Nhờ các bạn góp ý phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt khác?

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
35
Website
giaxaydung.vn
Nhờ các bạn am hiểu về luật có thể giải thích hộ mình cụm từ Quy phạm pháp luật là gì? Phân biệt giúp mình văn bản Quy phạm pháp luật và văn bản khác? Nếu áp dụng cho mình hỏi luôn khi NHĐT&PT Việt Nam ban hành Quy chế cho vay xuất khẩu (kèm theo Quyết định) thì quyết định đó có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Vì mình rất cần tìm hiểu lĩnh vực này phục vụ cho quá trình công tác mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn
 

vitbau03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
10/11/08
Bài viết
319
Điểm thành tích
18
theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Số 17/2008/QH12 thì
"Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật."

vì vậy văn bản quy phạm khác văn bản khác là do cơ quan nhà nước ban hành còn các văn bản không do cơ quan nhà nước ban hành không gọi là văn bản quy phạm pháp luật được.
trường hợp của bạn văn bản do ngân hàng đầu tư ban hành chỉ là quy chế được đưa ra dựa trên khung pháp lý của nhà nước chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì ngân hàng đầu tư và pháp triển không phải là cơ quan luật pháp của nhà nước không được quyền đưa ra văn bản quy phạm pháp luật. văn bản họ đưa ra là dựa trên khung luật pháp sẵn của nhà nước.
chúc bạn tìm thấy nhiều điều thú vị bạn có thể tham khảo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:D
 
Last edited by a moderator:

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Nhờ các bạn am hiểu về luật có thể giải thích hộ mình cụm từ Quy phạm pháp luật là gì? Phân biệt giúp mình văn bản Quy phạm pháp luật và văn bản khác? Nếu áp dụng cho mình hỏi luôn khi NHĐT&PT Việt Nam ban hành Quy chế cho vay xuất khẩu (kèm theo Quyết định) thì quyết định đó có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Vì mình rất cần tìm hiểu lĩnh vực này phục vụ cho quá trình công tác mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì:
Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
Như vậy thế nào là VBQPPL bạn đã biết ha, văn bản khác tức không phải VBQPPL.
Quyết định của NHĐT&PT VN cần xem xét có phải là QĐ của Tổng kiểm toán Nhà nước hay không? Nếu NHĐT&PT VN là Tổng kiểm toán Nhà nước thì QĐ ấy là VBQPPL và ngược lại.
Cần lưu ý thêm:
Điều 19. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước
Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành để quy định, hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Nhờ các bạn am hiểu về luật có thể giải thích hộ mình cụm từ Quy phạm pháp luật là gì? Phân biệt giúp mình văn bản Quy phạm pháp luật và văn bản khác? Nếu áp dụng cho mình hỏi luôn khi NHĐT&PT Việt Nam ban hành Quy chế cho vay xuất khẩu (kèm theo Quyết định) thì quyết định đó có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Vì mình rất cần tìm hiểu lĩnh vực này phục vụ cho quá trình công tác mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn
Người ta có nhiều cách phân biệt giữa Quy phạm pháp luật và Quy phạm khác.
Về Định nghĩa: Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung của một xã hội do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của xã hội đó. Nó được đảm bảo thi hành bởi nhà nước thông qua biện pháp cưỡng chế. Còn quy phạm khác là quy tắc xử sự chung trong phạm vi của mỗi tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan, đoàn thể, tôn giáo v.v...
Về hình thức: giống nhau gồm 3 phần, giả định, quy định và chế tài nhưng mức độ, điều kiện khác nhau.
Về phạm vi điều chỉnh: khác nhau vì Quy phạm pháp luật điều chỉnh cho mọi đối tượng trong xã hội. Quy phạm khác điều chỉnh trong phạm vi của cơ quan hay tổ chức đó mà thôi.
Về tính chất: Khác nhau cơ bản là Quy phạm pháp luật mang tính giai cấp và tính cưỡng chế rất cao; Quy phạm khác không mang tính cưỡng chế cao trừ quy phạm tôn giáo của 1 nhà nước tôn giáo.
Tóm lại là để viết ra đấy đủ, phải mất nhiều mực và giấy. Thế còn vấn đề Quy chế cho vay của NH ĐT&PT một loại Văn bản quy phạm khác mà đối tượng điều chỉnh của nó là những người có nhu cầu vay vốn (con nợ). Nếu ai xù nợ thì cuối cùng việc thực hiện Chế tài cũng phải cậy nhờ đến các văn bản Quy phạm pháp luật mà thôi.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthaotha

Guest
giup cac ban sinh vien ne

Phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm xã hội khác và rút ra đặc điểm của quy phạm pháp luật:
Sự giống nhau đó là:
Nó đều là những quy tắc xử sự chung được được một nhóm người, một cộng đồng dân cư công nhận và định hướng hành vi theo đúng những quy tắc này.

- Sự khác biệt cơ bản:
Quy phạm pháp luật :
K/niệm : Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thẻ phải tuân thủ , được biểu thị bằng hình thức nhất định . do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận . Được nhà nước đảm bảo thực hiện và có thể có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội
Nguồn gốc :
- Các quy phạm của tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó
- Không tổ chức , cá nhân bảo ban hành ra luật chỉ trong trường hợp được nhà nước đồng ý ủy quyền
- Là kết quả của hoạt động ý thức của con người do điều kiện kinh tế xã hội quyết định
Nội dung :
- Là quy tắc xử sự ( việc được làm , việc phải làm , việc không được làm )
- Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người
- Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
- Mang tính quy phạm chuẩn mực , có giới hạn , các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
Mục đích : Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí Nhà nước
Đặc điểm :
- Quy phạm pháp luật dễ thay đổi
- Có sự tham gia của Nhà nước , do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
-Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện sự răn đe
Phạm vi : Rộng , bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng khác nhau với mọi thành viên trong xã hội
Hình thức thể hiện : Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung rõ ràng , chặt chẽ
Phương thức tác động : Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước
Quy phạm xã hội :
k/n : Là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó
Nguồn gốc :
- Chỉ mang tính chất bắt buộc với một tổ chức nào đó hay một nhóm người và một đơn vị cộng đồng dân cư
- Hình thành từ đời sống , bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội trên các quan niệm về đạo đức , lối sống
Nội dung :
Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần , tình cảm của con người
- Không mang tính bắt buộc
- Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế mà được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện , tự giác
- Không có sự thống nhất , không rõ ràng , cụ thể như quy phạm pháp luật
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người
Mục đích : Dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người
Đặc điểm :
- Không dễ thay đổi
- Do tổ chức chính trị . xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội
- Là những quy tăc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chưc s
Phạm vi : Phạm vi hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt
Hình thức thể hiện : Trong nhân thức tình cảm của con người
Đặc điểm :
- Không dễ thay đổi
- Do tổ chức chính trị , xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội
- Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chức
Phạm vi : Hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt
- Trong nhận thức tình cảm của con người
Phương thức tác động : Dư luận xã hội
Tóm lại : Qua phân biệt giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác ta thấy rõ một đặc điểm của quy phạm pháp luật :
- Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ
- Đươch biểu thị bằng hình thức nhất định , do Nhà nước ban hành và thừa nhận
- Được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
- Nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội .
------------- Có gì mong các cậu điều chỉnh lại nhé; bài nè tớ 8 điểm đấy :)) ------------------
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
35
Website
giaxaydung.vn
em vừa mới tìm hiểu rồi. Theo ý em thì để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất là có hai điều kiện:
1. Nếu cơ quan có thẩm quyền ban hành loại này thì dấu đóng phải có quốc huy nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (tức là nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
2.tất nhiên là loại văn bản quy phạm đó phải được liệt kế tại trong Luật ban hành văn bản (ví dụ Bộ XD ban hành thông tư thì là quy phạm pháp luật nhưng công văn thì không).
 

Top