Nhờ mọi người chỉ dùm chỗ này!

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm tích cực
723
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Chào các bác!
Em có 1 thắc mắc mong các bác giải đáp hộ em nhé!

Hiện tại trong đơn giá XDCT tại tỉnh em thì vữa xây trong đơn giá sử dụng vữa XM PC30.
Nhưng trong thông báo giá của Sở Xây dựng hiện nay lại báo giá xi măng PCB30 hoặc PCB40.

Như vậy khi tính dự toán thì bù giá như thế nào?

Mong các bác có cao kiến gì giúp em!
 
Trước hết bạn cần hiểu và phân biệt Xi măng PC và PCB:
+ Xi măng PC là xi măng Pooclăng được nghiền từ clinker với một lượng thạch cao nhất định (chiếm từ 4-5%). Chất lượng xi măng Pooclăng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2682 : 1999

+ Xi măng PCB là xi măng Pooclăng hỗn hợp được sản xuất từ việc nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia (lượng phụ gia kể cả thạch cao không quá 40% trong đó phụ gia đầy không quá 20%). Chất lượng xi măng Pooclăng hỗn hợp được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6260 : 1997.
(theo Viện VLXD- Bộ xây dựng)

Tính năng:
+ PC: thích hợp cho việc xây dựng phần công trình trên cạn ( ví dụ : đổ bê tông sàn, làn vữa xây tường ), ngoài ra sử dụng Xi măng PC cho phép tốc độ thi công nhanh hơn vì thời gian kết thúc đông kết nhỏ hơn nên có thể dỡ cốp pha sớm hơn , sau 3 ngày cường độ kháng nén đạt cao hơn.
PC: Phù hợp với môi trường khí hậu châu Âu

+ PCB 40 thích hợp hơn cho việc xây dựng phần công trình chịu nước (ví dụ : đổ móng).Hiện nay người ta thường sử dụng PCB 40 cho cả việc xây dựng phần công trình trên cạn và phần công trình chịu nước.
PCB: Phù hợp với môi trường khí hậu châu Á, nhiệt đới

Lưu ý:
- Xi măng PC ở VN thường ít bán trên thị trường, khi cần sử dụng người ta phải đặt sản xuất ở các nhà máy nên giá thành cao hơn PCB
So sánh về giá thành:
+ PC đắt hơn PCB (thường thì thông báo giá ít khi có PC)
+ PCB 30 rẻ hơn PCB40
+ PC30 rẻ hơn PC40

Ý kiến của mình về câu hỏi của bạn:

- Nếu dự toán tính theo PC30 thì áp dụng giá PC30 hay PCB30 đều được
- Nếu dự toán, hoặc yêu cầu CĐT tính theo cấp phối PC40 thì tất nhiên bạn phải tra lại cấp phối, nếu dùng chương trình phần mềm dự toán thì phải đổi mã vữa
Khi đó phần giá thông báo thì áp dụng giá PC40 hay PCB40 đều được
 
Cảm ơn anh Levinhxd đã góp ý về trường hợp của em nhé!

Bây giờ em làm 2 file dự toán mẫu gồm có 2 công tác được sử dụng bộ đơn giá 44, 45 của UBND tỉnh Đăk Lăk

- Mẫu số 1: Dùng cấp phối vữa PC30 và áp giá hiện trường xây lắp tháng 5/2009 trên địa bàn thành phố BMT.
- Mẫu số 2: Dùng cấp phối vữa PC40 và áp giá hiện trường xây lắp tháng 5/2009 trên địa bàn thành phố BMT.
- Thông báo giá hiện trường XL tháng 5/2009 của tỉnh Đăk Lăk tải tại Đây

Khi áp dụng giá thông báo đến hiện trường xây lắp là PCB40. Trong mẫu số 2 em đã thực hiện đổi mã vữa từ cấp phối PC30 trong đơn giá sang PC40 cho phù hợp với thực tế.

Mong các bác xem và góp ý dùm e. Hiện nay khi thẩm định các công trình trên địa bàn.
Các đơn vị tư vấn lập dự toán theo mẫu số 1 em đưa lên đó. Khi thẩm định em thẩm định theo mẫu số 2. Nhưng hiện nay 1 số đơn vị tư vấn chưa chấp nhận với cách tính thẩm định của em.

Xin cảm ơn!
 

File đính kèm

Bác Linh ơi, bác là người thẩm định hồ sơ mà còn nhọc nhằn trong việc áp dụng đơn giá như vậy thì dân chúng biết làm sao? Sở Xây dựng có thể giúp bác việc này đấy. Trong thông báo giá có câu: "Sở Xây dựng Đăk Lăk công bố giá vật liệu xây dựng ... để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham khảo... Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng Đăk Lăk để xem xét, giải quyết".
Mình đã xem 2 biểu mẫu mà bác đưa lên và nhận thấy có điều không ổn, đó là đơn giá ximăng PCB30 và PCB40 bằng nhau. Thực tế trong năm 2009 Sở Xây dựng Đăk Lăk chẳng có báo giá xi măng PCB30 nên tư vấn lấy giá xi măng PCB40 để thay vào đó. Vậy là tư vấn đã áp dụng chưa đúng.
Tuy nhiên bác cũng xem lại mẫu thẩm định của mình một chút ạ. Nếu bác vận dụng phương pháp phân tích đơn giá trực tiếp thì chẳng vấn đề gì, đằng này bác lại dùng phương pháp bù chênh lệch giá thì bác phải xem đơn giá được xây dựng sử dụng xi măng gì? Bác thử thay định mức về cấp phối rồi tính lại đơn giá, sau đó so sánh với đơn giá gốc thử xem sao. Mình nghĩ sẽ khác nhau đó. Vậy có thể bù chênh lệch sao được?
Bác là cán bộ Nhà nước nên làm rõ vấn đề này cho dân chúng được nhờ với. Bác nhờ Sở Xây dựng can thiệp vào thử xem. Kết quả thế nào cho anh em biết với nhé.
Chúc bác thành công.
 
Về việc áp dụng mã vữa PC30 và PC40

Mình có ý kiến thế này:
- Khi sử dụng xi măng PC40 thì phải áp dụng cách tính đơn giá theo cấp phối vữa PC40 (cho cả công tác xây trát và bê tông)
- Việc Tư vấn lấy giá PC40 lắp vào giá PC30 là sai, như thế thì sẽ làm phát sinh thêm 1 KL chi phí, bởi vì thường giá PC40 cao hơn PC30, trong khi KL trong cấp phối vữa thì PC30 lại nhiều hơn PC40 (khoảng 50kg cho 1m3);
- Chung quy lại giá vữa BT, xây dùng XM PC40 sẽ thường thấp hơn khi sử dụng PC30

Trong ví dụ của Linh:
- Cách làm không có gì sai cả
- Có điều phải lưu ý: Tại sao giá PC40 lại thấp hơn PC30 (ở Tây Nguyên vậy à?)
- Lưu ý nữa: Phải xem khi dùng PC40 thì cấp phối mã vữa có độ sụt bao nhiêu (vữa bê tông) để áp cho đúng

Mình post lên đây 1 ví dụ
- Theo dõi bảng phân tích vật tư, ví dụ PC40 đã đổi mã vữa
- Ví dụ chỉ quan tâm ĐM, phần Đơn giá mình vẫn áp dụng đơn giá 2006 Daklak, hệ số mình chưa thay đổi, chưa áp giá vào bảng CL vật tư
- Phần mềm dự toán: Acitt

Cách đổi mã vữa trên phần mềm các bạn có thể tham khảo tại đây

Đây là ý kiến riêng mình, Mọi người góp ý thêm nhé!
 

File đính kèm

Rất cảm ơn Vinh về bài viết trên, nhưng anh muốn nhờ em kiểm tra lại Định mức áp dụng cho BT sử dụng XM PC40. Anh chưa kiểm tra định mức 1776 nhưng anh thấy trong thành phần cấp phối có phụ gia hoá dẻo để sử dụng cho BT M200 là chưa hợp lý. Vì anh được biết, phụ gia hoá dẻo chỉ áp dụng sử dụng cho PC40 chỉ dùng khi tính toán bê tông M400 thôi.

Hơn nữa, anh so sánh thấy Phân tích vật tư của Linh và của em là khác nhau về khối lượng định mức!:D
 
Rất cảm ơn Vinh về bài viết trên, nhưng anh muốn nhờ em kiểm tra lại Định mức áp dụng cho BT sử dụng XM PC40. Anh chưa kiểm tra định mức 1776 nhưng anh thấy trong thành phần cấp phối có phụ gia hoá dẻo để sử dụng cho BT M200 là chưa hợp lý. Vì anh được biết, phụ gia hoá dẻo chỉ áp dụng sử dụng cho PC40 chỉ dùng khi tính toán bê tông M400 thôi.

Hơn nữa, anh so sánh thấy Phân tích vật tư của Linh và của em là khác nhau về khối lượng định mức!:D

Cám ơn a Trình, Phụ gia dẻo hoá thực ra được dùng như thế nào tuỳ theo Thiết kế cấp phối của Chủ đầu tư và tuỳ thuộc vào loại kết cấu, khoảng cách từ trạm trộn đến nơi đổ bê tông. Ví dụ ngày xưa em tham gia BĐH thi công ở Nhà máy xi măng Sông Thao, chủ đầu tư duyệt Sika cho vào bê tông cho các kết cấu sau
- M300, Móng, thân các Silo thi công trượt
- M350 cọc khoan nhồi
- Các móng khối lớn (M300, M350)
Anh check lại thông tin về phụ gia hoá dẻo xem thế nào nhé!

Còn cấp phối em và Linh khác nhau vì độ sụt bê tông e và Linh chọn là khác nhau! Độ sụt BT em chọn l à 14-17cm
 
Không phân tích bê tông, tính bù chênh lệch cho cả m3

Có một cách đơn giản thôi, tính bù trừ chênh lệch cho cả m3 bê tông, đừng phân tích chi tiết ra thành cát, đá, xi măng, nước và phụ gia nữa.
Ví dụ: Đơn giá của tỉnh tính theo xi măng PC30 có giá của bê tông móng đá 1x2, mác 200, rộng <=250cm là 578075 đồng. Giờ thị trường không có xi măng PC30 nữa, chọn cấp phối bê tông theo xi măng PC40 phù hợp rồi tính đơn giá cho một m3 bê tông, giả sử giá vữa tính theo PC40 là 600.000 đồng, lấy 600.000 - 578075 rồi nhân với số m3 bê tông là xong.
Nếu dùng dự toán GXD bạn xoá mã vữa đi, sẽ không phân tích vữa thành cát, đá, xi măng, nước nữa, bảng tổng hợp sẽ chỉ tổng hợp khối lượng m3 vữa thôi.
Cách này đã được bày cho nhiều Chủ đầu tư, Tư vấn và Nhà thầu của các dự án, công trình lớn: Xi măng Hoàng Thạch, Hạ Long, Bút Sơn, Thái Nguyên, thuỷ điện Nậm Chiến... và được nhiều người áp dụng.
 
Cảm ơn các anh chị đã góp ý.

Trong 2 mẫu mà em đưa lên ở bài phía dưới thì không có mẫu nào đúng cả :D.
Việc này Sở XD tỉnh Đăk Lăk cũng đã có câu trả lời ở phần phụ lục hướng dẫn e dính kèm phía dưới.
Cơ bản như cách tính của bác Thế Anh nói là giống với hướng dẫn của Sở Xây dựng.

Nếu tính theo cách của SXD hướng dẫn thì e đã làm thử 2 ví dụ được gởi kèm phía dưới. Lúc này thì khối lượng vật tư: Cát, đá, sỏi.. và xi măng khi dùng 2 cấp phối PC30 và PC40 có chênh lệch nhau ( vì theo định mức).

Để tính chênh lệch xi măng theo đơn giá xây dựng đến hiện trường xây lắp so với trong đơn giá thì lấy: Khối lượng của Xi măng PC40 x giá hiện trường xây lắp XM PC40 - Khối lượng của Xi măng PC30 x đơn giá gốc trong đơn giá (1.055 đ/kg).

Đối với cát đá cũng tính như thế.

Hiện nay có một số đơn vị tư vấn khi tính dự toán đã bù trừ theo phương pháp e đã nêu ở bài trước: Khối lượng XM x (giá PC40 hiện trường - giá PC30 trong đơn giá). Việc bù trừ như thế này rõ ràng là chưa đúng.

Và khi một số công trình chỉ định thầu nhỏ thi công xong thì CĐT và nhà thầu lập quyết toán chi tiết theo định mức lại lấy giá của XM PC40 áp vào định mức dùng cho xi măng PC30 -> cái này thì càng không hợp lý.

Rất cảm ơn các bác đã trao đổi, mong nhận được ý kiến đóng góp thêm.
 

File đính kèm

Trường hợp tính theo cách của bác TA thì có vẻ đơn giản hơn nhiều.

Mình tính cấp phối Pc30 trong đơn giá gốc theo cấp phối vữa. Sau đó tính giá của cấp phối vữa tương ứng với PC40 theo giá hiện trường XL rồi đưa vào chỗ phần em bôi đỏ phía dưới!

attachment.php
 

File đính kèm

  • clip_image002.jpg
    clip_image002.jpg
    63,8 KB · Đọc: 621
  • tinhbutru.xls
    tinhbutru.xls
    389,5 KB · Đọc: 254
Cảm ơn bác Linh đã chia sẻ. Sở XD hướng dẫn dài dòng quá. Theo bác Thế Anh thì đơn giản hơn nhiều và hợp lý nữa. Mình cũng có ý kiến là tính lại đơn giá 44 theo định mức bê tông dùng XM PCB40, giá vật liệu vẫn lấy theo đơn giá 44. Như vậy thì đơn giá 44 đã thay đổi (xem đây là đơn giá vận dụng chứ có gì đâu). Lúc này thì bù chênh lệch giá hoàn toàn hợp lý. Bác Linh thấy có đơn giản hơn Sở Xây dựng không ạ? Nếu tính theo SXD hướng dẫn thì cứ mỗi loại cấu kiện bê tông phải tính đơn giá riêng (vì mỗi cấu kiện bê tông có tính chất khác nhau nên mác bê tông và độ sụt yêu cầu khác nhau).
Nghĩ lại thì mình thấy bác Thế Anh có giải pháp tốt hơn. Rất cảm ơn bác Thế Anh.
Chúc các đại ca sức khỏe và đóng góp ngày càng nhiều ý hay cho anh em!
 
Chào các sư huynh, em là dân mới vào nghề lại gặp ngay củ khoai mong các sư huynh chỉ bảo. Hiện nay em đang làm khối lượng cho bên B, chỗ em vừa thi công xong tháp trao đổi nhiệt bằng phương pháp cốp pha trượt nhưng nhà thầu ( bên B ) yêu cầu xác nhận khối lượng giàn giáo thi công ngoài cho công tác đổ bê tông nhưng em chưa chịu vì thi công cốp pha trượt thì có lắp dựng giàn giáo ngoài đâu mà tính nhưng em tìm mãi mà không thấy tài liệu nào hướng dẫn việc này cả... Mong các sư huynh chỉ giáo giúp xem công tác lắp dựng giàn giáo ngoài có được chấp nhận hay không nếu được thì dựa vào cơ sở nào. Thank các sư huynh
 
Chào các sư huynh, em là dân mới vào nghề lại gặp ngay củ khoai mong các sư huynh chỉ bảo. Hiện nay em đang làm khối lượng cho bên B, chỗ em vừa thi công xong tháp trao đổi nhiệt bằng phương pháp cốp pha trượt nhưng nhà thầu ( bên B ) yêu cầu xác nhận khối lượng giàn giáo thi công ngoài cho công tác đổ bê tông nhưng em chưa chịu vì thi công cốp pha trượt thì có lắp dựng giàn giáo ngoài đâu mà tính nhưng em tìm mãi mà không thấy tài liệu nào hướng dẫn việc này cả... Mong các sư huynh chỉ giáo giúp xem công tác lắp dựng giàn giáo ngoài có được chấp nhận hay không nếu được thì dựa vào cơ sở nào. Thank các sư huynh

Thường thì thi công cốp pha trượt sẽ được Chủ đầu tư chấp nhận cho thanh thanh toán theo dạng hồ sơ biện pháp có chi phí riêng, tóm lại là Nhà thầu sẽ lập 1 Bản vẽ biện pháp có phê duyệt, sau đó lập kèm dự toán. Chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị thẩm tra như một hạng mục riêng và sẽ phê duyệt dự toán đó! Sau đó nhà thầu nghiệm thu thanh toán bình thường!

Mình đã từng lập biện pháp bắc giáo cốp pha cho kết cấu thi công đặc biệt nhưng không phải là cốp pha trượt, tuy nhiên hồi đó đã photo tham khảo biện pháp TC cốp pha được thanh toán của nhà thầu PH thi công silo đồng nhất phối liệu! Tiếc là giờ không còn tài liệu đó để post lên đây nữa!
 
Mình không dùng PC 30 đã lâu rồi thấy bác linh hỏi vậy ? em xin trả lời như sau :+Anh lập đơn giá bổ sung cho hạng mục có tính bê tông hoặc vữa thành cấp phối vữa PC40 theo đơn giá 44 đó làm giá gốc (Đơn giá bổ sung hết bao gồm VL;NC;M)
+Còn tính chênh lệch theo cấp phối vữa BT của PC 40 theo tháng là được mà
(anh tính ra vữa BT theo PC 40 hàng tháng - PC 40 giá gốc là được ):D
Em ở đắk lắk em tính vậy chưa thấy ai nói gì hết
 
Back
Top