Tại sao phải quét nhựa đường vào ống cống?

patience_gnr

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/9/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Tại sao ống cống BTCT sau khi đổ xong lại phải quét nhựa đường vào mặt ngoài (mình chưa thấy ai quét vào mặt trong)?
Liệu có phải để chống thấm? Nếu là chống thấm thì để chống thấm khỏi cái gì? Lớp BT có tác dụng chống thấm không?
Công tác này có thực sự cần thiết phải thực hiện không?
 

OldManChild

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/12/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Mình thấy ở nhiều công trình người ta quét nhựa đường vào ống cống, sau mố cầu trước khi đắp đất mục đích để chống thấm nước có thể ngấm vào làm rỉ cốt thép. Nói chung với yêu cầu về mác bê tông ở các công trình bình thường thì bê tông chỉ có tác dụng chống thấm ở mức độ nhất định thôi, trừ các công trình thủy công thì có thể mác bê tông có yêu cầu chống thấm tốt hơn. Do đó công tác này đối với các công trình có mác bê tông bình thường thì có quét vào cảm giác cũng yên tâm hơn một chút.
 

zualuoi

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/5/11
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Mình thấy ở nhiều công trình người ta quét nhựa đường vào ống cống, sau mố cầu trước khi đắp đất mục đích để chống thấm nước có thể ngấm vào làm rỉ cốt thép. Nói chung với yêu cầu về mác bê tông ở các công trình bình thường thì bê tông chỉ có tác dụng chống thấm ở mức độ nhất định thôi, trừ các công trình thủy công thì có thể mác bê tông có yêu cầu chống thấm tốt hơn. Do đó công tác này đối với các công trình có mác bê tông bình thường thì có quét vào cảm giác cũng yên tâm hơn một chút.
Không đúng, vì mặt trong cống tiếp xúc với nước nhiều hơn. lại không quét. mặt sau mố cầu cũng không có nước mà sợ ngấm :-w??? cái này chắc là có lý do khác :-w
 

hadungdl

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/11/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
tất nhiên là để chống thấm rồi.còn tại sao quét ngoài là vì rất khó chui vao quét ở bên trong ( chắc là vậy ), cần thiết là vì lỡ sau này nước ngấm vào làm hỏng kết cấu của cống ----> hỏng,sụp không biết đâu mà sửa----->quét là chắc ăn nhất.
 

zualuoi

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/5/11
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
tất nhiên là để chống thấm rồi.còn tại sao quét ngoài là vì rất khó chui vao quét ở bên trong ( chắc là vậy ), cần thiết là vì lỡ sau này nước ngấm vào làm hỏng kết cấu của cống ----> hỏng,sụp không biết đâu mà sửa----->quét là chắc ăn nhất.
Bó tay bạn này. bạn nhìn thấy cái cống bao giờ chưa. :)) mấy chú công nhân thường vào đó trú nắng trú mưa đấy bạn ạ. Quét được hết nhưng sao không quét trong nhỉ? Bên trong nhiều nước hơn:-w
 
Last edited by a moderator:

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Đương nhiên, việc quét nhựa đường vào ống cống là để chống thấm (bạn kiểm tra lại mã hiệu định mức AK.95100 (QĐ 1776/BXD-VP) sẽ thấy ghi rất rõ là quét nhựa đường chống thấm). Quy trình yêu cầu quét tối thiểu 2 lớp nhựa vào bề ngoài cống cống.

Với cống tròn, đúng là bên trong nhiều nước hơn nhưng không thường xuyên. Việc đất đắp bên ngoài và do có độ ẩm của đất nên quét bề ngoài cống là hợp lý. Nếu quét bên trong, dòng nước chảy qua cống cũng sẽ dần làm mất tác dụng của lớp nhựa đường này.
 

patience_gnr

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/9/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Đương nhiên, việc quét nhựa đường vào ống cống là để chống thấm (bạn kiểm tra lại mã hiệu định mức AK.95100 (QĐ 1776/BXD-VP) sẽ thấy ghi rất rõ là quét nhựa đường chống thấm). Quy trình yêu cầu quét tối thiểu 2 lớp nhựa vào bề ngoài cống cống.

Với cống tròn, đúng là bên trong nhiều nước hơn nhưng không thường xuyên. Việc đất đắp bên ngoài và do có độ ẩm của đất nên quét bề ngoài cống là hợp lý. Nếu quét bên trong, dòng nước chảy qua cống cũng sẽ dần làm mất tác dụng của lớp nhựa đường này.
- Vậy thì theo bác nó chống thấm cho cái gì?
- Tốc độ thẩm thấu càng cao khi áp lực dòng thấm càng lớn. Áp lực ở trong hay ở ngoài cống lớn hơn?
Có một bác kỹ sư cao niên nói với mình là: cái này là do Việt Nam học của Liên Xô, bên đấy cũng quét nhưng mà quét cả trong lẫn ngoài, bên đấy rất lạnh, ống cống không quét nhựa đường thì sẽ bị nước thấm vào lớp vỏ ngoài bê tông, sau đó kết tinh và phá vỡ lớp bê tông từ trong ra. Không biết bác ấy có chém không nữa. :(
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Tại sao ống cống BTCT sau khi đổ xong lại phải quét nhựa đường vào mặt ngoài (mình chưa thấy ai quét vào mặt trong)?
Liệu có phải để chống thấm? Nếu là chống thấm thì để chống thấm khỏi cái gì? Lớp BT có tác dụng chống thấm không?
Công tác này có thực sự cần thiết phải thực hiện không?

Chủ đề này là hay! Cũng mong mọi người tham gia ý kiến để hiểu rõ vấn đề nhỉ?

- Vậy thì theo bác nó chống thấm cho cái gì?
- Tốc độ thẩm thấu càng cao khi áp lực dòng thấm càng lớn. Áp lực ở trong hay ở ngoài cống lớn hơn?
Có một bác kỹ sư cao niên nói với mình là: cái này là do Việt Nam học của Liên Xô, bên đấy cũng quét nhưng mà quét cả trong lẫn ngoài, bên đấy rất lạnh, ống cống không quét nhựa đường thì sẽ bị nước thấm vào lớp vỏ ngoài bê tông, sau đó kết tinh và phá vỡ lớp bê tông từ trong ra. Không biết bác ấy có chém không nữa. :(
Về nguyên tắc dòng thấm cũng giống như "dòng nước" hay "dòng điện" cứ chỗ nào dễ ta đi nhỉ?
Như "dòng điện" chỗ nào có điện trở thấp ta phóng đi ầm ầm!
Còn riêng quét nhựa đường cống nó có tác dụng "Tổng hơp"
Rất mong mọi người cho ý kiến thêm!
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Vấn đề này chắc phải hỏi các bác bên GT TL chứ a e dân dụng thì bó tay... Tác dụng là như vậy nhưng chắc là học rồi làm theo Bên nước A nào đó... làm miết thế là quen thôi mà, thiếu thì cảm thấy khó chịu!
Vấn đề nó là hiển nhiên thôi mà, nước chảy đá mòn huống chi là lớp nhựa đường quét bên trong cống....hihi, nên kết luận là không nên quét bên trong ống cống! hihi
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Vấn đề này chắc phải hỏi các bác bên GT TL chứ a e dân dụng thì bó tay... Tác dụng là như vậy nhưng chắc là học rồi làm theo Bên nước A nào đó... làm miết thế là quen thôi mà, thiếu thì cảm thấy khó chịu!
Vấn đề nó là hiển nhiên thôi mà, nước chảy đá mòn huống chi là lớp nhựa đường quét bên trong cống....hihi, nên kết luận là không nên quét bên trong ống cống! hihi
Nói như chú thế thì nói là "tiết kiệm" đi cho nhanh!
Mấy khi có ông TVGS nào xuống ngó vào trong cái cống đâu mà biết nó có cần quét hay không. Nhìn từ xa đã thấy nó quét ở ngoài rồi! ( Chắc mẩm: Ừ nó quét nhựa đường rồi!) xong vào uống tiếp!
Lâu rồi thành quen! Rút kinh nghiệm lần trước tính tiền hớ. Để tiết kiệm công và vật liệu, nên chỉ có quét ngoài ống công thôi nhỉ?:D
 

zualuoi

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/5/11
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Vấn đề này chắc phải hỏi các bác bên GT TL chứ a e dân dụng thì bó tay... Tác dụng là như vậy nhưng chắc là học rồi làm theo Bên nước A nào đó... làm miết thế là quen thôi mà, thiếu thì cảm thấy khó chịu!
Vấn đề nó là hiển nhiên thôi mà, nước chảy đá mòn huống chi là lớp nhựa đường quét bên trong cống....hihi, nên kết luận là không nên quét bên trong ống cống! hihi
Hỏi mấy anh chị tư vấn họ nói là chống thấm...nhưng không tin lắm.
có thể nó là thế này, ngày trước có mấy bác thi công ẩu, đúc cống xong thấy mặt cống rỗ, phải trát lại bằng vữa xi măng, xấu quá thế là nghĩ ra cách này với mục đích che mắt tư vấn, sau này thấy hay thì truyền tai nhau áp dụng, vì làm cống cũng chẳng được bao nhiêu tiền nên có thêm hạng mục này để có thêm tí giá trị nữa ấy mà.
Không biết đúng không ? góp ý tiếp nhé
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Hỏi mấy anh chị tư vấn họ nói là chống thấm...nhưng không tin lắm.
có thể nó là thế này, ngày trước có mấy bác thi công ẩu, đúc cống xong thấy mặt cống rỗ, phải trát lại bằng vữa xi măng, xấu quá thế là nghĩ ra cách này với mục đích che mắt tư vấn, sau này thấy hay thì truyền tai nhau áp dụng, vì làm cống cũng chẳng được bao nhiêu tiền nên có thêm hạng mục này để có thêm tí giá trị nữa ấy mà.
Không biết đúng không ? góp ý tiếp nhé
Về vấn đề chống thấm thì đúng rồi chú ạ!
Chú nên tin đi!
Nhưng ngoài ra nó còn tác dụng khác nữa!
Che mắt tư vấn cũng là một trong các tác dụng khác đấy!
Còn việc truyền tai thì không mà truyền bằng giấy đàng hoàng!
Nếu mà nói là thêm ít tiền công quét nhựa đường thì chẳng đáng bao nhiêu! ít lắm. Thêu công nhân toàn bù lỗ thôi chú ạ!
Mọi người cho ý kiến thêm nhé!
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Tại sao ống cống BTCT sau khi đổ xong lại phải quét nhựa đường vào mặt ngoài (mình chưa thấy ai quét vào mặt trong)?
Liệu có phải để chống thấm? Nếu là chống thấm thì để chống thấm khỏi cái gì? Lớp BT có tác dụng chống thấm không?
Công tác này có thực sự cần thiết phải thực hiện không?

Quét nhựa đường vào ống cấp có tác dụng chống lại sự xâm thực, phá hoại của môi trường vào thành phần BT (Xi măng Portland, cốt thép) làm tăng tuổi thọ ống cống. Theo mình nên quét cả trong lẫn ngoài. Có thể do tiết kiệm hay thấy hay chưa thấy được sự cần thiết của nó nên các bác chỉ cho quét bên ngoài?
Còn vấn đề chống thấm thì chưa hẳn, BT có nhiều lỗ rỗng lắm, vả lại ngâm trong môi trường ẩm, nước ngập thì nó cũng sẽ thấm ít hay nhiều mà thôi.
Mấy dòng mạn đàm
 

zualuoi

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/5/11
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Cái này chỉ để che mắt thiên hạ thôi, không có tác dụng chống thấm vì bản thân mặt trong cống toàn nước ----(trích lời một chuyên gia xây dựng) tin chưa
 
Last edited by a moderator:

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Hỏi mấy anh chị tư vấn họ nói là chống thấm...nhưng không tin lắm.
có thể nó là thế này, ngày trước có mấy bác thi công ẩu, đúc cống xong thấy mặt cống rỗ, phải trát lại bằng vữa xi măng, xấu quá thế là nghĩ ra cách này với mục đích che mắt tư vấn, sau này thấy hay thì truyền tai nhau áp dụng, vì làm cống cũng chẳng được bao nhiêu tiền nên có thêm hạng mục này để có thêm tí giá trị nữa ấy mà.
Không biết đúng không ? góp ý tiếp nhé
Cũng có thể là như vậy nhưng nghe vẫn thế nào đó, cách giải thích và hiểu về vấn đề đơn giản này hoa ra lại là phức tạp nhỉ, có ai có ý kiến hay hơn thế này nữa không?

Về vấn đề chống thấm thì đúng rồi chú ạ!
Chú nên tin đi!
Nhưng ngoài ra nó còn tác dụng khác nữa!
Che mắt tư vấn cũng là một trong các tác dụng khác đấy!
Còn việc truyền tai thì không mà truyền bằng giấy đàng hoàng!
Nếu mà nói là thêm ít tiền công quét nhựa đường thì chẳng đáng bao nhiêu! ít lắm. Thêu công nhân toàn bù lỗ thôi chú ạ!
Mọi người cho ý kiến thêm nhé!
Lại còn đây nữa chứ! hịc
Quét nhựa đường vào ống cấp có tác dụng chống lại sự xâm thực, phá hoại của môi trường vào thành phần BT (Xi măng Portland, cốt thép) làm tăng tuổi thọ ống cống. Theo mình nên quét cả trong lẫn ngoài. Có thể do tiết kiệm hay thấy hay chưa thấy được sự cần thiết của nó nên các bác chỉ cho quét bên ngoài?
Còn vấn đề chống thấm thì chưa hẳn, BT có nhiều lỗ rỗng lắm, vả lại ngâm trong môi trường ẩm, nước ngập thì nó cũng sẽ thấm ít hay nhiều mà thôi.
Mấy dòng mạn đàm
Và kết quả là đây, nói chung vấn để giải thích chung của ae là để chống thấm..
Vậy là đa số vậy rồi, và cả trong quá trình thi công lẫn thiết kế cũng khẳng định là chống thấm vậy chúng ta thống nhất là: "Quét nhựa đường vào mặt ngoài cống là chống thấm bảo vệ cống"

Các bác thấy thế nào! Hay nhà ta ai có lý do khác để tổng hợp lại và ra kết quả cuối cùng về vấn đề này nha...
thanh_nhoc
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Quét nhựa đường vào ống cấp có tác dụng chống lại sự xâm thực, phá hoại của môi trường vào thành phần BT (Xi măng Portland, cốt thép) làm tăng tuổi thọ ống cống. Theo mình nên quét cả trong lẫn ngoài. Có thể do tiết kiệm hay thấy hay chưa thấy được sự cần thiết của nó nên các bác chỉ cho quét bên ngoài?
Còn vấn đề chống thấm thì chưa hẳn, BT có nhiều lỗ rỗng lắm, vả lại ngâm trong môi trường ẩm, nước ngập thì nó cũng sẽ thấm ít hay nhiều mà thôi.
Mấy dòng mạn đàm
Vậy sao chỉ có quét ngoài? Trong tiếp xúc với nước nhiều hơn sao lại không quét?
Nếu bê tông nhiều lỗ rỗng thì chẳng nhẽ khi đúc cống không đầm à? mà bây giờ người ta dùng phương pháp quay ly tâm rồi!
Vừa đẹp lại chắc, mịn khỏi chê!
 

zualuoi

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/5/11
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
bạn thanh_nhoc nói thế không được, vì nó vô lý, phải suy luận trên thực tiễn và chuyên môn, mình đúc rồi mình biết, đúc xong xấu lắm, phải quét vào mới đẹp. (Vấn đề là chúng ta đang đi tìm ra nguồn gốc vấn đề)
 
Last edited by a moderator:

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
bạn thanh_nhoc nói thế không được, vì nó vô lý, phải suy luận trên thực tiễn và chuyên môn, mình đúc rồi mình biết, đúc xong xấu lắm, phải quét vào mới đẹp, không được lấy số đông để bắt nạt số ít đâu
Chú đúc cái cống thôi cũng phải "che mắt thánh" không được! Đúc lại cái khác ngay!
Mà đi mua cho rẻ, bây giờ người ta đúc đầy ra. Công ty Bê tông nào chả đúc Bó vỉa và cống hay cột điện.
Đẹp miễn chê, giá rẻ!
Mang cái cống về TVGS sờ vào khen tấm tắc! Thế mà vẫn quét nhựa đường mặt ngoài! Thế mới hay!
Chống thấm thì rồi! Che mắt TVGS thì xem lại nhé! Còn tác dụng gì nữa?
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Câu trả lời của tôi có gì kg phải mà các Bác cứ nhặn xị lên thế? Quét nhựa đường kg phải chống lại sự xâm thực từ bên ngoài à? Xâm thực với chống thấm khác nhau đấy nhé!
 

zualuoi

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/5/11
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Em làm đường miền núi không mang được cống từ HN lên đâu bác ơi, bác xem lại đi, không phải lúc nào mua cũng rẻ đâu người đẹp ạ. mỗi lần bác chuyển được mấy cái cống, chi phí vận chuyển bao nhiêu, lập dự toán đi xem đúc hơn hay mua hơn.
 

Top