Quy trình lập hồ sơ dự thầu

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.607
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chủ đề này được lập ra với mục tiêu như sau:

- Làm thế nào để tiến hành lập quy trình hoàn chỉnh cho công tác lập hồ sơ dự thầu?
- Quy trình lập hồ sơ dự thầu gồm các bước gì, chuẩn bị tài liệu, nhân lực (cần bao nhiêu người), điều kiện gì về công tác dự toán, thuyết minh, bản vẽ biện pháp, hồ sơ năng lực, khảo sát giá cả...?

Nắm được vấn đề, xử lý tốt và hoàn thiện theo quy trình trên (trong thực tế) cũng mất nhiều thời gian. Vì thế mong mọi người cùng góp ý để chúng ta có thể đưa ra một quy trình hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho những người đi sau đỡ mất thời gian lần mò.
 
Last edited by a moderator:
T

ThienThuLaoTo

Guest
Mình xin đề xuất quy trình như sau:

Bước 1: Thu thập tài liệu

Bước 2: Cut

Bước 3: Paste

Checkpoint: Nếu chưa hoàn chỉnh quay lại Bước 2 :D

Chỉ khác nhau ở chỗ có tài liệu gì, biết cut cái gì, paste cái gì
 
S

SweetRabbit

Guest
Theo em, quy trình lập hồ sơ dự thầu gồm 4 bước chính, bao gồm:
+ Lập hồ sơ pháp lý
+ Lập hồ sơ năng lực kinh nghiệm
+ Thiết kế tổ chức thi công
+ Lập đơn giá dự thầu
 

leanhxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
21/9/08
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Tuổi
44
cách làm hồ sơ thầu chất lượng cao

tôi nói kinh nghiệm của tôi từ những năm 2002, 2003:
trình tự làm bài thầu thì không có gì phức tạp lắm, trình tự như mọi người đưa ra về cơ bản là dùng được.
cái tôi muốn đưa ra trao đổi ở đây là, làm sao chúng ta làm được bài thầu chất lượng cao?
việc đầu tiên là các phần của hồ sơ thông thường:
1. năng lực
2. thuyết minh biện pháp
3. giá dự thầu
tôi thấy nhiều hồ sơ dự thầu bây giờ rất dày, mà nội dung đến công trình đấu thầu thì chẳng được bao nhiêu. các CBKT của nhà thầu chỉ tập trung vào các phần tốn nhiều giấy như hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính, thuyết minh thì dài lê thê viết như chỉ dẫn cho công nhân ...
tôi chỉ nói, đơn giản như phần năng lực:
người ta chỉ hỏi quy mô và tính chất công trình tương tự thui
chúng ta cũng chỉ nên tập trung vào câu trả lời này, chứ không phải nêu lên từ ngày thành lập đến giờ làm những gì.
người ta hỏi 1 đường đi trả lời 1 đường.
phần số liệu tài chính:
người ta cũng chỉ yêu cầu những thông số cơ bản, vì bạn nên nhớ là thành viên trong tổ xét thầu rất giỏi chuyên môn về tài chính kế toán. bạn cũng chỉ cần làm đơn giản như là báo cáo ở các công ty gửi lên thị trường chứng khoán thôi.
phần thuyết minh biện pháp:
người ta luôn yêu cầu biện pháp tổ chức và kế hoạch thực hiện được đưa lên hàng đầu, đây ae phần lớn lại giành nhiều giấy để nói về kỹ thuật thi công.
pác nào cứ xem hồ sơ dự thầu của bọn nước ngoài thì bít. rất ngắn gọn đơn giản, nếu mà như ae đang làm thì chít tiền thuê phiên dịch tiếng anh.
:))
nên muốn hồ sơ dự thầu chất lượng cao ae nên tập trung vào phần tổ chức thi công, để người xét thầu thấy được chúng ta tổ chức thực hiện công việc đó ntn chứ ko phải cách làm cụ thể xây tường, đổ bê tông, ghép ván khuôn ra sao ...
tiến độ thi công:
chúng ta mới chỉ lập tiến độ trên project
chưa có quản lý công việc thực tế ngoài hiện trường trên project, ae phải bổ sung kỹ năng này ngay vào hồ sơ dự thầu bằng cách
có những phiếu giao việc, và đánh giá kết quả của những phiếu giao việc đó. cập nhật vào project để có thể đưa ra những điều chỉnh khi thấy cần thiết.
kết luận:
xuyên suốt các phần của hồ sơ dự thầu có sự thống nhất, hệ thống và đưa ra xử lý các yêu cầu của HSMT, bản vẽ thiết kế để tổ xét thầu chọn được nhà thầu có năng lực phù hợp, tiềm lực tài chính ổn định và có biện pháp thi công tốt nhất với giá dự thầu hợp lý.
chúc mọi người thành công
 
N

nguyễn tươi

Guest
Gửi anh Leanhxd!
Em là dân kinh tế nhưng em đang làm về phần đấu thầu trong đề án tốt nghiệp của mình. nên nhưng gì anh viết em chỉ biết qua qua, chưa biết nhiều về nó: biện pháp tổ chức và kế hoạch thực hiện nó như thế nào. vậy anh có thể cung cấp chi tiết cho em được không! Em cảm ơn anh nhìu nhìu. phanhanh_neu@yahoo.com
 

ngoctu2109

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
14/10/08
Bài viết
89
Điểm thành tích
28
Về trình tự làm Hồ sơ thầu thì cơ bản mọi người đều nắm được.
Nhưng có 1 điều lưu ý khi làm HSDT là ngoài những điều như bác Leanhxd đã nói trong quá trình làm HSDT chúng ta nên bám theo các đầu mục của Hồ sơ mời thầu để xây dựng cơ cấu HSDT, điều này sẽ rất lợi ích trong việc kiểm tra HSDT có đáp ứng các yêu cầu của HSMT, thêm nữa trong quá trình chấm thầu cũng rất lợi ích cho tư vấn vì dễ kiểm tra:


MỤC LỤC HỒ SƠ DỰ THẦU


A. NỘI DUNG VỀ HÀNH CHÍNH - PHÁP LÝ
1. Đơn xin dự thầu......................................................................
2. Hồ sơ tư cách pháp nhân
- Giới thiệu về công ty...............................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.......................................
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế................................................
3. Hồ sơ năng lực, Kinh nghiệm và số liệu tài chính
- Thông tin chung về doanh nghiệp.............................................
- Số liệu về tài chính..................................................................
- Hồ sơ kinh nghiệm..................................................................
- Dự kiến bố trí nhân lực............................................................
- Bảng kê trang thiết bị của nhà thầu...........................................

B. NỘI DUNG KỸ THUẬT – CHẤT LƯỢNG
I. Nội dung gói thầu, những căn cứ lập biện pháp thi công....
1. Nội dung của gói thầu.............................................................
2. Những căn cứ lập biện pháp thi công.......................................
II. Thuyết minh biện pháp thi công..........................................
1. Khái Quát về đặc điểm công trình.............................................
- Nội dung công việc và địa điểm xây dựng............................... ...
- Tổ chức mặt bằng công trường...............................................
- Trình tự thi công......................................................................
- Phương án thi công.................................................................
- Nguồn vật tư chủ yếu...............................................................
- Nguồn lực thi công ..................................................................
2. biện pháp thi công phần kết cấu..............................................
- Công tác thi công cột...............................................................
- Công tác thi công dầm và sàn...................................................

3. Biện pháp thi công phần hoàn thiện.........................................
- Công tác xây:..........................................................................
- Công tác trát............................................................................
- Biện pháp lát và công tác hoàn thiện khác .............................. .
4. Biện pháp quản lý tiến độ & chất lượng...................................
- Lập tiến độ thi công:.................................................................
- Quản lý chất lượng:.................................................................
5. Biện pháp an toàn lao động.....................................................

C. NỘI DUNG TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI
1. Thuyết minh cơ sở lập giá dự thầu – giá trị dự thầu ................
2. Bảng dự toán dự thầu.............................................................
3. Bảng tính giá chi tiết...............................................................

D. PHỤ LỤC
1. Tiến độ thi công – Biểu đồ nhân lực.........................................
2. Bản vẽ biện pháp tổ chức thi công...........................................
 

zumi208

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/8/10
Bài viết
41
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Quy trình lập hồ sơ dự thầu!

Em cũng mới làm đồ án tốt nghiệp xong, chưa có kinh nghiệm gì về việc lập hồ sơ dự thầu nhưng qua việc làm đề tài tốt nghiệp em tóm lại được cách lập 1 hồ sơ dự thầu như sau:
Sau khi xem xét và nghiên cứu hồ sơ mời thầu thì Nhà thầu sẽ đề suất các tài liệu nhằm chứng mình:
- Hồ sơ pháp lý: Theo em thì hồ sơ mời thầu yêu cầu gì thì Nhà thầu nên đáp ứng đủ (vd: như đơn dự thầu, Giấy phép kinh doanh;hồ sơ năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm thi công...;văn bản thoả thuận liên danh;bảo lãnh dự thầu...).
- Thuyết minh biện pháp thi công:
+ Các biện pháp kỹ thuật thi công: vd như đối với công trình dân dụng thì thiết kế biện pháp thi công: thiết kế biện pháp thi công phần cọc,phần ép cừ; phần móng (các phương án đào đất,thiết kế ván khuôn móng); phần thân ( thiết kế ván khuôn dầm; sàn; cột; vách thang máy...); phần hoàn thiện
+ Các biện pháp tổ chức thi công: chuẩn bị nhân lực, máy móc phục vụ thi công; xác định nguồn vật tư... để lên tiến độ thi công (chú ý quy định về thời gian thi công trong hồ sơ mời thầu), thiết kế mặt bằng thi công.
+ Các biện pháp an toan lao đồng, bảo vệ môi trường
- Giá dự thầu
+ Xác định giá dự toán ( giá mà chủ đầu tư lập theo em hiểu thì đây là giá cao nhất)
+ Phân tích các đối thủ cạnh tranh để xác định giá dự đoán
+ Căn cứ vào các biện pháp thi công, tiến độ thi công xác định được giá dự thầu
- Theo em thì khi lập hồ sơ dự thầu thì nên:
+ Tìm hiểu kỹ luật đấu thầu, hồ sơ mời thầu
+ Đọc kỹ các tiêu đánh giá hồ sơ dự thầu của CĐT (Đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết). Qua đây có thể chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
+ Tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh
+ ĐỐi với những công trình thi công k0 phức tạp thì nhà thầu nên chú ý nhiều đến phần giá dự thầu ( Tìm biện pháp làm giảm giá dự thầu)
...
Em mới học xong nên có gì sai các Anh/Chị bỏ qua và góp ý cho em nhé.Qua diễn đàn em cũng mong Anh/Chị nào có kinh nghiệm chỉ cho em một số kỹ năng và tiểu xảo khi tham gia vào công tác đấu thầu
 

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
175
Điểm thành tích
28
Thuyết minh tài liệu đề xuất (để tổ chuyên gia hình dung ra hs gồm những gì)
Đơn đề xuất chỉ định thầu
Phần I Hồ sơ tư cách pháp nhân của nhà thầu
Thông tin chung của nhà thầu
Sơ đồ tổ chức
Giấy phép đăng ký kinh doanh của nhà thầu
Phần IICác tài liệu chứng minh kinh nghiệm và năng lực của Nhà thầu
Mục II.1Năng lực tài chính của Nhà thầu
Biểu khai về doanh thu
Số liệu tài chính trong ba năm gần nhất
Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất có xác nhận của cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan tài chính có thẩm quyền
Mục II.2Kinh nghiệm của Nhà thầu
Kê khai tóm tắt về hoạt động của nhà thầu
Bản kê khai các công trình tương tự
Bản kê khai các công trình đã và đang thực hiện của Nhà thầu
Mục II.3Năng lực về nhân sự của Nhà thầu
Bảng kê khai năng lực kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt điều hànhMục II.4Năng lực về thiết bị của Nhà thầu
Bảng kê khai máy móc thiết bị thi công chủ yếu phục vụ gói thầu
Các tài liệu chứng minh quyền sở hữu thiết bị
Phần IIIĐề xuất biện pháp thi công của nhà thầu
Thuyết minh biện pháp thi công
Bản vẽ biện pháp thi công
Sơ đồ tổng tiến độ thi công
Phần IVĐề xuất tài chính của Nhà thầu
Thuyết minh giá đề xuất
Biểu tổng hợp giá đề xuất
Biểu chi tiết giá đề xuất
Bảng đơn giá vật liệu đến chân công trình
Bảng giá ca máyBảng giá nhân công
Một điều quan trọng nhất là đọc kỹ hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư.
 
Last edited by a moderator:

vietdung_tht

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
21/11/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
trình tự lập HSDT

Em cũng mới làm đồ án tốt nghiệp xong, chưa có kinh nghiệm gì về việc lập hồ sơ dự thầu nhưng qua việc làm đề tài tốt nghiệp em tóm lại được cách lập 1 hồ sơ dự thầu như sau:
Sau khi xem xét và nghiên cứu hồ sơ mời thầu thì Nhà thầu sẽ đề suất các tài liệu nhằm chứng mình:
- Hồ sơ pháp lý: Theo em thì hồ sơ mời thầu yêu cầu gì thì Nhà thầu nên đáp ứng đủ (vd: như đơn dự thầu, Giấy phép kinh doanh;hồ sơ năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm thi công...;văn bản thoả thuận liên danh;bảo lãnh dự thầu...).
- Thuyết minh biện pháp thi công:
+ Các biện pháp kỹ thuật thi công: vd như đối với công trình dân dụng thì thiết kế biện pháp thi công: thiết kế biện pháp thi công phần cọc,phần ép cừ; phần móng (các phương án đào đất,thiết kế ván khuôn móng); phần thân ( thiết kế ván khuôn dầm; sàn; cột; vách thang máy...); phần hoàn thiện
+ Các biện pháp tổ chức thi công: chuẩn bị nhân lực, máy móc phục vụ thi công; xác định nguồn vật tư... để lên tiến độ thi công (chú ý quy định về thời gian thi công trong hồ sơ mời thầu), thiết kế mặt bằng thi công.
+ Các biện pháp an toan lao đồng, bảo vệ môi trường
- Giá dự thầu
+ Xác định giá dự toán ( giá mà chủ đầu tư lập theo em hiểu thì đây là giá cao nhất)
+ Phân tích các đối thủ cạnh tranh để xác định giá dự đoán
+ Căn cứ vào các biện pháp thi công, tiến độ thi công xác định được giá dự thầu
- Theo em thì khi lập hồ sơ dự thầu thì nên:
+ Tìm hiểu kỹ luật đấu thầu, hồ sơ mời thầu
+ Đọc kỹ các tiêu đánh giá hồ sơ dự thầu của CĐT (Đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết). Qua đây có thể chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
+ Tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh
+ ĐỐi với những công trình thi công k0 phức tạp thì nhà thầu nên chú ý nhiều đến phần giá dự thầu ( Tìm biện pháp làm giảm giá dự thầu)
...
Em mới học xong nên có gì sai các Anh/Chị bỏ qua và góp ý cho em nhé.Qua diễn đàn em cũng mong Anh/Chị nào có kinh nghiệm chỉ cho em một số kỹ năng và tiểu xảo khi tham gia vào công tác đấu thầu


Nói như bạn ZUMI208 thì không sai nhưng chưa chuẩn.
Theo tôi, 1 bộ HSDT gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Hồ sơ hành chính pháp lý: Được chia thành 2 phần:
+ Phần có sẵn (Cái này nhà thầu luôn lập trước): bao gồm giới thiệu về đơn vị nhà thầu, năng lực nhà thầu (máy, người, tiền) ^^, kinh nghiệm của nhà thầu,...
+ Phần được lập để phù hợp với gói thầu: đơn xin dự thầu (cái này được lập khi nào thì lát tôi sẽ nói tiếp), bảo lãnh dự thầu. (cái này được lập sau khi nhà thầu đã phân tích được môi trường cạnh tranh, so sánh được năng lực nhà thầu có đáp ứng được yêu cầu HSMT đưa ra hay không=> có chiến lược tham gia gói thầu độc lập hay là liên danh nhà thầu=> có cái bảo lãnh phù hợp)
- Phần 2: Lập biện pháp tổ chức kỹ thuật thi công.
Các công tác được chọn để tổ chức thi công là:
+ Những công tác có khối lượng công việc lớn, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công.
+ Tổ chức thi công công tác có cốt cao độ âm nhất (Phần móng) và tổ chức thi công công tác có cốt cao độ dương nhất (Phần mái)
Tổ chức rành mạch các công tác chính theo từng phần:
Phần ngầm
Phần thân
Phần mái
Phần hoàn thiện
Sau khi đã lập biện pháp tổ chức thi công xong thì lập tổng tiến độ thi công cho toàn công trình=> tổng thời gian thi công công trình
Tiếp đến là thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình
- Phần 3: Lập hồ sơ tài chính cho công trình
Trong phần lập hồ sơ tài chính này thì phải thể hiện được giá dự thầu mà nhà thầu đưa ra và tỷ lệ giảm giá của nhà thầu.
- Ngoài ra còn phần phụ lục.
+++***+++ Xin nhắc lại ý trên là tôi có nói lập đơn dự thầu vào lúc nào?
++ Trả lời: ĐDT nó nằm ở phần 1 đấy nhưng mà nó lại được lập cuối cùng trong mỗi bộ hồ sơ.
-Lý do:
+ Lập đơn dự thầu cuối vì trong ĐDT cần phải thể hiện 2 chi tiết quan trọng là giá dự thầu và tổng tiến độ thi công=> bắt buộc phải lập cuối cùng thì mới đồng thời có được 2 dũ kiện quan trọng này
 
C

Cairong

Guest
Tôi đang quan tâm các vấn đề liên quan lập giá đấu thầu. Theo mình hiểu thì sau khi có bản khối lượng mời thầu (bao gồm danh sách các công việc và khối lượng chào thầu) + bản vẽ thì nhà thầu sẽ lập giá đầu thầu theo các bước sau:
1. Bóc tách lại khối lượng theo bản vẽ, bổ sung thêm các phần việc chưa có hoặc do biện pháp thi công của mình .....
2. Tính toán giá sàn cho từng công việc: trước tiên là theo ĐM, ĐG nhà nước (hoặc theo ĐM-ĐG của DN nếu nội dung đó ko có trong qui định NN)
3. Trên cơ sở giá sàn đã tính đưa ra phương án giá chào thầu của đơn vị mình

Ngoài ra còn một số câu hỏi thêm:
1. Nếu trong các công việc mời thầu mà mình ko làm trực tiếp (về sau sẽ thuê nhà thầu phụ nào đó) thì các công việc đó nên để nhà thầu phụ làm rồi chuyển cho mình hay mình làm rồi chuyển cho thầu phu nếu trúng thầu ?
2. Đơn giá chào thầu cho từng công việc tính luôn toàn bộ các chi phí hay các chi phí đó tính trong bảng tổng hợp ?
3. Đơn giá chi tiết cho từng công việc chào thầu có nhất thiết phải in diễn giải (bao gồm cả các chi phí khác liên quan) hay chỉ cần in công việc mà ĐM-ĐG NN chưa có ?
 

vietdung_tht

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
21/11/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Tôi đang quan tâm các vấn đề liên quan lập giá đấu thầu. Theo mình hiểu thì sau khi có bản khối lượng mời thầu (bao gồm danh sách các công việc và khối lượng chào thầu) + bản vẽ thì nhà thầu sẽ lập giá đầu thầu theo các bước sau:
1. Bóc tách lại khối lượng theo bản vẽ, bổ sung thêm các phần việc chưa có hoặc do biện pháp thi công của mình .....
2. Tính toán giá sàn cho từng công việc: trước tiên là theo ĐM, ĐG nhà nước (hoặc theo ĐM-ĐG của DN nếu nội dung đó ko có trong qui định NN)
3. Trên cơ sở giá sàn đã tính đưa ra phương án giá chào thầu của đơn vị mình

Ngoài ra còn một số câu hỏi thêm:
1. Nếu trong các công việc mời thầu mà mình ko làm trực tiếp (về sau sẽ thuê nhà thầu phụ nào đó) thì các công việc đó nên để nhà thầu phụ làm rồi chuyển cho mình hay mình làm rồi chuyển cho thầu phu nếu trúng thầu ?
2. Đơn giá chào thầu cho từng công việc tính luôn toàn bộ các chi phí hay các chi phí đó tính trong bảng tổng hợp ?
3. Đơn giá chi tiết cho từng công việc chào thầu có nhất thiết phải in diễn giải (bao gồm cả các chi phí khác liên quan) hay chỉ cần in công việc mà ĐM-ĐG NN chưa có ?


Xin bổ xung ý kiến của anh CAIRONG như sau:
+ khi lập giá dự thầu, không những căn cứ vào khối lượng các công tác mà còn phải căn cứ vào biện pháp thi công mà nhà thầu đã lập ra.
Ví dụ: cùng một công tác đổ bê tông, nhà thầu có thể lựa chọn nhiều phương án để thi công (đổ thủ công, đổ bằng cẩu hay là đổ bằng bơm), nhà thầu cần tôn trọng biện pháp mà mình đã lựa chọn để lập giá cho sát.
+ Tiếp theo xin hỏi định nghĩa giá sàn là như thế nào. Tôi chỉ nghe đến định nghĩa "giá gói thầu" mà thôi, và người ta có thể hiểu giá gói thầu là cái giá cao nhất hay có thể gọi là giá trần. Giá này được hình thành căn cứ vào ĐM BXD và thông báo giá của địa phương. Nhà thầu phải căn cứ vào giá này để có một giá dự thầu hợp lý (tỷ lệ giảm giá hợp lý).
+ Đơn giá chào thầu cho từng công tác hay còn gọi là đơn giá chi tiết đầy đủ. Đầy đủ ở đây là đã bao gồm tất cả các chi phí.
ĐG=NC+VL+M+TTK+CPC+TN+VAT
Riêng chi phí lán trại tạm phục vụ thi công được tổng hợp cuối cùng trong bảng giá dự thầu thể hiện theo dơn giá đầy đủ.
 
N

namgiaxd

Guest
Chào anh CAIRONG

Các bước làm HSDT của anh đưa ra về cơ bản là được. Còn về các câu hỏi thêm của anh, tôi có ý kiến như sau:

1. Trường hợp thuê thầu phụ:
-Nếu bên anh có nhiều kinh nghiệm trong công tác về lập giá thì mình nên tự làm, rồi sau đó sẽ thuê lại thầu phụ, vì khi đó bạn sẽ tính toán lại giá thuê (bỏ đi một số công tác hoặc biện pháp bạn cố tình đưa vào khi làm HSDT). Như vậy bạn sẽ kiểm soát được giá cả và lợi nhuận.
-Nếu bên anh ko thành thục lắm các vấn đề liên quan đến giá thì có thể để thầu phụ làm hoặc thuê người làm ngoài giờ (việc này Nhóm của tôi có thể đảm nhận được, chúng tôi lập 1 nhóm chuyên làm việc này).
2. Đơn giá dự thầu:
Thường tính cả luôn tất cả các chi phí luôn.
3. Đơn giá chi tiết:
Đương nhiên phải in bằng hết rồi.

Nếu anh cần hỏi gì thêm, anh có thể liên hệ với tôi
Nguyễn Trọng Năm:
ĐT: 094554 86 99
Email: dichvuhosothietke@gmail.com

Thân chào,

Tôi đang quan tâm các vấn đề liên quan lập giá đấu thầu. Theo mình hiểu thì sau khi có bản khối lượng mời thầu (bao gồm danh sách các công việc và khối lượng chào thầu) + bản vẽ thì nhà thầu sẽ lập giá đầu thầu theo các bước sau:
1. Bóc tách lại khối lượng theo bản vẽ, bổ sung thêm các phần việc chưa có hoặc do biện pháp thi công của mình .....
2. Tính toán giá sàn cho từng công việc: trước tiên là theo ĐM, ĐG nhà nước (hoặc theo ĐM-ĐG của DN nếu nội dung đó ko có trong qui định NN)
3. Trên cơ sở giá sàn đã tính đưa ra phương án giá chào thầu của đơn vị mình

Ngoài ra còn một số câu hỏi thêm:
1. Nếu trong các công việc mời thầu mà mình ko làm trực tiếp (về sau sẽ thuê nhà thầu phụ nào đó) thì các công việc đó nên để nhà thầu phụ làm rồi chuyển cho mình hay mình làm rồi chuyển cho thầu phu nếu trúng thầu ?
2. Đơn giá chào thầu cho từng công việc tính luôn toàn bộ các chi phí hay các chi phí đó tính trong bảng tổng hợp ?
3. Đơn giá chi tiết cho từng công việc chào thầu có nhất thiết phải in diễn giải (bao gồm cả các chi phí khác liên quan) hay chỉ cần in công việc mà ĐM-ĐG NN chưa có ?
 
Last edited by a moderator:

can111

Thành viên mới
Tham gia
10/11/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Chào các "sư phụ" em đang lập HSDT cho 1 khu dân cư vượt lủ, phần đường nội bộ. có gi xin các "sư phụ" dạy bảo. cảm ơn ....
 

hoc.nguyentrung

Thành viên mới
Tham gia
15/6/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Theo thông tư 02/2010 của BKH&ĐT có neu: Hồ sơ mời thầu không nêu yêu cầu nhãn mác các loại vật liệu sử dụng cho công trình mà chỉ nêu về tiêu chuẩn.... Vậy hồ sơ dự thầu khi tham gia gói thầu có cần nêu rõ vật liệu sử dụng cho gói thầu trong hồ sơ dự thầu không? rất mong ý kiến của các thành viên trong diễn đàn
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Theo thông tư 02/2010 của BKH&ĐT có neu: Hồ sơ mời thầu không nêu yêu cầu nhãn mác các loại vật liệu sử dụng cho công trình mà chỉ nêu về tiêu chuẩn.... Vậy hồ sơ dự thầu khi tham gia gói thầu có cần nêu rõ vật liệu sử dụng cho gói thầu trong hồ sơ dự thầu không? rất mong ý kiến của các thành viên trong diễn đàn
Nếu hồ sơ mời thầu không yêu cầu nêu rõ tên chính xác loại vật liệu sử dụng cho gói thầu thì nhà thầu không nhất thiết và bắt buộc phải nêu. Tuy nhiên, bên mời thầu hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ tên, tính chất hoặc chi tiết các loại vật liệu này nếu thấy cần thiết.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top