Phân biệt cấp công trình

  • Khởi xướng Khởi xướng Thỉnh_UCIC
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
T

Thỉnh_UCIC

Guest
Em chưa biết phân biệt cấp công trình trong Định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng để dùng hệ số cho chính xác. các bác giúp em với ah.
vd: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4
 
Xem phụ lục 1 của ND209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng CTXD

Em chưa biết phân biệt cấp công trình trong Định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng để dùng hệ số cho chính xác. các bác giúp em với ah.
vd: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4

Bạn đọc phụ lục 1 của ND209/2004 và điều 5 của NĐ này sẽ tìm thấy câu trả lời.
 
Bac ơi cho em hỏi thêm với ah. trong thông tư 33BTC chỉ nói về chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt vốn đầu tư. Còn chi phí bảo hiểm công trình em phải tìm ở đâu ah?

Trong ND209/2004 chỉ hướng dẫn phân cấp chứ đâu có nói về chi phí bảo hiểm công trình đầu ah.
 
Last edited by a moderator:
Tư vấn

Bac ơi cho em hỏi thêm với ah. trong thông tư 33BTC chỉ nói về chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt vốn đầu tư. Còn chi phí bảo hiểm công trình em phải tìm ở đâu ah?

Trong ND209/2004 chỉ hướng dẫn phân cấp chứ đâu có nói về chi phí bảo hiểm công trình đầu ah.

Bảo hiểm trong xây dựng là bảo hiểm không bắt buộc. Mức bảo hiểm tùy theo gói bảo hiểm mà doanh nghiệp mua. Bạn có thể hỏi các công ty bảo hiểm để biết chi tiết.
 
Em chưa biết phân biệt cấp công trình trong Định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng để dùng hệ số cho chính xác. các bác giúp em với ah.
vd: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4
Ngày 30/09/2009, Bộ Xây Dựng đã ban hành thông tư số 33/2009/TT-BXD về việc ban hành " Quy chuẩn quốc gia về phân cấp, phân loại công trình XDDD, Công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật.
Bạn có thể xem thêm và download theo địa chỉ sau:
http://giaxaydung.vn/diendan/quan-l...trong-cac-quy-chuan-ka-thuat-ve-xay-dung.html
Điều đặc biệt là thông tư mà chúng ta "rất mong đợi" này sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày mai, 30/03/2010.
 
Bac ơi cho em hỏi thêm với ah. trong thông tư 33BTC chỉ nói về chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt vốn đầu tư. Còn chi phí bảo hiểm công trình em phải tìm ở đâu ah?

Trong ND209/2004 chỉ hướng dẫn phân cấp chứ đâu có nói về chi phí bảo hiểm công trình đầu ah.

Chi phí bảo hiểm bạn tham khảo thông tư 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của bộ tài chính bạn nhé
 
Đính chính lại văn bản hết hiệu lực

Chi phí bảo hiểm bạn tham khảo thông tư 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của bộ tài chính bạn nhé
Không phải thông tư mà là Quyết định nhưng Quyết định này hết hiệu lực rồi. Về vấn đề bảo hiểm công trình đúng với thầy Quang đã nêu, bạn có thể tham khảo Công văn số 13994-BTC năm 2008 về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng có nêu
1. Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc. Do đó, Bộ Tài chính không ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Việc mua, bán bảo hiểm trong hoạt động xây dựng được thực hiện như đối với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.
 
Bảo hiểm trong xây dựng là bảo hiểm không bắt buộc. Mức bảo hiểm tùy theo gói bảo hiểm mà doanh nghiệp mua. Bạn có thể hỏi các công ty bảo hiểm để biết chi tiết.

Tôi có ý kiến hơi khác về quan điểm bảo hiểm trong lĩnh vực xây dựng có phải là loại hình bắt buộc hay tự nguyện, xin được trao đổi như sau:
Theo Điều 8 của Luật kinh doanh bảo hiểm có nêu:
Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.

Tuy nhiên theo quy định tại điểm i) Khoản 2 Điều 75 của Luật Xây dựng có nêu:
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình
....
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
.....
i) Mua bảo hiểm công trình;
.... .
Về mặt thời gian thì Luật XD ban hành sau (năm 2003) Lật Kinh doanh bảo hiểm (năm 2000) thì đương nhiên trong phạm vi hẹp về lĩnh vực Xây dựng được hiểu là đặc thù và bổ sung thêm về danh mục đối với quy định về bảo hiểm bắt buộc. (chú ý các đoạn gạch dưới trong hai trích dẫn nêu trên).
Để cụ thể việc nêu trên thì Bộ TC cũng đã có TT hướng dẫn chi tiết về mua bảo hiểm xây dựng công trình (mà trong một bài viết khác tôi đã đề cập: http://giaxaydung.vn/diendan/bao-hiem-trong-dau-tu-xay-dung/36549-kei-hoai-ch-mua-bai-o-hiei-m.html)
Kết luận: theo tôi thì bảo hiểm trong xây dựng là loại hình bắt buộc và CĐT phải có trách nhiệm mua bảo hiểm này.
Các bạn khác trao đổi thêm.
 
Xin trao đổi thêm về bảo hiểm xây dựng

Tôi có ý kiến hơi khác về quan điểm bảo hiểm trong lĩnh vực xây dựng có phải là loại hình bắt buộc hay tự nguyện, xin được trao đổi như sau:
Theo Điều 8 của Luật kinh doanh bảo hiểm có nêu:
Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

Kết luận: theo tôi thì bảo hiểm trong xây dựng là loại hình bắt buộc và CĐT phải có trách nhiệm mua bảo hiểm này.
Các bạn khác trao đổi thêm.
Theo tôi:
1. Quan niệm thế nào là bảo hiểm bắt buộc phải căn cứ vào khoản 1 điều 8 như bạn đã nêu trên đây chứ không căn cứ vào trách nhiệm phải mua bảo hiểm hay không phải mua bảo hiểm.
2. Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc. Do đó, Bộ Tài chính không ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Việc mua, bán bảo hiểm trong hoạt động xây dựng được thực hiện như đối với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác (Trích công văn số 13994-BTC năm 2008 về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng).
3. Tôi nhất trí với bạn là CĐT có nghĩa vụ mua bảo hiểm công trình như bạn đã dẫn ra quy định PL có liên quan. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bảo hiểm trong xây dựng là loại bảo hiểm bắt buộc, nghĩa là CĐT có thể làm việc với các tổ chức bảo hiểm để mua một gói nào đó tùy thuộc vào sự nhận định khả năng rủi ro có thể xảy ra.
 
bài tập môn kinh tế đầu tư

:D xin chào các anh chị! em là thành viên mới nên mong anh chị giúp đỡ nhiều! em có một bài tập cần giải quyết! anh chị giúp em nhá!

Đề bài:
Trong một cuộc đấu thầu rộng rãi quốc tế cung cấp 1000 máy đo huyết áp xách tay sử dụng cho xe cứu thương và các trạm y tế lưu động ở các vùng nông thôn hẻo lánh, đã có 11 nhà thầu tham dự và nộp hồ sơ dự thầu.

Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, bên mời thầu đã tiến hành đánh giá và đi đến kết luận: 8 trong số 11 nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, nhưng trọng lượng của máy dao động từ 3,5kg đến 7kg. Hội đồng kỹ thuật được mời tham gia ý kiến đã kết luận rằng: nếu trọng lượng của máy đo huyết áp là trên 5kg thì không thể coi là loại máy xách tay được và họ đã đề nghị trao hợp đòng cho nhà thầu có giá thấp nhưng chỉ số các nhà thầu có trọng lượng máy < hoặc = 5kg.
Một nhà thầu N tham gia dự thầu với trọng lượng máy là 5,2kg. Sau khi nhận được thông tin này đã kịch liệt phản đối kiến nghị của Hội đồng kỹ thuật .
Hỏi: 1) Thắc mắc của nhà thầu N có đúng không?
2) Bên mời thầu sẽ xử lý như thế nào?
3) bài học rút ra là gì?
 
Trước hết hãy đưa ra phương án của mình

:D xin chào các anh chị! em là thành viên mới nên mong anh chị giúp đỡ nhiều! em có một bài tập cần giải quyết! anh chị giúp em nhá!

Đề bài:
Trong một cuộc đấu thầu rộng rãi quốc tế cung cấp 1000 máy đo huyết áp xách tay sử dụng cho xe cứu thương và các trạm y tế lưu động ở các vùng nông thôn hẻo lánh, đã có 11 nhà thầu tham dự và nộp hồ sơ dự thầu.

Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, bên mời thầu đã tiến hành đánh giá và đi đến kết luận: 8 trong số 11 nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, nhưng trọng lượng của máy dao động từ 3,5kg đến 7kg. Hội đồng kỹ thuật được mời tham gia ý kiến đã kết luận rằng: nếu trọng lượng của máy đo huyết áp là trên 5kg thì không thể coi là loại máy xách tay được và họ đã đề nghị trao hợp đòng cho nhà thầu có giá thấp nhưng chỉ số các nhà thầu có trọng lượng máy < hoặc = 5kg.
Một nhà thầu N tham gia dự thầu với trọng lượng máy là 5,2kg. Sau khi nhận được thông tin này đã kịch liệt phản đối kiến nghị của Hội đồng kỹ thuật .
Hỏi: 1) Thắc mắc của nhà thầu N có đúng không?
2) Bên mời thầu sẽ xử lý như thế nào?
3) bài học rút ra là gì?

Theo tôi:
1. Nếu đây là bài tập em được giáo viên giao để giải thì trước hết em hãy vận dụng những điều em biết để đưa ra phương án giải quyết (câu trả lời) và các đồng nghiệp trên diễn đàn sẽ giúp đỡ em hoàn thiện câu trả lời.
2. Tình huống này cũng không khó đâu, em hãy đọc Luật đấu thầu và NDD85/2009 sẽ tìm ra câu trả lời.
 
Mấu chốt của vấn đề là hiểu về khái niệm "nghĩa vụ"

Theo tôi:
1. Quan niệm thế nào là bảo hiểm bắt buộc phải căn cứ vào khoản 1 điều 8 như bạn đã nêu trên đây chứ không căn cứ vào trách nhiệm phải mua bảo hiểm hay không phải mua bảo hiểm.
2. Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc. Do đó, Bộ Tài chính không ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Việc mua, bán bảo hiểm trong hoạt động xây dựng được thực hiện như đối với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác (Trích công văn số 13994-BTC năm 2008 về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng).
3. Tôi nhất trí với bạn là CĐT có nghĩa vụ mua bảo hiểm công trình như bạn đã dẫn ra quy định PL có liên quan. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bảo hiểm trong xây dựng là loại bảo hiểm bắt buộc, nghĩa là CĐT có thể làm việc với các tổ chức bảo hiểm để mua một gói nào đó tùy thuộc vào sự nhận định khả năng rủi ro có thể xảy ra.

Tôi xin được trao đổi về vấn đề này như sau:
Trong phạm vi chủ đề đang bàn tôi xin được "khoanh vùng" phạm vi trao đổi xung quanh các quy định được thể hiện trong hai Luật liên quan là "Luật kinh doanh bảo hiểm" và "Luật Xây dựng" (riêng đối với CV số 13994-BTC năm 2008 về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng tôi xin phép chưa bàn đến).
Như đã trích dẫn trong bài trước thì khoản 2 Điều 75 của Luật XD nêu về các nghĩa vụ của CĐT, trong đó có nêu việc CĐT có nghĩa vụ mua bảo hiểm xây dựng. Quan điểm của tôi đây vẫn là loại hình bảo hiểm bắt buộc với các lý do sau:

1. Dưới góc độ ngôn ngữ học: “Nghĩa vụ: Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác” [1];
2. Dưới góc độ pháp lý: Nghĩa vụ: những hành vi mà một người phải thực hiện vì lợi ích của người khác. Có 3 loại nghĩa vụ: (a) Nghĩa vụ theo phong tục: nghĩa vụ do phong tục, tập quán của địa phương quy định; (b) Nghĩa vụ về đạo đức, nhân văn: con phải có hiếu với cha mẹ, vợ chồng phải sống chung thuỷ với nhau v.v; (c) Nghĩa vụ pháp lý: những nghĩa vụ đã được pháp luật quy định, nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và các luật quy định [2].

Từ khái niệm chung về nghĩa vụ được đề cập trên đât, ta có thể hiểu nghĩa vụ của Chủ đầu tư (CĐT - trong hoạt động Xây dựng liên quan đến bảo hiểm) như sau: Nghĩa vụ của CĐT trong hoạt động XD là những hành vi do pháp luật quy định buộc CĐT phải thực hiện hoặc không được thực hiện vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động Xây dựng.
Ví dụ: Nghĩa vụ mua bảo hiểm công trình.

[1] Từ điển tiếng Việt 1994, Sđd, tr. 657.


[2] Từ điển Luật học, Sdd, tr.320.

Kết luận: CĐT trong hoạt động XD phải có nghĩa vụ (bắt buộc) mua bảo hiểm công trình và bảo hiểm xây dựng không thể xếp vào loại hình tự nguyện.

Trên đây là một số các trao đổi "mở rộng" vấn đề liên quan đến việc CĐT có phải mua bảo hiểm công trình hay không, để làm rõ thêm vấn đề các bạn khác góp ý thêm.
 
Last edited by a moderator:
Xin được trao đổi thêm về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng

Kết luận: CĐT trong hoạt động XD phải có nghĩa vụ (bắt buộc) mua bảo hiểm công trìnhbảo hiểm xây dựng không thể xếp vào loại hình tự nguyện.
Trên đây là một số các trao đổi "mở rộng" vấn đề liên quan đến việc CĐT có phải mua bảo hiểm công trình hay không, để làm rõ thêm vấn đề các bạn khác góp ý thêm.
Rất cám ơn bạn đã cho tôi thiểu thêm về khía cạnh từ ngữ và pháp lý liên quan đến vấn đề bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Về vấn đề này tôi xin được trao đổi thêm như sau:
1. Tôi đồng ý một phần kết luận của bạn ở bài viết (đoạn bôi đỏ) vì điều bắt buộc chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình và nhà thầu xây dựng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đã được quy định trong pháp luật về xây dựng. Nghĩa là chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng công trình phải mua bảo hiểm.
2. Đoạn tôi bôi màu xanh là đoạn tôi chưa nhất trí với bạn vì:
+ Nếu là bảo hiểm bắt buộc thì nhà nước phải quy định mức bảo hiểm tối thiểu.
+ Đối với bảo hiểm trong hd xây dựng, Bộ Tài chính đã khẳng định là loại bảo hiểm không bắt buộc và do đó không quy định mức bảo hiểm tối thiểu.
3. Để thỏa mãn cả 2 điểm 1 và 2 nói trên, theo tôi hiểu: Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng phải mua bảo hiểm nhưng mua tự nguyện, nghĩa là tùy theo sự nhận định về khả năng rủi ro đối với công trình mà có thể chọn gói bảo hiểm để mua cho phù hợp.
Rất mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu và trao đổi thêm về vấn đề này.
 
Back
Top