Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Thông tư số 08/2010/TT-BXD, ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
Các bạn có thể tải về hoặc cùng bàn luận nhé.
View attachment 26555
Đây là TT hướng dẫn điều 34 của NĐ 48 thay thế TT06 trước đây
Có đưa ra phương pháp điều chỉnh hợp đồng theo FIDI mà TT06 chưa có:-w
 

patience_gnr

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/9/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Các bác cho em hỏi Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp cụ thể như thế nào? căn cứ để bù? và bù vào đâu?
Thông tư 08/2010 chỉ nói vỏn vẹn có một câu:
TT08/2010 nói:
2. Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp:
Ngoài phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng nêu tại khoản 1 Điều này, đối với các hợp đồng xây dựng đơn giản có thể điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp.
...thế mà cũng gọi là HƯỚNG DẪN phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng.
Hướng dẫn thế này có mà chết em.
 
  • Like
Các tương tác: hailh

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Các bác cho em hỏi Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp cụ thể như thế nào? căn cứ để bù? và bù vào đâu?
Thông tư 08/2010 chỉ nói vỏn vẹn có một câu:

...thế mà cũng gọi là HƯỚNG DẪN phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng.
Hướng dẫn thế này có mà chết em.
Bạn này ^^!
Phương pháp bù trừ trực tiếp cụ thể như thế nào : Cái tên nói lên tất cả.
Căn cứ để bù: Căn cứ vào TT 08.
Bù vào đâu: Cái nào thiếu thì bù.
Theo tôi không khó lắm đâu, bạn đọc kỹ văn bản là hiểu thôi mà. Hoặc đưa ra ví dụ cụ thể, các bạn trong diễn đàn sẽ giải đáp. Trân trọng!
 

patience_gnr

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/9/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Em đọc toét cả mắt mà không thấy thêm dòng nào nói về bù trừ trực tiếp.
Bác nói cái gì thiếu thì bù thế là cứ lấy chênh lệch giá tại thời điểm thi công bù vào giá dự thầu ạ?
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Em đọc toét cả mắt mà không thấy thêm dòng nào nói về bù trừ trực tiếp.
Bác nói cái gì thiếu thì bù thế là cứ lấy chênh lệch giá tại thời điểm thi công bù vào giá dự thầu ạ?
Gần đúng rồi đó ^^! Cần quan tâm đến vấn đề thời điểm, khối lượng nữa...
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Các bác cho em hỏi Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp cụ thể như thế nào? căn cứ để bù? và bù vào đâu?
Thông tư 08/2010 chỉ nói vỏn vẹn có một câu:

...thế mà cũng gọi là HƯỚNG DẪN phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng.
Hướng dẫn thế này có mà chết em.

Tôi gửi cho em mấy công văn của BXD trả lời về vấn đề điều chỉnh giá VL theo phương pháp bù trừ trực tiếp. Hy vọng qua đó em phần nào hiểu hơn về phương pháp này.
V/v điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp.

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 367"]

[/TD]

[TD="width: 223"] Số: 93/BXD-KTXD

[/TD]
[TD="width: 367"]

[/TD]



Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp​
Trả lời công văn số 194/SXD-KTKT ngày 11/4/2012 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng theo phương pháp bù trừ trực tiếp, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp được thực hiện như sau:
- Phân tích để xác định khối lượng hao phí nguyên, nhiên, vật liệu; nhân công; máy thi công của các công tác xây dựng trong hợp đồng trên cơ sở hồ sơ thiết kế và định mức áp dụng trong hợp đồng;
- Tính chênh lệch giá nguyên, nhiên, vật liệu; giá nhân công; máy thi công tại thời điểm được điều chỉnh so với giá thời điểm gốc.
Thời điểm điều chỉnh là thời điểm 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng; Giá thời điểm điều chỉnh là giá cả thị trường nơi xây dựng công trình hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương tại thời điểm điều chỉnh.
Thời điểm gốc là thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu. Giá thời điểm gốc là giá max của giá trong hợp đồng và giá cả thị trường nơi xây dựng công trình hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương.
- Xác định giá trị điều chỉnh = Khối lượng hao phí nguyên, nhiên, vật liệu; nhân công; máy thi công x Chênh lệch giá nguyên, nhiên, vật liệu; nhân công; máy thi công.
2. Hiện nay, phương pháp bù trừ trực tiếp chỉ nên thực hiện đối với những hợp đồng xây lắp đơn giản, cụ thể: Những hợp đồng xây lắp mà khi phân tích vật tư để tính bù giá không bao gồm quá nhiều loại vật tư vì trong quá trình thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp sẽ rất khó khăn trong việc xác định giá cho các loại vật tư đó, nhất là những loại vật tư không thông dụng trên thị trường.
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định./.

V/v: Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

[TD="width: 223"]

- Như trên;
- Lưu: VT, KTXD (Nh5).
[/TD]
[TD="width: 367"]

[/TD]
[TD="width: 8"]
[/TD]

[TD="width: 223"]
[/TD]
[TD="width: 367"]

[/TD]
[TD="width: 8"]
[/TD]

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 375, colspan: 2"]

[/TD]

[TD="width: 223"] Số: 208/BXD-KTXD

[/TD]
[TD="width: 375, colspan: 2"]

[/TD]



Kính gửi: Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm​
Bộ Xây dựng đã nhận văn bản số 45/CV-ĐT ngày 25/10/2011 của Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm về việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Trường hợp do điều kiện khách quan, không do lỗi của nhà thầu, phải thay đổi nguồn cung cấp vật liệu, cự ly vận chuyển vật liệu, chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất phương án vận chuyển theo thực tế như nêu tại văn bản số 45/CV-ĐT, thì giá vật liệu đến công trình được xác định bằng giá vật liệu nơi sản xuất (giá vật liệu gốc) cộng chi phí vận chuyển, bốc xếp…
2. Chi phí vận chuyển đến công trình có thể xác định theo phương án, cự ly, loại phương tiện và giá thuê phương tiện vận chuyển hoặc tính trên cơ sở các định mức vận chuyển. Đối với trường hợp như nêu tại văn bản số 45/CV-ĐT, chi phí vận chuyển được xác định bằng cự ly vận chuyển thực tế và đơn giá xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành (Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 18/7/2006) là phù hợp.
3. Trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng bằng phương pháp bù trừ trực tiếp chênh lệch vật liệu thì giá trị chênh lệch vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán trừ giá vật liệu cao hơn của giá vật liệu trong hợp đồng hoặc giá vật liệu được thông báo, công bố tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu. Đối với vật liệu không có trong thông báo giá hoặc có nhưng không phù hợp với thực tế, chủ đầu tư có thể căn cứ hóa đơn chứng từ hợp lệ, phù hợp với mặt bằng giá nơi xây dựng công trình.
Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm căn cứ ý kiến nêu trên để thực hiện./.

Số: 2215/BXD-KTXD
V/v: Điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng công trình.

[TD="width: 223"]

- Như trên;
- Lưu VT, KTXD, S(8).
[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]

[TD="width: 223"]
[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]



Kính gửi: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1
Bộ Xây dựng đã nhận văn bản số 1116/TCT-KHTT ngày 21/11/2011 của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 về việc điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng công trình. Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng căn cứ nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Đơn giá trúng thầu cùng các điều kiện của hợp đồng là căn cứ để điều chỉnh giá hợp đồng (kể cả trường hợp đơn giá tổng hợp bao gồm các công tác phụ trợ).
2. Trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng bằng phương pháp bù trừ trực tiếp chênh lệch vật liệu thì giá trị điều chỉnh là giá trị chênh lệch vật liệu (chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán trừ giá vật liệu cao hơn của giá vật liệu trong hợp đồng hoặc giá vật liệu được thông báo, công bố tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu) nhân với khối lượng vật liệu thực hiện được nghiệm thu trong kỳ thanh toán và các chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế… là phù hợp với quy định hiện hành.
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 căn cứ ý kiến nêu trên để thực hiện./.

- Như trên;
- Lưu VT, KTXD, S(8).

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]

 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Tôi gửi cho em mấy công văn của BXD trả lời về vấn đề điều chỉnh giá VL theo phương pháp bù trừ trực tiếp. Hy vọng qua đó em phần nào hiểu hơn về phương pháp này.
V/v điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp.

BỘ XÂY DỰNG
--------

[TD="width: 367"]

[/TD]

[TD="width: 223"] Số: 93/BXD-KTXD

[/TD]
[TD="width: 367"]

[/TD]



Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp​
Trả lời công văn số 194/SXD-KTKT ngày 11/4/2012 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng theo phương pháp bù trừ trực tiếp, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp được thực hiện như sau:
- Phân tích để xác định khối lượng hao phí nguyên, nhiên, vật liệu; nhân công; máy thi công của các công tác xây dựng trong hợp đồng trên cơ sở hồ sơ thiết kế và định mức áp dụng trong hợp đồng;
- Tính chênh lệch giá nguyên, nhiên, vật liệu; giá nhân công; máy thi công tại thời điểm được điều chỉnh so với giá thời điểm gốc.
Thời điểm điều chỉnh là thời điểm 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng; Giá thời điểm điều chỉnh là giá cả thị trường nơi xây dựng công trình hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương tại thời điểm điều chỉnh.
Thời điểm gốc là thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu. Giá thời điểm gốc là giá max của giá trong hợp đồng và giá cả thị trường nơi xây dựng công trình hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương.
- Xác định giá trị điều chỉnh = Khối lượng hao phí nguyên, nhiên, vật liệu; nhân công; máy thi công x Chênh lệch giá nguyên, nhiên, vật liệu; nhân công; máy thi công.
2. Hiện nay, phương pháp bù trừ trực tiếp chỉ nên thực hiện đối với những hợp đồng xây lắp đơn giản, cụ thể: Những hợp đồng xây lắp mà khi phân tích vật tư để tính bù giá không bao gồm quá nhiều loại vật tư vì trong quá trình thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp sẽ rất khó khăn trong việc xác định giá cho các loại vật tư đó, nhất là những loại vật tư không thông dụng trên thị trường.
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định./.

V/v: Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

Nơi nhận :
- Như trên;
- Lưu: VT, KTXD (Nh5).

[TD="width: 367"]

[/TD]
[TD="width: 8"][/TD]

[TD="width: 223"][/TD]
[TD="width: 367"][/TD]
[TD="width: 8"][/TD]

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 375, colspan: 2"]

[/TD]

[TD="width: 223"] Số: 208/BXD-KTXD

[/TD]
[TD="width: 375, colspan: 2"]

[/TD]



Kính gửi: Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm​
Bộ Xây dựng đã nhận văn bản số 45/CV-ĐT ngày 25/10/2011 của Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm về việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Trường hợp do điều kiện khách quan, không do lỗi của nhà thầu, phải thay đổi nguồn cung cấp vật liệu, cự ly vận chuyển vật liệu, chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất phương án vận chuyển theo thực tế như nêu tại văn bản số 45/CV-ĐT, thì giá vật liệu đến công trình được xác định bằng giá vật liệu nơi sản xuất (giá vật liệu gốc) cộng chi phí vận chuyển, bốc xếp…
2. Chi phí vận chuyển đến công trình có thể xác định theo phương án, cự ly, loại phương tiện và giá thuê phương tiện vận chuyển hoặc tính trên cơ sở các định mức vận chuyển. Đối với trường hợp như nêu tại văn bản số 45/CV-ĐT, chi phí vận chuyển được xác định bằng cự ly vận chuyển thực tế và đơn giá xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành (Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 18/7/2006) là phù hợp.
3. Trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng bằng phương pháp bù trừ trực tiếp chênh lệch vật liệu thì giá trị chênh lệch vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán trừ giá vật liệu cao hơn của giá vật liệu trong hợp đồng hoặc giá vật liệu được thông báo, công bố tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu. Đối với vật liệu không có trong thông báo giá hoặc có nhưng không phù hợp với thực tế, chủ đầu tư có thể căn cứ hóa đơn chứng từ hợp lệ, phù hợp với mặt bằng giá nơi xây dựng công trình.
Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm căn cứ ý kiến nêu trên để thực hiện./.

Số: 2215/BXD-KTXD
V/v: Điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng công trình.

[TD="width: 223"]

- Như trên;
- Lưu VT, KTXD, S(8).[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]

[TD="width: 223"][/TD]
[TD="width: 375"][/TD]

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]



Kính gửi: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1
Bộ Xây dựng đã nhận văn bản số 1116/TCT-KHTT ngày 21/11/2011 của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 về việc điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng công trình. Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng căn cứ nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Đơn giá trúng thầu cùng các điều kiện của hợp đồng là căn cứ để điều chỉnh giá hợp đồng (kể cả trường hợp đơn giá tổng hợp bao gồm các công tác phụ trợ).
2. Trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng bằng phương pháp bù trừ trực tiếp chênh lệch vật liệu thì giá trị điều chỉnh là giá trị chênh lệch vật liệu (chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán trừ giá vật liệu cao hơn của giá vật liệu trong hợp đồng hoặc giá vật liệu được thông báo, công bố tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu) nhân với khối lượng vật liệu thực hiện được nghiệm thu trong kỳ thanh toán và các chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế… là phù hợp với quy định hiện hành.
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 căn cứ ý kiến nêu trên để thực hiện./.

- Như trên;
- Lưu VT, KTXD, S(8).

[TD="width: 223"]

[/TD]
[TD="width: 375"]

[/TD]


Em có thắc mắc sau:
- Các công văn được đưa ra trên liệu áp dụng được cho các trường hợp điều chỉnh giá theo phương pháp bù trừ trực tiếp ở địa phương khác không hay chỉ cho riêng trường hợp hỏi cụ thể của công văn đơn vị hỏi (kèm theo hợp đồng cụ thể)?
- Hình như các công văn trả lời của bộ xây dựng hầu hết là các trường hợp đấu thầu, vậy trường hợp chỉ định thầu thì có áp dụng như hướng dẫn trên không ạ?
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Em có thắc mắc sau:
- Các công văn được đưa ra trên liệu áp dụng được cho các trường hợp điều chỉnh giá theo phương pháp bù trừ trực tiếp ở địa phương khác không hay chỉ cho riêng trường hợp hỏi cụ thể của công văn đơn vị hỏi (kèm theo hợp đồng cụ thể)?
- Hình như các công văn trả lời của bộ xây dựng hầu hết là các trường hợp đấu thầu, vậy trường hợp chỉ định thầu thì có áp dụng như hướng dẫn trên không ạ?

Theo tôi:
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng không phụ thuộc vào hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu hay chỉ định thầu) mà phụ thuộc vào: (1) Loại hợp đồng đã ký kết và (2) Trong hợp đồng 2 bên thoả thuận như thế nào về việc điều chỉnh giá hợp đồng (VD: Các trường hợp được điều chỉnh giá, phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng, ...).
2. Tôi dẫn ra mấy công văn của BXD trả lời một số trường hợp thực tế hỏi về phương pháp bù trừ trực tiếp khi điều chỉnh giá hợp đồng cho bạn gì đó chưa hiểu làm thế nào theo phương pháp này có thể hiểu được phương pháp chứ không hàm ý nêu các trường hợp đấu thầu hay chỉ định thầu.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Theo tôi:
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng không phụ thuộc vào hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu hay chỉ định thầu) mà phụ thuộc vào: (1) Loại hợp đồng đã ký kết và (2) Trong hợp đồng 2 bên thoả thuận như thế nào về việc điều chỉnh giá hợp đồng (VD: Các trường hợp được điều chỉnh giá, phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng, ...).
2. Tôi dẫn ra mấy công văn của BXD trả lời một số trường hợp thực tế hỏi về phương pháp bù trừ trực tiếp khi điều chỉnh giá hợp đồng cho bạn gì đó chưa hiểu làm thế nào theo phương pháp này có thể hiểu được phương pháp chứ không hàm ý nêu các trường hợp đấu thầu hay chỉ định thầu.
Cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi của em!
Em thì có suy nghĩ hơi khác chút là: Để hiểu rõ phương pháp bù trừ trực tiếp này thì cũng nên đi vào chi tiết một chút ạ!
Em nhớ ngày xưa có văn bản 1551 của BXD hướng dẫn thêm TT09 trong đó cũng nói về việc tính chênh lệch vật liệu dạng tương tự như công văn trả lời của BXD thầy nêu nhưng có đóng mở ngoặc (trong trường hợp đấu thầu). Chính vì vậy mà giữa chủ đầu tư và nhà thầu không có tiếng nói chung.
Em xin nêu một ví dụ mong thầy cho ý kiến ạ!
Bình thường để phê duyệt kế hoạch đấu thầu thì cũng mất khoảng 25 ngày (trong đó cơ quan đầu mối 15 ngày; người quyết định đầu tư 10 ngày)
Khi có quyết định phê KH để ra được HSMT và mời thầu thì cũng phải mất 40 ngày (5 ngày chỉ định thầu lập HSMT, 15 lập, 10 xét duyệt, 10 thông báo mời)
Để ra được một HSDT thì cũng mất khoảng 10 ngày.
Vậy cứ coi như từ khi dự toán được duyệt đến khi có HSDT cũng phải mất khoảng 2 tháng.
Ở địa phương em thì thông báo liên sở ra vào ngày mồng 10 hàng tháng
Khi tại thời điểm mở thầu vào ngày 11 đến ngày 17 (cách 2 tháng sau).
Khi tính bù trừ trực tiếp cho một gói thầu thì sảy ra như sau:
Khi lập dự toán (một vật liệu) có giá là 120.000 đ/m3
Khi lập HSDT thì thời điểm trước 28 ngày thì có thông báo giá là 140.000đ
Tại thời điểm lập HSDT cũng có báo giá tháng mới là 130.000 đ và ký hợp đồng với giá vật liệu là 130.000đ
Khi nghiệm thu thanh toán thì tại thời điểm đó giá vật liệu chỉ có 125.000 đ
Đến khi tính bù trừ trực tiếp thì sảy ra vấn đề:
Giá gốc là giá max (trước 28 ngày mở thầu; thông báo liên sở; hợp đồng) = 140.000 đ
Tính toán bù trừ: (125.000-140.000)= -15.000 đ
Nhà thầu chỉ chịu bị trừ 5.000đ so với giá trong hợp đồng. (125.000-130.000)
Vậy theo thầy với trường hợp này thì giải quyết thế nào? Liệu có đúng theo hướng dẫn phương pháp tính bù trừ không ạ?
Vì khối lượng rất lớn nên sảy ra việc căng thẳng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Mong thầy cho ý kiến ạ!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi của em!
Em thì có suy nghĩ hơi khác chút là: Để hiểu rõ phương pháp bù trừ trực tiếp này thì cũng nên đi vào chi tiết một chút ạ!
Em nhớ ngày xưa có văn bản 1551 của BXD hướng dẫn thêm TT09 trong đó cũng nói về việc tính chênh lệch vật liệu dạng tương tự như công văn trả lời của BXD thầy nêu nhưng có đóng mở ngoặc (trong trường hợp đấu thầu). Chính vì vậy mà giữa chủ đầu tư và nhà thầu không có tiếng nói chung.
Em xin nêu một ví dụ mong thầy cho ý kiến ạ!
Bình thường để phê duyệt kế hoạch đấu thầu thì cũng mất khoảng 25 ngày (trong đó cơ quan đầu mối 15 ngày; người quyết định đầu tư 10 ngày)
Khi có quyết định phê KH để ra được HSMT và mời thầu thì cũng phải mất 40 ngày (5 ngày chỉ định thầu lập HSMT, 15 lập, 10 xét duyệt, 10 thông báo mời)
Để ra được một HSDT thì cũng mất khoảng 10 ngày.
Vậy cứ coi như từ khi dự toán được duyệt đến khi có HSDT cũng phải mất khoảng 2 tháng.
Ở địa phương em thì thông báo liên sở ra vào ngày mồng 10 hàng tháng
Khi tại thời điểm mở thầu vào ngày 11 đến ngày 17 (cách 2 tháng sau).
Khi tính bù trừ trực tiếp cho một gói thầu thì sảy ra như sau:
Khi lập dự toán (một vật liệu) có giá là 120.000 đ/m3
Khi lập HSDT thì thời điểm trước 28 ngày thì có thông báo giá là 140.000đ
Tại thời điểm lập HSDT cũng có báo giá tháng mới là 130.000 đ và ký hợp đồng với giá vật liệu là 130.000đ
Khi nghiệm thu thanh toán thì tại thời điểm đó giá vật liệu chỉ có 125.000 đ
Đến khi tính bù trừ trực tiếp thì sảy ra vấn đề:
Giá gốc là giá max (trước 28 ngày mở thầu; thông báo liên sở; hợp đồng) = 140.000 đ
Tính toán bù trừ: (125.000-140.000)= -15.000 đ
Nhà thầu chỉ chịu bị trừ 5.000đ so với giá trong hợp đồng. (125.000-130.000)
Vậy theo thầy với trường hợp này thì giải quyết thế nào? Liệu có đúng theo hướng dẫn phương pháp tính bù trừ không ạ?
Vì khối lượng rất lớn nên sảy ra việc căng thẳng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Mong thầy cho ý kiến ạ!

Xem tình huống cụ thể em nêu tôi thấy có mấy vấn đề sau:
1. Về nguyên tắc khi điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp (tất nhiên trong hợp đồng phải được thoả thuận điều chỉnh theo phương pháp này) thì phải xác định được 3 yếu tố (VD điều chỉnh bù trừ giá vật liệu):
(1) Gía vật liệu tại thời điểm gốc (28 ngày trước thời điểm đóng thầu): Giá này trong tình huống đã nêu là 140.000đ (OK)
(2) Giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh (28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ đề nghị thanh toán: Yếu tố này trong tình huống nêu ra chưa xác định được! (con số bôi đỏ dùng để tính toán bù trừ là không đúng vì đây là giá vật liệu tại thời điểm thanh toán chứ không phải là tại thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán)
(3) Khối lượng vật liệu sử dụng được nghiệm thu trong kỳ thanh toán.
--> Giá trị vật liệu bù trừ trực tiếp = [Giá trị yếu tố (2) - Giá trị yếu tố (1)]x Giá trị yếu tố (3)
2. Ví dụ: Yếu tố (1) là 140.000đ; Yếu tố (2) là 135.000đ (giả sử); Yếu tố (3) là 1000 (đơn vị vật liệu) thì Giá trị vật liệu bù trừ trực tiếp = (135.000 - 140.000) x 1000 = - 5.000.000đ
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Xem tình huống cụ thể em nêu tôi thấy có mấy vấn đề sau:
1. Về nguyên tắc khi điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp (tất nhiên trong hợp đồng phải được thoả thuận điều chỉnh theo phương pháp này) thì phải xác định được 3 yếu tố (VD điều chỉnh bù trừ giá vật liệu):
(1) Gía vật liệu tại thời điểm gốc (28 ngày trước thời điểm đóng thầu): Giá này trong tình huống đã nêu là 140.000đ (OK)
(2) Giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh (28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ đề nghị thanh toán: Yếu tố này trong tình huống nêu ra chưa xác định được! (con số bôi đỏ dùng để tính toán bù trừ là không đúng vì đây là giá vật liệu tại thời điểm thanh toán chứ không phải là tại thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán)
(3) Khối lượng vật liệu sử dụng được nghiệm thu trong kỳ thanh toán.
--> Giá trị vật liệu bù trừ trực tiếp = [Giá trị yếu tố (2) - Giá trị yếu tố (1)]x Giá trị yếu tố (3)
2. Ví dụ: Yếu tố (1) là 140.000đ; Yếu tố (2) là 135.000đ (giả sử); Yếu tố (3) là 1000 (đơn vị vật liệu) thì Giá trị vật liệu bù trừ trực tiếp = (135.000 - 140.000) x 1000 = - 5.000.000đ
Em xin cảm ơn thầy đã trả lời!
Em đang có thắc mắc như sau
- Trường hợp 1:
Nếu thời điểm thi công và được nghiệm thu lúc đó giá vật liệu chỉ có giá 125.000 đ và khi thời điểm thanh toán sau đó đúng 1 tháng thì bù trừ 5000đ hay 15.000đ ?
- Trường hợp 2:
Thời điểm thi công và nghiệm thu lúc đó giá vật liệu là 125.000đ nhưng thời điểm nộp hồ sơ thanh toán thì vào cuối năm nếu tính trước 28 ngày thì giá vật liệu lúc đó lại tăng lên 240.000đ/m3
Vậy theo thầy nếu theo phương pháp bù trừ liệu có tính cho nhà thầu tăng (240.000-140.000)=100.000đ không ạ?
Trên thực tế có rất nhiều công trình nhà thầu đợi ghi kế hoạch vốn thì mới làm hồ sơ thanh toán, hoặc cuối năm thanh toán lấy tiền cho công nhân ăn tết. Vậy tính theo thời điểm nộp hồ sơ thanh toán như vậy nhà thầu có lợi, thì chủ đầu tư giải thích ra sao với cơ quan chức năng?
Rất mong thầy cho ý kiến để em hiểu rõ hơn ạ!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Em xin cảm ơn thầy đã trả lời!
Em đang có thắc mắc như sau
- Trường hợp 1:
Nếu thời điểm thi công và được nghiệm thu lúc đó giá vật liệu chỉ có giá 125.000 đ và khi thời điểm thanh toán sau đó đúng 1 tháng thì bù trừ 5000đ hay 15.000đ ?
- Trường hợp 2:
Thời điểm thi công và nghiệm thu lúc đó giá vật liệu là 125.000đ nhưng thời điểm nộp hồ sơ thanh toán thì vào cuối năm nếu tính trước 28 ngày thì giá vật liệu lúc đó lại tăng lên 240.000đ/m3
Vậy theo thầy nếu theo phương pháp bù trừ liệu có tính cho nhà thầu tăng (240.000-140.000)=100.000đ không ạ?
Trên thực tế có rất nhiều công trình nhà thầu đợi ghi kế hoạch vốn thì mới làm hồ sơ thanh toán, hoặc cuối năm thanh toán lấy tiền cho công nhân ăn tết. Vậy tính theo thời điểm nộp hồ sơ thanh toán như vậy nhà thầu có lợi, thì chủ đầu tư giải thích ra sao với cơ quan chức năng?
Rất mong thầy cho ý kiến để em hiểu rõ hơn ạ!

Theo tôi, thắc mắc của em rất khó giải quyết thoả đáng. Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng nhất trong việc điều chỉnh giá hợp đồng là phải thoả thuận rõ và rất cụ thể trong hợp đồng về phương pháp điều chỉnh giá, các trường hợp điều chỉnh giá, ... và khi thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng thì làm đúng những điều 2 bên đã thoả thuận, Theo đó, nếu thoả thuận điều chỉnh giá hợp đồng theo các phương pháp quy định trong thông tư 08/2010 thì căn cứ vào hướng dẫn của thông tư này để điều chỉnh giá; riêng trường hợp thoả thuận điều chỉnh giá đối với hợp đồng đơn giá điều chỉnh theo phương pháp bù trừ trực tiếp thì phải thoả thuận rõ thời điểm gốc và cách xác định yếu tố (1) và thời điểm điều chỉnh giá và cách xác định yếu tố (2) làm căn cứ để xác định chênh lệch giá khi điều chỉnh đơn giá.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Theo tôi, thắc mắc của em rất khó giải quyết thoả đáng. Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng nhất trong việc điều chỉnh giá hợp đồng là phải thoả thuận rõ và rất cụ thể trong hợp đồng về phương pháp điều chỉnh giá, các trường hợp điều chỉnh giá, ... và khi thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng thì làm đúng những điều 2 bên đã thoả thuận, Theo đó, nếu thoả thuận điều chỉnh giá hợp đồng theo các phương pháp quy định trong thông tư 08/2010 thì căn cứ vào hướng dẫn của thông tư này để điều chỉnh giá; riêng trường hợp thoả thuận điều chỉnh giá đối với hợp đồng đơn giá điều chỉnh theo phương pháp bù trừ trực tiếp thì phải thoả thuận rõ thời điểm gốc và cách xác định yếu tố (1) và thời điểm điều chỉnh giá và cách xác định yếu tố (2) làm căn cứ để xác định chênh lệch giá khi điều chỉnh đơn giá.
Thầy ơi theo hướng dẫn của TT08 thì như thế này ạ: "2. Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp:
Ngoài phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng nêu tại khoản 1 Điều này, đối với các hợp đồng xây dựng đơn giản có thể điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp."
Theo em chính vì không có hướng dẫn chung của BXD về phương pháp này nên chắc chắn sẽ sảy ra các trường hợp em nêu phải không ạ? Lúc ký hợp đồng chỉ nhìn vào TT08 có chỗ nào quy định thời gốc đâu?
Em cảm ơn thầy đã tham gia trao đổi, em sẽ lưu ý việc này khi thực hiện hợp đồng theo pp bù trừ này. Trong quá trình trao đổi nếu có gì không phải mong thầy lượng thứ. Chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thầy ơi theo hướng dẫn của TT08 thì như thế này ạ: "2. Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp:
Ngoài phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng nêu tại khoản 1 Điều này, đối với các hợp đồng xây dựng đơn giản có thể điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp."
Theo em chính vì không có hướng dẫn chung của BXD về phương pháp này nên chắc chắn sẽ sảy ra các trường hợp em nêu phải không ạ? Lúc ký hợp đồng chỉ nhìn vào TT08 có chỗ nào quy định thời gốc đâu?
Em cảm ơn thầy đã tham gia trao đổi, em sẽ lưu ý việc này khi thực hiện hợp đồng theo pp bù trừ này. Trong quá trình trao đổi nếu có gì không phải mong thầy lượng thứ. Chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe.

Theo tôi: Kết hợp với nội dung quy định của TT08 và trả lời của BXD như đã dẫn ra cần hiểu về mặt nguyên tắc như sau:
1. Khi điểu chỉnh một loại chi phí nào đó (không phụ thuộc vào phương pháp điều chỉnh) cần thoả thuận trong hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh về:
(1) Thời điểm gốc và giá tương ứng với từng loại chi phí tại thời điểm gốc (để điều chỉnh chi phí thực hiện trong khoảng thời gian n): Về giá của các loại chi phí tại thời điểm gốc này, TT08 hướng dẫn là "Lo, Eo, Mo,…: Là chỉ số giá hoặc giá gốc tương ứng với mỗi loại chi phí, ... xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu" (xem ở hướng dẫn phương pháp điều chỉnh theo hệ số).
(2) Thời điểm điều chỉnh và giá tương ứng với từng loại chi phí tại thời điểm điều chỉnh (để điều chỉnh chi phí thực hiện trong khoảng thời gian n): Về giá của các loại chi phí tại thời điểm gốc này, TT08 hướng dẫn là "Ln, En, Mn,…: Là chỉ số giá hoặc giá hiện hành tương ứng với mỗi loại chi phí, ... xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng" (xem ở hướng dẫn phương pháp điều chỉnh theo hệ số).
2. Khi hướng dẫn về phương pháp điều chỉnh "bù trừ trực tiếp" trong TT08, tuy không có hướng dẫn cụ thể công thức tính toán (vì nó đơn giản quá) nhưng vẫn cần hiểu giá tại thời điểm gốc và giá tại thời điểm điều chỉnh theo hướng dẫn trên khi tính "chênh lệch từng loại chi phí"
3. Tôi đồng tình với em là nếu TT08 hướng dẫn cụ thể hơn việc điều chỉnh chi phí khi điều chỉnh giá hợp đồng đơn giá điều chỉnh theo phương pháp bù trừ trực tiếp thì việc áp dụng trong thực tế sẽ thuận lợi hơn, sẽ giảm thiểu những thắc mắc hỏi BXD và giảm thiểu số lượng công văn trả lời của BXD cho những thắc mắc trùng nhau.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Theo tôi: Kết hợp với nội dung quy định của TT08 và trả lời của BXD như đã dẫn ra cần hiểu về mặt nguyên tắc như sau:
1. Khi điểu chỉnh một loại chi phí nào đó (không phụ thuộc vào phương pháp điều chỉnh) cần thoả thuận trong hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh về:
(1) Thời điểm gốc và giá tương ứng với từng loại chi phí tại thời điểm gốc (để điều chỉnh chi phí thực hiện trong khoảng thời gian n): Về giá của các loại chi phí tại thời điểm gốc này, TT08 hướng dẫn là "Lo, Eo, Mo,…: Là chỉ số giá hoặc giá gốc tương ứng với mỗi loại chi phí, ... xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu" (xem ở hướng dẫn phương pháp điều chỉnh theo hệ số).
(2) Thời điểm điều chỉnh và giá tương ứng với từng loại chi phí tại thời điểm điều chỉnh (để điều chỉnh chi phí thực hiện trong khoảng thời gian n): Về giá của các loại chi phí tại thời điểm gốc này, TT08 hướng dẫn là "Ln, En, Mn,…: Là chỉ số giá hoặc giá hiện hành tương ứng với mỗi loại chi phí, ... xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng" (xem ở hướng dẫn phương pháp điều chỉnh theo hệ số).
2. Khi hướng dẫn về phương pháp điều chỉnh "bù trừ trực tiếp" trong TT08, tuy không có hướng dẫn cụ thể công thức tính toán (vì nó đơn giản quá) nhưng vẫn cần hiểu giá tại thời điểm gốc và giá tại thời điểm điều chỉnh theo hướng dẫn trên khi tính "chênh lệch từng loại chi phí"
3. Tôi đồng tình với em là nếu TT08 hướng dẫn cụ thể hơn việc điều chỉnh chi phí khi điều chỉnh giá hợp đồng đơn giá điều chỉnh theo phương pháp bù trừ trực tiếp thì việc áp dụng trong thực tế sẽ thuận lợi hơn, sẽ giảm thiểu những thắc mắc hỏi BXD và giảm thiểu số lượng công văn trả lời của BXD cho những thắc mắc trùng nhau.
Thầy cho em hỏi thêm một chút ạ.
Theo thông tư 08:
"- Ln, En, Mn,…: Là các chỉ số giá hoặc giá hiện hành tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,…) cho thời gian “n”, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng."
Tại sao lại quy định phải là 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán?
Như thầy biết đó! Với nguồn vốn ngân sách địa phương phải thông qua HĐND phê duyệt mới được cấp vốn. Giá trị vốn đề nghị của CĐT hoặc người QĐ đầu tư chưa chắc HĐND đã phê duyệt đúng như vậy (có thể giảm =0) Vậy thì nếu hợp đồng quy định rõ thời điểm thanh toán thì lại không có hoặc không đủ tiền trả cho nhà thầu dẫn tới CĐT bị kiện và bị phạt. Nên thông thường không quy định thời gian nộp hồ sơ thanh toán, thì thường cứ có kế hoạch vốn mới làm hồ sơ (hoặc cuối năm như em đã trình bày) vậy quy định thời gian trước 28 ngày này có bất cập không ạ?
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Thầy cho em hỏi thêm một chút ạ.
Theo thông tư 08:
"- Ln, En, Mn,…: Là các chỉ số giá hoặc giá hiện hành tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,…) cho thời gian “n”, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng."
Tại sao lại quy định phải là 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán?
Như thầy biết đó! Với nguồn vốn ngân sách địa phương phải thông qua HĐND phê duyệt mới được cấp vốn. Giá trị vốn đề nghị của CĐT hoặc người QĐ đầu tư chưa chắc HĐND đã phê duyệt đúng như vậy (có thể giảm =0) Vậy thì nếu hợp đồng quy định rõ thời điểm thanh toán thì lại không có hoặc không đủ tiền trả cho nhà thầu dẫn tới CĐT bị kiện và bị phạt. Nên thông thường không quy định thời gian nộp hồ sơ thanh toán, thì thường cứ có kế hoạch vốn mới làm hồ sơ (hoặc cuối năm như em đã trình bày) vậy quy định thời gian trước 28 ngày này có bất cập không ạ?
- Mình cũng thấy cụm từ thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng không phù hợp. Vì thực tế trong các hợp đồng chỉ quy định thời hạn thanh toán (cả NĐ48/2010/NĐ-CP) chứ ít khi quy định sau bao nhiêu ngày thì hết hạn thanh toán vì đưa ra được khoảng thời gian là bao nhiêu là rất khó.
- 01 Nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng là phải thực hiện trong thời gian thực hiện hợp đồng. Đặc biệt là việc điều chỉnh Đơn giá trong hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, cần được thực hiện ứng với thời điểm thực hiện công việc. Do đó mình nghĩ cụm từ bôi đỏ trên nên lấy là khoảng thời gian 28 ngày trước ngày ký Biên Bản Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thanh toán hoặc Nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tương ứng với từng giai đoạn thanh toán hoặc quyết toán.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
- Mình cũng thấy cụm từ thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng không phù hợp. Vì thực tế trong các hợp đồng chỉ quy định thời hạn thanh toán (cả NĐ48/2010/NĐ-CP) chứ ít khi quy định sau bao nhiêu ngày thì hết hạn thanh toán vì đưa ra được khoảng thời gian là bao nhiêu là rất khó.
- 01 Nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng là phải thực hiện trong thời gian thực hiện hợp đồng. Đặc biệt là việc điều chỉnh Đơn giá trong hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, cần được thực hiện ứng với thời điểm thực hiện công việc. Do đó mình nghĩ cụm từ bôi đỏ trên nên lấy là khoảng thời gian 28 ngày trước ngày ký Biên Bản Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thanh toán hoặc Nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tương ứng với từng giai đoạn thanh toán hoặc quyết toán.
Bạn xem lại trình tự giải quyết hồ sơ quyết toán sẽ thấy 28 ngày căn cứ ở đâu ra. Còn việc áp dụng 28 ngày hay 0 ngày hay ngay thời điểm nghiệm thu khối lượng thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận để phù hợp với đặc điểm thanh toán từng công trình cụ thể.
28 ngày được hiểu như sau: Nếu hồ sơ thanh toán trong tháng 08/2012 thì giá vật tư lấy tại thời điểm trước đó 28 ngày (t07/2012)
 
Last edited by a moderator:

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
- Mình cũng thấy cụm từ thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng không phù hợp. Vì thực tế trong các hợp đồng chỉ quy định thời hạn thanh toán (cả NĐ48/2010/NĐ-CP) chứ ít khi quy định sau bao nhiêu ngày thì hết hạn thanh toán vì đưa ra được khoảng thời gian là bao nhiêu là rất khó.
- 01 Nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng là phải thực hiện trong thời gian thực hiện hợp đồng. Đặc biệt là việc điều chỉnh Đơn giá trong hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, cần được thực hiện ứng với thời điểm thực hiện công việc. Do đó mình nghĩ cụm từ bôi đỏ trên nên lấy là khoảng thời gian 28 ngày trước ngày ký Biên Bản Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thanh toán hoặc Nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tương ứng với từng giai đoạn thanh toán hoặc quyết toán.
Mình nhớ ngày xưa ND99 thì có cụm từ (28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng) thì phải? Nhưng đã bị thay thế bởi NĐ 112/2009 rồi và không thấy nói lại nữa.
Đúng như bạn đã nêu là NĐ 48 chỉ quy định về thời hạn thanh toán chứ không thấy yêu cầu về thời hạn nộp hồ sơ thanh toán, ngay cả TT09 (mẫu hợp đồng cũng) không nói rõ về chi tiết này.
- Mình thiết nghĩ cụm từ trên rất bất cập. Thông thường đã ký hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì khi nghiệm thu khối lượng thường nghiệm thu theo tháng, thì việc tính bù cho nhà thầu cứ theo khối lượng thực tế thi công được nghiệm thu theo tháng đó thì mới đúng phải không ạ?
- Nếu tính theo thời hạn nộp hồ sơ thanh toán có khi lỗ to cho nhà thầu (chắc chắn sinh chuyện) hoặc chủ đầu tư bị mất khoản tiền khá lớn (CĐT sẽ bị hạch bởi cơ quan chức năng) phải không ạ?
Rất mong bạn trao đổi thêm!
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Bạn xem lại trình tự giải quyết hồ sơ quyết toán sẽ thấy 28 ngày căn cứ ở đâu ra. Còn việc áp dụng 28 ngày hay 0 ngày hay ngay thời điểm nghiệm thu khối lượng thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận để phù hợp với đặc điểm thanh toán từng công trình cụ thể.
28 ngày được hiểu như sau: Nếu hồ sơ thanh toán trong tháng 08/2012 thì giá vật tư lấy tại thời điểm trước đó 28 ngày (t07/2012)
Mình lại thấy bất hợp lý chút
Thời điểm nộp hồ sơ thanh toán chưa thấy gắn kết với thời điểm nộp hồ sơ quyết toán như thế nào?
Thời điểm nộp hồ sơ quyết toán có thể lên tới 120 ngày so với thời điển hoàn thành toàn bộ các nội dung theo hợp đồng.
- Chưa chắc là hồ sơ thanh toán tháng 8/2012 mà giá vật tư là tháng 7/2012 đâu bạn nhé! Giả sử hồ sơ thanh toán nộp vào 30/8/2012 thì sao? (mà thông báo giá phát hành ngày 2 hàng tháng)
Bạn có thể nói rõ hơn được không ạ?
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top