Kỹ sư XD
Thành viên nhiệt tình
- Tham gia
- 21/5/08
- Bài viết
- 162
- Điểm tích cực
- 12
- Điểm thành tích
- 18
- Tuổi
- 45
Đô thị hóa là một quá trình phát triển phản ánh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Hình ảnh hệ thống đô thị Việt Nam là một bức tranh rõ nét về đặc điểm đô thị hóa theo từng giai đoạn lịch sử phát triển, đặc biệt từ khi cả đất nước bước vào thời kì đổi mới theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều yêu cầu hội nhập phát triển.
Nhìn lại 60 năm từ khi thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam đến nay, các thế hệ kiến trúc sư Việt Nam những người được đào tạo thế hệ kiến trúc sư của Trường Mỹ thuật Đông Dương – Beaux Art, vừa gánh trên vai chức năng của người kiến trúc sư nhưng lại tham gia vào lĩnh vực còn mới lạ: Quy hoạch Đô thị – Nông thôn cho nền cách mạng non trẻ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Và cũng từ đó, thế hệ nối tiếp thế hệ Ngành Quy hoạch Đô thị Nông thôn cũng đã tròn 50 tuổi kể từ năm 2006. Một trong những kiến trúc sư đầu đàn của Việt Nam – KTS Hoàng Như Tiếp là người trực tiếp đặt nền móng cho Ngành Quy hoạch đô thị nông thôn non trẻ này. Ông cũng là Viện trưởng của Viện thiết kế quy hoạch thành phố và nông thôn – thuộc Bộ Kiến trúc. Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc với sự giúp đỡ của các chuyên gia từ các nước XHCN trước đây như Liên Xô, Hungary, Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Trung Quốc, …các kiến trúc sư quy hoạch Việt Nam đã tham gia và học hỏi các cách làm Quy hoạch Đô thị và các Khu du lịch từ những chuyên gia nước bạn. Nhiều đồ án Quy hoạch cho thị xã Hồng Gai (TP Hạ Long bây giờ), Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Vinh, …và nhiều thành phố khác đã để lại những bản quy hoạch một thời đầy lãng mạn sau chiến tranh sẽ mọc lên những thành phố theo mô hình phần nào ảnh hưởng của cách suy nghĩ của chuyên gia nước ngoài về một đô thị Việt Nam trong tương lai. Hình ảnh của các trục phố lớn, các công trình nhà ở cao tầng hoành tráng được xếp đặt trong đồ án này đã cho thấy chủ đầu tư xây dựng các công trình này là do Nhà nước bỏ vốn.
Bài học cũng rút ra từ đó, lực lượng cũng lớn lên từ đó, các nhà quy hoạch đô thị Việt Nam dần được bổ sung lớp kiến trúc được đào tạo từ Liên Xô, Ba Lan, Hungary, CHDC Đức, Cu Ba, Tiệp khắc, Anbani và nhiều nước XHCN khác tạo nên một thế hệ thứ 2 sau thế hệ thứ nhất chịu ảnh hưởng của các KTS đào tạo từ thời Pháp. Trường ĐHKT Hà Nội, ĐHXD cũng đã cho ra lò các thế hệ KTS tiếp theo và họ đang là những người kế thừa kinh nghiệm, tri thức, cách làm quy hoạch của thế hệ các đàn anh đi trước và tiếp tục mò mẫm – sáng tạo dưới ánh sáng của một “Thế giới mới” – thế giới của Tiếng Anh, thế giới của nền kinh tế thị trường và những lí thuyết phát triển của các đô thị Phương Tây, Châu Mỹ… Vậy phải chăng chúng ta đang thừa hưởng 60 năm của những thay đổi lịch sử, biến đổi kinh tế xã hội tạo nên quá trình chuyển hóa đô thị và đang đứng trước những khó khăn thách thức của 2 chữ: Phát triển Đô thị, mà cũng chưa nói thêm: Bền vững!
Đánh dấu quá trình chuyển mình tích cực nhất phải nhìn thẳng vào quá trình 20 năm Đổi mới của Đất nước khi toàn bộ nền kinh tế chuyển mình theo mô hình Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Quan điểm, nhận thức về chủ đầu tư, nhà quản lí đô thị – chính quyền đô thị và nhiều nguồn đầu tư cho các công cuộc phát triển đô thị đã tạo nên muôn hình vạn trạng các Nhà Quy hoạch Đô thị – hoặc mang danh này một cách như một ngộ nhận!?? Nhiều KTS trẻ (có thể từ nhiều nguồn đạo tạo khác nhau, trong nước và nước ngoài kể cả các quốc gia tư bản, đã cùng tham gia vào quá trình lập các đồ án QHĐT từ Quy hoạch các khu du lịch, nhà ở, công trình công cộng, cải tạo các trục phố, xóm nhà dân, vườn hoa, khu đô thị mới,v.v…họ đã góp phần cùng các KTS công trình tạo ra diện mạo đô thị như ngày nay. Đẹp và chưa đẹp, đẹp từng góc, từng khu vực và cũng chưa đẹp trong tổng thể – ai cũng nhận ra điều này.
Thiết kế Đô thị – Urban Design, là chiếc cầu nối giữa KTS công trình và các nhà quy hoạch đô thị để tạo ra những sản phẩm đẹp từ tổng thể đến chi tiết đẹp từ trong khu nhà ở ra đến tuyến phố và toàn khu vực.
Từ những năm đầu của thời kì đổi mới, tỉ lệ dân cư đô thị trên toàn quốc chỉ đạt ở mức rất thấp là 18% vào năm 1986 cho tới nay đã đạt trên 27% với sự gia tăng không chỉ về số lượng đô thị, qui mô dân số và đất đai mà còn hướng tới việc nâng cao chất lượng đô thị, phát triển bền vững để đô thị Việt Nam có sức hấp dẫn phát triển và thực sự là hạt nhân của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Sự đóng góp quyết định của công tác qui hoạch đô thị trong quá trình đô thị hóa cũng có những bước đi dài với nhiều nỗ lực đóng góp của chính quyền, của các nhà qui hoạch đô thị, các nhà đầu tư và của cả cộng đồng. Luật Xây dựng và hệ thống văn bản pháp qui, hướng dẫn về qui hoạch xây dựng đã dần khẳng định vai trò của công tác qui hoạch đô thị trong việc quản lí kiểm soát phát triển đô thị. Cùng với các giai đoạn biến chuyển của kinh tế đất nước, qui hoạch đô thị là những chuyển biến nhận thức về phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu, làm sao qui hoạch thực sự vận hành được trong cuộc sống đô thị, gắn với nền tài chính đô thị, tiếp cận được với những mong muốn chính quyền đô thị, của các nhà đầu tư, của người dân đô thị, đi đúng với qui luật phát triển của đô thị trong nền kinh tế thị trường, sự chia xẻ quyền lợi của cộng đồng nhưng gắn những định hướng xây dựng đô thị có tính chiến lược bền vững lâu dài của Quốc gia.
Nhìn lại 60 năm từ khi thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam đến nay, các thế hệ kiến trúc sư Việt Nam những người được đào tạo thế hệ kiến trúc sư của Trường Mỹ thuật Đông Dương – Beaux Art, vừa gánh trên vai chức năng của người kiến trúc sư nhưng lại tham gia vào lĩnh vực còn mới lạ: Quy hoạch Đô thị – Nông thôn cho nền cách mạng non trẻ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Và cũng từ đó, thế hệ nối tiếp thế hệ Ngành Quy hoạch Đô thị Nông thôn cũng đã tròn 50 tuổi kể từ năm 2006. Một trong những kiến trúc sư đầu đàn của Việt Nam – KTS Hoàng Như Tiếp là người trực tiếp đặt nền móng cho Ngành Quy hoạch đô thị nông thôn non trẻ này. Ông cũng là Viện trưởng của Viện thiết kế quy hoạch thành phố và nông thôn – thuộc Bộ Kiến trúc. Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc với sự giúp đỡ của các chuyên gia từ các nước XHCN trước đây như Liên Xô, Hungary, Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Trung Quốc, …các kiến trúc sư quy hoạch Việt Nam đã tham gia và học hỏi các cách làm Quy hoạch Đô thị và các Khu du lịch từ những chuyên gia nước bạn. Nhiều đồ án Quy hoạch cho thị xã Hồng Gai (TP Hạ Long bây giờ), Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Vinh, …và nhiều thành phố khác đã để lại những bản quy hoạch một thời đầy lãng mạn sau chiến tranh sẽ mọc lên những thành phố theo mô hình phần nào ảnh hưởng của cách suy nghĩ của chuyên gia nước ngoài về một đô thị Việt Nam trong tương lai. Hình ảnh của các trục phố lớn, các công trình nhà ở cao tầng hoành tráng được xếp đặt trong đồ án này đã cho thấy chủ đầu tư xây dựng các công trình này là do Nhà nước bỏ vốn.
Bài học cũng rút ra từ đó, lực lượng cũng lớn lên từ đó, các nhà quy hoạch đô thị Việt Nam dần được bổ sung lớp kiến trúc được đào tạo từ Liên Xô, Ba Lan, Hungary, CHDC Đức, Cu Ba, Tiệp khắc, Anbani và nhiều nước XHCN khác tạo nên một thế hệ thứ 2 sau thế hệ thứ nhất chịu ảnh hưởng của các KTS đào tạo từ thời Pháp. Trường ĐHKT Hà Nội, ĐHXD cũng đã cho ra lò các thế hệ KTS tiếp theo và họ đang là những người kế thừa kinh nghiệm, tri thức, cách làm quy hoạch của thế hệ các đàn anh đi trước và tiếp tục mò mẫm – sáng tạo dưới ánh sáng của một “Thế giới mới” – thế giới của Tiếng Anh, thế giới của nền kinh tế thị trường và những lí thuyết phát triển của các đô thị Phương Tây, Châu Mỹ… Vậy phải chăng chúng ta đang thừa hưởng 60 năm của những thay đổi lịch sử, biến đổi kinh tế xã hội tạo nên quá trình chuyển hóa đô thị và đang đứng trước những khó khăn thách thức của 2 chữ: Phát triển Đô thị, mà cũng chưa nói thêm: Bền vững!
Đánh dấu quá trình chuyển mình tích cực nhất phải nhìn thẳng vào quá trình 20 năm Đổi mới của Đất nước khi toàn bộ nền kinh tế chuyển mình theo mô hình Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Quan điểm, nhận thức về chủ đầu tư, nhà quản lí đô thị – chính quyền đô thị và nhiều nguồn đầu tư cho các công cuộc phát triển đô thị đã tạo nên muôn hình vạn trạng các Nhà Quy hoạch Đô thị – hoặc mang danh này một cách như một ngộ nhận!?? Nhiều KTS trẻ (có thể từ nhiều nguồn đạo tạo khác nhau, trong nước và nước ngoài kể cả các quốc gia tư bản, đã cùng tham gia vào quá trình lập các đồ án QHĐT từ Quy hoạch các khu du lịch, nhà ở, công trình công cộng, cải tạo các trục phố, xóm nhà dân, vườn hoa, khu đô thị mới,v.v…họ đã góp phần cùng các KTS công trình tạo ra diện mạo đô thị như ngày nay. Đẹp và chưa đẹp, đẹp từng góc, từng khu vực và cũng chưa đẹp trong tổng thể – ai cũng nhận ra điều này.
Thiết kế Đô thị – Urban Design, là chiếc cầu nối giữa KTS công trình và các nhà quy hoạch đô thị để tạo ra những sản phẩm đẹp từ tổng thể đến chi tiết đẹp từ trong khu nhà ở ra đến tuyến phố và toàn khu vực.
Từ những năm đầu của thời kì đổi mới, tỉ lệ dân cư đô thị trên toàn quốc chỉ đạt ở mức rất thấp là 18% vào năm 1986 cho tới nay đã đạt trên 27% với sự gia tăng không chỉ về số lượng đô thị, qui mô dân số và đất đai mà còn hướng tới việc nâng cao chất lượng đô thị, phát triển bền vững để đô thị Việt Nam có sức hấp dẫn phát triển và thực sự là hạt nhân của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Sự đóng góp quyết định của công tác qui hoạch đô thị trong quá trình đô thị hóa cũng có những bước đi dài với nhiều nỗ lực đóng góp của chính quyền, của các nhà qui hoạch đô thị, các nhà đầu tư và của cả cộng đồng. Luật Xây dựng và hệ thống văn bản pháp qui, hướng dẫn về qui hoạch xây dựng đã dần khẳng định vai trò của công tác qui hoạch đô thị trong việc quản lí kiểm soát phát triển đô thị. Cùng với các giai đoạn biến chuyển của kinh tế đất nước, qui hoạch đô thị là những chuyển biến nhận thức về phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu, làm sao qui hoạch thực sự vận hành được trong cuộc sống đô thị, gắn với nền tài chính đô thị, tiếp cận được với những mong muốn chính quyền đô thị, của các nhà đầu tư, của người dân đô thị, đi đúng với qui luật phát triển của đô thị trong nền kinh tế thị trường, sự chia xẻ quyền lợi của cộng đồng nhưng gắn những định hướng xây dựng đô thị có tính chiến lược bền vững lâu dài của Quốc gia.