Rất nhiều dự toán công trình lập, thẩm định, phê duyệt chưa theo hướng dẫn và quy định hiện hành

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi: Giả sử 1 công trình ngoài dự toán phần Kết cấu, Kiến trúc còn có dự toán phần Điện, Nước, PCCC, Chống sét.... Trong dự toán, phần chi phí các công tác lắp đặt được tính toán và cộng vào mục I. CHI PHÍ XÂY DỰNG, còn chi phí mua sắm thiết bị như là Máy bơm, Kim sét, hệ thống điều khiển ... tính vào mục II. CHI PHÍ THIẾT BỊ có đúng không?

Trả lời:
Tính như vậy là không đúng theo quy định và hướng dẫn hiện hành. Các bạn đang lập dự toán thử xem lại bản dự toán mình đang làm, chuẩn bị phê duyệt nhé. Ước tính phải có đến 80% dự toán công trình tại Việt Nam đang chưa chuẩn theo quy định hiện hành ở chỗ này. Qua trao đổi một số bạn (trao đổi trực tiếp trên Facebook) một số Sở địa phương thẩm tra, phê duyệt dự toán thì cơ cấu dự toán đều chưa tuân theo hướng dẫn của Thông tư số 04/2010/TT-BXD, quy định của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP. Cụ thể:

Về vấn đề cơ cấu dự toán:
- Bạn có thể xem khoản b, Điều 9 Lập dự toán công trình của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về lập và quản lý chi phí:
b) Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có)...
Còn khoản a, Điều 9 là về Xác định Chi phí xây dựng.
- Tương tự, bạn có thể xem Điều 7, Thông tư 04/2010/TT-BXD Phương pháp lập dự toán công trình:
Mục 1 nói về Xác định chi phí xây dựng
Mục 2 nói về Xác định chi phí thiết bị: Trong mục này có 2.1, 2.2, 2.3 nói về các chi phí có trong chi phí thiết bị.

Như vậy, có thể nói các dự toán trước nay lập là chưa tuân thủ theo đúng quy định Nghị định số 112/2009/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư số 04/2010/TT-BXD. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định chi phí Quản lý dự án, chi phí Tư vấn...

Nhiều mục Chi phí thiết bị trong dự toán công trình do nhiều nơi lập và thẩm tra phải sửa tên là Chi phí mua sắm thiết bị mới đúng. Bởi nếu ghi là Chi phí thiết bị thì theo các căn cứ nêu trên còn thiếu: Lắp đặt, Đào tạo & chuyển giao (đã cộng vào Chi phí xây dựng).

Trong một cuộc họp về công việc dự toán công trình, có người cãi với tôi: Trước giờ tôi làm nhiều dự toán như vậy lắm rồi, vẫn OK, vẫn duyệt, vẫn trôi rầm rầm.
Tôi trả lời: Chúc mừng, quan trọng nhất là dự án vẫn trôi và hoàn thành là được rồi. Nhưng cũng giống như bạn đi trên đường và vượt đèn đỏ, không có công an thì bạn vẫn đến đích. Nhưng nếu bị thổi còi bạn sẽ bị phạt hoặc gặp rắc rối. Nếu thanh tra, kiểm toán (có biết điều này và muốn bắt lỗi) họ chỉ ra lỗi thì bạn sẽ thấy.

Lỗi này một phần do các phần mềm dự toán lập trình, biểu mẫu và hướng dẫn chưa chuẩn (đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, chuyên ngành, kinh nghiệm thực tế mới hiểu), một phần do người thực hiện làm theo thói quen, đọc và hiểu chưa kỹ các hướng dẫn, quy định.

Phần mềm Dự toán GXD được phát triển hỗ trợ bạn mạnh mẽ việc lập dự toán chi phí thiết bị.

Mời các bạn quan tâm trao đổi tiếp.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Câu hỏi: Giả sử 1 công trình ngoài dự toán phần Kết cấu, Kiến trúc còn có dự toán phần Điện, Nước, PCCC, Chống sét.... Trong dự toán, phần chi phí các công tác lắp đặt được tính toán và cộng vào mục I. CHI PHÍ XÂY DỰNG, còn chi phí mua sắm thiết bị như là Máy bơm, Kim sét, hệ thống điều khiển ... tính vào mục II. CHI PHÍ THIẾT BỊ có đúng không?

Trả lời:
Tính như vậy là không đúng theo quy định và hướng dẫn hiện hành. Các bạn đang lập dự toán thử xem lại bản dự toán mình đang làm, chuẩn bị phê duyệt nhé. Ước tính phải có đến 80% dự toán công trình tại Việt Nam đang chưa chuẩn theo quy định hiện hành ở chỗ này. Qua trao đổi một số bạn (trao đổi trực tiếp trên Facebook) một số Sở địa phương thẩm tra, phê duyệt dự toán thì cơ cấu dự toán đều chưa tuân theo hướng dẫn của Thông tư số 04/2010/TT-BXD, quy định của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP. Cụ thể:

Về vấn đề cơ cấu dự toán:
- Bạn có thể xem khoản b, Điều 9 Lập dự toán công trình của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về lập và quản lý chi phí:

Còn khoản a, Điều 9 là về Xác định Chi phí xây dựng.
- Tương tự, bạn có thể xem Điều 7, Thông tư 04/2010/TT-BXD Phương pháp lập dự toán công trình:
Mục 1 nói về Xác định chi phí xây dựng
Mục 2 nói về Xác định chi phí thiết bị: Trong mục này có 2.1, 2.2, 2.3 nói về các chi phí có trong chi phí thiết bị.

Như vậy, có thể nói các dự toán trước nay lập là chưa tuân thủ theo đúng quy định Nghị định số 112/2009/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư số 04/2010/TT-BXD. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định chi phí Quản lý dự án, chi phí Tư vấn...

Nhiều mục Chi phí thiết bị trong dự toán công trình do nhiều nơi lập và thẩm tra phải sửa tên là Chi phí mua sắm thiết bị mới đúng. Bởi nếu ghi là Chi phí thiết bị thì theo các căn cứ nêu trên còn thiếu: Lắp đặt, Đào tạo & chuyển giao (đã cộng vào Chi phí xây dựng).

Trong một cuộc họp về công việc dự toán công trình, có người cãi với tôi: Trước giờ tôi làm nhiều dự toán như vậy lắm rồi, vẫn OK, vẫn duyệt, vẫn trôi rầm rầm.
Tôi trả lời: Chúc mừng, quan trọng nhất là dự án vẫn trôi và hoàn thành là được rồi. Nhưng cũng giống như bạn đi trên đường và vượt đèn đỏ, không có công an thì bạn vẫn đến đích. Nhưng nếu bị thổi còi bạn sẽ bị phạt hoặc gặp rắc rối. Nếu thanh tra, kiểm toán (có biết điều này và muốn bắt lỗi) họ chỉ ra lỗi thì bạn sẽ thấy.

Lỗi này một phần do các phần mềm dự toán lập trình, biểu mẫu và hướng dẫn chưa chuẩn (đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, chuyên ngành, kinh nghiệm thực tế mới hiểu), một phần do người thực hiện làm theo thói quen, đọc và hiểu chưa kỹ các hướng dẫn, quy định.

Mời các bạn quan tâm trao đổi tiếp.

Thống nhất quan điểm với bác.
Tuy nhiên, em cũng có một số ý kiến như thế này.
Đối với chi phí thiết bị, hiểu theo đúng nghĩa phải được cấu thành từ 3 yếu tố:
1. Chi phí mua sắm thiết bị
2. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ
3. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

Tuy nhiên, đa số các công trình lớn, lắp đặt thiết bị phức tạp mới đụng đến yếu tố thứ 2 và thứ 3.
Đối với các công trình nhỏ, đơn giản thì đa số phần thiết bị chủ yếu là chi phí mua sắm.
Thực tế hiện nay tại các địa phương, khi thẩm định thẩm tra một số công trình người ta vẫn tách riêng phần thiết bị (giống như cách anh TA đề cập đến là chi phí mua sắm thiết bị),
Ví dụ: Khi xây dựng tòa nhà làm việc. Họ tách ra phần chi phí thiết bị mua: Máy điều hòa, bình chữa cháy... riêng ra để thực hiện thành một gói thầu riêng
 

Top