phân biệt thẩm định và thẩm tra.

lethu89

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/3/11
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
anh chị cho em hỏi khi nào thì dùng khái niệm thẩm tra như thẩm tra dự toán, thẩm tra TMĐT...còn khi nào thì dùng khái niệm thẩm định như thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật
 

datnv89

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/6/10
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Tuổi
34
chào cậu, theo tớ hiểu thì khái niệm thẩm tra được sử dụng khi chủ đầu tư thuê bên tư vấn làm công việ gì đó ví dụ thuê tư vấn kiểm tra laị dự toán thì gọi là thẩm tra dự toán, còn nếu chủ đầu tư tự làm công việc đó thì gọi là thẩm định. các bác thấy em nói thế có đúng không, mong các bác cho ý kiến
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Nói như bạn datnv89 là tương đối chính xác. Khái niệm thẩm tra chỉ dùng cho Tư vấn, còn chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước thì gọi là thẩm định. :cool:
 

lethu89

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/3/11
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
chào cậu, theo tớ hiểu thì khái niệm thẩm tra được sử dụng khi chủ đầu tư thuê bên tư vấn làm công việ gì đó ví dụ thuê tư vấn kiểm tra laị dự toán thì gọi là thẩm tra dự toán, còn nếu chủ đầu tư tự làm công việc đó thì gọi là thẩm định. các bác thấy em nói thế có đúng không, mong các bác cho ý kiến
cậu cho tớ hỏi: tại sao cái thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn ấy nó do cơ quan tài chính của người quyết định đầu tư làm như là bộtaif chính, sở tài chính...lại được gọi là thẩm tra. cám ơn!
 

engineerthanh

Thành viên mới
Tham gia
19/4/11
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Vấn đề thẩm tra!

Mình có vấn đề này xin chia xe cùng các anh chị.
Cơ quan mình đang thẩm định một công trình có giá trị 5 tỷ đồng, công trình này đang làm chủ đầu tư, trước khi thẩm định mình có gởi cho một đơn vị tư vấn thẩm tra bản vẽ thi công và dự toán. Và đơn vị thẩm ra đã ra kết quả thẩm tra. Đến cơ quan mình thẩm định lại thì có chỉnh sửa một số chi tiết lại, đồng thời bổ sung thêm một số hạng mục công việc làm thay đổi giá trị thẩm tra.
Cho mình hỏi Khi cơ quan mình ra kết quả thẩm định thì Đơn vị thẩm tra có điều chỉnh kết quả thẩm tra của họ theo kết quả thẩm định của mình hay không? (theo văn bản nào).
Mình mới vô làm xin các anh chị chỉ giáo cặn kẽ!x(
 
Last edited by a moderator:

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Mình có vấn đề này xin chia xe cùng các anh chị.
Cơ quan mình đang thẩm định một công trình có giá trị 5 tỷ đồng, công trình này đang làm chủ đầu tư, trước khi thẩm định mình có gởi cho một đơn vị tư vấn thẩm tra bản vẽ thi công và dự toán. Và đơn vị thẩm ra đã ra kết quả thẩm tra. Đến cơ quan mình thẩm định lại thì có chỉnh sửa một số chi tiết lại, đồng thời bổ sung thêm một số hạng mục công việc làm thay đổi giá trị thẩm tra.
Cho mình hỏi Khi cơ quan mình ra kết quả thẩm định thì Đơn vị thẩm tra có điều chỉnh kết quả thẩm tra của họ theo kết quả thẩm định của mình hay không? (theo văn bản nào).
Mình mới vô làm xin các anh chị chỉ giáo cặn kẽ!x(
Nhất trí với đồng chí ks.thanhtan.
Bạn nên gọi đơn vị thiết kế và thẩm tra cùng ngồi lại với nhau thống nhất chung một phương pháp làm việc, chỉnh sửa hồ sơ cho ngon ( nếu hồ sơ lung tung sẽ khổ chủ đầu tư chứ chẳng ai khác ). Việc này đơn giản thôi mà!
 

dang thanh tuan

Thành viên rất năng động
Tham gia
30/1/09
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
híc tất nhiên la phải theo thẩm tra...Nhưng bên thiết kế phải báo thẩm tra về sự thay đổi..hai bên ngồi bàn bạc để thống nhất ý kiến...ko thể tự ý thay đổ được
 

hieu killer

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
20/6/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Tôi lại có quan điểm khác, chưa rõ quan điểm này đúng hay sai.
Theo tôi, thẩm tra được hiểu nôm na là kiểm tra theo chiều ngang: Tức là thuê một đơn vị độc lập kiểm tra lại thiết kế, dự toán của tư vấn thiết kế. Còn thẩm định: Là kiểm tra theo chiều dọc, tức là việc xem xét hồ sơ của các cơ quan chức năng.
Tôi chưa rõ cách hiểu này có chính xác không, mong các đồng nghiệp chỉ giáo.
 

nguyenhuucuongbg

Thành viên mới
Tham gia
27/9/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Theo mình thì cơ quan thẩm định với đơn vị thẩm tra nên ngồi lại với nhau để thống nhất kết quả. Hai bên mà thống nhất với nhau thì đóng dấu thẩm tra lại thôi. Cơ quan thẩm định là đại diện cho chủ đầu tư quyết định là chính.
 

romance85

Thành viên năng động
Tham gia
10/8/08
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Lệ phí thẩm tra phê duyệt quyết toán thường do Sở Tài chính thẩm tra. Nó cũng giống như khi CĐT thuê tư vấn thẩm tra BVTC và dự toán. Hai cái này chỉ để làm tiền đề cho việc thẩm định và phê duyệt dự án thôi cũng như quyết toán vốn đầu tư.
Việc thẩm tra phê duyệt quyết toán chỉ là công việc kiểm tra lại hồ sơ thanh quyết toán, còn chính thức vẫn phải đợi kiếm toán nhà nước vào kiểm toán để đưa ra kết quả cuối cùng. Bạn xem lại thông tư 19/2011/TT-BTC.
Việc thẩm tra BVTC và thẩm tra phê duyệt quyết toán có thể có cũng có thể không (nhưng thường là có vì không ai dại gì mà cắt đi).
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Nhất trí với đồng chí ks.thanhtan.
Bạn nên gọi đơn vị thiết kế và thẩm tra cùng ngồi lại với nhau thống nhất chung một phương pháp làm việc, chỉnh sửa hồ sơ cho ngon ( nếu hồ sơ lung tung sẽ khổ chủ đầu tư chứ chẳng ai khác ). Việc này đơn giản thôi mà!

Ở đây phải hiểu 2 khái niệm là Thẩm tra và Thẩm định trước đã.
- Thẩm tra là công việc kiểm tra đồ án xem làm đúng hay sai, có phù hợp hay không. Kết quả thẩm tra phải được lập thành báo cáo trong đó nêu ra những nhận định chỗ nào đúng hoặc chỗ nào sai và những kiến nghị, góp ý về công việc đã thẩm tra. Thẩm tra là công việc của Tư vấn (gọi là Tư vấn thẩm tra) tức là làm thuê cho Chủ đầu tư thông qua hợp đồng.
- Thẩm định là một bộ phận do Chủ đầu tư lập nên để đánh giá kết quả đồ án của tư vấn thiết kế và kết quả thẩm tra của Tư vấn thẩm tra để đánh giá xem đồ án này có đạt yêu cầu không. Nếu kết quả thẩm tra có những quan điểm bất đồng không thống nhất với Tư vấn thiết kế, cả tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra đều có quyền bảo lưu quan điểm của mình. Khi đó bộ phận thẩm định phải quyết định vấn đề, tức là nêu ý kiến của thẩm định chọn theo quan điểm nào. Kết quả thẩm định đạt yêu cầu được làm căn cứ để chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt dự án. Ở thiết kế bản vẽ thi công thì bắt buộc phải có chữ ký và dấu "Bản vẽ thi công đã được phê duyệt" của chủ đầu tư.
@ Trả lời câu hỏi trên của bạn engineerthanh: Nếu thẩm định dự án thay đổi thiết kế hay dự toán thì Thiết kế phải chỉnh sửa gấp, dù phải quay lại đóng dấu thẩm tra lần nữa, nếu không sau này sẽ rắc rối to.
Các bạn góp ý thêm!

Tôi lại có quan điểm khác, chưa rõ quan điểm này đúng hay sai.
Theo tôi, thẩm tra được hiểu nôm na là kiểm tra theo chiều ngang: Tức là thuê một đơn vị độc lập kiểm tra lại thiết kế, dự toán của tư vấn thiết kế. Còn thẩm định: Là kiểm tra theo chiều dọc, tức là việc xem xét hồ sơ của các cơ quan chức năng.
Tôi chưa rõ cách hiểu này có chính xác không, mong các đồng nghiệp chỉ giáo.

Thẩm định là công việc của một bộ phận của Chủ đầu tư, sau khi đơn vị Tư vấn Thẩm tra đã thẩm tra xong Thiết kế Bản vẽ thi công-Dự toán thì sẽ có báo cáo kết quả thẩm tra và cộp dấu thẩm tra xong như tôi đã nói ở trên. Sau khi Thẩm tra xong sẽ chuyển Bản vẽ TKTC-DT lên để Chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt BVTC-DT. Tất nhiên là sau đó đóng dấu Thẩm định của Chủ đầu tư rồi.:cool::)
Nhìn những trả lời như vậy mình thấy KS.thanhtan là đúng nhất đó, tốt nhất là TVTT nên bàn bạc và cung TVTK chỉnh sửa lại hồ sơ và nên đóng dấu lại sau khi đã có kqtd của CDT là hay nhất, để sau này khỏi rườm rà khi đấu thầu và thanh quyết toán ....
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Thì đã tham gia diễn đàn là phải thạo luận và tìm ra những gì hay nhất và góp những ý kiến hay nhất để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà.. Một cây làm chẳng nên non, mình chỉ tiếc là ít tg để tham gia quá..hịc
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Thanks bạn nhe! Tôi chỉ tham gia 1 chút-cũng là múa rìu qua mắt thợ; Còn có các bậc tài giỏi trên diễn đàn giaxaydung trình độ từ học vị Thạc sỹ trở lên nhiều lắm nhưng chưa ra tay thôi (trong đó có Admin nguyentheanh diễn đàn mình), chưa kể có rất nhiều người chuyên môn rất sâu khi tham luận. Nói chung, giaxaydung luôn là sân chơi kiến thức bổ ích cho tất cả mọi người, là nơi hội tụ của các kiến thức nghiệp vụ và quản lý rộng lớn!:)Mọi người cùng nhau thảo luận để học tập lẫn nhau và giải quyết được những vấn đề hóc búa mà nếu chỉ một mình ta có khi không giải quyết được nó.
Đồng với cách giải thích rõ ràng của bác ks.thanhtan, bác vừa nêu được định nghĩa thẩm tra và thẩm định một cách thực tế để mọi người dễ hiểu. Thẩm tra và tư vấn thiết kế luôn là 2 đơn vị nhà thầu của Chủ đầu tư, 2 đơn vị này luôn bảo lưu ý kiến của mình vì vậy Chủ đầu tư là đơn vị thẩm định phải đứng ra bảo vệ cái đúng để đảm bảo lợi ích cho Chủ đầu tư. Xin cảm ơn bác ks.thanhtan và thanh_nhoc
 

thanhbanquanlytravinh

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
19/10/09
Bài viết
151
Điểm thành tích
28
Theo tôi sự khác biệt giữa thẩm tra và thẩm định:
Thẩm tra: do đơn vị tư vấn thực hiện, được hưởng chi phí thẩm tra mức tối đa theo công bố của Bộ Xây dựng, cụ thể theo hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn;
Thẩm định: do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, được hưởng lệ phí theo quy định của Bộ tài chính
 
Last edited by a moderator:

thanhbanquanlytravinh

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
19/10/09
Bài viết
151
Điểm thành tích
28
Mình đã chỉnh sửa được kết quả thẩm tra là mình trên cơ đơn vị thẩm tra rồi, theo quy định thì kết quả thẩm tra chỉ làm cơ sở cho việc thẩm định của chủ đầu tư, phần chỉnh sửa của chủ đầu tư thì chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm, đơn vị tư vấn không cần chỉnh lại kết quả thẩm tra

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ giành phần ai?
 

kjnhvuphjduong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/4/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Cho mình hỏi cách tính chi phí thẩm tra và thẩm định như thế nào?Theo văn bản quy định nào?
Khi chủ đầu tư không thuê đơn vị tư vấn thẩm tra mà tự mình làm thẩm định thôi thì có được hưởng cả hai chi phí không?
 

huntkeyktnn

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/10/11
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Bạn xem văn bản TT19/2011/TT-BTC của Bộ tài chính có hướng dẫn chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
40
Thấy anh em bàn thảo nhiều quá mà chưa đưa ra được khái niệm cơ bản về thẩm định và thẩm tra, vừa qua có tham gia khóa học của GXD do T.S Trần Trịnh Tường giảng dạy, có đưa ra những khái niệm cơ bản khác nhau giữa thẩm định và thẩm tra như sau:
a/ Thẩm định:
- Việc thẩm định Hồ sơ xảy ra trong các Cơ quan QL Nhà Nước
- Mục đích của việc thẩm định là thụ lý hồ sơ để đối chiếu và phát hiện sai sót
- Sẽ có lệ phí thẩm định, tỷ lệ thẩm định theo quy định của Bộ tài chính.
b/ Thẩm tra :
- Việc thẩm tra hay xảy ra giữa tư vấn này với tư vấn khác
- Mục đích của việc thẩm tra là đối chiếu và tính toán lại hồ sơ
- Chi phí thẩm tra sẽ được tính theo chi phí tư vấn được tính trong QD 957BXD ( và tất nhiên phải có HD giữa CDT với đơn vị tư vấn thẩm tra)
Mình thấy phân biệt như trên là khá rõ, anh em tham khảo thêm nhá...
 

nguyenphucloc

Thành viên mới
Tham gia
4/12/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
68
lethu89! Không những phân biệt mà cần hiểu rõ hơn về thẩm tra - thẩm định. Nhất thiết là Chủ đầu tư, hoặc đơn vị tư vấn QLDA cần thực hiện cho đúng quy định. Đề tài hay, Quản lý diễn đàn nên vào cuộc giúp.=D>
 

nguyenphucloc

Thành viên mới
Tham gia
4/12/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
68
hunter225 thân mến! Những khái niệm cơ bản là đúng song cần làm rõ theo tính pháp quy - như huntkeytnn chẳng hạn : xem TT19/2011/TT-BTC... Nên hệ thống hóa quy trình của 2 công việc trên của Chủ đầu tư hoặc tư vấn QLDA. Rất cám ơn tác giả và các thành viên tham gia đề tài này=D>
 

Top