Sức chịu tải của nền đất

nobita2303

Thành viên mới
Tham gia
25/2/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Anh em cho minh hỏi cái này.
Mình thi công hố ga thu nước kích thước 1,5mx1,5m. Thiết kế ghi là: " Cường độ nền đất đặt hố ga đảm bảo P>=1KG/cm2 "
Điều này có nghĩa là ntn? Theo cao độ thiết kế thì Hố ga của mình đặt trên nền đất ruộng tư nhiên, mình p làm thế nào để đạt được yêu cầu trên (Lu, nèn, đầm chặt hay có p thêm cát, sỏi j ko)
Thanks các Pro!!!
 

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Vấn đề này đơn vị thiết kế chưa làm hết trách nhiệm của mình. Cách giải quyết:
1. Nếu dự án bạn đang làm có quy mô tương đối lớn và quan trọng, bạn nên yêu cầu đơn vị thiết kế dựa vào địa chất đất nền để thiết kế phương án gia công nền đất cụ thể.
2. Nếu dự án nhỏ (theo ý kiến cá nhân từ 1-10 hố ga) để gia cố nền đất ruộng tự nhiên thì biện pháp tối ưu là đóng cừ tràm (cọc tràm, cọc gỗ, cọc tre) mật độ 18-24 cây /m2 (D6-8 dài 3-4m).
 

namcdxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/1/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Anh em cho minh hỏi cái này.
Mình thi công hố ga thu nước kích thước 1,5mx1,5m. Thiết kế ghi là: " Cường độ nền đất đặt hố ga đảm bảo P>=1KG/cm2 "
Điều này có nghĩa là ntn? Theo cao độ thiết kế thì Hố ga của mình đặt trên nền đất ruộng tư nhiên, mình p làm thế nào để đạt được yêu cầu trên (Lu, nèn, đầm chặt hay có p thêm cát, sỏi j ko)
Thanks các Pro!!!
mình đồng tình với bạn vvt-i
thiết kế ghi như dzây có gì sau này đỗ lỗi cho thi công,có gì đâu mà hỏng hiểu.
 
Last edited by a moderator:

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Bạn nobita2303 thân!
Hầu hết các kết cấu nhỏ như hố ga, nền cống nhỏ... đơn vị tư vấn họ không khảo sát cường độ chịu lực của đất nền. Thực ra việc này là không đúng, nhưng vì nhỏ nên mọi người hay bỏ qua. Đáng ra họ phải khảo sát cường độ đất nền, tính toán khả năng chịu lực của đất nền và đề ra phương án gia cố nền nếu cần. Tuy nhiên, họ không làm điều đó để tiết kiệm thời gian. Khi họ thiết kế họ đều giả định cường độ đất nền như vậy. Đây có thể là thói quen hoặc lấy theo một công trình tương tự. Tuy nhiên, nó lại gây khó khăn cho người thi công. Bạn có thể yêu cầu tư vấn thiết kế tính toán gia cố nền để có biện pháp thi công, hoặc chấp nhận bỏ kinh phí để làm thí nghiệm ( điều này hơi vô lý nhưng có thể vẫn phải làm)!
Đôi điều chia sẻ!
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Anh em cho minh hỏi cái này.
Mình thi công hố ga thu nước kích thước 1,5mx1,5m. Thiết kế ghi là: " Cường độ nền đất đặt hố ga đảm bảo P>=1KG/cm2 "
Điều này có nghĩa là ntn? Theo cao độ thiết kế thì Hố ga của mình đặt trên nền đất ruộng tư nhiên, mình p làm thế nào để đạt được yêu cầu trên (Lu, nèn, đầm chặt hay có p thêm cát, sỏi j ko)
Thanks các Pro!!!
Bạn Nobita đang thi công hố thu. Thông số đó mình nghĩ mang tính chất khuyến cáo cho đơn vị thi công. Nếu thiết kế tại hố ga đó không có biện pháp gia cố nền trước khi thi công hố ga, thì có nghĩa là nền đảm bảo cường độ đó.:D; cứ theo thiết kế mà "chiến thôi".
Còn về ý nghĩa mình có thể mô tả nôm na:
1 cm2 nền phải chịu đựng được 1 KG, trong "phạm vi" đặt móng. Kích thước của móng hố ga là: 150 cm x 150 cm =22500 cm2 (chưa kể độ mở rộng của móng). Do vậy về mặt lý thuyết thì móng hố ga chịu được lực tập trung: 22500x1KG. còn nếu là lực phân bố đều trên toàn móng đều thì đương nhiên là 1KG rồi.
Về định lượng: 1 KG/cm2 (1 cân/cm2) :D =1*10*10=100 daN/cm2. Nền đường thông thường thì 400-420 daN/cm2. Có nghĩa là nền móng có cường độ khoảng bằng 1/4 lần so với nền đường đã thi công lu lèn chặt.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Bạn Nobita đang thi công hố thu. Thông số đó mình nghĩ mang tính chất khuyến cáo cho đơn vị thi công. Nếu thiết kế tại hố ga đó không có biện pháp gia cố nền trước khi thi công hố ga, thì có nghĩa là nền đảm bảo cường độ đó.:D; cứ theo thiết kế mà "chiến thôi".
Còn về ý nghĩa mình có thể mô tả nôm na:
1 cm2 nền phải chịu đựng được 1 KG, trong "phạm vi" đặt móng. Kích thước của móng hố ga là: 150 cm x 150 cm =22500 cm2 (chưa kể độ mở rộng của móng). Do vậy về mặt lý thuyết thì móng hố ga chịu được lực tập trung: 22500x1KG. còn nếu là lực phân bố đều trên toàn móng đều thì đương nhiên là 1KG rồi.
Về định lượng: 1 KG/cm2 (1 cân/cm2) :D =1*10*10=100 daN/cm2. Nền đường thông thường thì 400-420 daN/cm2. Có nghĩa là nền móng có cường độ khoảng bằng 1/4 lần so với nền đường đã thi công lu lèn chặt.
Cách này dễ hiểu hơn nữa: 1kg/1cm2 tức là 1cm2 đất nền chịu được 1kg.
Bạn vác bao xi măng to tổ chảng 50kg đặt xuống cái ván cofa 50cm2 xem nó có lún không ( lún cho phép là +-4cm )Nếu thấy không lún là an tâm mà đặt hố ga.
 
Last edited by a moderator:

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Bác Ks. TranNgocHai thân!
Theo em được biết thì cách làm của bác như vậy chưa thực sự chuẩn. Việc đặt bao xi măng lên đó diễn ra trong thời gian bao lâu để đạt độ lún cho phép như bác nói là rất quan trọng! Vậy đặt bao xi măng lên đó thời gian bao lâu là đủ để xác định độ lún cho phép?
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Bác Ks. TranNgocHai thân!
Theo em được biết thì cách làm của bác như vậy chưa thực sự chuẩn. Việc đặt bao xi măng lên đó diễn ra trong thời gian bao lâu để đạt độ lún cho phép như bác nói là rất quan trọng! Vậy đặt bao xi măng lên đó thời gian bao lâu là đủ để xác định độ lún cho phép?
Nói theo bạn có 2 cách hiểu. 1 là gia tải trước cho nền ( Cái này trong nền móng đã nói ), không bàn. 2 là tính thời gian để sau khi chất tải, công trình đạt độ lún cho phép. Xin thưa! cái này không thấy dạy trong trường, hoặc do tôi dốt quá nên không biết ( Nếu bạn biết hãy chia sẻ nhé ).
Cách làm của tôi chỉ là kiểm tra tức thời về cường độ đất mà thôi và còn vô vàn cách khác trong kinh nghiệm thi công. Không thể đem cách tính tương đối để đòi hỏi kết quả tuyệt đối. Trân trọng!
 
Last edited by a moderator:

namcdxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/1/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Nói theo bạn có 2 cách hiểu. 1 là gia tải trước cho nền ( Cái này trong nền móng đã nói ), không bàn. 2 là tính thời gian để sau khi chất tải, công trình đạt độ lún cho phép. Xin thưa! cái này không thấy dạy trong trường, hoặc do tôi dốt quá nên không biết ( Nếu bạn biết hãy chia sẻ nhé ).
Cách làm của tôi chỉ là kiểm tra tức thời về cường độ đất mà thôi và còn vô vàn cách khác trong kinh nghiệm thi công. Không thể đem cách tính tương đối để đòi hỏi kết quả tuyệt đối. Trân trọng!
Hải tìm cuốn sách CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU.môn học này giúp chúng ta tính toán được thời gian bao lâu sẽ đạt được độc lún như dzậy.và ngược lại.môn này có trường dạy trường không.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Hải tìm cuốn sách CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU.môn học này giúp chúng ta tính toán được thời gian bao lâu sẽ đạt được độc lún như dzậy.và ngược lại.môn này có trường dạy trường không.
Nam! Có thể bạn nhầm giữa 2 phương pháp là: Giếng cát và Nén trước bằng tải trọng tĩnh.
Trong phương pháp giếng cát, có tính đến độ cố kết của nền và thời gian t. ( Điều này không liên quan đến vấn đề đang bàn )
Trong phương pháp Nén trước bằng tải trọng tĩnh, khi gia tải thì có đặt các điểm quan trắc lún và vẽ biểu đồ độ lún theo thời gian t, từ đó tìm được thời gian hoàn thành việc chất tải. Công thức S = f(t).

Điều muốn nói là khi gia tải trước thì phải quan trắc trong một thời gian, từ đó rút ra được biểu đồ quan hệ lún với thời gian và mới có được công thức. ( Thực nghiệm -> Công thức ) Chứ không phải là đặt tải lên rồi có sẵn công thức tính ngay ra được thời gian cần gia tải.
 

sonvnc.hn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/3/12
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Cách này dễ hiểu hơn nữa: 1kg/1cm2 tức là 1cm2 đất nền chịu được 1kg.
Bạn vác bao xi măng to tổ chảng 50kg đặt xuống cái ván cofa 50cm2 xem nó có lún không ( lún cho phép là +-4cm )Nếu thấy không lún là an tâm mà đặt hố ga.

anh Ks.TranNgocHai nói chuẩn luôn, cách này đúng là nhanh và kinh nghiệm thật!
 

tvqthaibinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/3/14
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Các bác trả lời giúp em với nhá.!

Em đang định xây một cái nhà tắm có kích thước 2.0x1.8x2.5 m bên trên em làm một cái bể nước có kích thước 2.0x1.8x1.2 m. Móng của cái nhà này được đặt trên nền đất thổ cư tương đối là chắc, chính vì lý do này cộng với việc xây cái nhà này chỉ mang tính tạm thời sử dụng trong khoảng 6,7 năm; vì chưa có điều kiện để xây nhà khép kín.Em định làm móng của cái nhà này như sau: Kích thước hố móng là rộng 0.5 m và sâu cũng là 0.5 m, xây luôn tường 22cm mà không đổ móng hộp bê tông nữa.Vấn đề em hỏi là liệu với cách xây như thế này thì cái móng công trình này có đủ sức chụi tải của cái bể nước phía trên kia không ạ.
Em xin cám ơn.!
 

minh17d4

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/3/14
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Vấn đề này đơn vị thiết kế chưa làm hết trách nhiệm của mình. Cách giải quyết:
1. Nếu dự án bạn đang làm có quy mô tương đối lớn và quan trọng, bạn nên yêu cầu đơn vị thiết kế dựa vào địa chất đất nền để thiết kế phương án gia công nền đất cụ thể.
2. Nếu dự án nhỏ (theo ý kiến cá nhân từ 1-10 hố ga) để gia cố nền đất ruộng tự nhiên thì biện pháp tối ưu là đóng cừ tràm (cọc tràm, cọc gỗ, cọc tre) mật độ 18-24 cây /m2 (D6-8 dài 3-4m).
chuẩn, tốt nhất là nên yêu cầu dv thiết kế nghiên cứu pp gia công nền đất cụ thể dựa theo đk địa chất
 

Top