Những mẹo "ăn cắp" bằng mã dự toán!

  • Khởi xướng Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
L

levinhxd

Guest
Những cách “ăn cắp” bằng mã dự toán của Nhà thầu!
Thời gian trước đây, hiện tượng bớt xén vật liệu trong quá trình thi công là khá phổ biến, đặc biệt là đối với các công trình vốn ngân sách. Tuy nhiên, càng ngày việc giám sát thi công trong xây dựng càng trở nên chặt chẽ, các quy trình quản lý chất lượng cũng nghiêm ngặt hơn! Vậy có cách nào để nhà thầu có thể kiếm lãi mà Chủ đầu tư sẽ vô tình hoặc cố tình bỏ qua! Hiện nay, nhiều nhà thầu đã biết cách sử dụng những mã dự toán làm công cụ "ăn cắp" cho mình! levinhxd xin được để từ "ăn cắp" trong ngoặc kép để mọi người đừng nghĩ là nó qúa nghiêm trọng :D
Tất nhiên những mẹo này nếu có qua mặt được Chủ đầu tư thì thường cũng sẽ bị những kiểm toán viên phát hiện. Nhưng cũng có những cách lý giải để những mẹo áp mã dự toán trở thành hợp pháp. Dự toán hay chính là chỗ đó, có một Kỹ sư trưởng từng nói với levinhxd: Có khi đi bớt vài ba tạ sắt thép, xi măng không bằng áp một cái mã dự toán có lợi hơn!
Levinhxd sẽ đưa ra một vài ví dụ trong số các trưòng hợp đó, mọi người sẽ cùng tham khảo và thảo luận!


1, Theo định mức đơn giá và theo thiết kế là khác nhau
Ví dụ 1: Ở công tác ép cọc 350x350, một mối nối cọc có kích thước 220x270x6mm (tương đương KL 4*0,22*0,27*0,006*7850 =11,191 kg); tuy nhiên trong định mức mặc định là thép góc 100x100mm (22,83kg)! Khối lượng chênh là gấp đôi! Nếu khi thanh toán, người kiểm tra giá không chiết tính lại theo thực tế sẽ là một sai lầm lớn!

Ví dụ 2: Ở một công tác sản xuất hoa sắt có sử dụng sắt vuông đặc 10x10mm theo thiết kế, tuy nhiên định mức đơn giá chỉ có loại bé nhất là 12x12mm! Khi thanh toán Nhà thầu sẽ sửa lại tên công việc từ 12x12 xuống 10x10, tuy nhiên không tính lại ở phần phân tích vật tư, đó cũng là một sai sót!

Ví dụ 3: Công tác ốp đá Granite theo thiết kế là Đá Mable Thanh hoá hoặc Đá Granite nhân tạo, Nhà thầu vẫn nghiễm nhiên sử dụng Đơn giá ốp Granite tự nhiên (AK.32100) và ở phần chênh lệch vật tư không nhập giá đá thực tế mà Delete phần vật tư đá Granite này đi để tránh phần chênh lệch âm!
vv… và còn nhiều trường hợp khác!
(còn tiếp)
 
2, Cố tình áp mã có lợi:
Ví dụ 1: Trong công tác xây, phần cốt thép râu tường thường được thi công khá đơn giản: Khoan vào tường và cắm đoạn thép D6mm vào, thế là xong! Tuy nhiên khi thanh toán, nhà thầu sẽ dùng 1 trong 2 cách:
- Hoặc áp nguyên mã cốt thép tường
- Hoặc lách bằng cách tính chung vào phần thép lanh tô, áp mã lanh tô
Cách 2 là cách cao thủ hơn, vì cốt thép lanh tô (thuộc phần công tác bê tông tại chỗ) sẽ có đơn giá rất cao! Tuy nhiên nếu gặp một người chạy giá nhạy bén, tất cả đều cần phải xử lý về nguyên bản của nó: Chấp nhận áp dụng mã cốt thép tường có chiều cao <4m và bỏ phần dây thép buộc vận thăng trong định mức, đơn giá!

Ví dụ 2: Trong công tác cốp pha, thường thì ván khuôn gỗ sẽ có đơn giá cao nhất, còn ván khuôn thép thì chia làm 2 loại: Mã AF.82 (cây chống gỗ, xà gồ gỗ) và mã AF.86 (hệ thống giáo PAL , cột chống thép ống, xà gồ thép). Nếu phải áp mã ván khuôn thép, nhà thầu sẽ hay áp phần mã AF.82 hơn, tuy nhiên nếu xét đúng thực tế, mã AF.86 sẽ sát nhất với công việc thi công! Cũng cần lưu tâm là sẽ gây thiệt thòi cho nhà thầu nếu áp mã AF.86 ở chỗ mã này không có phần xà gồ gỗ!

Ví dụ 3: Trong công tác bê tông thương phẩm, có phần mã sản xuất bê tông thương phẩm, các nhà thầu khi thanh toán rất “thích” tra mã hiệu “sán xuất bê tông với trạm trộn <30m3/h hoặc cùng lắm là 45m3/h! Tuy nhiên nếu cán bộ chạy giá để ý kỹ, sẽ nhận ra trong hồ sơ chất lượng, những chứng chỉ trạm trộn của các nhà cung cấp bê tông thương phẩm thường có công suất là 125m3/h!

vv….. còn nhiều ví dụ khác
(còn tiếp)
 
anh oi, em cung moi tiep xuc voi công việc bóc dự toán, hiện bây giờ em được giao cho bóc cửa gỗ
bên em là vừa thi công, vừa là nhà cung cấp, sản xuất cửa gỗ
em chữa rõ cách bóc cái này lắm
anh hướng dẫn em cách bóc cái này được không
em cảm ơn
 
""Ví dụ 2: Ở một công tác sản xuất hoa sắt có sử dụng sắt vuông đặc 10x10mm theo thiết kế, tuy nhiên định mức đơn giá chỉ có loại bé nhất là 12x12mm! Khi thanh toán Nhà thầu sẽ sửa lại tên công việc từ 12x12 xuống 10x10, tuy nhiên không tính lại ở phần phân tích vật tư, đó cũng là một sai sót!""
Cho em hỏi khi lập dự toán với thép 10x10 như trên, mình phải ngoại suy ca máy và nhân công phải không ạ? Cảm ơn anh/
 
""Ví dụ 2: Ở một công tác sản xuất hoa sắt có sử dụng sắt vuông đặc 10x10mm theo thiết kế, tuy nhiên định mức đơn giá chỉ có loại bé nhất là 12x12mm! Khi thanh toán Nhà thầu sẽ sửa lại tên công việc từ 12x12 xuống 10x10, tuy nhiên không tính lại ở phần phân tích vật tư, đó cũng là một sai sót!""
Cho em hỏi khi lập dự toán với thép 10x10 như trên, mình phải ngoại suy ca máy và nhân công phải không ạ? Cảm ơn anh/
Cũng không nhất thiết phải ngoại suy. Tôi lấy ví dụ: khi bạn dùng mã dự toán lắp dựng cốt thép >18mm chẳng hạn thì thép >18mm có nhiều loại như D20, D22, D25,... D40, nhưng người ta vẫn chỉ dùng ca máy và nhân công như vậy thôi
 
Back
Top