Nhờ tư vấn gấp về xử lý tình huống và tuân thủ quy định?

cao van ha

Thành viên rất năng động
Tham gia
3/7/08
Bài viết
103
Điểm thành tích
18
Tuổi
41
Các cao thủ tư vấn giúp em tình huống này với ạ!

Câu hỏi 1:
Bên em chỉ định thầu gói thầu nhà thép cho nhà xưởng (Giá gói thầu 54 tỷ, theo dự toán và thiết kế của bên e), bên em có cung cấp các thông số về tải trọng, công năng sử dụng và yêu cầu của tổng thầu thiết kế, lắp đặt thiết bị (Nhà thép này phục vụ cho việc lắp đặt thiết bị, cầu trục của nhà máy)...và căn cứ vào đó, nhà thầu A tự thiết kế lại theo những yêu cầu đó và chào giá theo thiết kế đó (Thiết kế này khác hoàn toàn với thiết kế do bên em đã thuê tư vấn lập), giá chào thầu của nhà thầu này thấp nhất và giảm hơn dự toán gói thầu (Giá chào là 33 tỷ).
Sếp thì Okie nhà thầu này và chỉ đạo kí hợp đồng với nhà thầu này, tuy nhiên nhà thầu này chỉ chào giá một cục là 33 tỷ, cam kết đáp ứng các yêu cầu bên em đề ra, nhà thầu chỉ đồng ý cung cấp bản vẽ cho bên em khi kí hợp đồng và tạm ứng.
+ Em thì lo ngại nhỡ kí hđ và tạm ứng xong, thẩm tra lại thiết kế của bên họ mà không phù hợp với yêu cầu, công năng, tải trọng họ cố tình không sửa thì lại rủi ro liên quan đến tranh chấp và thu hồi công nợ? (Mặc dù, trong HĐ thì cũng có điều khoản sẽ điều chỉnh bản vẽ nếu mình thẩm tra không đạt yêu cầu đề ra).
+ Những rủi ro tiềm ẩn (nếu có) chưa lường hết??? Nhờ các bác có KN tư vấn để em có thể đóng góp ý kiến với sếp?
+ Xử lý tình huống đầu thầu này ntn? (Dự án bên em có vốn tín dụng do chính phủ bảo lãnh lên đến 85%). Hoàn thiện hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hướng chỉ định thầu EC phần này không có ổn không (Thiết kế - Thi công công trình)?

Câu hỏi 2:
Dự án xây dựng nhà máy của bên em có đến 85% vốn tín dụng do chính phủ bảo lãnh, tuy nhiên phần vốn bảo lãnh này chỉ giải ngân trực tiếp cho nhà thầu cung cấp thiết bị, phần chi trả cho các gói thầu xây dựng thì Tập đoàn tự bỏ tiền ra và phần này bên em đang thực hiện không hoàn toàn theo quy định của Luật đấu thầu mà tủy từng gói sẽ lựa chọn hình thức lựa chọn thầu sao cho nhanh chóng và thuận lợi nhất. (Tập đoàn em là công ty 100% vốn tư nhân, dự án là xây dựng nhà máy sản xuất vay vốn bảo lãnh chính phủ)

Hỏi rằng: Việc triển khai dự án có sai Luật và sau này có vấn đề gì không? Ai sẽ là người kiểm tra những vấn đề này khi mà vốn xây dựng thì hoàn toàn do Tập đoàn tự bỏ tiền, phần chi cho thiết bị thì thực hiện đúng quy định hiện hành? Hội đồng nghiệm thu nhà nước chắc chỉ kiểm tra nghiệm thu tổng thể thôi phải không?
 

tranminhtrung.ks

Thành viên mới
Tham gia
18/4/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
gói thầu 54 tỷ chỉ định thầu là sai quy định.( nghị định 85)
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Các cao thủ tư vấn giúp em tình huống này với ạ!

Câu hỏi 1:
Bên em chỉ định thầu gói thầu nhà thép cho nhà xưởng (Giá gói thầu 54 tỷ, theo dự toán và thiết kế của bên e), bên em có cung cấp các thông số về tải trọng, công năng sử dụng và yêu cầu của tổng thầu thiết kế, lắp đặt thiết bị (Nhà thép này phục vụ cho việc lắp đặt thiết bị, cầu trục của nhà máy)...và căn cứ vào đó, nhà thầu A tự thiết kế lại theo những yêu cầu đó và chào giá theo thiết kế đó (Thiết kế này khác hoàn toàn với thiết kế do bên em đã thuê tư vấn lập), giá chào thầu của nhà thầu này thấp nhất và giảm hơn dự toán gói thầu (Giá chào là 33 tỷ).
Sếp thì Okie nhà thầu này và chỉ đạo kí hợp đồng với nhà thầu này, tuy nhiên nhà thầu này chỉ chào giá một cục là 33 tỷ, cam kết đáp ứng các yêu cầu bên em đề ra, nhà thầu chỉ đồng ý cung cấp bản vẽ cho bên em khi kí hợp đồng và tạm ứng.
+ Em thì lo ngại nhỡ kí hđ và tạm ứng xong, thẩm tra lại thiết kế của bên họ mà không phù hợp với yêu cầu, công năng, tải trọng họ cố tình không sửa thì lại rủi ro liên quan đến tranh chấp và thu hồi công nợ? (Mặc dù, trong HĐ thì cũng có điều khoản sẽ điều chỉnh bản vẽ nếu mình thẩm tra không đạt yêu cầu đề ra).
+ Những rủi ro tiềm ẩn (nếu có) chưa lường hết??? Nhờ các bác có KN tư vấn để em có thể đóng góp ý kiến với sếp?
+ Xử lý tình huống đầu thầu này ntn? (Dự án bên em có vốn tín dụng do chính phủ bảo lãnh lên đến 85%). Hoàn thiện hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hướng chỉ định thầu EC phần này không có ổn không (Thiết kế - Thi công công trình)?

Câu hỏi 2:
Dự án xây dựng nhà máy của bên em có đến 85% vốn tín dụng do chính phủ bảo lãnh, tuy nhiên phần vốn bảo lãnh này chỉ giải ngân trực tiếp cho nhà thầu cung cấp thiết bị, phần chi trả cho các gói thầu xây dựng thì Tập đoàn tự bỏ tiền ra và phần này bên em đang thực hiện không hoàn toàn theo quy định của Luật đấu thầu mà tủy từng gói sẽ lựa chọn hình thức lựa chọn thầu sao cho nhanh chóng và thuận lợi nhất. (Tập đoàn em là công ty 100% vốn tư nhân, dự án là xây dựng nhà máy sản xuất vay vốn bảo lãnh chính phủ)

Hỏi rằng: Việc triển khai dự án có sai Luật và sau này có vấn đề gì không? Ai sẽ là người kiểm tra những vấn đề này khi mà vốn xây dựng thì hoàn toàn do Tập đoàn tự bỏ tiền, phần chi cho thiết bị thì thực hiện đúng quy định hiện hành? Hội đồng nghiệm thu nhà nước chắc chỉ kiểm tra nghiệm thu tổng thể thôi phải không?
Theo Luật quy định thì dự án sử dụng vốn NN>30% (bao gồm cả vốn tín dụng do NN bảo lãnh) thì phải áp dụng Luật đấu thầu chứ không có quy định vốn cho từng hạng mục trong dự án.
Kết luận: phần xây lắp cũng phải áp dụng luật đấu thầu
Cơ quan quản lý vấn đề này là cơ quan tham mưu bảo lãnh tín dụng
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Vụ này bên bác xử lý đến đâu rồi?

Câu hỏi 1.

- Giá gói thầu 54 tỷ trong khi nhà thầu chào 33 tỷ có 2 khả năng xảy ra (i) thiết kế tính thừa hoặc dự toán nhầm, (ii) nhà thầu thay đổi giái pháp thiết kế. Cá nhân em cho rằng nhà thầu đã chọn giải pháp thiết kế khác phù hợp hơn, có thể người ta tham khảo 1 công trình tương tự đã làm. VD thay móng cọc sang móng băng, thay đổi hệ kết cấu thép. Mặc dù nhà thầu không đưa ra bản vẽ chi tiết nhưng có thể yêu cầu nhà thuyết minh giải pháp thiết kế. Tư vấn thiết kế sẽ phải đánh giá giải pháp đấy có khả thi không.

- Rủi ro có thể xảy ra khi cả TVTK và nhà thầu đều tính nhầm hoặc nhà thầu cố tình bỏ giá thấp để lấy được công trình. Để đề phòng nhà thầu tính nhầm thì ngoài việc TVTK đánh giá giải pháp TK bác nên xem năng lực TK và TC của nhà thầu bao gồm đội ngũ nhân viên, công trình tương tự và khả năng tài chính. Trong trường hợp nhà thầu bỏ giá thấp có thể yêu cầu tăng bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vd từ 10 lên 20% giá trị hợp đồng. Ngoài ra còn hình thức bảo lãnh kiểu performance bond nhưng tôi ít thấy các dự án ở VN sử dụng. Nếu làm performance bond thì sẽ yên tâm hơn.

Trong trường hợp nhà thầu này giải thích hoàn toàn hợp lý các vấn đề trên thuyết phục người quyết định đầu tư cho chỉ định thầu.

Câu hỏi 2

Nha em nghĩ nếu nhanh thì thì chia dự án làm 2 gói thầu. Gói thiết bị thì đấu thầu vì dùng vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh. Gói xây dựng dùng vốn tư nhân thì chọn thầu theo ý tập đoàn. Một số người có thể nói dự án bao gồm cả gói thầu, nếu tổng vốn nhà nước lớn hơn 30% bắt buộc phải đấu thầu. Em thì cho dự án đồng nghĩa với gói thầu tại 1 thời điểm cụ thể. VD xây nhà máy sản xuất xe máy chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư 2 triệu $ (vốn nhà nước 500 nghìn $), mua thiết bị hết 1 triệu $, xây nhà xưởng 1 triệu $ bằng vốn tập đoàn. 5 năm sau mở rộng nhà máy giai đoạn 2 hết 300 nghìn $ bằng vốn tập đoàn không lẽ cũng phải đấu thầu?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Vụ này bên bác xử lý đến đâu rồi?

Câu hỏi 1.

- Giá gói thầu 54 tỷ trong khi nhà thầu chào 33 tỷ có 2 khả năng xảy ra (i) thiết kế tính thừa hoặc dự toán nhầm, (ii) nhà thầu thay đổi giái pháp thiết kế. Cá nhân em cho rằng nhà thầu đã chọn giải pháp thiết kế khác phù hợp hơn, có thể người ta tham khảo 1 công trình tương tự đã làm. VD thay móng cọc sang móng băng, thay đổi hệ kết cấu thép. Mặc dù nhà thầu không đưa ra bản vẽ chi tiết nhưng có thể yêu cầu nhà thuyết minh giải pháp thiết kế. Tư vấn thiết kế sẽ phải đánh giá giải pháp đấy có khả thi không.

- Rủi ro có thể xảy ra khi cả TVTK và nhà thầu đều tính nhầm hoặc nhà thầu cố tình bỏ giá thấp để lấy được công trình. Để đề phòng nhà thầu tính nhầm thì ngoài việc TVTK đánh giá giải pháp TK bác nên xem năng lực TK và TC của nhà thầu bao gồm đội ngũ nhân viên, công trình tương tự và khả năng tài chính. Trong trường hợp nhà thầu bỏ giá thấp có thể yêu cầu tăng bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vd từ 10 lên 20% giá trị hợp đồng. Ngoài ra còn hình thức bảo lãnh kiểu performance bond nhưng tôi ít thấy các dự án ở VN sử dụng. Nếu làm performance bond thì sẽ yên tâm hơn.

Trong trường hợp nhà thầu này giải thích hoàn toàn hợp lý các vấn đề trên thuyết phục người quyết định đầu tư cho chỉ định thầu.

Câu hỏi 2

Nha em nghĩ nếu nhanh thì thì chia dự án làm 2 gói thầu. Gói thiết bị thì đấu thầu vì dùng vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh. Gói xây dựng dùng vốn tư nhân thì chọn thầu theo ý tập đoàn. Một số người có thể nói dự án bao gồm cả gói thầu, nếu tổng vốn nhà nước lớn hơn 30% bắt buộc phải đấu thầu. Em thì cho dự án đồng nghĩa với gói thầu tại 1 thời điểm cụ thể. VD xây nhà máy sản xuất xe máy chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư 2 triệu $ (vốn nhà nước 500 nghìn $), mua thiết bị hết 1 triệu $, xây nhà xưởng 1 triệu $ bằng vốn tập đoàn. 5 năm sau mở rộng nhà máy giai đoạn 2 hết 300 nghìn $ bằng vốn tập đoàn không lẽ cũng phải đấu thầu?
Câu 2 của bạn là tình huống giả định khác với tình huống của chủ topic. Bạn chia 2 gói thầu độc lập theo phân kỳ có thể được, nhưng bạn chia thiết bị với nhà xưởng thì không ổn, chẳng nhẽ cái thiết bị lắp ở ngoài nhà xưởng à?
Pháp lý của vấn đề này nằm ở QĐ phê duyệt dự án, ý kiến thẩm định của bên bảo lãnh tín dụng NN chứ không có ý kiến cá nhân suy luận được đâu
 

danhhungvina

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/7/10
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Theo mình!
Với câu 1:
Thứ nhất: Các bác phải xem xét trong hồ sơ yêu cầu dữ liệu thế nào, bạn cần nêu rõ hơn về yêu cầu này vì, nếu HSYC cho phép nhà thầu được thiết kế cũng như đưa ra các giải pháp kỹ thuật khác thì ta mới được xét, còn không họ không đạt theo yêu cầu của HSYC.
Thứ 2: Hợp đồng xây dựng là tuân thủ theo luật dân sự, trước khi ký hợp đồng phải có thương thảo và hoàn thiện hợp đồng, do vậy bên bạn nên kiểm tra yêu cầu về các điều kiện thẩm tra, thẩm định các thiết kế và giải pháp kỹ thuật khác với HSYC khác trong mẫu hợp đồng không (điều này nên cụ thể trong yêu cầu của HSMT hoặc HSYC). Nếu không nêu, bên bạn nên đưa các điều khoản này vào quá trình thương thảo HĐ để đảm bảo an toàn triển khai thực hiện dự án.
Với câu 2:
Theo mình việc quy đinh 30% vốn nhà nước là theo dự án được duyệt. các bác nên kiểm tra quyết định phê duyệt dự án để áp dụng luật cho chính xác thôi.
nếu muôn không tuân thủ luật thì phải tách dự án thôi!
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Câu 2 của bạn là tình huống giả định khác với tình huống của chủ topic. Bạn chia 2 gói thầu độc lập theo phân kỳ có thể được, nhưng bạn chia thiết bị với nhà xưởng thì không ổn, chẳng nhẽ cái thiết bị lắp ở ngoài nhà xưởng à?
Pháp lý của vấn đề này nằm ở QĐ phê duyệt dự án, ý kiến thẩm định của bên bảo lãnh tín dụng NN chứ không có ý kiến cá nhân suy luận được đâu

Nhà em đọc lại nghị định 85 thì không tách thành 2 gói được. "Việc xác định phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt, được tính theo từng dự án cụ thể". Nếu tổng mức đầu tư gồm cả thiết bị và xây dựng, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh lớn hơn 30% tổng mức đầu tư thì bên bác phải đấu thầu cả phần xây dựng. Giờ nếu tách thành 2 tổng mức đầu tư và phân kỳ nó ra thì mới đấu thầu được riêng phần xây dựng.
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Câu hỏi 1.

liên quan đến tranh chấp và thu hồi công nợ: sợ rằng tạm ứng cho nhà thầu xong thì một là thiết kế không ổn, hai là ông ta dây dưa, lấy tiền làm việc khác, khó đòi. Vậy bên bạn yêu cầu nhà thầu, 2 bên lập một tài khoản chung, tiền tạm ứng chỉ được NT rút ra nếu có sự đồng thuận của bên bạn. Như vậy NT cũng yên tâm không lo chủ đầu tư không ứng vốn để làm, mà chủ đầu tư cũng không lo NT mang tiền chạy mất. đồng thời giảm bớt gánh nặng bảo lãnh tạm ứng cho NT.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Câu hỏi 1.

liên quan đến tranh chấp và thu hồi công nợ: sợ rằng tạm ứng cho nhà thầu xong thì một là thiết kế không ổn, hai là ông ta dây dưa, lấy tiền làm việc khác, khó đòi. Vậy bên bạn yêu cầu nhà thầu, 2 bên lập một tài khoản chung, tiền tạm ứng chỉ được NT rút ra nếu có sự đồng thuận của bên bạn. Như vậy NT cũng yên tâm không lo chủ đầu tư không ứng vốn để làm, mà chủ đầu tư cũng không lo NT mang tiền chạy mất. đồng thời giảm bớt gánh nặng bảo lãnh tạm ứng cho NT.
PA của bạn không ổn đâu, việc 2 pháp nhân lập 1 TK chung thì chắc là ít khi làm cũng như khó được chấp thuận.
Việc bảo đảm nghĩa vụ dân sự thì thiếu gì cách: bảo lãnh tạm ứng, đặt cọc,... vì ở đây chủ topic không đề cập đến việc khó khăn trong việc bảo lãnh.
còn việc rủi ro như vấn đề khó khăn nọ kia, theo tôi có thể yêu cầu nhà thầu làm thêm bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, các điều khoản ràng buộc về đền bù thiệt hại nếu bên kia không làm. 1 DN đã mạnh dạn lập PA thiết kế khác theo tôi họ có đủ năng lực và uy tín, họ chắc còn muốn tồn tại lâu dài, mặt khác có thể tham khảo ý kiến của DLSS
 
Last edited by a moderator:

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Nhà em đọc lại nghị định 85 thì không tách thành 2 gói được. "Việc xác định phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt, được tính theo từng dự án cụ thể". Nếu tổng mức đầu tư gồm cả thiết bị và xây dựng, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh lớn hơn 30% tổng mức đầu tư thì bên bác phải đấu thầu cả phần xây dựng. Giờ nếu tách thành 2 tổng mức đầu tư và phân kỳ nó ra thì mới đấu thầu được riêng phần xây dựng.
- Tại sao lại không chia dự án thành 2 gói thầu được: Theo luật đấu thầu có quy định "Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện và đảm bảo tính đồng bộ của dự án có quy mô gói thầu hợp lý".
- Đối chiếu với quy định trên thấy việc chia dự án thành 2 gói thầu là: Cung cấp thiết bị và Xây dựng nhà xưởng là hợp lý?
 
  • Like
Các tương tác: naat

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
- Tại sao lại không chia dự án thành 2 gói thầu được: Theo luật đấu thầu có quy định "Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện và đảm bảo tính đồng bộ của dự án có quy mô gói thầu hợp lý".
- Đối chiếu với quy định trên thấy việc chia dự án thành 2 gói thầu là: Cung cấp thiết bị và Xây dựng nhà xưởng là hợp lý?
Bạn nên xem lại kỹ tình huống, vì chủ topic muốn chia để xác định nguồn vốn chứ không phải chia để đấu thầu. ông này muốn phần xây dựng là dùng vốn tự có nên không cần đấu mà chỉ định ngay, phần thiết bị là dùng vốn tín dụng bảo lãnh. Ác hiểm thay Luật quy định tỷ lệ nguồn vốn tính theo dự án chứ không tính theo gói thầu. Việc chia gói thầu thì đương nhiên tách nhà xưởng riêng, thiết bị riêng hòan toàn nhất trí
 
  • Like
Các tương tác: NNVP

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Bạn nên xem lại kỹ tình huống, vì chủ topic muốn chia để xác định nguồn vốn chứ không phải chia để đấu thầu. ông này muốn phần xây dựng là dùng vốn tự có nên không cần đấu mà chỉ định ngay, phần thiết bị là dùng vốn tín dụng bảo lãnh. Ác hiểm thay Luật quy định tỷ lệ nguồn vốn tính theo dự án chứ không tính theo gói thầu. Việc chia gói thầu thì đương nhiên tách nhà xưởng riêng, thiết bị riêng hòan toàn nhất trí
Chính xác, mình chưa đọc hết đã coment? Đã hình thành gói thầu và thực hiện đấu thầu rồi còn phân chia lại thì chịu. :D
 

Top