Phân loại và phân cấp công trình xây dựng

  • Khởi xướng archvanhuong
  • Ngày gửi

anhtuanosc

Thành viên mới
Tham gia
27/12/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
cho tôi hỏi tôi có dự án đường giao thông nông thôn đường cấp 4 trên mười tỉ, tôi trình lên tỉnh phê duyệt , nhưng huyện yêu cầu để huyện phê duyên dự án, xin hoi co văn bản nảo hướng dẫn hay phân cấp đầu tư của những dự án này
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
cho tôi hỏi tôi có dự án đường giao thông nông thôn đường cấp 4 trên mười tỉ, tôi trình lên tỉnh phê duyệt , nhưng huyện yêu cầu để huyện phê duyên dự án, xin hoi co văn bản nảo hướng dẫn hay phân cấp đầu tư của những dự án này

Cái này bạn phải xem tỉnh bạn (cụ thể là chủ tịch tỉnh) có văn bản nào liên quan đến việc phân cấp quyết định đầu tư không? Vì theo điều 12, NĐ12 ghi:

"d) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên."
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Nhóm dự án

Chào anh, em diễn đàng!
Anh, em có thể trả lời dùm tổi câu hỏi này được không? Hiện nay Công ty tôi đang thực hiện một dự án. đây là dự án đầu tư xâydựng Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp theo chủ trương đầu tư của tỉnh, do UBND tỉnh phê duyệt và cấp chứng nhận đầu tư, nhưng tổng mực đầu tư của dự án lại lớn hơn 1000 tỷ? theo luật thì dự án do UBND cấp tỉnh phê duyệt thì dự án nhóm B, nhưng tổng mức đầu tư của dự án lại nằm trong dự án nhóm A( theo luật xây dựng). Vậy dự án Của chúng tôi hiện giờ là dự án nhóm A hay dự án nhóm B? tôi dang cần gấp các anh, em tra lời dùm tôi vơi nhe!
Cảm ơn anh em!

Theo quy định thì dự án của bạn thuộc mục 4, nhóm A, nêu trong Phụ lục 1, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
Theo thiển ý, có thể bạn muốn hỏi về cách xử lý trong tình huống này, tôi xin góp ý là có 2 cách:
1) Chia dự án ra thành 2 dự án (không phải là 2 tiểu dự án) để làm 2 giai đoạn (lấy lý do về vốn, về phân kỳ đầu tư, về khả năng đầu tư thu hồi vốn ... miễn là làm sao đáp ứng đúng quy hoạch) và trình UBND tỉnh phê duyệt 2 lần;
2) Để nguyên 1 dự án và hạ tổng mức đầu tư xuống <=1.000 tỷ (xử lý vấn đề là đầy đủ theo quy hoạch đến mức nào và vận dụng đơn định mức, đơn giá nào về vật liệu) sau này kiến nghị UBND tỉnh bổ sung.
Trong 2 cách, cách 1 có lý hơn cả.
 
Last edited by a moderator:
A

alibabava40tencuop

Guest
Theo quy định thì dự án của bạn thuộc mục 4, nhóm A, nêu trong Phụ lục 1, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
Theo thiển ý, có thể bạn muốn hỏi về cách xử lý trong tình huống này, tôi xin góp ý là có 2 cách:
1) Chia dự án ra thành 2 dự án (không phải là 2 tiểu dự án) để làm 2 giai đoạn (lấy lý do về vốn, về phân kỳ đầu tư, về khả năng đầu tư thu hồi vốn ... miễn là làm sao đáp ứng đúng quy hoạch) và trình UBND tỉnh phê duyệt 2 lần;
2) Để nguyên 1 dự án và hạ tổng mức đầu tư xuống <=1.000 tỷ (xử lý vấn đề là đầy đủ theo quy hoạch đến mức nào và vận dụng đơn định mức, đơn giá nào về vật liệu) sau này kiến nghị UBND tỉnh bổ sung.
Trong 2 cách, cách 1 có lý hơn cả.

em lại thấy cả 2 cách đều không ổn. Có trường hợp em biết đã đi tù vì dự án đúng ra nhóm A nhưng lại giảm xuống để thành nhóm B để tự phê duyệt. Sau đấy quá trình thực thi lại đẩy giá trị lên tương đương nhóm A.

Theo em anh hãy cứ tính toán như bình thường dự án nhóm A cũng không sao. Trình duyệt đúng cấp sau đấy cứ thế mà làm. Còn nếu chia 2 dự án thì càng không ổn vì cùng 1 tuyến đường, cùng 1 nguồn vốn, cùng thời điểm thì chẳng ai duyệt đâu.
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Dự án nhóm A hay B

Bạn ơi!
Chúng tôi cũng đã xử lý các trường hợp tương tự rồi. Vì thế nếu tôi phản biện tính khả thi theo cách làm của bạn nhé. Bạn hãy suy nghĩ những vấn đề sau:
- Nếu nguồn vốn của công ty bạn vay thương mại thì khả năng vay vốn, giải ngân, lãi vay, hoàn vốn .... cho ngân hàng thế nào? có ân hạn không? Trường hợp đầu tư 1 lần và phải chờ nhà ĐT đến đăng ký ĐT trong vòng 5-7 năm thậm chí hơn, thì riêng chuyện trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công và thời gian chờ các nhà ĐT đến thuê đất là rất lớn. Điều này có thể làm giảm hiệu quả đầu tư không hay đầu tư có bị lỗ không?
- Nếu vốn chi từ ngân sách của tỉnh, thì mỗi năm cấp cho DA được bao nhiêu? có đủ theo tiến độ dự án không trong khi tỉnh phải chi cho nhiều vấn đề khác? Còn lời lãi của DA thì sao? thời gian hoàn vốn thế nào? có khả thi về kinh tế - tài chính dự án không?
- Nếu bạn để DA là nhóm A, nghĩa là theo lời bạn thì phân cấp thuộc Chính phủ. Vậy thời gian, tiến độ thẩm định, phê duyệt có ảnh hưởng không?
Tóm lại, bạn cần phải tính đến các vấn đề về kinh tế - Tài chính - Tiến độ dự án để biện luận cho cách làm hợp lý nhất.
Còn việc biến DA nhóm A thành nhóm B một cách cố ý, thì thuộc tội cố ý làm trái. Tuy nhiên việc chứng minh rằng cố ý làm trái phải chứng minh được là trái với cái gì, của cấp nào phê duyệt trước đó. (ai dám khẳng định là tổng mức đầu tư bắt buộc phải chính xác 100% mà không phải cho sai số 15% đến 20% như các giáo trình đã chỉ ra?). Hơn nữa, cố ý làm trái phải gây hậu quả mới bị xử lý hình sự. Việc chứng minh hậu quả phải quy ra tiến, chứ không được suy diễn v.v... Nếu đặt vấn đề ngược lại rằng khi đầu tư 1 lần và làm giảm hiệu quả đầu tư hoặc gây lỗ vốn có khi còn bị quy kết là thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì sao?
Dù sao cũng xin chúc bạn thành công.
 
Last edited by a moderator:
A

alibabava40tencuop

Guest
Bạn ơi!
Chúng tôi cũng đã xử lý các trường hợp tương tự rồi. Vì thế nếu tôi phản biện tính khả thi theo cách làm của bạn nhé. Bạn hãy suy nghĩ những vấn đề sau:
- Nếu nguồn vốn của công ty bạn vay thương mại thì khả năng vay vốn, giải ngân, lãi vay, hoàn vốn .... cho ngân hàng thế nào? có ân hạn không? Trường hợp đầu tư 1 lần và phải chờ nhà ĐT đến đăng ký ĐT trong vòng 5-7 năm thậm chí hơn, thì riêng chuyện trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công và thời gian chờ các nhà ĐT đến thuê đất là rất lớn. Điều này có thể làm giảm hiệu quả đầu tư không hay đầu tư có bị lỗ không?
- Nếu vốn chi từ ngân sách của tỉnh, thì mỗi năm cấp cho DA được bao nhiêu? có đủ theo tiến độ dự án không trong khi tỉnh phải chi cho nhiều vấn đề khác? Còn lời lãi của DA thì sao? thời gian hoàn vốn thế nào? có khả thi về kinh tế - tài chính dự án không?
- Nếu bạn để DA là nhóm A, nghĩa là theo lời bạn thì phân cấp thuộc Chính phủ. Vậy thời gian, tiến độ thẩm định, phê duyệt có ảnh hưởng không?
Tóm lại, bạn cần phải tính đến các vấn đề về kinh tế - Tài chính - Tiến độ dự án để biện luận cho cách làm hợp lý nhất.
Còn việc biến DA nhóm A thành nhóm B một cách cố ý, thì thuộc tội cố ý làm trái. Tuy nhiên việc chứng minh rằng cố ý làm trái phải chứng minh được là trái với cái gì, của cấp nào phê duyệt trước đó. (ai dám khẳng định là tổng mức đầu tư bắt buộc phải chính xác 100% mà không phải cho sai số 15% đến 20% như các giáo trình đã chỉ ra?). Hơn nữa, cố ý làm trái phải gây hậu quả mới bị xử lý hình sự. Việc chứng minh hậu quả phải quy ra tiến, chứ không được suy diễn v.v... Nếu đặt vấn đề ngược lại rằng khi đầu tư 1 lần và làm giảm hiệu quả đầu tư hoặc gây lỗ vốn có khi còn bị quy kết là thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì sao?
Dù sao cũng xin chúc bạn thành công.

anh ơi em thấy nói vậy là hơi nặng về lý thuyết quá không?? Bởi nếu là vốn ngân sách nhà nước thì em thấy 100% dù bất cứ dự án lớn bé nếu CĐT đã mong muốn làm thì trong dự án kiểu gì cũng hiệu quả.
Còn vấn đề anh muốn chia ra làm 2 dự án để tránh dự án nhóm A thì càng bất ổn. Bởi nếu vậy 2 dự án không thể làm song song 1 lần. Mà nếu cách anh nói đúng ra phải là chỉ làm 1 dự án với 1/2 đoạn đường giá trị bằng 1/2 dự án ban đầu. Sau khi làm gần xong dự án 1 (khoảng 2-5 năm gì đấy) rồi mới lập dự án 2 và trình phê duyệt tiếp thì đúng hơn. Chứ không thể tách 2 dự án để duyệt 1 lúc và làm cùng 1 lúc. Nếu làm như vậy thì gộp chung 1 dự án là đúng nhất.
Còn thời gian phê duyệt lâu hay mau chưa chắc phụ thuộc vào dự án nhóm A hay nhóm B. Vì em thấy có những dự án nhóm B Tỉnh duyệt mất 3-4 năm kể từ ngày dự án lập ra. Còn trong khi em biết có dự án nhóm A thì trong vòng 8 tháng Chính phủ đã Ok rồi. Duyệt lâu hay mau là do CĐT thôi có khéo không thôi anh ah.
Còn về ý anh nói "bạn cần phải tính đến các vấn đề về kinh tế - Tài chính - Tiến độ dự án để biện luận cho cách làm hợp lý nhất" thì em thấy hơi lý thuyết bởi dự án nào lập chẳng đạt các tiêu chí trên. Tách hay không tách thì dự án nào đã lập ra cũng đạt hết anh ah.
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Bạn chia dự án thế nào đừng có cơ học quá. Chia sao để làm được các hạng mục thiết yếu mang tính đồng bộ phục vụ lần phân kỳ đầu tư thứ I để kêu gọi đầu tư, còn lần phân kỳ đầu tư thứ II cũng phải hợp lý cho việc kêu gọi đầu tư tiếp theo. Ví dụ về đường nội bộ: bạn nên chọn một số đường đã quy hoạch phục vụ cả thi công lẫn việc sử dụng trong Lần phân kỳ I. Tiếc rằng bạn không thể đưa bản vẽ quy hoạch lên để xem xét cụ thể.
Giả sử bạn có nguồn tài chính tốt gồm: vốn vay, lãi suất, thời gian ân hạn v.v... và xác định rõ ràng là có đủ số lượng các nhà đầu tư đến thuê đất thì bạn nên làm 1 lần với dự án nhóm A.
Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm của mình, cũng như có một vài thông tin về tốc độ tăng trưởng của các Tỉnh, tôi phỏng đoán rằng để đầu tư khu công nghiệp ngay một lúc với 1.000 tỷ đồng là vấn đề lớn đối với một Tỉnh trong điều kiện hiện nay khi Quốc hội đặt chỉ tiêu tăng trưởng cho cả nước là 5-5,5%. Vậy từ đó suy ra, đầu tư 1.000 tỷ vào hạ tầng khu CN sẽ đẩy GDP của địa phương lên bao nhiêu? con số này có cần kiểm soát không? Chắc chắn phải cần sự kiểm soát của địa phương đảm bảo GDP trong giới hạn đã định.
Nếu bạn không có khả năng huy động nguồn vốn cũng như khó có khả năng kêu gọi ngay lập tức (trong thời gian mong muốn) một số lượng các nhà đầu tư đến thuê đất thì bạn phải tính đến rủi ro đầu tư. Nghĩa là tính khả thi giảm hoặc không còn do phải trã lãi vốn vay, bị chôn vốn, tiến độ thu hồi vốn chậm v.v... từ đó dẫn đến các chỉ tiêu IRR và NPV không đạt được theo mong muốn. Bạn nên lưu ý rằng cả thế giới đang khủng hoảng kinh tế, việc kêu gọi đầu tư vào khu CN có khả thi về số lượng các nhà đầu tư, tiến độ thuê đất hay không. Tiền của nhà nước là tiền của dân, mọi cách làm như thế nào phải dựa trên tính hiệu quả.
Bạn cũng có thể đưa ra 2 phương án để phân tích kinh tế - tài chính: i) Phân kỳ đầu tư 1lần; ii) Phân kỳ đầu tư 2 lần để so sánh các mặt về kinh tế, tài chính dự án và các rủi ro ...
Tóm lại, nếu bạn không chứng minh được rằng tính khả thi về Kinh tế - Tài chính mà ngụy biện tính khả thi của dự án thì monmg bạn nên nhớ Luật thực hành tiết kiệm Chống lãng phí số 48/2005/QH11. Nghĩa là đẩy người phê duyệt dự án đến nguy cơ bị cho là thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc năng lực quản lý kinh tế yếu kém đấy.
Một ví dụ thực tế là ngành Dầu khí đầu tư tổ hợp Khí-Điện-Đạm Cà Mau với các hạng mục sử dụng chung. Xét về kinh tế và kỹ thuật thì tổ hợp này là 1 dự án lớn và theo quy định là phải qua Quốc hội quyết định chủ trương. Tuy nhiên Chính phủ đã chia thành 3 dự án để phù hợp với khả năng huy động vốn, cũng chính vì vậy nên không phải trình Quốc hội.
Vì thế, nếu bạn là dân kinh tế thì nên hỏi dân kỹ thuật xem chia thế nào để tối ưu hoá các hạng mục đầu tư trước. Còn việc phê duyệt khi nào và tiến độ của mỗi dự án thì thuộc về tiểu tiết trong thực hiện. Dù trình 2 dự án cách nhau 1 ngày, 1 tháng hay 1 năm cũng vẫn là 2 dự án, còn tiến độ đầu tư của mỗi dự án đương nhiên là lệch nhau nhưng mang tính trước - sau để phù hợp với khả năng và tiến độ huy động vốn.
Ngoài ra, cũng xin lưu ý với bạn rằng trường hợp quy hoạch chi tiết 1:2000 của khu CN mà Tỉnh định đầu tư đã được phê duyệt rồi thì cũng không có văn bản quy phạm pháp luật nào bắt buộc rằng phải đầu tư 1 lần với tư cách là 1 dự án.
Qua cách trao đổi của bạn, mình thấy rằng bạn chưa thu thập đủ thông tin liên quan (data collection)và cách tổng hợp thông tin (data processing), cũng như phương pháp luận (Approach and methodology) của bạn có vẻ chưa được trải nghiệm nhiều. Hy vọng lần góp ý cho dự án này với bạn là lần cuối. Chúc bạn cố gắng và thành công.
 
Last edited by a moderator:
A

alibabava40tencuop

Guest
Qua cách trao đổi của bạn, mình thấy rằng bạn chưa thu thập đủ thông tin liên quan (data collection)và cách tổng hợp thông tin (data processing), cũng như phương pháp luận (Approach and methodology) của bạn có vẻ chưa được trải nghiệm nhiều. Hy vọng lần góp ý cho dự án này với bạn là lần cuối. Chúc bạn cố gắng và thành công.

anh gì ơi anh nghĩ gì nếu em nói anh là với những thảo luận của anh chứng tỏ anh nặng về lý thuyết mà chưa có thực tiễn làm việc trực tiếp nhiều??? Khó nghe nổi đúng hông anh! Em thấy người hỏi họ hỏi tổng quan thì anh em thảo luận mang tính tổng quan. Còn thông tin và tổng hợp thông tin của người hỏi chưa thể đánh giá được vì họ có thời gian đầu mà ngồi viết hết thông tin dự án lên đây cho mọi người chứ phải không anh. Chắc anh chưa trải nghiệm thực tế quan hệ con người nhiều nên mới nói vậy??? Khó nghe phải không anh nên mong anh đừng nói thế!
 

vanlapddt81

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/1/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tư vấn về nđ 209

Các anh chị em ơi!
Mình đang khó khăn về NĐ209 đây. Tháp thu phát sóng,nhà trạm BTS theo NĐ29 thì thuộc CT XDDD, tuy nhiên không rõ là nó có thuộc công trình chuyên ngành Bưu chính viễn thông hay không. NĐ này không đề cập phân loại CT theo chuyên ngành. Mình đang bảo vệ dự toán khảo sát chuyên ngành BCVT nhưng giá trị này chỉ đựoc phê duyệt với ĐK là công trình thuộc chuyên ngành BCVT, bên chủ đầu tư lại cho rằng nhà trạm, cột anten thuộc công triònh Xây dựng DD nên không quyết toán.
Ai có công văn, quyết định nào cho mình tham khảo với. Nếu giá tị này không được phê duyệt thì công thiết kế của mình chẳng được bao nhiêu. Mong giúp đỡ từ mọi người!
Cảm ơn nhiều!
 

trunglh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/11/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Chào bạn:
Các trạm BTS của bạn là thuộc nhóm công trình dân dụng
"Các công trình Bưu chính viễn thông ở địa phương như bạn đọc nêu (nhà trạm, cột an ten) thuộc nhóm công trình dân dụng (Theo bảng phân loại, phân cấp của Nghị định 209/2004/NĐ-CP) và do Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở"
- Bạn hãy xem trả lời sau của Cục Giám định:
Cục Giám định trả lời một số vấn đề liên quan đến các quy định về xây dựng công trình thuộc ngành Bưu chính Viễn thông
08.11.2007 10:44
Cục Giám định Nhà nước về CLCTXD đã nhận được câu hỏi của Ông Nguyễn Minh Tuấn, địa chỉ Email (tuanlaocai@yahoo.com) hỏi:
“Qua thời gian thực hiện các qui định của nhà nước (Luật xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Thông tư Số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình). Tôi thấy có một số vướng mắc cần hỏi Bộ như sau:
- Trong Luật xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP và Thông tư Số 02/2007/TT-BXD chỉ thấy danh mục công trình bưu chính, viễn thông. Mà không thấy có công trình công nghệ thông tin mặc dù công trình công nghệ thông tin cũng có tính chất xây dựng (xây dựng hệ thống mạng LAN, WAN, MAN...: có xây lắp và thiết bị, phần mềm).
Câu hỏi 1: Nếu là công trình công nghệ thông tin có tính chất xây dựng như vậy thì có thể áp dụng vào loại công trình nào? Các định mức tư vấn áp dụng? Cơ quan có thẩm quyền thẩm định?
Câu hỏi 2: Đối với các công trình chuyên ngành Bưu chính, viễn thông có tính chất xây dựng: cột anten, nhà lắp đặt thiết bị, xây dựng cống bể, tuyến cáp, Tổng đài điện tử, tuyến truyền dẫn, trạm phát sóng... thì do ngành xây dựng hoặc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thẩm định thiết kế cơ sở. Như vậy chức năng quản lý nhà nước của ngành bưu chính, viễn thông ở đây chưa thấy đề cập đến, dẫn đến việc rất khó để quản lý Quy hoạch ngành. Thực trạng tại địa phương hiện nay không có Sở nào ở qui định trên nhận thẩm định các công trình Bưu chính viễn thông (nhà nhà trạm, cột an ten)”
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về CLCTXD có ý kiến như sau:
1. Đối với công trình công nghệ thông tin:
Theo định nghĩa về “công trình xây dựng” nêu tại Khoản 2, Điều 3 của Luật Xây dựng thì công trình công nghệ thông tin có thể bao gồm các loại sau:
- Nhà làm việc phục vụ công tác điều hành, sản xuất phần mềm tin học. Loại công trình này thuộc nhóm công trình công cộng trong phụ lục 1 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
- Công trình công nghiệp điện tử tin học phục vụ cho lắp ráp sản phẩm, chế tạo linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện,… (nhà xưởng chế tạo, lắp ráp). Loại công trình này thuộc nhóm công trình công nghiệp trong phụ lục 1 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
Các dự án như bạn đọc nêu nếu chỉ có hệ thống mạng LAN, WAN, MAN,… lắp đặt vào công trình xây dựng có sẵn (không có xây dựng nhà, xưởng) thì là dự án cung cấp lắp đặt thiết bị. Trong trường hợp này, hệ thống mạng không phải là công trình xây dựng nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 16 ngày 07/2/2005 của Chính phủ. Dự án sẽ được thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000, Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ.
2. Về chức năng quản lý nhà nước của ngành Bưu chính, viễn thông:
Theo điều 112 của Luật Xây dựng có quy định “Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng’’. Như vậy, chức năng quản lý nhà nước của ngành Bưu chính, viễn thông thể hiện thông qua việc Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với Bộ Xây dựng trong các nội dung đã được quy định tại Điều 111 của Luật Xây dựng.
Việc quản lý qui hoạch ngành được giao cho các Bộ, ngành trung ương và được thể hiện thông qua các định hướng, quy hoạch, kế hoạch của ngành. Khi thẩm định dự án thì cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc thực hiện dự án có đúng các quy hoạch không. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 112/CP và Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/2/2007 của Bộ Xây dựng. Theo các văn bản nêu trên thì đối với các dự án có công trình chuyên ngành Bưu chính, viễn thông mà ngành không thẩm định dự án thì khi thẩm định dự án phải lấy ý kiến của ngành Bưu chính, viễn thông (theo Điểm 1, khoản 5, điều 1 của Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ); đối với những dự án nhóm B, nhóm C do các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước của ngành ra quyết định đầu tư thì các đơn vị này được tự tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở nếu dự án thuộc chuyên ngành được Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý (theo Điểm b, khoản 2, mục III, phần I của Thông tư số 02/2007/TT-BXD). Như vậy ngành vẫn có thể quản lý được việc thực hiện xây dựng công trình theo quy hoạch ngành.
Các công trình Bưu chính viễn thông ở địa phương như bạn đọc nêu (nhà trạm, cột an ten) thuộc nhóm công trình dân dụng (Theo bảng phân loại, phân cấp của Nghị định 209/2004/NĐ-CP) và do Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở.
 

vanlapddt81

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/1/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Cảm ơn!

Mình cũng có bài viếy này rồi nhưng cái mình quan tâm không phải là chức năng quản lý nhà nước, chức năng thẩm định công trình mà cái mình quan tâm là NHÀ TRẠM BTS VÀ CỘT ANTEN CÓ THUỘC CÔNG TRÌNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HAY KHÔNG. Mong mọi người góp ý, giúp đỡ!
 

xx82xx_cun

Thành viên mới
Tham gia
14/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
cho mình hỏi với
công trình kéo cáp quang viễn thông thuộc công trinh dân dụng hay hạ tầng kỹ thuật?
 
V

vitcòi

Guest
Giúp em với, em đang làm đơn xin cấp phép xây dựng công trình gồm có Văn phòng Giao dịch (tổng diện tích sàn 660m2), kho hàng tổng hợp, kho đông lạnh (tổng diện tích là 1880m2). Vậy trong nội dung đơn xin phép có cần phải trình bày xin phép hết các công trình đó không ạ? công trình này thuộc loại công trình gì, cấp mấy ah? cảm ơn các bác.
 

duytam

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/12/07
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Bài viết này hay nhưng hiện nay đã cũ rồi không áp dung được. Theo nghị định 49/2008/NĐ-CP thì phải thay đổi. Đề nghị anh cập nhật thêm cho anh em diễn đàn tham khảo nhé!
 

anhnguyet122

Thành viên mới
Tham gia
18/6/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Phân nhóm công trình

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG (phân theo Phụ lục 1 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

BẢNG PHÂN CẤP, PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)​

4578d1215232599-phan-loai-va-phan-cap-cong-trinh-theo-nghi-dinh-209-2004-nd-cp-pcap-ctr-dd-unicod-good-3-.jpg
Bác cho em hỏi phân nhóm công trình thi tìm ở đâu?
 

cathoi

Thành viên mới
Tham gia
17/6/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tiện đây em xin các Bác chỉ cho em việc này:
Em làm cái chùa có kết cấu khung cột bằng gỗ, liên kết và chạm khắc rất phức tạp, kết cấu móng gia cố bằng dầm giằng BTCT ở mỗi chân cột,...mái lợp ngói, trang trí họa tiết hoa văn nề ngõa phức tạp, diện tích khoảng 220m2 và có giá trị xây lắp khoảng 16 tỷ đồng. Em đang băn khoăn không biết loại công trình này thuộc cấp mấy?! nó tuy nhỏ nhưng giá trị về mọi mặt đều lớn (kết cấu khung gỗ, liên kết đơn giản, chịu lực bản thân, giá trị vật liệu cao,... công nghệ nhân trong công trình nhiều,...) vậy nên xếp nó vào loại nào, đặc biệt hay không đặc biệt, cấp mấy.?! Bác nào biết chỉ dùm em. Xin cảm on các bác trước!
 

hangocha

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/12/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Các anh chị cho em hỏi công ty em đầu tư 1 nhà máy nghiền bột giấy và phải cam kết với địa phương là làm 1 vài tuyến đường (đường này là đường đất có thể là mở rộng hoặc làm mới ) vậy loại đường này là đường cấp mấy ( điều kiện làm của công ty em là điện tích rừng > 300ha và tập chung) đường dùng vào mục đích giúp bà con vận chuyển gỗ đến nhà máy bán cho rễ dàng anh chị nào giúp em với ( thủ tục giấy phép thế nào thì được đầu tư làm . giấy phép xin cơ quan nào . công ty em tự bỏ vốn và tự thi công vậy có cần khảo sát thiết kế hay không hay chỉ vào xã xin phép thi công và vạch tuyến lên bản đồ địa chính xã nói chung ai biết chỉ em với sắp phải nộp báo cáo rồi mà em vân chưa lắm được tý gì
 

Hoatulipden

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
26/12/07
Bài viết
149
Điểm thành tích
43
Bác cho em hỏi phân nhóm công trình thi tìm ở đâu?

Tìm ở Nghị định số12/10-02-2009 về Quản lý dự án - Phụ lục 1 có hướng dẫn phân nhóm công trình.

Các anh chị cho em hỏi công ty em đầu tư 1 nhà máy nghiền bột giấy và phải cam kết với địa phương là làm 1 vài tuyến đường (đường này là đường đất có thể là mở rộng hoặc làm mới ) vậy loại đường này là đường cấp mấy ( điều kiện làm của công ty em là điện tích rừng > 300ha và tập chung) đường dùng vào mục đích giúp bà con vận chuyển gỗ đến nhà máy bán cho rễ dàng anh chị nào giúp em với ( thủ tục giấy phép thế nào thì được đầu tư làm . giấy phép xin cơ quan nào . công ty em tự bỏ vốn và tự thi công vậy có cần khảo sát thiết kế hay không hay chỉ vào xã xin phép thi công và vạch tuyến lên bản đồ địa chính xã nói chung ai biết chỉ em với sắp phải nộp báo cáo rồi mà em vân chưa lắm được tý gì

Bạn tham khảo Phụ lục 1 -Nghị định 209 về phân cấp đường và xem sao
 

File đính kèm

  • PHỤ LỤC 1 - phan cap cong trinh.doc
    223,5 KB · Đọc: 683
  • Phụ lục I - Phan nhom cong trinh.doc
    53 KB · Đọc: 468

ninhvdb

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/9/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Chào anh, em diễn đàng!
Anh, em có thể trả lời dùm tổi câu hỏi này được không? Hiện nay Công ty tôi đang thực hiện một dự án. đây là dự án đầu tư xâydựng Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp theo chủ trương đầu tư của tỉnh, do UBND tỉnh phê duyệt và cấp chứng nhận đầu tư, nhưng tổng mực đầu tư của dự án lại lớn hơn 1000 tỷ? theo luật thì dự án do UBND cấp tỉnh phê duyệt thì dự án nhóm B, nhưng tổng mức đầu tư của dự án lại nằm trong dự án nhóm A( theo luật xây dựng). Vậy dự án Của chúng tôi hiện giờ là dự án nhóm A hay dự án nhóm B? tôi dang cần gấp các anh, em tra lời dùm tôi vơi nhe!
Cảm ơn anh em!

Chào ! Dự án này thuộc dự án nhóm A. Tuy nhiên tại Khoản c) Điểm 1 Điều 12 Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì :
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vivà khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
Vì vậy bạn nên xem lại phần căn cứ của Quyết định phê duyệt nhé !
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top