huyphan
Thành viên rất năng động
- Tham gia
- 24/6/08
- Bài viết
- 107
- Điểm thành tích
- 28
TRAO ĐỔI VỀ NHỨNG " LẤN CẤN" CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ CÔNG TÁC THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG.
Sau khi đọc bài "Lấn cấn quản lý chất lượng công trình" của tác giả Minh Huy, với tư cách là chuyên viên của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tôi xin được trao đổi những vấn đề mà bài báo đã nêu, cụ thể như sau:
1. Vì sao cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải thẩm tra thiết kế xây dựng công trình?
Theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Xây dựng ( sau đây viết tắt là VBQPPL) thì công tác kiểm soát thiết kế của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng hết sức mờ nhạt, đấy là không muốn nói thẳng là không kiểm soát được chặt chẽ. Tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế cơ sở là thành phần của dự án đầu tư xây dựng chỉ cần có sự tham gia ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước ( Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng). Các bước thiết kế tiếp theo thiết kế cơ sở theo (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt (Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi 38/2009/QH12). Trong khi đó chủ đầu tư theo luật định là " người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình". Do không có đủ điều kiện để tổ chức thẩm định thiết kế nên chủ đầu tư đã phó thác cho tư vấn thẩm tra thiết kế. Trong số các tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế không có ít tổ chức không có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP nên chất lượng thẩm tra thiết kế không cao, thậm chí mang nặng tính hình thức.
Qua thống kê sự cố các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể thấy rằng nguyên nhân về thiết kế chiếm hầu hết các các trường hợp công trình bị hư hỏng hoặc bị sập đổ. Riêng đối với các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy phạm pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, do vậy đã gây nên những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn trong chi phí đầu tư xây dựng.
Vì những lý do trên mà Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã quy định việc thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này. Mục đích việc thẩm tra thiết kế là nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng đối với các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn và phát hiện những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Những công trình nào thì chủ đầu tư phải trình cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế?
Trong số các công trình mà chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra quy định tại Khoản 1 Điều 21thì Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh chỉ thẩm tra các công trình sau:
a) Nhà chung cư từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên;
b) Công trình công cộng từ cấp III trở lên;
c) Nhà máy xi măng từ cấp III trở lên
d) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; riêng các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân biệt cấp;
Theo quy định trên thì trên địa bàn thành phố số lượng công trình mà chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế tới Sở Xây dựng thành phố không nhiều. Theo tôi, chắc Ông Quách Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM chưa nghiên cứu kỹ Nghị định 15/2013/NĐ-CP nên đã lo "30.000 công trình nhà ở quy mô từ 3 tầng hoặc diện tích từ 250m² trở lên buộc Sở Xây dựng phải thẩm tra thiết kế kỹ thuật"
3. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế hay không? Nội dung thẩm định mức độ an toàn chịu lực của công trình sẽ do tổ chức nào thực hiện?
Trước hết cần phải xem nội dung thẩm tra thiết kế mà cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải thực hiện:
- Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước: cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật; Sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình; Mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác;
- Đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngoài các nội dung thẩm tra nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thêm các nội dung: Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế hoặc thiết kế cơ sở; sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.
Trừ nội dung thẩm tra mức độ an toàn chịu lực của công trình, các công chức (chuyên viên chính) của cơ quan chuyên môn của các Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông vận tải đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để thẩm tra các nội dung còn lại. Biên chế các cơ quan chuyên môn này cũng không tăng như bài báo quan ngại.
Nội dung thẩm tra mức độ an toàn chịu lực của công trình sẽ do tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chỉ giới thiệu danh sách các tổ chức tư vấn có đủ năng lực nêu tại trang web của các Bộ, Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để chủ đầu tư có cơ sở lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu. Thực tế chi phí thẩm tra thiết kế không nhiều nên phần lớn chủ đầu tư sẽ thực hiện chỉ định thầu ( Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng quy định chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng). Với cách lựa chọn nhà thầu nêu trên thì không thể phát sinh tiêu cực hoặc tổ chức tư vấn thẩm tra là tổ chức "sân sau" của một số cán bộ thẩm tra như bài báo đã nêu.
Để huy động các chuyên gia có kinh nghiệm trong thiết kế, Nghị định 15/2013/NĐ-CP cũng cho phép cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được thuê cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.
4. Việc thẩm tra thiết kế của cơ quản lý nhà nước về xây dựng có làm tăng thủ tục và thời gian hay không?
Theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản. Nếu theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì chỉ đối với công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 chủ đầu tư mới phải trình cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra. Đối với công trình ngoài đối tượng này thì chủ đầu tư vẫn tiến hành thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế như đã và đang làm. Như vậy, công tác thẩm tra thiết kế cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc của tư vấn thực hiện cũng đòi hỏi phải có thời gian. Điều này chứng tỏ việc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế không làm tăng thủ tục hoặc kéo dài thời gian.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chịu trách nhiệm gì về kết quả thẩm tra thiết kế ?
Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã hai lần khẳng định rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế : khoản 7 Điều 20 quy định " Người tổ chức thẩm định, thẩm tra và phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế của mình" và Khoản 3 Điều 21 " Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra thiết kế của mình."
Tóm lại, việc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP hoàn toàn khả thi, không làm bộ máy công chức hành chính nhà nước tăng lên, không làm tăng thủ tục hành chính, không kéo thời gian xin phép xây dựng, không làm phát sinh tiêu cực, không gây nhũng nhiễu. Việc phát hiện những sai sót, lãng phí ngay từ thiết kế sẽ tăng cường chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng.
LÊ THỊ MINH CHÂU
Source 1: http://www.sggp.org.vn/xaydungdiaoc/2013/5/317688/
Source 2: http://www.quanlyduan.vn/index.php/...ợng-cong-trinh-xay-dựng-co-lan-cấn-khong.html
Sau khi đọc bài "Lấn cấn quản lý chất lượng công trình" của tác giả Minh Huy, với tư cách là chuyên viên của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tôi xin được trao đổi những vấn đề mà bài báo đã nêu, cụ thể như sau:
1. Vì sao cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải thẩm tra thiết kế xây dựng công trình?
Theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Xây dựng ( sau đây viết tắt là VBQPPL) thì công tác kiểm soát thiết kế của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng hết sức mờ nhạt, đấy là không muốn nói thẳng là không kiểm soát được chặt chẽ. Tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế cơ sở là thành phần của dự án đầu tư xây dựng chỉ cần có sự tham gia ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước ( Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng). Các bước thiết kế tiếp theo thiết kế cơ sở theo (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt (Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi 38/2009/QH12). Trong khi đó chủ đầu tư theo luật định là " người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình". Do không có đủ điều kiện để tổ chức thẩm định thiết kế nên chủ đầu tư đã phó thác cho tư vấn thẩm tra thiết kế. Trong số các tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế không có ít tổ chức không có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP nên chất lượng thẩm tra thiết kế không cao, thậm chí mang nặng tính hình thức.
Qua thống kê sự cố các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể thấy rằng nguyên nhân về thiết kế chiếm hầu hết các các trường hợp công trình bị hư hỏng hoặc bị sập đổ. Riêng đối với các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy phạm pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, do vậy đã gây nên những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn trong chi phí đầu tư xây dựng.
Vì những lý do trên mà Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã quy định việc thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này. Mục đích việc thẩm tra thiết kế là nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng đối với các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn và phát hiện những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Những công trình nào thì chủ đầu tư phải trình cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế?
Trong số các công trình mà chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra quy định tại Khoản 1 Điều 21thì Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh chỉ thẩm tra các công trình sau:
a) Nhà chung cư từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên;
b) Công trình công cộng từ cấp III trở lên;
c) Nhà máy xi măng từ cấp III trở lên
d) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; riêng các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân biệt cấp;
Theo quy định trên thì trên địa bàn thành phố số lượng công trình mà chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế tới Sở Xây dựng thành phố không nhiều. Theo tôi, chắc Ông Quách Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM chưa nghiên cứu kỹ Nghị định 15/2013/NĐ-CP nên đã lo "30.000 công trình nhà ở quy mô từ 3 tầng hoặc diện tích từ 250m² trở lên buộc Sở Xây dựng phải thẩm tra thiết kế kỹ thuật"
3. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế hay không? Nội dung thẩm định mức độ an toàn chịu lực của công trình sẽ do tổ chức nào thực hiện?
Trước hết cần phải xem nội dung thẩm tra thiết kế mà cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải thực hiện:
- Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước: cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật; Sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình; Mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác;
- Đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngoài các nội dung thẩm tra nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thêm các nội dung: Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế hoặc thiết kế cơ sở; sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.
Trừ nội dung thẩm tra mức độ an toàn chịu lực của công trình, các công chức (chuyên viên chính) của cơ quan chuyên môn của các Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông vận tải đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để thẩm tra các nội dung còn lại. Biên chế các cơ quan chuyên môn này cũng không tăng như bài báo quan ngại.
Nội dung thẩm tra mức độ an toàn chịu lực của công trình sẽ do tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chỉ giới thiệu danh sách các tổ chức tư vấn có đủ năng lực nêu tại trang web của các Bộ, Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để chủ đầu tư có cơ sở lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu. Thực tế chi phí thẩm tra thiết kế không nhiều nên phần lớn chủ đầu tư sẽ thực hiện chỉ định thầu ( Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng quy định chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng). Với cách lựa chọn nhà thầu nêu trên thì không thể phát sinh tiêu cực hoặc tổ chức tư vấn thẩm tra là tổ chức "sân sau" của một số cán bộ thẩm tra như bài báo đã nêu.
Để huy động các chuyên gia có kinh nghiệm trong thiết kế, Nghị định 15/2013/NĐ-CP cũng cho phép cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được thuê cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.
4. Việc thẩm tra thiết kế của cơ quản lý nhà nước về xây dựng có làm tăng thủ tục và thời gian hay không?
Theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản. Nếu theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì chỉ đối với công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 chủ đầu tư mới phải trình cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra. Đối với công trình ngoài đối tượng này thì chủ đầu tư vẫn tiến hành thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế như đã và đang làm. Như vậy, công tác thẩm tra thiết kế cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc của tư vấn thực hiện cũng đòi hỏi phải có thời gian. Điều này chứng tỏ việc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế không làm tăng thủ tục hoặc kéo dài thời gian.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chịu trách nhiệm gì về kết quả thẩm tra thiết kế ?
Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã hai lần khẳng định rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế : khoản 7 Điều 20 quy định " Người tổ chức thẩm định, thẩm tra và phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế của mình" và Khoản 3 Điều 21 " Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra thiết kế của mình."
Tóm lại, việc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP hoàn toàn khả thi, không làm bộ máy công chức hành chính nhà nước tăng lên, không làm tăng thủ tục hành chính, không kéo thời gian xin phép xây dựng, không làm phát sinh tiêu cực, không gây nhũng nhiễu. Việc phát hiện những sai sót, lãng phí ngay từ thiết kế sẽ tăng cường chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng.
LÊ THỊ MINH CHÂU
Source 1: http://www.sggp.org.vn/xaydungdiaoc/2013/5/317688/
Source 2: http://www.quanlyduan.vn/index.php/...ợng-cong-trinh-xay-dựng-co-lan-cấn-khong.html