Cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi của em!
Em thì có suy nghĩ hơi khác chút là: Để hiểu rõ phương pháp bù trừ trực tiếp này thì cũng nên đi vào chi tiết một chút ạ!
Em nhớ ngày xưa có văn bản 1551 của BXD hướng dẫn thêm TT09 trong đó cũng nói về việc tính chênh lệch vật liệu dạng tương tự như công văn trả lời của BXD thầy nêu nhưng có đóng mở ngoặc (trong trường hợp đấu thầu). Chính vì vậy mà giữa chủ đầu tư và nhà thầu không có tiếng nói chung.
Em xin nêu một ví dụ mong thầy cho ý kiến ạ!
Bình thường để phê duyệt kế hoạch đấu thầu thì cũng mất khoảng 25 ngày (trong đó cơ quan đầu mối 15 ngày; người quyết định đầu tư 10 ngày)
Khi có quyết định phê KH để ra được HSMT và mời thầu thì cũng phải mất 40 ngày (5 ngày chỉ định thầu lập HSMT, 15 lập, 10 xét duyệt, 10 thông báo mời)
Để ra được một HSDT thì cũng mất khoảng 10 ngày.
Vậy cứ coi như từ khi dự toán được duyệt đến khi có HSDT cũng phải mất khoảng 2 tháng.
Ở địa phương em thì thông báo liên sở ra vào ngày mồng 10 hàng tháng
Khi tại thời điểm mở thầu vào ngày 11 đến ngày 17 (cách 2 tháng sau).
Khi tính bù trừ trực tiếp cho một gói thầu thì sảy ra như sau:
Khi lập dự toán (một vật liệu) có giá là 120.000 đ/m3
Khi lập HSDT thì thời điểm trước 28 ngày thì có thông báo giá là 140.000đ
Tại thời điểm lập HSDT cũng có báo giá tháng mới là 130.000 đ và ký hợp đồng với giá vật liệu là 130.000đ
Khi nghiệm thu thanh toán thì tại thời điểm đó giá vật liệu chỉ có 125.000 đ
Đến khi tính bù trừ trực tiếp thì sảy ra vấn đề:
Giá gốc là giá max (trước 28 ngày mở thầu; thông báo liên sở; hợp đồng) = 140.000 đ
Tính toán bù trừ: (125.000-140.000)= -15.000 đ
Nhà thầu chỉ chịu bị trừ 5.000đ so với giá trong hợp đồng. (125.000-130.000)
Vậy theo thầy với trường hợp này thì giải quyết thế nào? Liệu có đúng theo hướng dẫn phương pháp tính bù trừ không ạ?
Vì khối lượng rất lớn nên sảy ra việc căng thẳng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Mong thầy cho ý kiến ạ!