naat
Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm![](http://giaxaydung.vn/images/sao/09.png)
- Tham gia
- 7/12/07
- Bài viết
- 1.718
- Điểm thành tích
- 113
Đinh Tấn Linh xem lại: nội dung thẩm định bao gồm việc kiểm tra thiết kế của CQQLNN chứ không phải thẩm định lại kết quả thẩm tra. theo khoản 1 điều 20 NĐ 15 thì CĐT tổ chức thẩm định bao gồm các công việc:Chào bác!
Vấn đề này xin trao đổi như thế này, về thẩm tra, thẩm định thì chia thành 2 loại cụ thể như sau:
1. Loại 1: Đối với các công trình không thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế dự toán theo đúng quy định trước khi NĐ 15 có hiệu lực theo hướng dẫn của Thông tư 03/2009/TT-BXD và các văn bản có liên quan.
2. Loại 2: Đối với các công trình thuộc đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước và các thiết kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này trước khi thực hiện việc phê duyệt thiết kế.
Như thế, đối với Loại 2 này thì trách nhiệm thẩm định, thẩm tra như sau:
- Trách nhiệm thẩm định của chủ đầu tư: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định TKBVTC-DT các nội dung thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư gồm thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với hợp đồng; năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân khảo sát, thiết kế so với hợp đồng; sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế; sự phù hợp về quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và chỉ tiêu kỹ thuật; đánh giá sự an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực.
- Sở Xây dựng và các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm tra TKBVTC-DT đối với các nội dung Nhà nước cần quản lý gồm: Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế; sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình; kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
Nội dung thẩm định thiết kế của chủ đầu tư quy định tại khoản 3, Điều 3 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD có quy định nào chủ đầu tư thẩm định lại hoặc xem xét kết quả thẩm tra của sở chuyên ngành không nhỉ?
Quan điểm của tôi rằng, khi chủ đầu tư thực hiện thẩm tra thiết kế dự toán trước ngày Nghị định 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực và các công trình không thuộc phạm vi bắt buộc cơ quan nhà nước thẩm tra thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định; Trường hợp cần thiết thì thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở thẩm định (TT 03/2009/TT-BXD) thông qua hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu đó. Nhà thầu thẩm tra đó phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về kết quả thẩm tra của mình, trong trường hợp này chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả thẩm tra của mình trước khi phê duyệt thiết kế;
Đối với trường hợp sở chuyên ngành thẩm tra, các bác xem lại thử có quy định nào chủ đầu tư ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước không? Ông sở chuyên ngành thẩm tra có phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư không? ---> Nếu có thì không còn gì để nói và quá vô lý. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thẩm tra theo đúng hướng dẫn của các văn bản quy định thì chủ đầu tư căn cứ ban hành quyết định phê duyệt.
Đối với vấn đề bạn nói UBND huyện phê duyệt như thế nào thì tôi xin làm rõ thêm: Công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư công trình trường học từ nguồn Ngân sách huyện, giao cho Ban quản lý dự án xây dựng thực hiện quản lý dự án thực hiện hiện; BQLDA lập tờ trình đề nghị Sở Xây dựng thẩm tra theo đúng hướng dẫn của Nghị định 15/2013/NĐ_CP; Sau khi có kết quả thẩm tra của Sở chuyên ngành, BQLDA lập Tờ trình gửi phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật (hướng dẫn tại TT 03/2009/TT-BXD), sau khi phòng TC-KH thẩm định trình UBND huyện phê duyệt BCKTKT để triển khai thực hiện;
Theo cách hiểu của em là ý bác nói ở đây là sau khi nhận được kết quả thẩm tra của Sở Chuyên ngành thì BQLDA thực hiện thẩm định lại để trình phòng TC-KH thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật phải không nhỉ?
P/s: nguyendanghan: Tôi công tác ở vùng sâu vùng xa nên có thể chưa hiểu cụm từ Thẩm định - Thẩm tra như bác nói!
a)
b)
c)
d)
đ)
có nghĩa là việc thẩm tra của CQQLNN (c)cũng như việc thuê các tổ chức (đ) cũng chỉ là 1 trong những công việc phục vụ công tác thẩm định chứ không phải là thay thế công tác thẩm định.
Đối với các công trình vốn NSNN chúng tôi đã thực hiện tại Hà Nội thì sau khi có kết quả thẩm tra vẫn phải làm báo cáo thẩm định trước khi trình phê duyệt