rằng, thực ra các mã hiệu này đa phần đều có sử dụng vận thăng lồng 0,8T. Mà loại vận thăng lồng này trong định mức tương ứng với mã hiệu các công tác thi công ở độ cao <16m (cụ thể ở các mã kết cấu có chia độ cao). Như vậy nếu có ai đó nói rằng các mã hiệu này có vận thăng rồi thì ko được tính v/c vật liệu lên cao là chưa chính xác, vì thực tế vận thăng này chỉ dùng với độ cao <16m, vậy nếu thi công ở độ cao lớn hơn 16m vẫn được tính vận chuyển vật liệu lên cao mới đúng!
Tuy nhiên trong thực tế, tính hay ko tính vẫn do Chủ đầu tư hoàn toàn quyết định!
Mong các bạn thảo luận thêm!
 

Top