Tấm lợp lấy sáng: Cách chọn và các lưu ý khi lắp đặt Tấm Polycarbonate Rỗng

macbookpro

Thành viên mới
Tham gia
11/10/12
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, Tấm Polycarbonate (Tấm PC, Tấm lợp thông minh, Tấm lợp lấy sáng) được bán rất rộng rãi với nhiều thương hiệu khác nhau. Và sản phẩm này được ứng dụng nhiều trong: Mái lấy sáng, Vách ngăn, Cửa, Giếng trời, Bảng quảng cáo…



Nhờ các ưu điểm: Nhẹ, bền, dễ thi công lắp đặt, và có độ truyền sáng cao... Vì vậy, ngày càng có nhiều người biết đến và sử dụng như là vật liệu lấy sáng và trang trí. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp các công trình này không có chất lượng và độ thẩm mỹ như yêu cầu sau một thời gian sử dụng, như là: Tấm chuyển màu thành vàng úa, có hiện tượng đọng nước bên trong, Rêu và Bụi tích tụ, bị gãy, vỡ…

Có hai nguyên nhân chính giải thích cho các hiện tượng giảm chất lượng nhanh này:

A. Chất lượng Tấm Polycarbonate:

Trên thị trường có rất nhiều loại tấm khác nhau được nhập từ nhiều nước khác nhau với chất lượng khác nhau tùy theo giá thành của tấm. Thông thường đối với công trình xây dựng, tuổi thọ của Tấm Polycarbonate phải đạt ít nhất từ 5 đến 10 năm. Tuy vậy, hiện rất nhiều Tấm chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng sử dụng ngoài trời trong thời gian dài này. Lí do chính là chất lượng lớp UV không đều và mỏng, đồng thời hàm lượng nhựa PC nguyên sinh sử dụng trong sản xuất tấm thấp giúp giảm giá thành sản xuất tấm, dẫn đến chất lượng tấm không đảm bảo.

600x400-images-stories-anh-1.jpg

Hình 1: Tấm Polycarbonate có lớp phủ UV không đủ tiêu chuẩn, làm cho tấm bị lão hóa nhanh


B. Phương pháp thi công và lắp đặt tấm chưa đúng:


Bộ Phận Kỹ Thuật của công ty GREEN ROOFING đưa ra một số khuyến nghị của trong thiết kế và thi công Tấm PC trong các công trình mái lấy sáng, để giúp các bạn có một công trình mang tính thẩm mỹ và bền đẹp theo thời gian.

a, Chọn Tấm Polycarbonate: Chọn loại tấm có lớp UV theo tiêu chuẩn chịu thời thiết. Độ dày tấm phù hợp với cấu trúc khung xương hệ mái và khả năng chịu lực của mái, chủ yếu là tải trọng chịu gió thổi.

b, Khi thiết kế mái với Tấm PC: Yêu cầu độ nghiên của mái thiểu 90mm/m. Với độ nghiên, sẽ giúp nước mưa sẽ thoát tốt và nhanh, đồng thời giúp mái tự vệ sinh bởi nước mưa và giảm việc vệ sinh mái lấy sáng. Hướng tấm PC nên đặt theo hướng nước chảy.

c, Khi thiết kế khẩu độ mái (khoảng cách đà ngang và dọc), cần tính đến độ chịu tải của tấm PC theo độ dày, và yêu cầu chịu tải của công trình.

600x400-images-stories-anh-2.jpg

Hình 2: Kết cấu mái không chính xác, xuất hiện đọng nước


d. Trong quá trình lắp đặt: Tránh việc bước trực tiếp lên Tấm, vì sẽ làm bề mặt tấm và lớp UV bị sướt làm giảm tuổi thọ tấm. Và màng nhựa PE bảo vệ bề mặt tấm cần giữ nguyên cho đến khi lắp đặt xong mới bóc ra (Yêu cầu bóc ra trong 24h sau khi lắp đặt)


e, Tránh sử dụng keo Silicon để kết nối hai tấm, vì sẽ hạn chế khả năng giản nỡ nhiệt của Tấm và gây ra hiện tượng tạo ứng suất trong Tấm, và làm gãy và vỡ Tấm sau một thời gian sử dụng.

f, Để tránh hiện tượng đóng rêu và tích tụ bụi bên trong tấm, khi lắp đặt nên sử dụng băng keo bịt hai đầu tấm.

600x400-images-stories-anh-3.jpg

Hình 3: Tấm lắp đặt không sử dụng băng keo bịt đầu, mái có hiện tượng bám rêu và tích bụi


g, Các loại keo và hóa chất sử dụng khi tiếp xúc với Tấm nên sử dụng loại có hoạt tính: trung tính, để không ảnh hưởng đến cấu trúc hóa học của vật liệu.


www.greenroofing.vn
 

TranTuanEpower99

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
23/4/18
Bài viết
18
Điểm thành tích
1
Tuổi
29
Nơi ở
Hà Nội
em cũng đang muốn sử dụng tấm lợp mái lấy sáng polycarbonate này để sử dụng cho công trình của gia đình mình nhưng em đang phân vân chưa trong cách vận chuyển cũng như bảo quản vật liệu do nhà mình có diện tích tương đối hẹp. các bác có cao kiến gì giúp em với à?
 

extraordinary18

Thành viên mới
Tham gia
9/6/19
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
31
Nơi ở
tphcm
Mình thấy tấm lợp sợi thủy tinh FRP bền hơn nhiều, xài thử thằng tolelight này, vừa lợp lấy sáng, vừa kháng hóa chất:
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top