Phương pháp lập dự toán?!

toiday123456

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/5/09
Bài viết
22
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Mình nói cách lập dự toán xây dựng công trình theo cách hiểu của mình như này, không biết có đúng ko:
+ Từ đầu mục công việc, áp vào định mức 1776 để có được mã hiệu công việc;
+ Từ bảng giá vật liệu mới nhất của tỉnh (thông báo theo từng tháng) đưa vào bảng định mức ở trên sẽ tính được đơn giá VL, NC, M;
+ Lấy khối lượng đã bóc tách nhân với đơn giá ở bước trên sẽ tính được chi phí VL, NC, M;
+ Tính toán cho bảng tổng hợp chi phí.
CHo mình hỏi là, nếu tính theo cách này thì không cần phải tính chênh lệch vật liệu nữa đúng ko ạ? Các hệ số nhân công, máy thi công sẽ không cần đưa vào nữa có đúng ko ạ?
Xin được mọi người chỉ bảo! cảm ơn!
 
Mình nói cách lập dự toán xây dựng công trình theo cách hiểu của mình như này, không biết có đúng ko:
+ Từ đầu mục công việc, áp vào định mức 1776 để có được mã hiệu công việc;
+ Từ bảng giá vật liệu mới nhất của tỉnh (thông báo theo từng tháng) đưa vào bảng định mức ở trên sẽ tính được đơn giá VL, NC, M;
+ Lấy khối lượng đã bóc tách nhân với đơn giá ở bước trên sẽ tính được chi phí VL, NC, M;
+ Tính toán cho bảng tổng hợp chi phí.
CHo mình hỏi là, nếu tính theo cách này thì không cần phải tính chênh lệch vật liệu nữa đúng ko ạ? Các hệ số nhân công, máy thi công sẽ không cần đưa vào nữa có đúng ko ạ?
Xin được mọi người chỉ bảo! cảm ơn!

- Giá vật liệu mới nhất ở thời điểm hiện tại, tiền công (tiền lương) được tính theo quy định hiện hành, giá ca máy cũng ở mặt bằng hiện tại. Thì không cần tính chênh lệch vật liệu, ko cần đưa hệ số nhân công, máy thi công nữa. Bạn phải xem tiền công nhân công, giá ca máy lập ở thời điểm nào?
- Một năm sau, giá vật liệu thay đổi, nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu, giá xăng dầu thay đổi, dự toán của bạn lúc đó đem ra thi công sẽ phải bù chênh lệch, điều chỉnh nhân công và giá ca máy.
 
- Giá vật liệu mới nhất ở thời điểm hiện tại, tiền công (tiền lương) được tính theo quy định hiện hành, giá ca máy cũng ở mặt bằng hiện tại. Thì không cần tính chênh lệch vật liệu, ko cần đưa hệ số nhân công, máy thi công nữa. Bạn phải xem tiền công nhân công, giá ca máy lập ở thời điểm nào?
- Một năm sau, giá vật liệu thay đổi, nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu, giá xăng dầu thay đổi, dự toán của bạn lúc đó đem ra thi công sẽ phải bù chênh lệch, điều chỉnh nhân công và giá ca máy.

Cảm ơn bác nhiều. Cho mình hỏi là, sau một năm như bác nói:
+ Khi tính bù chênh lệch vật liệu: Mình chỉ cần thay đổi giá vật liệu trong bảng chiết tính đơn giá để có một tổng mức mới, hay cần phải lập thêm một bảng để so sánh giá VL cũ và mới để tính ra chênh lệch?
+ Bảng tiền lương và giá ca máy do Bộ hay tỉnh quy định?thay đổi theo tháng hay là theo năm?
+ Khi có thay đổi về tiền lương, giá xăng dầu, mình chỉ việc nhân thêm các hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công với giá NC, M ở trong bảng tổng hợp kinh phí hay là còn ở bảng biểu nào nữa ạ?
Cảm ơn bác nhiều!
 
cảm ơn bài viết của bác!
Bác có biết cách tính tỷ trọng a;b;c;d;e trong công thức tính bù giá theo thông tư 06/2007/TT-BXD ko? neu bac biet bac post len dum nhe!
Cam on bac nhe!
 
Xin lỗi bạn, do nói tắt quá nên có thể hiểu nhầm. Ở bài trên TA nói "một năm sau" ý là ví dụ như thế, TA muốn nói là thời điểm mà giá cả, chế độ chính sách... có sự thay đổi so với thời điểm bạn lập dự toán.
Cảm ơn bác nhiều. Cho mình hỏi là, sau một năm như bác nói:
+ Khi tính bù chênh lệch vật liệu: Mình chỉ cần thay đổi giá vật liệu trong bảng chiết tính đơn giá để có một tổng mức mới, hay cần phải lập thêm một bảng để so sánh giá VL cũ và mới để tính ra chênh lệch?
- Chỉ cần thay đổi giá vật liệu trong bảng chiết tính đơn giá để có giá trị dự toán hay tổng mức mới (lưu ý khái niệm Tổng mức đầu tư khác với dự toán công trình) - đây là phương pháp tính toán theo đơn giá. Nếu theo cách này bạn phải in lại toàn bộ hồ sơ dự toán, từ bảng chiết tính đơn giá, bảng dự toán, bảng tổng hợp kinh phí... Trong trường hợp này nếu bạn lập một bảng so sánh giá vật liệu cũ và mới thì bảng này chỉ có giá trị cung cấp thêm thông tin và làm cho hồ sơ chặt chẽ, bài bản hơn.
+ Ưu điểm: Đỡ phức tạp, đơn giản, dễ hiểu.
+ Nhược điểm: Phải in lại toàn bộ hồ sơ, tốn giấy mực, tốn công phê duyệt, kiểm tra lại toàn bộ. Tuy nhiên, với máy tính và máy in hiện nay thì nhược điểm này dễ dàng để khắc phục.
- Trường hợp bạn dùng phương pháp bù trừ chênh lệch vật liệu. Tức là bạn không chiết tính lại toàn bộ đơn giá, chỉ làm một bảng bù trừ chênh lệch, khi đó bạn chỉ cần in lại bảng chênh lệch, bảng tổng hợp kinh phí - mà không phải in lại phần thân hồ sơ dự toán (bao gồm bảng dự toán, bảng đơn giá chi tiết).
+ Ưu: Không phải in lại toàn bộ hồ sơ, chỉ in lại phần "mở bài" và "kết luận" thôi. Đây chính là cách mà các "cụ" ngày xưa nghĩ ra để khắc phục mỗi lần điều chỉnh dự toán lại phải đánh máy chữ lại toàn bộ tập hồ sơ. Thực ra hiện nay công trình kéo dài, điều chỉnh dự toán qua các giai đoạn là hiển nhiên nên phương pháp này vẫn ko thể bỏ được.
+ Nhược: Hơi khó tưởng tượng một chút đối với những người mới lập dự toán. Thực ra chú ý kiến thức toán học một chút bạn sẽ thấy đơn giản thôi.
+ Bảng tiền lương và giá ca máy do Bộ hay tỉnh quy định?thay đổi theo tháng hay là theo năm?
+ Khi có thay đổi về tiền lương, giá xăng dầu, mình chỉ việc nhân thêm các hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công với giá NC, M ở trong bảng tổng hợp kinh phí hay là còn ở bảng biểu nào nữa ạ?
Cảm ơn bác nhiều!
- Bộ Xây dựng không ban hành bảng tiền lương và giá ca máy. Bộ Xây dựng chỉ ban hành Thông tư hướng dẫn cách tính toán giá ca máy và thiết bị thi công thôi. Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn cách xác định bảng lương nhân công.
UBND các tỉnh hoặc ủy quyền SXD xác định và công bố bảng giá ca máy tham khảo sử dụng quản lý chi phí trên địa phương mình.
Các đơn vị tư vấn cũng có thể công bố, cung cấp các thông tin này. Tư vấn cũng thể tự xác định bảng lương nhân công, bảng giá ca máy để lập dự toán công trình.
+ Khi có thay đổi về tiền lương, giá xăng dầu. Nếu có các văn bản hướng dẫn điều chỉnh của UBND tỉnh hoặc SXD nơi có xây dựng công trình, trong đó có các hệ số thì bạn chỉ việc nhân thêm các hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công với chi phí NC, M ở trong bảng tổng hợp kinh phí. Nếu không có thì bạn làm theo cách bù trừ chênh lệch nhân công, máy thi công tương tự bù chênh lệch vật liệu. Phần này do nắm rõ chuyên môn nên TA và nhóm phát triển đã làm rất tốt trong Dự toán GXD, việc bù trừ rất đơn giản, bấm lệnh là chính.

cảm ơn bài viết của bác!
Bác có biết cách tính tỷ trọng a;b;c;d;e trong công thức tính bù giá theo thông tư 06/2007/TT-BXD ko? neu bac biet bac post len dum nhe!
Cam on bac nhe!
Có bạn ạ, nhiều nữa là khác, các cách tính theo một số công trình đã áp dụng Cầu Bãi Cháy, Đường Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đề tài nghiên cứu của VKT về chỉ số giá... Từ từ TA sẽ cung cấp nhé, kể ra có thu phí một chút tài liệu, có tiền trả lương nhân viên, thì mới đủ tay cung cấp các thông tin đó :).
 
e đang làm du an cách tính trượt giá theo công thức thông tư 06/2007/TT-BXD tỷ trọng của dự án quy định trong điều khoản hợp đồng:
a :phần ko trượt giá : 1-5%
b:điều chỉnh yếu tố lao động: 10 - 15%
c:điều chỉnh yếu tố máy: 5 - 10%
d:điều chỉnh yếu tố vật liệu 70- 75%
e: điều chỉnh yếu tố nhiên liệu : 5-10%
A e nao biet hay cung chia se nhe!
 
Last edited by a moderator:
Bạn nào có mẫu khai kinh nghiệm kỹ sư định giá theo thông báo 5841 của SXD cho mình xin với. Mình làm nhiều lần mà SXD bảo khai không phù hợp. Mình cần gấp. Xin cảm ơn nhiều.
 
mới vào nghề mong các bac chi giáo

chào bác,em mới ra trường mong bác cho em hỏi cách lập dự toán theo TT 04 mới không có chênh lệch giá thì làm thế nào và bác có cho em xin tài liệu về lập dự toan dược không bác.cảm ơn bác trước nhé:((
 
mới vào nghề mong các bac chi giáo

chào bác,em mới ra trường mong bác cho em hỏi cách lập dự toán theo TT 04 mới không có chênh lệch giá thì làm thế nào và bác có cho em xin tài liệu về lập dự toan dược không bác.cảm ơn bác trước nhé<img src="http://www.giaxaydung.vn/diendan/images/smilies/crying.gif" alt="" title="Crying" smilieid="24" class="inlineimg" border="0">
 
Back
Top