Phải chăng định mức BXD sai?

kaka2008

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/2/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
xin các bạn giải đáp hộ tôi một thắc mắc:
Theo định mức bộ xây dựng(trang 27):
-Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên(như vậy đây là đất nguyên thổ theo cách hiểu của tôi) cần đào để đắp như bảng kèm theotrang 28).

theo bảng đưa ra của định mức BXD:
ví dụ: đắp 1m3 k= 0,95 ; ... thì hệ số chuyển đổi sang đất thiên nhiên là 1,13 Điều đó có nghĩa là để đắp được 1m3 đất vào mặt bằng đã lu lèn đạt k=0,95 thì tại mỏ đất chúng ta phải đào một khối lượng đất thiên nhiên (hay đất nguyên thổ) là 1*hệ số chuyển đổi= 1*1.13, suy ra khối lượng đào đất nguyên thổ tại mỏ phải lớn hơn khối lượng cần đắp tại mặt bằng. điều đó dẫn đến một vô lý nghiêm trọng:
chúng ta biết rằng đất nguyên thổ luôn là đất có độ chặt lớn nhất, giả sử chúng ta đào tại mỏ một khối lượng có thể tích là V1 đất nguyên thổ, sau khi đào ta sẽ được một thể tích V2 là đất tơi xốp. tiếp đó, ta đầm chặt số đất đã đào theo một hệ số k nào đó và xác định được thể tích của nó là V3.
thì thực tế luôn cho thấy rằng: dù ta có đầm kỹ đến đâu thì đất cũng không thể đạt được độ chắc ban đầu khi còn ở trạng thái nguyên thể. tức là khi đó: V1<V3<V2. điều đó chứng tỏ rằng để đắp 1m3 đất đạt k( đã lu lèn) thì chúng ta chỉ cần đào một khối lượng đất nguyên thổ nhỏ hơn.

mong các bác sớm hồi âm, xin cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:

quocthamkt

Thành viên mới
Tham gia
25/9/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
nếu hiểu theo ý của bạn thì bạn chưa kể đến hao hụt trong quá trình thi công:đào lên ô tô, vận chuyển tới chân công trình..
 
T

td.bitexco

Guest
Nguyên thổ, đổ đống và đất lu lèn chặt

xin các bạn giải đáp hộ tôi một thắc mắc:
Theo định mức bộ xây dựng(trang 27):
-Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên(như vậy đây là đất nguyên thổ theo cách hiểu của tôi) cần đào để đắp như bảng kèm theotrang 28).

theo bảng đưa ra của định mức BXD:
ví dụ: đắp 1m3 k= 0,95 ; ... thì hệ số chuyển đổi sang đất thiên nhiên là 1,13 Điều đó có nghĩa là để đắp được 1m3 đất vào mặt bằng đã lu lèn đạt k=0,95 thì tại mỏ đất chúng ta phải đào một khối lượng đất thiên nhiên (hay đất nguyên thổ) là 1*hệ số chuyển đổi= 1*1.13, suy ra khối lượng đào đất nguyên thổ tại mỏ phải lớn hơn khối lượng cần đắp tại mặt bằng. điều đó dẫn đến một vô lý nghiêm trọng:
chúng ta biết rằng đất nguyên thổ luôn là đất có độ chặt lớn nhất, giả sử chúng ta đào tại mỏ một khối lượng có thể tích là V1 đất nguyên thổ, sau khi đào ta sẽ được một thể tích V2 là đất tơi xốp. tiếp đó, ta đầm chặt số đất đã đào theo một hệ số k nào đó và xác định được thể tích của nó là V3.
thì thực tế luôn cho thấy rằng: dù ta có đầm kỹ đến đâu thì đất cũng không thể đạt được độ chắc ban đầu khi còn ở trạng thái nguyên thể. tức là khi đó: V1<V2<V3. điều đó chứng tỏ rằng để đắp 1m3 đất đạt k( đã lu lèn) thì chúng ta chỉ cần đào một khối lượng đất nguyên thổ nhỏ hơn.

mong các bác sớm hồi âm, xin cảm ơn!

Bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đưa ra các khẳng định như vậy (đoạn gạch chân).

Trên thực tế thì đất nguyên thổ (hay còn gọi là đất tự nhiên) bao giờ cũng có độ rỗng nhất định (minh chứng là luôn có một lượng nước ngầm chiếm chỗ trong đất), khi được đào lên thành đất đổ đống thì thể tích đổ đống bao giờ cũng lớn hơn thể tích nguyên thổ do kết cấu lớp đất đã bị phá vỡ và không chịu lực nén xung quanh của đất, một lượng nước trong đất bay hơi để lại các lỗ rỗng trong đất ....

Lấy KL đất này để đầm, lu lèn đạt được độ chặt thiết kế (98%) thì cần một lượng tương ứng 1,13 m3 để có thể đắp được 1m3. Do khi đó các lỗ rỗng trong đất đã bị hạn chế và đất đã bị "biến dạng" dưới tác dụng của lực đầm nén. Theo ví dụ bạn đưa ra thì phải sửa lại là V3<V1<V2 mới chính xác.

Đôi điều trao đổi, các bạn khác góp ý thêm.
 

kaka2008

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/2/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đưa ra các khẳng định như vậy (đoạn gạch chân).

Trên thực tế thì đất nguyên thổ (hay còn gọi là đất tự nhiên) bao giờ cũng có độ rỗng nhất định (minh chứng là luôn có một lượng nước ngầm chiếm chỗ trong đất), khi được đào lên thành đất đổ đống thì thể tích đổ đống bao giờ cũng lớn hơn thể tích nguyên thổ do kết cấu lớp đất đã bị phá vỡ và không chịu lực nén xung quanh của đất, một lượng nước trong đất bay hơi để lại các lỗ rỗng trong đất ....

Lấy KL đất này để đầm, lu lèn đạt được độ chặt thiết kế (98%) thì cần một lượng tương ứng 1,13 m3 để có thể đắp được 1m3. Do khi đó các lỗ rỗng trong đất đã bị hạn chế và đất đã bị "biến dạng" dưới tác dụng của lực đầm nén. Theo ví dụ bạn đưa ra thì phải sửa lại là V3<V1<V2 mới chính xác.

Đôi điều trao đổi, các bạn khác góp ý thêm.
Bạn lại nhầm rồi phải là V1<V3<v2 mới đúng. vì khi đào đất để san lấp ko ai lại đổ đống rồi mới chuyển lên phương tiện vận chuyển, để vc đi san lấp, hai là ko phải mỏ đất nào cũng có mực nước ngầm cao chẳng hạn nhu chỗ tôi đang làm, đất rắn và chắc khi còn ở dạng nguyên thổ,
thứ 3 là: khi đang còn học trong trường thì các giáo sư khi giảng bài, tài liệu đều khẳng định đất nguyên thổ khi đang nằm trong vỏ trái đất bao j cũng có độ chặt lớn nhất( tuy nó có thể ko đúng trong mọi truòng hợp, nhưng nó đúng với nhiều trường hợp. nhất là đúng với các mỏ đất được chủ đầu tư chọn lấy đất san lấp,) xin các bác cho ý kiến thêm



với lại tôi hỏi bạn nhé: nếu nói như bạn thì khi thi công đường,có nhiều đơn vị sau khi đã đắp nền, lu lèn sao họ ko làm mặt đường ngay, họ vẫn để lớp nền trong 1 hay 2 năm rồi mới tiến hành làm tiếp lớp mặt là vì sao. vì khi đó độ chặt của nền sẽ cao hơn và gần với độ chặt của đất nguyên thể nhất, đường sẽ đạt độ ổn định cao nhất(tất nhiên về tiển độ và kinh tế sẽ ko cho phép vậy, chỉ xảy ra khi có sự phân kỳ đầu tư)
 
Last edited by a moderator:

007

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/9/07
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Lấy KL đất này để đầm, lu lèn đạt được độ chặt thiết kế (98%) thì cần một lượng tương ứng 1,13 m3 để có thể đắp được 1m3. Do khi đó các lỗ rỗng trong đất đã bị hạn chế và đất đã bị "biến dạng" dưới tác dụng của lực đầm nén. Theo ví dụ bạn đưa ra thì phải sửa lại là V3<V1<V2 mới chính xác.

Đôi điều trao đổi, các bạn khác góp ý thêm.

Em đã kiểm tra lại và thấy ý kiến bác Bitexco vẫn chưa đúng, em xin trích nguyên văn theo sách "Thi công công trình Hạ tầng kỹ thuật" của tác giả Th.S Nguyễn Văn Thịnh:
Mục 2.4.1 Độ tơi xốp
" Giả sử ta đào một thể tích V1 đất nguyên thể, sau khi đào ta được V2 thể tích đất tơi xốp. Sau đó đem đầm chặt lại và xác định được thể tích V3. Thực tế dù có đầm chặt đến đâu ta cũng khó đạt được độ đặc chắc ban đầu khi nó ở trạng thái "nguyên thể". Nghĩa là: V1 < V3 < V2
Người ta phân ra 2 trạng thái tơi xốp:
- Trạng thái tơi xốp ban đầu: nghĩa là đất ở trong gầu máy đào hoặc trong xe vận chuyển.
- Trạng thái tơi xốp cuối cùng: là đất ở trạng thái sau khi đã đầm. Cấp đất càng cao độ tơi xốp càng lớn."
 
Last edited by a moderator:

ThuongDK

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
1/10/08
Bài viết
207
Điểm thành tích
28
Tuổi
45
Chào các bạn! Tôi là cựu SVXD tuy ra trường đã 3 năm nhưng vẫn còn nhớ chút lý thuyết của môn " Cơ học đất " nên xin thảo luận một số ý kiến:
Thể tích đất được cấu tạo bởi 3 pha: Pha rắn + Pha lỏng + pha khí
Quá trình đầm chặt đất thực chất là quá trình làm tăng dung trọng của đất thông qua các tác động cơ học như: Đầm or rung... . ở điều kiện lý tưởng. Như vậy sau khi đầm hệ sỗ rỗng của đất sẽ giảm, pha rắn và pha lỏng không đổi vì vậy ta sẽ thu được thể tích nhỏ hơn thể tích ban đầu. Vì vậy để đắp 1 m3 thì chúng ta phải cần nhiều hơn 1m3 đất tự nhiên đo tại nơi đào. Vậy BXD cũng không tính sai cho chúng ta đâu.
Tôi thấy ý kiến của bạn Bitexco rất đúng, đúng là do thể tích giảm là do lỗ rỗng giảm.
Nếu các bạn đã học môn cơ học đất thì đã từng phải thí nghiệm tìm dung trọng tối ưu của đất roài chứ. Mỗi loại đất chỉ có một độ chặt tối ưu thôi. Đất nguyên thổ là đất tự nhiên không chịu tác dụng cơ học thì nó không thể đạt độ chặt lớn nhất được. TS. Nguyễn Đình Tiến trưởng bộ môn Cơ Đất - Nền móng ĐHXD giảng bài như vậy. Còn các ý kiến khác như các bạn nêu: Đất nguyên thổ là đất chặt nhất... thì tôi chưa từng đọc qua tài liệu nào, bạn nào có tài liệu thì post lên nhé để cùng chia sẻ thông tin.
Chào mọi người!
 

buidung5177

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/2/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
đất nguyên thổ làm ji mà có độ chặt lớn nhất?thế còn đầm làm gì
 

vovi

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/10/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Kiểu này BXD phải thay dự toán khác thôi hehe
em nhất trí với ý kiến bác td.bitexco và bác quocthamkt
đất nguyên thổ chỉ tầm k= 80 là cao chứ là gì có chuyện đất nguyên thổ là chặt nhất
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top