Phương pháp xác định chi phí tư vấn (Chuyên đề 4.4 - chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ định giá)

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Dự toán xây dựng công trình có 6 nội dung chi phí bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng.
Trong chuyên đề này TA sẽ giới thiệu với các bạn một số vấn đề về xác định chi phí tư vấn (bài giảng tham khảo từ tài liệu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá của Viện Kinh tế xây dựng).

NỘI DUNG
A. Một số vấn đề chung liên quan đến chi phí tư vấn
B. Phương pháp xác định chi phí tư vấn
C. Xác định chi phí tư vấn trong dự toán chuẩn bị đầu tư, tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình

Nếu làm tư vấn đầu tư xây dựng công trình bạn không thể không quan tâm đến chủ đề này - bởi nó liên quan đến thu nhập của bạn.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
A. Một số vấn đề chung

I. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình là hoạt động trí tuệ của những người có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm để cung cấp cho khách hàng các lời khuyên, những đề xuất, kiến nghị và các biện pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng công trình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

II. PHÂN LOẠI TƯ VẤN THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ

1. Giai đoạn chuẩn bị dự án:
- Đề xuất ý tưởng dự án
- Lập báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi
- Lập báo cáo Nghiên cứu khả thi

2. Giai đoạn thực hiện dự án:
- Thiết kế Kỹ thuật, thiết kế Bản vẽ thi công
- Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
- Giám sát thi công
- Quản lý hợp đồng

3. Giai đoạn kết thúc dự án:
- Tư vấn bảo hành, bảo trì
- Đánh giá giá trị tài sản đưa vào sử dụng
- Tư vấn kỹ thuật vận hành dự án

4. Các hoạt động tư vấn khác có liên quan:
- Đánh giá hiện trạng công trình
- Tư vấn hỗ trợ pháp lý
- Quản lý dự án
- Quản lý xây dựng, chất lượng
- Tư vấn về tiêu chuẩn kỹ thuật
- Kiểm soát chi phí
- Thu xếp tài chính của dự án
- Đào tạo, chuyển giao công nghệ
- Kiểm toán giá trị
- Đánh giá tác động môi trường của dự án
- Các hoạt động tư vấn khác
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
III. PHÂN LOẠI TƯ VẤN THEO LUẬT ĐẤU THẦU

1. Dịch vụ chuẩn bị dự án:
- Lập, đánh giá các quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc
- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

2. Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án:
- Khảo sát xây dựng
- Thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán
- Lập hồ sơ thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
- Giám sát thi công

3. Dich vụ tư vấn khác:
- Tư vấn điều hành quản lý dự án
- Tư vấn thu xếp tài chính
- Đào tạo, chuyển giao công nghệ
- Các dịch vụ tư vấn khác

IV. PHÂN LOẠI TƯ VẤN THEO LUẬT XÂY DỰNG

1. Giai đoạn chuẩn bị dự án:

- Lập báo cáo đầu tư, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Lập phương án đền bù
- Thẩm định (thẩm tra) dự án
- Đánh giá tác động môi trường (dự án có yêu cầu riêng)
- Tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc

2. Giai đoạn thực hiện dự án:
- Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
- Thẩm định (thẩm tra) thiết kế, dự toán
- Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
- Giám sát thi công
- Lập định mức, đơn giá
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình
- Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình

3. Giai đoạn kết thúc đầu tư:
- Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư
- Quy đổi vốn đầu tư với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm

4. Các hoạt động tư vấn khác:
- Lập quy hoạch xây dựng
- Khảo sát xây dựng
- Tư vấn quản lý dự án
- Kiểm toán xây dựng
- Khảo sát đánh giá hiện trạng công trình
- Các hoạt động tư vấn khác
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
V. NỘI DUNG CỦA ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TƯ VẤN

1. Chi phí trực tiếp (chi phí chuyên gia)
Là khoản chi phí trả cho các chuyên gia (kiến trúc sư, kỹ sư...) trực tiếp thực hiện công việc tư vấn. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí trả theo thời gian làm việc của chuyên gia tương ứng với mức tiền lương của chuyên gia. Mức tiền lương chuyên gia gồm tiền lương cơ bản, chi phí xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ lễ, nghỉ phép...) và phụ lương cấp khác theo quy định.

2. Chi phí gián tiếp (chi phí quản lý)
Là khoản chi phí trả cho bộ máy quản lý của tổ chức tư vấn tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện công việc tư vấn. Chi phí gián tiếp bao gồm khoản chi phi trả lương cho bộ phận gián tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện công việc tư vấn, chi phí khấu hao và duy trì hoạt động của văn phòng làm việc, chi phí đào tạo...

3. Chi phí khác
Là khoản chi phí cần thiết phục vụ quá trình thực hiện công việc tư vấn như chi phí đi lại, chi phí hội, hội thảo, chi phí kiểm toán...

4. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Là khoản chi phí sử dụng để mua bảo hiểm sản phẩm tư vấn theo quy định.

5. Thu nhập chịu thuế tính trước

Là khoản chi phí được dự tính trước để đảm bảo mức lợi nhuận nhất định cho những người thực hiện công việc tư vấn và để đóng góp nghĩa vụ thuế liên quan đến thu nhập theo quy định.

6. Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định

VI. MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP QUY LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÍ CHI PHÍ TƯ VẤN

1. Đối với chi phí tư vấn trong nước:

- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư XDCT
- Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 sửa đổi, bổ sung NĐ 99/2007/NĐ-CP
- Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT
- Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2007 của Bộ Xây dựng Công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

2. Đối với chi phí tư vấn nước ngoài:

- Quyết định số 131/2007/TTg về việc ban hành Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động XD tại Việt Nam
- Thông tư số 09/2007/TT-BXD ngày 02/11/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam
- Quyết định số 61/2006/QĐ-BTC ngày 02/11/2006 của Bộ Tài chính v/v ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- Quyết định số 1037/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/10/2000 của Bộ LĐTBXH Quy định tiền lương của chuyên gia và lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng với các nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
VII. CƠ CHẾ QUẢN LÍ CHI PHÍ TƯ VẤN

1. Cơ chế quản lý chi phí tư vấn trong nước:
1.1 Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí tư vấn làm cơ sở để các chủ thể có liên quan trong hoạt động xây dựng xem xét áp dụng.

1.2 Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước quyết định việc quyết vận dụng các định mức chi phí tư vấn do Bộ Xây dựng công bố để xác định chi phí tư vấn của dự án. Đối với các công việc tư vấn chưa có trong hệ thống định mức chi phí tư vấn do Bộ Xây dựng công bố thì chi phí để thực hiện các công việc tư vấn này xác định bằng cách lập dự toán.

1.3 Trường hợp dự án có đặc điểm riêng, nếu vận dụng định mức chi phí tư vấn được công bố để xác định chi phí tư vấn không phù hợp thì chủ đầu tư quyết định việc điều chỉnh định mức chi phí cho phù hợp.

1.4 Lập dự toán đối với các công việc tư vấn không có định mức được công bố

2. Cơ chế quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài:


Chi phí thuê tư vấn nước ngoài (thực hiện các công việc tư vấn như lập dự án đầu tư, thiết kế, quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng, lựa chọn nhà thầu và một số công việc tư vấn xây dựng khác) được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa chủ đầu tư với tư vấn nước ngoài thông qua hợp đồng thuê tư vấn. Chi phí được xác định phải đảm bảo đủ chi phí để thuê nhưng phải phù hợp với khả năng chi trả của bên thuê, khả năng nguồn vốn của dự án, phù hợp với trình độ và loại chuyên gia tư vấn cần thuê. Chi phí thuê tư vấn nước ngoài phải được dự tính ngay trong tổng mức đầu tư của dự án.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
B. Các phương pháp xác định chi phí tư vấn

I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TƯ VẤN THEO ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CÔNG BỐ

1. Danh mục các công việc tư vấn được công bố định mức tại văn bản số 1751/BXD-VP:
1.1 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2 Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
1.3 Thiết kế xây dựng công trình
1.4 Thẩm tra thiết kế kỹ thuật (đối với thiết kế 2 bước), thiết kế bvtc (đối với thiết kế 1 bước)
1.5 Thẩm tra dự toán
1.6 Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá giá sơ dự thầu thi công xây dựng
1.7 Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá giá sơ dự thầu cung cấp vật tư thiết bị
1.8 Giám sát thi công xây dựng
1.9 Giám sát lắp đặt thiết bị

2. Nguyên tắc xác định:

2.1 Sử dụng định mức chi phí tư vấn do Bộ Xây dựng công bố
2.2 Nội, ngoại suy từ định mức chi phí tư vấn được công bố để xác định định mức cần tính toán

3. Cách xác định:

Công thức xác định chi phí tư vấn:
Citv = Gitt x Nit x Kđc x (1+VAT)

4. Nội suy từ định mức chi phí tư vấn được công bố:

Công thức nội suy:
Nitt = Nbi - [(Nib - Nia)/(Gia - Gib) x (Gitt - Gib)]
Trong đó:
+ Nitt: Định mức chi phí của công việc tư vấn thứ i cần tính.
+ Gitt: Quy mô chi phí cần tính định mức.
+ Gia: Quy mô chi phí cận trên (quy mô chi phí được công bố) so với quy mô chi phí cần tính định mức.
+ Gib: Quy mô chi phí cận dưới (quy mô chi phí được công bố) so với quy mô cần chi phí tính định mức.
+ Nia: Định mức chi phí của công việc tư vấn thứ i tương ứng với quy mô chi phí cận trên (Gia).
+ Nib: Định mức chi phí của công việc tư vấn thứ i tương ứng với quy mô chi phí cận dưới (Gib).

1. File đính kèm là ví dụ tính Citv và Nitt tính cụ thể trên Excel
 

File đính kèm

  • Du toan chi phi QLDA-TV.rar
    4,5 KB · Đọc: 661

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
6. Ngoại suy từ định mức chi phí tư vấn công bố

Cách 1: Ngoại suy theo công thức.
Cách 2: Vẽ đồ thị kết hợp với kinh nghiệm chuyên gia:

+ Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên của định mức chi phí tư vấn được công bố (trục tung: biểu diễn định mức chi phí, trục hoành: biểu diễn quy mô chi phí).

+ Sử dụng kinh nghiệm chuyên gia để phân tích quy luật biến thiên của đồ thị và xử lý khi quy luật biến thiên của đồ thị có xu hướng bất thường.

Cách 2 này có lẽ bạn phải tham gia khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ định giá để được nghe giảng trực tiếp.
 

myha_hh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Bạn Thế Anh ơi bài viết thật tổng quát. Tuy nhiên toàn theo thông lệ quốc tế, còn ở thực thực tế việt nam có các loại tư vấn nào? loại nào bắt buộc? văn bản nào quy định? cách tính chi phí?. Tôi hỏi bạn vì theo vốn ngân sách thì chủ đầu tư muốn đưa tất cả các loại chi phí tư vấn vào dự án. không có cơ sở để nói rằng cái này có còn cái kia thì không để giảm chi phí cho nhà nước. rất mong bạn chỉ giúp
Xin cảm ơn
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tuy nhiên toàn theo thông lệ quốc tế, còn ở thực thực tế việt nam có các loại tư vấn nào? loại nào bắt buộc? văn bản nào quy định? cách tính chi phí?. Tôi hỏi bạn vì theo vốn ngân sách thì chủ đầu tư muốn đưa tất cả các loại chi phí tư vấn vào dự án. không có cơ sở để nói rằng cái này có còn cái kia thì không để giảm chi phí cho nhà nước. rất mong bạn chỉ giúp
Thắc mắc của bạn TA xin giải đáp như sau:

- TA đang trình bày về cách xác định chi phí tư vấn ở Việt Nam, những gì TA đang làm thật sự. Các loại tư vấn đã TA nêu ở mục III và mục IV phân loại tư vấn theo luật đấu thầu và luật xây dựng ở trên.
- Bạn phải căn cứ vào dự án đầu tư xây dựng cụ thể kết hợp với kinh nghiệm đã làm các dự án trước đó, dự án tương tự để biết có những loại tư vấn nào.
Ví dụ 1: Dự án xây dựng nhà chung cư để bán, có thể chẳng cần lắp đặt thiết bị gì nhiều, khi đó chủ đầu tư không cần thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị.
Ví dụ 2: Chủ đầu tư tự thành lập BQL để quản lý dự án thì không cần thuê Tư vấn quản lý dự án.
Ví dụ 3: Dự án có công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì không cần thuê tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
Ví dụ 4: Dự án xây dựng công trình thông dụng, các đầu việc thi công xây dựng đều đã có định mức, đơn giá thì không cần thuê Tư vấn lập định mức, đơn giá riêng.
.v.v.
- Hầu hết các văn bản liên quan tại thời điểm hiện hành TA đã nêu ở mục VI ở trên, bạn tìm tham khảo thêm các bài viết có liên quan trên giaxaydung.vn nữa nhé.
- Cách tính chi phí TA đã nêu ở bài viết mục B. Phương pháp xác định chi phí tư vấn ở trên và đang trình bày tiếp.
- Chủ đầu tư muốn đưa tất cả các loại chi phí tư vấn vào dự án là chẳng hiểu gì cả - bạn xem lại các ví dụ TA vừa nêu nhé. Khi lập dự toán xây dựng công trình, tư vấn lập dự toán cần có kinh nghiệm, số liệu quá khứ để kể ra các đầu mục công việc dự kiến sẽ có, họ cần biết với dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể thì cần có những tư vấn gì ? chứ không phải tất cả - thế mới cần bài viết phân loại dự toán.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TƯ VẤN BẰNG DỰ TOÁN
Những công việc tư vấn không có định mức tỷ lệ (theo công bố của Bộ Xây dựng) để giúp chúng ta nội suy thì xác định chi phí bằng dự toán.

1. Danh mục các công việc có chi phí xác định bằng dự toán:
1.1 Tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc
1.2 Đánh giá tác động môi trường của dự án
1.3 Giám sát khảo sát
1.4 Tư vấn quản lý dự án
.v.v..

2. Nguyên tắc xác định:
- Xác định cho các công việc tư vấn không có định mức chi phí công bố hoặc đã công bố nhưng định mức chi phí chưa phù hợp
- Lập đề cương thực hiện công việc tư vấn để xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, thời gian thực hiện và sản phẩm tư vấn hoàn thành làm cơ sở để lập dự toán.

3. Nội dung dự toán chi phí tư vấn:

Ctvi = Ccg + Cql + Ck + Cbh + TN + VAT + Cdp
Trong đó:
+ Ctvi: Chi phí của công việc tư vấn thứ i cần lập dự toán.
+ Ccg: Chi phí chuyên gia.
+ Cql: Chi phí quản lý.
+ Ck: Chi phí khác.
+ Cbh: Chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
+ TN: Thu nhập chịu thuế tính trước.
+ VAT: Thuế gía trị gia tăng.
+ Cdp: Chi phí dự phòng.
Hướng dẫn sử dụng Diễn đàn >> Nhấn vào đây
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
4. Xác định các thành phần của dự toán chi phí tư vấn

a. Chi phí chuyên gia (chi phí trực tiếp):

Chi phí chuyên gia = Số lượng ngày công x Tiền lương chuyên gia

- Xác định số lượng ngày công chuyên gia
- Xác định tiền lương chuyên gia:
+ Cách 1: Tính theo lương cơ bản + Chi phí xã hội (nghỉ lễ, nghỉ phép, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí xã hội khác) + Phụ cấp tiền lương khác
+ Cách 2: Tính theo mức tiền lương thực tế của đơn vị tư vấn (cách này dự kiến sẽ thuận lợi hơn với hướng dẫn của văn bản sửa đổi văn bản 1751 sắp công bố)

Có một câu chuyện rất funny: Một đơn vị tư vấn lập dự toán chi phí tư vấn giám sát của mình vẫn tính 4% chi phí khoán trực tiếp, sau khi đã kể đủ cả giấy A4, kẹp ghim, kẹp file, bút chì, bút bi, bút đánh dấu... Nếu hiểu bản chất của 4% đó là gì bạn mới thấy nó rất funny khi trong vai người thẩm tra bản dự toán chi phí tư vấn đó.

b. Xác định chi phí quản lý (chi phí gián tiếp):

- Lương của bộ phận quản lý
- Khấu hao văn phòng
- Khấu hao thiết bị văn phòng
- Thông tin liên lạc
- Điện, nước văn phòng
- Phương tiện đi lại
- Văn phòng phẩm của bộ phận quản lý
- Chi phí đào tạo (rõ ràng Nhà nước đã tính đến và cho khoản chi phí này, mà các doanh nghiệp thường cắt chế độ được đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, update thông tin để về làm việc cho tốt hơn của nhân viên:().
- Chi phí quản lý khác

c. Xác định chi phí khác:

- Chi phí đi lại (nếu có)
- Chi phí văn phòng phẩm, in ấn
- Chi phí hội họp (nếu có)
- Chi phí khác (nếu có)
 

myha_hh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Cảm ơn Bạn đã trao đổi. Tuy nhiên, mình muốn bạn chỉ giúp cho tường tận hơn nữa: (tôi trao ở đây sở hữu vốn là ngân sách)
như bạn đã ví dụ
"Ví dụ 1: Dự án xây dựng nhà chung cư để bán, có thể chẳng cần lắp đặt thiết bị gì nhiều, khi đó chủ đầu tư không cần thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị.
Ví dụ 2: Chủ đầu tư tự thành lập BQL để quản lý dự án thì không cần thuê Tư vấn quản lý dự án."
"...chủ đầu tư không cần thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị" vấn đề ở đây là chủ đầu tư có đủ năng lực không? và có muốn làm không? (vì chi phí họ được hưởng và trách nhiệm của họ)
Theo tôi sao không quy định một tỷ lệ nhất định các loại dịch vụ tư vấn cho một số loại dự án thông dụng của toàn bộ 1 dự án (kinh phí thực hiện bao gồm cả kinh phí của BQLDA). tuỳ theo năng lực và kinh nghiệm đáp ứng họ tự làm và thuê tư vấn cho phù hợp. Sau đó hậu kiểm kinh phí việc tự làm hay đi thuê.
Nhân đây tôi cũng muốn bạn chỉ giúp: kinh phí của ban quản lý dự án phải thực hiện các công việc gì mang tính chất tư vấn? nếu không họ cứ đi thuê hết lại có...
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
"...chủ đầu tư không cần thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị" vấn đề ở đây là chủ đầu tư có đủ năng lực không? và có muốn làm không? (vì chi phí họ được hưởng và trách nhiệm của họ
Công trình không có thiết bị, không cần thuê tư vấn lập HSMT mua sắm thiết bị, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị. Nếu có thiết bị, chủ đầu tư đủ năng lực thì tự làm, không đủ thì đi thuê tư vấn. Vấn đề chủ đầu tư có muốn làm không lại là chuyện khác. Đi thuê thì tiêu tốn tiền của nhà nước, đỡ việc, đỡ trách nhiệm. Tự mình làm thì cũng không được hưởng toàn bộ chi phí tiết kiệm được do không phải thuê tư vấn, nhưng phải chịu trách nhiệm về công việc mình làm, đây là suy nghĩ thông thường (tuy nhiên, điều gì cũng có giá của nó). Đến lúc suy nghĩ chuyên nghiệp, hiện đại thì phải dám làm, dám quyết và dám chịu (bởi ngay các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư cũng sẽ phải cạnh tranh nhau để "xin" làm chủ dự án).
Theo tôi sao không quy định một tỷ lệ nhất định các loại dịch vụ tư vấn cho một số loại dự án thông dụng của toàn bộ 1 dự án (kinh phí thực hiện bao gồm cả kinh phí của BQLDA). tuỳ theo năng lực và kinh nghiệm đáp ứng họ tự làm và thuê tư vấn cho phù hợp. Sau đó hậu kiểm kinh phí việc tự làm hay đi thuê.
Không thể theo bạn được, bởi Nhà nước chủ trương thị trường hoá, sẽ rất ít quy định, để tìm ra "một tỷ lệ nhất định" như bạn nói thì phải có số liệu theo dõi, thống kê, tổng kết rõ ràng. Bởi có thể tỷ lệ đạt theo yêu cầu của bạn, nhưng công bố cho cả xã hội sử dụng có khi lại không phù hợp.

kinh phí của ban quản lý dự án phải thực hiện các công việc gì mang tính chất tư vấn? nếu không họ cứ đi thuê hết lại có...
Theo Thông tư 05/2007/TT-BXD thì "Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình bao gồm các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án". Tôi cho rằng Nhà nước đề cao vài trò quản lý, tổ chức của Ban QLDA hơn là vai trò tư vấn. Chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại là tốt nhất (giới tư bản giàu có nhờ biết quản lý, tổ chức).
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
C. Xác định các chi phí tư vấn

I. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TƯ VẤN TRONG DỰ TOÁN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
1. Nhận dạng công việc tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
- Là công việc tư vấn để hoàn thành việc chuẩn bị đầu tư
- Là một trong số các thành phần chi phí cấu thành dự toán chuẩn bị đầu tư
2. Cách xác định:
- Xác định theo định mức: Đối với các công việc tư vấn có định mức công bố
- Ước tính chi phí: Đối với các công việc tư vấn còn lại

II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TƯ VẤN TRONG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
1. Nhận dạng các chi phí tư vấn trong tổng mức đầu tư:
- Là những chi phí tư vấn cần thiết để thực các công việc tư vấn liên quan đến toàn bộ dự án
- Là một trong số các thành phần chi phí cấu thành tổng mức đầu tư của dự án
2. Cách xác định:
- Xác định theo định mức: Đối với các công việc tư vấn có định mức công bố
- Ước tính chi phí: Đối với các công việc tư vấn còn lại

III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TƯ VẤN TRONG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
1. Nhận dạng các chi phí tư vấn trong dự toán công trình:
- Là những chi phí tư vấn cần thiết để thực các công việc tư vấn liên quan đến từng công trình
- Là một trong số các thành phần chi phí cấu thành dự toán công trình
2. Cách xác định:
- Xác định theo định mức: Đối với các công việc tư vấn có định mức công bố
- Ước tính chi phí: Đối với các công việc tư vấn còn lại

Trên đây là một số kiên thức TA tham khảo từ bài giảng Phương pháp xác định chi phí tư vấn trong khoá bồi dưỡng nghiệp vụ định giá của Viện Kinh tế xây dựng. Xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp không có điều kiện tham gia khoá học.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.608
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bài tập

Sau khi nghiên cứu các bài lý thuyết nói trên, bạn hãy vận dụng để giải các bài tập lập dự toán chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn như sau:

Bài 1:
Khi lập dự toán một công trình xây dựng dân dụng, người lập dự toán đã tính được chi phí xây dựng trước thuế và chi phí thiết bị trước thuế lần lượt là là 23,5 tỷ đồng và 0,5 tỷ đồng. Công trình thiết kế 2 bước, công trình cấp 2.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định định mức chi phí quản lý, định mức chi phí thiết kế, định mức chi phí thẩm tra thiết kế, định mức thẩm tra dự toán, định mức chi phí giám sát thi công và định mức giám sát lắp đặt thiết bị.
2. Hãy tính chi phí quản lý và chi phí tư vấn cho công trình.

Các bạn gửi bài làm tiếp ngay dưới đây, thời hạn 10 ngày, sau đó TA sẽ chữa bài và gửi các bài tập tiếp theo.
 

kienhoang68

Thành viên mới
Tham gia
21/1/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
bác nào có Danh mục Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ định giá XD cho mình xin.
 

phanhanhdai

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/10/09
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Cảm ơn Bác Nguyễn Thế Anh đã có những bài viết hết sức bổ ích. Nếu có thể bác Post cho em xin mẫu dự toán cho công việc tư vấn theo cách tự lập theo hướng dẫn tại 957/2009/QD-BXD (không theo tỷ lệ sẵn đã ban hành), em rất muốn tham khảo một dự toán như vậy để tham khảo cách trình bày diễn giải. Em nghĩ rằng chắc cũng nhiều người trên diễn đàn cũng mong như thế, vì xưa nay mình toàn quen các định mức sẵn của nhà nước thôi.
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
35
Website
giaxaydung.vn
Thưa anh Thế Anh, anh công tác ở Viện thì chắc anh cũng là một trong số các chuyên gia lập nên các tỷ lệ % trong công văn 1751/BXD-VP hoặc 957/QĐ-BXD, xu hướng hiện nay có nhiều công tác mang tính thỏa thuận thì việc phát huy năng lực của KS Kinh tế xây dựng là rất cần thiết. Chúng em rất mong anh cho chúng em xin một file mẫu dự toán xây dựng từ đầu dựa trên số lượng chuyên gia, các phụ cấp (nếu có), các chi phí khác, số liệu con số chỉ cần tương đối thôi. Bởi trên thực tế em rất muốn tham khảo mà không tìm được. Rất mong bác giúp đỡ.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top