Sai lầm lương nhân công khảo sát của Sở XD Hà Nội và Quảng Bình

manhcsic

Thành viên năng động
Tham gia
4/12/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
47
NHẦM LẪN QUY ĐỊNH TÍNH LƯƠNG NHÂN CÔNG KHẢO SÁT GIỮA SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI VÀ SỞ XÂY DỰNG QUẢNG BÌNH

Thưa Mod Thế Anh cùng các anh chị em GXD
Trong quá trình xem bộ đơn giá khảo sát của Hà Nội số 5478/2011và bộ đơn giá khảo sát Quảng Bình số 999/2011. Em thấy có một số điểm mâu thuẩn và bất đồng sau đây:

  • Hai sở Xây dựng chưa có sự nhất trí cách xác định các khoản phụ cấp cho nhân công, cụ thể:

  1. Quảng Bình quy định phụ cấp không ổn định sản xuất =10% lương cấp bậc, trong khi Hà Nội không có khoản phụ cấp này.
  2. Quảng Bình quy định tổng của một số khoản lương phụ ( nghĩ lễ, tết, phép...)= 12% tiền lương cấp bậc, trong khi Hà Nội lại quy định lương phụ được xác định =12% Lương tối thiểu vùng (Mâu thuẩn lè lè)
  3. Lương khoán cho người lao động, Quảng Bình quy định = 4% so với tiền lương cấp bậc, trong khi đó Hà Nội lại quy định chi phí này =4% lương tối thiểu vùng theo quy định của TT04/2010.
  4. Trong khi đó, trong quyển đơn giá khảo sát số 999/2011 của Quảng Bình không có từ ngữ nào quy định áp dụng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm ban hành đơn giá là bao nhiêu cả. Điều này có nghĩa là đơn giá 999//2011 của Quảng Bình không liên quan gì đến lương tối thiểu chung mà hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của lương tối thiểu vùng là 1.400.000 đồng. Trong khi đó đơn giá khảo sát số 5478/2011của Hà Nội năm 2011 lại quy định rõ ràng lương tối thiểu vùng áp dụng là 2.000.000 và lương tối thiểu chung là 830.000 đ (Nay là 1.050.000 đ).
Các điểm bất đồng này giữa hai tỉnh em mong Mod và các anh chị em diễn đàn xem xét, cho ý kiến chuẩn chỉ xem Hà Nội đúng hay Quảng Bình đúng, làm sao để anh em KTXD khỏi đau đầu khi tính lương ạ.
Thank all.
Nhân tiện, em xin các anh chị chia sẻ giúp em bảng tính lương nhân công tính trong đơn giá gốc Hà Nội và các tỉnh khác do các Sở xây dựng khi ban hành đơn giá nhằm tiện cho việc xây dựng giá nhân công và tiện cho bù giá khi thay đổi mức lương tối thiểu chung này.
BẰNG CHỨNG SỰ BẤT ĐỒNG Ạ
 

File đính kèm

  • TM nhân công 5478-HN.pdf
    78,4 KB · Đọc: 144
  • TM nhân công 999-Quảng BÌnh.pdf
    93,7 KB · Đọc: 138
Last edited by a moderator:

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
  1. Quảng Bình quy định phụ cấp không ổn định sản xuất =10% lương cấp bậc, trong khi Hà Nội không có khoản phụ cấp này ----> cái này tùy khu vực có thể linh hoạt áp dụng cái không cái k ổn định này.
  2. Quảng Bình quy định tổng của một số khoản lương phụ ( nghĩ lễ, tết, phép...)= 12% tiền lương cấp bậc, trong khi Hà Nội lại quy định lương phụ được xác định =12% Lương tối thiểu vùng (Mâu thuẩn lè lè) ---> ĐÓ chính là lương cấp bậc Tối thiểu vùng đó bạn. Cái này bạn đọc chưa kỹ thui.
  3. Lương khoán cho người lao động, Quảng Bình quy định = 4% so với tiền lương cấp bậc, trong khi đó Hà Nội lại quy định chi phí này =4% lương tối thiểu vùng theo quy định của TT04/2010 --->ĐÓ chính là lương cấp bậc Tối thiểu vùng đó bạn. Cái này bạn đọc chưa kỹ thui.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
  1. Quảng Bình quy định phụ cấp không ổn định sản xuất =10% lương cấp bậc, trong khi Hà Nội không có khoản phụ cấp này ----> cái này tùy khu vực có thể linh hoạt áp dụng cái không cái k ổn định này.
  2. Quảng Bình quy định tổng của một số khoản lương phụ ( nghĩ lễ, tết, phép...)= 12% tiền lương cấp bậc, trong khi Hà Nội lại quy định lương phụ được xác định =12% Lương tối thiểu vùng (Mâu thuẩn lè lè) ---> ĐÓ chính là lương cấp bậc Tối thiểu vùng đó bạn. Cái này bạn đọc chưa kỹ thui.
  3. Lương khoán cho người lao động, Quảng Bình quy định = 4% so với tiền lương cấp bậc, trong khi đó Hà Nội lại quy định chi phí này =4% lương tối thiểu vùng theo quy định của TT04/2010 --->ĐÓ chính là lương cấp bậc Tối thiểu vùng đó bạn. Cái này bạn đọc chưa kỹ thui.
Lương tối thiểu và lương cấp bậc là 2 chuyện khác nhau, và càng không có khái niệm lương cấp bậc tối thiểu vùng đâu bạn ơi!
 

manhcsic

Thành viên năng động
Tham gia
4/12/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
47
Không phải là em đọc không kỹ, bởi hai trang đầu thuyết minh chi phí nhân công của hai đơn giá em có đánh dấu và up cùng đấy rồi ạ. Một số câu chữ của đơn giá 999 Quảng Bình có nói đến một từ chung chung đó là "lương tối thiểu"
Em không bình luận tính đúng sai của việc áp dụng từ này, nhưng em đoán rằng Lương tối thiểu mà SXD Quảng Bình ám chỉ chính là Lương tối thiểu chung, bởi trong cuốn đơn giá 999 này của Quảng Bình không đề cập đến Lương tối thiểu chung là bao nhiêu cả.

Cái này rất khó khăn cho các anh em khi Mod Thế Anh vừa cập nhật Bù giá nhân công trực tiếp trong bảng chi phí vật tư.
Thanks All...
P.s: Đơn giá 999/2011- Đơn giá khảo sát Quảng Bình đây ạ.
http://www.mediafire.com/view/?bdqrf8ly0o6ib8z
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.642
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
(Tôi mới nghe thông tin thôi nhé) Đơn giá Hà Nội đã có đính chính. Để tôi kiếm bản chuẩn đính chính này sẽ gửi các bạn.
 

manhcsic

Thành viên năng động
Tham gia
4/12/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
47
Em thấy tỉnh Lai châu năm 2011 có ra đơn giá xây dựng của năm 2011, đơn giá thay cho đơn giá 56/2002 nhưng vừa ra được mấy hôm đã có quyết định bãi bỏ ( không nhớ rõ tên văn bản của vụ Scandol đó nữa...), Cái này em chưa hiểu vì sao nhưng chắc do nhầm lẫn nghiêm trọng. Có khi nào, Hà Nội....
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Lương tối thiểu chung áp dụng khi nào? Nghị định 31/2012/NĐ-CP và thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH có nêu rõ:
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng (NĐ/2012/NĐ-CP)

Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức:

1. Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

2. Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Ngoài ra: TT 23/2011/TT-BLĐTBXH
.2. Từ năm 2012:
a) Công ty, tổ chức, đơn vị bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, mục III Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005; Điều 5 Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được lựa chọn áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn (không hạn chế mức tối đa) so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ để xác định đơn giá tiền lương của người lao động và quỹ tiền lương kế hoạch của viên chức quản lý. Ngoài ra, công ty, tổ chức, đơn vị đu?c lựa chọn áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ tiền lương để xác định quỹ tiền lương kế hoạch của viên chức quản lý theo quy định tại Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 và Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi bảo đảm thêm điều kiện: mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề (từ quỹ tiền lương được chủ sở hữu phê duyệt, thẩm định) của viên chức quản lý chuyên trách không vượt quá mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề của người lao động.
Như vậy việc áp dụng lương tối thiểu vùng để xây dựng đơn giá tiền công nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động là phù hợp!
 

manhcsic

Thành viên năng động
Tham gia
4/12/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
47
Rõ ràng là hiện nay, sau văn bản số 1730 của BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán theo mức lương tối thiểu vùng của NDD70/2011 thì như bác naat nói, Như vậy việc áp dụng lương tối thiểu vùng để xây dựng đơn giá tiền công nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động là phù hợp! là đúng. Nhưng thời điểm ban hành 2 bộ đơn giá đang đề cập đến là trước khi ban hành văn bản 1730 của BXD.
Hơn nữa, phụ cấp lưu động được quy định cách tính tại thông tư 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005. Lương khoán cho người lao động tuân theo hướng dẫn của TT04/2010/TT-BXD.
Theo ý của anh Naat thì được quyền sử dụng mức lương tối thiểu vùng thay cho mức lương tối thiểu chung khi tính lương cho nhân công theo hướng dẫn của thông tư 27/2010/TT-BLĐTBXH. Thuy nhiên cái em đang hỏi là cái nhầm lẫn khái niệm và sử dụng không nhất quán giữa lương tối thiểu vùng lương cấp bậc khi tính lương nhân công khảo sát của Hà Nội và Quảng Bình ạ..
Cách sử dụng lương tối thiểu chung hay lương tối thiểu đã có nhiều thớt trao đổi, em không đề cập thêm ở thớt này bác naat ạ.
Thanks...
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Về việc áp dụng lương tối thiểu hay lương cơ bản thì tôi nghĩ đơn giá Hà Nội lập không phù hợp, cụ thể: (phụ lục số 6)
Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức chỉ định thầu thì có thể sử dụng phương pháp xác định mức đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp xây dựng (gNC) trên cơ sở lương tối thiểu vùng, lương cấp bậc, các khoản phụ cấp lương; khoản lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản; một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản; các phụ cấp khác nếu có.
Tranh cãi lúc này: lương cơ bản có phải là lương tối thiểu vùng không hay lương cơ bản là lương cấp bậc?
Về phụ cấp lưu động theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP thì phụ cấp lưu động tính theo lương tối thiểu chung. Do vậy cách tính của Hà Nội là phù hợp.
 
Last edited by a moderator:

manhcsic

Thành viên năng động
Tham gia
4/12/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
47
Cảm ơn anh naat, em cũng đồng ý kiến với anh, bởi cụm từ lương cơ bản không có định nghĩa rõ và cũng được ít dùng trong các văn bản chính thống. Song khẳng định như anh Naat là đơn giá khảo sát Hà Nội tính đơn giá nhân công là phù hợp, nói như vậy là đơn giá nhân công Quảng bình trong bộ đơn giá khảo sát 2011 là chưa phù hợp..:)
Cam go và bài toán bắt đầu đặt ra cho các vị ăn lương nhà nước làm sai quy định ở Quảng Bình các bác ạ..
 

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Cảm ơn anh naat, em cũng đồng ý kiến với anh, bởi cụm từ lương cơ bản không có định nghĩa rõ và cũng được ít dùng trong các văn bản chính thống. Song khẳng định như anh Naat là đơn giá khảo sát Hà Nội tính đơn giá nhân công là phù hợp, nói như vậy là đơn giá nhân công Quảng bình trong bộ đơn giá khảo sát 2011 là chưa phù hợp..:)
Cam go và bào toán bắt đầu đặt ra cho các vị ăn lương nhà nước làm sai quy định ở Quảng Bình các bác ạ..
Lương cơ bản = lương tối thiểu (chung, vùng) x nhân hệ số lương. Bạn nói cơ sở nào nào mà ít dùng trong văn bản chính thống. Hjc. Tuy chưa có định nghĩa cụ thể nhưng cái từ này hay dùng khi nói về lương. Khi chưa ban hành NĐ về lương tối thiểu vùng thì khi nói lương cơ bản người ta hiểu là lương TT x hệ số lương mà.
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.642
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cách kiểm tra rất đơn giản

Bạn manhcsic và các bạn thân mến! Tôi đề xuất cách kiểm tra như sau:

1. Đơn giá Quảng Bình:
- Đọc thuyết minh của đơn giá Quảng Bình. Căn cứ thuyết minh tính lại tiền công
- So sánh kết quả tìm được với bảng đơn giá nhân công in trong quyển đơn giá.
Trường hợp không có bảng đơn giá nhân công (do người làm đơn giá trình độ kém hoặc cố tình dấu đi không công bố) thì lấy đơn giá một công tác nào đó chia ngược lại cho giá trị định mức sẽ tìm được giá trị nhân công dùng để tính đơn giá.

2. Lấy thuyết minh của đơn giá Hà Nội làm tương tự như trên.

=> Các bàn dễ dàng suy ra kết luận ngay nếu thuyết minh một đằng, làm một nẻo.

Bài toán lấy đơn giá chia ngược cho định mức để tìm giá trị tiền công trong đơn giá cũng được sử dụng khi chúng ta chỉ có phần mềm dự toán, không có quyển đơn giá, cần tìm xem mức tiền lương đã sử dụng trong đơn giá là bao nhiêu.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cảm ơn anh naat, em cũng đồng ý kiến với anh, bởi cụm từ lương cơ bản không có định nghĩa rõ và cũng được ít dùng trong các văn bản chính thống. Song khẳng định như anh Naat là đơn giá khảo sát Hà Nội tính đơn giá nhân công là phù hợp, nói như vậy là đơn giá nhân công Quảng bình trong bộ đơn giá khảo sát 2011 là chưa phù hợp..:)
Cam go và bài toán bắt đầu đặt ra cho các vị ăn lương nhà nước làm sai quy định ở Quảng Bình các bác ạ..
tôi cho rằng theo thuyết minh thì cả hai đều có chỗ sai, cụ thể:
Nghị định 205/2004/NĐ-CP có quy định các khoản phụ cấp lưu động, khu vực đều tính theo lương tối thiểu chung. Đơn giá Quảng Bình lại áp dụng lương tối thiểu vùng là không phù hợp.
Thông tư 04 có quy định lương phụ và chi phí khoán tính theo lương cơ bản, Hà Nội lại áp dụng lương tối thiểu vùng là không phù hợp
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
37
Về việc áp dụng lương tối thiểu hay lương cơ bản thì tôi nghĩ đơn giá Hà Nội lập không phù hợp, cụ thể: (phụ lục số 6)
Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức chỉ định thầu thì có thể sử dụng phương pháp xác định mức đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp xây dựng (gNC) trên cơ sở lương tối thiểu vùng, lương cấp bậc, các khoản phụ cấp lương; khoản lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản; một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản; các phụ cấp khác nếu có.
Tranh cãi lúc này: lương cơ bản có phải là lương tối thiểu vùng không hay lương cơ bản là lương cấp bậc?
Về phụ cấp lưu động theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP thì phụ cấp lưu động tính theo lương tối thiểu chung. Do vậy cách tính của Hà Nội là phù hợp.
Bạn nói "Về phụ cấp lưu động theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP thì phụ cấp lưu động tính theo lương tối thiểu chung. Do vậy cách tính của Hà Nội là phù hợp" thì cần phải xem xét lại. Vì Bộ Xây dựng đã trả lời vấn đề về "nền" lương để đơn giá ngày lương là tất cả được áp dụng trên mức lương tối thiểu vùng. Và để biết có sự khác nhau trong cách tính đơn giá ngày công giữa các tỉnh thì bạn có thể dùng đơn giá vài tỉnh rồi tính toán so sánh là biết ngay. Ví dụ như Hoà Bình thì đơn giá ngày công lao động được tính trên "nền" lương tối thiểu vùng. Hà Nội thì tính trên 2 "nền" lương tối thiểu vùng và tối thiểu chung.
 

Top