Quyết định hướng dẫn bù giá ca máy, sử dụng Dự toán GXD bù giá ca máy

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.777
Điểm thành tích
113
Quyết định số 36/2011/QĐ-GXD ngày 23/03/2011 của Giám đốc công ty Cổ phần Giá Xây Dựng hướng dẫn bù giá ca máy và thiết bị thi công. Các nội dung và vấn đề giải quyết trong hướng dẫn này:

- Hướng dẫn cách bù giá ca máy và thiết bị thi công với các công thức, chú giải và ví dụ minh họa với số liệu chi tiết.
- Hướng dẫn cách tính bảng giá ca máy phục vụ lập và điều chỉnh dự toán... bằng phần mềm Dự toán GXD.
- Phân tích đánh giá, hệ thống hóa lại toàn bộ các vấn đề cần chú ý trong việc điều chỉnh giá ca máy theo các hướng dẫn của Thông tư số 06/2010/TT-BXD, cho các khối lượng thi công xây dựng từ năm 2006 đến nay (theo các bảng giá ca máy các địa phương xây dựng trên cơ sở Thông tư 06/2005/TT-BXD, Thông tư 03/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
- Phụ lục: Các ví dụ tính toán
- Phụ lục: Danh mục các bảng giá ca máy của các địa phương.
- Phụ lục: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng phần mềm Dự toán GXD để tính toán bù giá ca máy và thiết bị thi công.

Đây là tài liệu nghiên cứu có hệ thống nhất nhằm giải quyết cơn đau đầu của người lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình về bù giá ca máy và thiết bị thi công với các khối lượng từ năm 2006 đến nay.
Quyết định công bố Hướng dẫn này như một đề tài khoa học do các chuyên gia tư vấn Công ty Giá Xây Dựng nghiên cứu soạn thảo.
Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Công ty Giá Xây Dựng đã cung cấp tư liệu hữu ích này. Xin chân thành cảm ơn các thành viên BQL: lethihuedl, levinhxd, nguyenhuutrinh, malsoni810 đã có các ý kiến góp ý.
Sản phẩm lần đầu ra mắt có thể còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được các ý kiến góp ý. Thư góp ý xin gửi về theanh@giaxaydung.com.

Các bạn dùng thử và xem có nên góp một khoản phí nho nhỏ, để giúp cho các bộ não đầy tâm huyết có điều kiện kinh phí để tiếp tục làm ra nhiều sản phẩm hữu ích như này nữa không nhé.

 

File đính kèm

Cảm ơn GXD đã có bài viết về giá ca máy rất hữu ích để phục vụ cho việc tính toán giá ca máy :
Đây là vấn đề rất phức tạp cho người làm dự toán, giờ đã có lời giải cho vấn đề này : Qua những ví dụ đơn giản mà GXD đưa ra, rất chi tiết và còn hướng dẫn kỹ trong phần mềm GXD về giá ca máy.
Rất hữu ích cho mọi người khi nghiên cứu về GCM.
 
Bây giờ đâu cần bù giá ca máy nữa vì đã có phương pháp áp giá trực tiếp lấy từ giá ca máy thực tế rồi
 
Bây giờ đâu cần bù giá ca máy nữa vì đã có phương pháp áp giá trực tiếp lấy từ giá ca máy thực tế rồi
Bạn viết bài này lúc 10:51PM ngày 29-03-2011, Bộ Tài chính vừa ra thông cáo tối nay cho biết đã đồng ý để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối từ 22g đêm 29-3 tiếp tục tăng giá xăng dầu với mức độ khá mạnh: từ 2000 -2800đ/lit.Tất cả các dự toán được phê duyệt hôm nay, hôm qua, tháng này, tháng trước, năm này, năm trước, trước nữa... đã thi công chưa thanh toán (được điều chỉnh giá), đang thi công, tiếp tục thi công sẽ phải điều chỉnh (điều chỉnh theo cả những lần tăng trước đó). Dự toán bạn làm hôm nay, mai bạn phải điều chỉnh, tháng sau bạn phê duyệt, thời điểm sau đó giá xăng dầu biến động (tăng hay giảm) sẽ lại phải điều chỉnh. Câu chuyện bù (tăng/giảm) là câu chuyện tất yếu, bởi đặc điểm của ngành xây dựng - công trình thường phải qua thời gian thi công kéo dài.

Quyết định số 36/2011/QĐ-GXD ngày 23/03/2011 của Giám đốc công ty Cổ phần Giá Xây Dựng "đi trước thời đại một chút", ai có nhiều kinh nghiệm sẽ thấy nó quý. Tính giá ca máy, bù chênh lệch giá ca máy trong dự toán là sự tất yếu phải theo, nếu bạn muốn thực sự thoát khỏi cơn đau đầu khi phải điều chỉnh dự toán, tổng mức đầu tư, giá gói thầu.
 
Cảm ơn ban quản trị giá xây dựng nhiều. Mình thấy rất hiệu quả. Mình cũng đang dùng phần mềm dự toán Giá xây dựng và thấy mọi thứ đều rất tốt.
 
Hôm nay có dịp đọc qua quyết định của Cty CP GXD => Nhìn chung hợp lý, khoa học.
Tuy nhiên còn thiếu 1 phương pháp đơn giản hơn : “Chỉ cần bù giá nhiên liệu”.
Sở dĩ có phương pháp này là vì :
Trong thực tế việc thay đổi mức lương, nguyên giá, khấu hao, … (1) là một quãng thời gian dài còn xăng, dầu (2) biến động thì như cơm bữa. Do đó khi áp giá ca máy vào một công trình (giá ca máy khi áp bằng cách tính trực tiếp hoặc do Sở xây dựng công bố) thì trong vòng 1 năm (thời gian thông thường để thực hiện xong công trình) xác suất thay đổi (1) là nhỏ còn (2) dễ xảy ra hơn => Phương pháp này sẽ được áp dụng nhiều trong thực tế.
 
Xin chào các sư huynh! Em đang tham khảo bảng HD_Lap_Don _ Gia_Ca_May của Anh Nguyễn Thế Anh.
Trong bảng có cột (CP nhiên liệu) hàm được dùng là:L12*diezel*N12/1000= gia trị, Vì mấu chốt ở đây làm sao (chữ số*text) lại có giá trị:((. Xin các bác giải thích hộ em cái hàm đó với.
 
Xin chào các sư huynh! Em đang tham khảo bảng HD_Lap_Don _ Gia_Ca_May của Anh Nguyễn Thế Anh.
Trong bảng có cột (CP nhiên liệu) hàm được dùng là:L12*diezel*N12/1000= gia trị, Vì mấu chốt ở đây làm sao (chữ số*text) lại có giá trị:((. Xin các bác giải thích hộ em cái hàm đó với.
Mỗi ô trong bảng tính Excel có 1 địa chỉ được xác định bằng giao của dòng (row) và cột (column). Ví dụ ô đầu tiên trong bảng tính là giao của dòng 1, cột A -> địa chỉ sẽ là ô A1. Khi bạn kích vào ô A1 thì địa chỉ của ô sẽ hiển thị ở cái ô nhỏ phía trên (bên trái dòng công thức). Excel cho phép bạn đặt tên thay cho địa chỉ ô A1, để rồi bất kỳ chỗ nào trong bảng tính thay vì ô A1 bạn có thể gọi tên đó để lấy giá trị trong ô A1.
Ví dụ: Bạn nhập vào ô A1 giá trị là 18000. Sau đó bạn chọn lại ô A1 đó và kích ô hiển thị địa chỉ thay A1 bằng chữ doxuantuyen. Giờ bạn chuyển đến bất kỳ vị trí nào trong bảng tính và gõ =doxuantuyen thì sẽ trả về giá trị 18000.
Trên nguyên lý này, tôi đặt tên cho ô chứa giá dầu diezel cho dễ nhớ, khi cần lập công thức với giá dầu tôi chỉ việc nhân với diezel thay vì phải đi tìm địa chỉ của ô đó.
 
Bạn viết bài này lúc 10:51PM ngày 29-03-2011, Bộ Tài chính vừa ra thông cáo tối nay cho biết đã đồng ý để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối từ 22g đêm 29-3 tiếp tục tăng giá xăng dầu với mức độ khá mạnh: từ 2000 -2800đ/lit.Tất cả các dự toán được phê duyệt hôm nay, hôm qua, tháng này, tháng trước, năm này, năm trước, trước nữa... đã thi công chưa thanh toán (được điều chỉnh giá), đang thi công, tiếp tục thi công sẽ phải điều chỉnh (điều chỉnh theo cả những lần tăng trước đó). Dự toán bạn làm hôm nay, mai bạn phải điều chỉnh, tháng sau bạn phê duyệt, thời điểm sau đó giá xăng dầu biến động (tăng hay giảm) sẽ lại phải điều chỉnh. Câu chuyện bù (tăng/giảm) là câu chuyện tất yếu, bởi đặc điểm của ngành xây dựng - công trình thường phải qua thời gian thi công kéo dài.

Quyết định số 36/2011/QĐ-GXD ngày 23/03/2011 của Giám đốc công ty Cổ phần Giá Xây Dựng "đi trước thời đại một chút", ai có nhiều kinh nghiệm sẽ thấy nó quý. Tính giá ca máy, bù chênh lệch giá ca máy trong dự toán là sự tất yếu phải theo, nếu bạn muốn thực sự thoát khỏi cơn đau đầu khi phải điều chỉnh dự toán, tổng mức đầu tư, giá gói thầu.
Thầy bực mềnh làm gì?
Cảm ơn thầy nhiều và chúc công ty GXD ngày càng phất triển, hi hi
 
Nay em tìm hiểu về dự toán mới đọc thảo luận này, em thấy bác dutoanbegin nói còn phương pháp “Chỉ cần bù giá nhiên liệu” không được đề cập đến, vậy theo các bác có nên bổ sung vào quyết định của Giám đốc GXD về phương pháp này nữa không??? Kính mong được nghe giải đáp của các bác, em mới vào nghề nên chưa hiểu lắm về dự toán!!!
 
Hôm nay có dịp đọc qua quyết định của Cty CP GXD => Nhìn chung hợp lý, khoa học.
Tuy nhiên còn thiếu 1 phương pháp đơn giản hơn : “Chỉ cần bù giá nhiên liệu”.
Sở dĩ có phương pháp này là vì :
Trong thực tế việc thay đổi mức lương, nguyên giá, khấu hao, … (1) là một quãng thời gian dài còn xăng, dầu (2) biến động thì như cơm bữa. Do đó khi áp giá ca máy vào một công trình (giá ca máy khi áp bằng cách tính trực tiếp hoặc do Sở xây dựng công bố) thì trong vòng 1 năm (thời gian thông thường để thực hiện xong công trình) xác suất thay đổi (1) là nhỏ còn (2) dễ xảy ra hơn => Phương pháp này sẽ được áp dụng nhiều trong thực tế.

Theo tôi thì Quyết định số 36/QĐ-GXD ngày 23/03/2011 của Công ty Cổ phần Giá xây dựng về việc Công bố hướng dẫn bù giá ca máy và thiết bị thi công đã bao hàm hết mọi tình huống trong công việc bù giá ca máy và thiết bị thi công rồi. Phần mềm Dự toán GXD đã vận dụng rất tốt thuật toán dựa trên các nội dung của quyết định này và đã đưa ra 3 phương pháp bù giá ca máy tùy ý người dùng vận dụng. Muốn tùy biến thế nào tôi nghĩ bạn nên quan tâm đến Sheet TS, nếu bạn "Chỉ cần bù giá nhiên liệu" thì chỉ với một thao tác nhỏ trong sheet này thôi thì bạn sẽ được như ý.
 
Toi cam on Anh ! Nhung hien toi dang tham tra DT dien DZ 35Kv Tai Thanh Hoa ( Vung Muong Lat) vay toi cophai nhan voi he so vung khong trong khi toi da nhan voi he so NC moi tai vung 4 theo cac quy dinh 2.154*0.9 hay la (1+0.7/3.709)*2.154*0.9+0.2 theo Anh thi cai nao dung??? Mong tao DK giup do !
 
Theo mình hiểu giá ca máy phụ thuộc vào 2 yếu tố:
1- Giá xăng dầu (Nếu tính theo giá thông báo của Tổng công ty xăng dầu vào thời điểm tính dự toán)
2- Nhân công (Nếu tính giá nhân công theo lương quy định vùng 1, 2, 3 tương ứng)
Như vậy thì có cần bù giá không. Xin anh em cho ý kiến

www.pccckienlong.com
www.maybomchuachaygiare.com
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top