thangcola113
Thành viên rất nhiệt tình
- Tham gia
- 6/1/10
- Bài viết
- 268
- Điểm thành tích
- 43
Phân biệt thẩm định và thẩm tra
Trong hoạt động xây dựng việc “thẩm tra” hay “thẩm định” là hết sức cần thiết vì các dự án, các công trình xây dựng sử dụng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực rất lớn, do đó đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình chuẩn bị đầu tư cũng như quá trình thực hiện đầu tư các dự án.
- “Thẩm định” được hiểu là việc làm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các sản phẩm tư vấn do chủ đầu tư thông qua hợp đồng với các tổ chức tư vấn lập dự án hoặc thiết kế dự toán;
- “Thẩm định” mang tính chất của việc thụ lý hồ sơ pháp lý dựa trên việc xem xét về trình tự, thủ tục theo quy định.
- “Thẩm định” mang tính chất xem xét, đối chiếu, phát hiện những mâu thuẫn, sai sót và yêu cầu các bên liên quan làm rõ;
- “Thẩm định” thường được hưởng một khoản lệ phí thẩm định do nhà nước quy định mà các chủ đầu tư phải trích nộp cho các cơ quan nhà nước thực hiện việc thẩm định theo quy định của pháp luật.
+ “Thẩm tra” là việc làm của tư vấn này đối với sản phẩm của tư vấn khác thực hiện (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi; hồ sơ thiết kế – dự toán công trình…) thông qua hợp đồng với chủ đầu tư – trường hợp này thuộc loại hợp đồng tư vấn đầu tư – xây dựng.
+ Việc “thẩm tra” được thông qua các biện pháp nghiệp vụ – chuyên môn như tính toán phân tích kinh tế - tài chính của dự án, tính toán thiết kế kết cấu nếu phát hiện tư vấn thiết kế có sai sót, kiểm tra tính toán các khối lượng công việc do các tổ chức tư vấn khác lập trong hồ sơ thiết kế, kiểm tra việc áp dụng hoặc vận dụng định mức, đơn giá dự toán công trình…
+ Chi phí thẩm tra dược xác định theo quy định của nhà nước để tham khảo khi xác định giá hợp đồng tư vấn.
“Thẩm định” hay “Thẩm tra” là công cụ, là phương tiện nhằm mục đích phục vụ cho việc “phê duyệt” và chỉ có “phê duyệt” khi đó hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế dự toán mới đầy đủ giá trị pháp lý. Đối với các công trình xây dựng, các dự án có quy mô nhỏ, ít phức tạp có thể chỉ sử dụng công cụ “thẩm định”; Khi các công trình, dự án có quy mô tương đối lớn hoặc phức tạp cần sử dụng công cụ “thẩm tra”. Như vậy trình tự sẽ diễn ra trong thực tế là: “thẩm định” dựa trên kết quả của “thẩm tra”, “phê duyệt” dựa trên kết quả của “thẩm định”.
Trong hoạt động xây dựng việc “thẩm tra” hay “thẩm định” là hết sức cần thiết vì các dự án, các công trình xây dựng sử dụng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực rất lớn, do đó đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình chuẩn bị đầu tư cũng như quá trình thực hiện đầu tư các dự án.
- “Thẩm định” được hiểu là việc làm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các sản phẩm tư vấn do chủ đầu tư thông qua hợp đồng với các tổ chức tư vấn lập dự án hoặc thiết kế dự toán;
- “Thẩm định” mang tính chất của việc thụ lý hồ sơ pháp lý dựa trên việc xem xét về trình tự, thủ tục theo quy định.
- “Thẩm định” mang tính chất xem xét, đối chiếu, phát hiện những mâu thuẫn, sai sót và yêu cầu các bên liên quan làm rõ;
- “Thẩm định” thường được hưởng một khoản lệ phí thẩm định do nhà nước quy định mà các chủ đầu tư phải trích nộp cho các cơ quan nhà nước thực hiện việc thẩm định theo quy định của pháp luật.
+ “Thẩm tra” là việc làm của tư vấn này đối với sản phẩm của tư vấn khác thực hiện (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi; hồ sơ thiết kế – dự toán công trình…) thông qua hợp đồng với chủ đầu tư – trường hợp này thuộc loại hợp đồng tư vấn đầu tư – xây dựng.
+ Việc “thẩm tra” được thông qua các biện pháp nghiệp vụ – chuyên môn như tính toán phân tích kinh tế - tài chính của dự án, tính toán thiết kế kết cấu nếu phát hiện tư vấn thiết kế có sai sót, kiểm tra tính toán các khối lượng công việc do các tổ chức tư vấn khác lập trong hồ sơ thiết kế, kiểm tra việc áp dụng hoặc vận dụng định mức, đơn giá dự toán công trình…
+ Chi phí thẩm tra dược xác định theo quy định của nhà nước để tham khảo khi xác định giá hợp đồng tư vấn.
“Thẩm định” hay “Thẩm tra” là công cụ, là phương tiện nhằm mục đích phục vụ cho việc “phê duyệt” và chỉ có “phê duyệt” khi đó hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế dự toán mới đầy đủ giá trị pháp lý. Đối với các công trình xây dựng, các dự án có quy mô nhỏ, ít phức tạp có thể chỉ sử dụng công cụ “thẩm định”; Khi các công trình, dự án có quy mô tương đối lớn hoặc phức tạp cần sử dụng công cụ “thẩm tra”. Như vậy trình tự sẽ diễn ra trong thực tế là: “thẩm định” dựa trên kết quả của “thẩm tra”, “phê duyệt” dựa trên kết quả của “thẩm định”.
Trích từ 100 câu hỏi đáp pháp luật về xây dựng