Quy định về độ mở mái của hố đào đối với các loại cấp đất

Thế mà tôi đã gặp vài bác "chuyên gia", người chuyên cắt gọt, bác ấy bẩu, quy định lĩnh vực nào dùng cho lĩnh vực đấy, mỗi cái có đặc thù khác nhau. Chú nói thế thì anh đổi vợ anh với vợ chú thì chú có đồng ý không?
Người ta nói có cái lý của người ta chứ bạn. Vì trong quy định 6061 nói "Đối với những vị trí có địa chất phức tạp, độ vát thành taluy do cơ quan tư vấn thiết kế tính toán, xác định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt" nên người ta hiểu rằng đó là địa chất phức tạp sao không có tính toán, xác định mà đã không có tính toán cụ thể nghĩa là cảm tính, mà cảm tính thì mỗi người một kiểu. Chính vì vậy mình mới bảo ở một mức độ nào đó thì áp dụng luôn không cần tính toán mà người ta không bắt bẻ (khối lượng giá trị nhỏ nhỏ chấp nhận được), còn đối với những công trình có mà sự chênh lệch giữa các cách tính (tính theo cảm tính) có giá trị lớn thì cần phải tính toán xác định cụ thể.
 
Người ta nói có cái lý của người ta chứ bạn. Vì trong quy định 6061 nói "Đối với những vị trí có địa chất phức tạp, độ vát thành taluy do cơ quan tư vấn thiết kế tính toán, xác định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt" nên người ta hiểu rằng đó là địa chất phức tạp sao không có tính toán, xác định mà đã không có tính toán cụ thể nghĩa là cảm tính, mà cảm tính thì mỗi người một kiểu. Chính vì vậy mình mới bảo ở một mức độ nào đó thì áp dụng luôn không cần tính toán mà người ta không bắt bẻ (khối lượng giá trị nhỏ nhỏ chấp nhận được), còn đối với những công trình có mà sự chênh lệch giữa các cách tính (tính theo cảm tính) có giá trị lớn thì cần phải tính toán xác định cụ thể.
Chính vì thế theo tôi không cần tham khảo định mức đơn giá ngành khác làm gì. Đã có tiêu chuẩn thì cứ xem đó mà áp dụng, không phải cãi nhau hay giải trình. Mà tiêu chuẩn ban hành năm 1987, cách đây 25 năm chứ có mới mẻ gì đâu.
 
Mình thấy nghiệm thu khối lượng đào đắp là cũng khá lằng nhằng, thường trước khi thi công phải có bản vẽ biện pháp thi công, biện pháp thì phải dựa vào tiêu chuẩn mà ở đấy là TCVN 4447-87, căn cứ vào từng loại đất mà tra theo tiêu chuẩn rồi ra hệ số mái dốc thôi
 
Em làm công trình UBND xã với móng thiết kế là móng băng. TRong bản vẽ thi công không ghi rõ loại đất là cấp mấy. Cho em hỏi đất cấp II có xây móng băng được ko hay chỉ là móng cọc ép? Hay là vì bản vẽ là móng băng nên em tự cho là đất cấp III? Và em lấy hệ số mở mái đào taluy k=1,3 có được ko ạ?
Em cảm ơn.
 
Em làm công trình UBND xã với móng thiết kế là móng băng. TRong bản vẽ thi công không ghi rõ loại đất là cấp mấy. Cho em hỏi đất cấp II có xây móng băng được ko hay chỉ là móng cọc ép? Hay là vì bản vẽ là móng băng nên em tự cho là đất cấp III? Và em lấy hệ số mở mái đào taluy k=1,3 có được ko ạ?
Em cảm ơn.

Tự cho làm sao được. Bản vẽ ko ghi đất loại mấy thì xem biểu khối lượng dự thầu, mà chính xác bảo các anh CDT cho em mượn báo cáo khảo sát địa chất cho chuẩn. Còn làm theo 1,3 là thằng làm dự toán. Làm thanh toán thi công là làm theo bản vẽ và quy phạm của 4447-1987.
 
Em đang tính khối lượng đất đào của 1 cái nhà làm việc 7 tầng, em là bên thẩm tra, mà em thấy đất là đất mượn, các bác vẫn tính * hệ số 1,3 ầm ầm, e thì chưa hiểu biết nhiều lắm, vừa làm vừa học hỏi, nhưng nếu tính toán mở rộng móng ra, rồi tính theo thể tích hình chóp cụt thì thấy chênh thể tích dã man các bác ạ
Em với 1 anh đồng nghiệp đang tranh luận 2 hôm mà chưa ra đc báo cáo
=.=
Có bác nào cho em lời khuyên k ạ???
 
Cái này bạn xem trong đơn giá 6060, 6061 công trình trạm biến áp và đường dây tải điện của Bộ Công thương có quy định rất cụ thể về quy cách hố đào.

Bạn nào làm về điện thì cái này xài dc, trang 114

Nói tóm tắt thì :

+) đất cấp 2: (H<=1.5; H<=3; H<=5 tương ứng là 1:0.25; 1:0.5; 1:0.75) ngành điện ít đào hơn 5m
+) đất cấp 3: (H<=1.5; H<=3; H<=5 tương ứng là 1:0.0; 1:0.25; 1:0.5)
 
Các bạn xem tài liệu TCVN-4447-2012 thay thế cho TC ban hành năm 87
 
Xin chào mọi người ạ, cho em hỏi một tí:
công tác Phá đá bằng thủ công, chiều dày lớp đá <=0,5m, đá cấp III(mã AB.12113) em nhân thêm hệ số 1,3 thì có đúng không ạ. Ví dụ như
Móng dài 80m, cao 2m , rộng 4 m , em tính thế này 80x2x4x1,3 thì đúng hay sai ạ, cảm ơn mọi người chỉ bảo ạ!
 
em đang đấu thầu cái điện các bác cho em hỏi em tính và ban QLDA tính lại thì cái nào đúng nhé, họ vẫn bảo chỉ tính thế thôi thì lấy gì làm căn cứ
Theo bảng 7 tại quyết định 6061 của bộ công thương quy định đơn giá XL ngành điện có quy định hệ số mở mái đôi với đào đất c3 là k=1; 1:0.25
Hiện nay trên địa bàn chúng tôi có tổ chức đấu thầu các công trình thi công điện, căn cứ khối lượng trên hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật công ty chúng tôi bóc tính khối lượng móng néo( MN 15-15 Kèm theo bản vẽ móng néo đặt dưới hố móng chếch 60độ) theo công thức
V = h/6*(a.b+(a+a1)*(b+b1)+a1.b1) trong đó
H là chiều sâu hố móng = 2m
A là chiều dài tấm néo đặt trong móng = 1.5m
B là chiều rộng tấm néo đặt trong móng = 0.5m
Tính A1= a+2*h*k( K là hệ số mở móng = 0.25)
Khi chấm thầu Ban QLDA tính lại KL móng theo công thức trên
Nhưng chỉ tính cho mở móng chiều rộng, tính B1 còn không tính mở móng chiều dài tức là a=A1
Khi thương thảo hai bên không thống nhất về cách tính của ban quản lý dự án, nhưng ban QLDA không đồng ý và vẫn áp dụng cách tính trên để giảm trừ khối lượng của nhà thầu.
 
Back
Top