Thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế

  • Khởi xướng minhtuan
  • Ngày gửi
M

minhtuong

Guest
Tôi có ý kiến thế này, bạn xem sao nhé:
“Thẩm tra dự án là công việc thuộc công tác tư vấn đầu tư xây dựng, được thực hiện đối với những dự án mà Chủ đầu tư phải thuê các tổ chức cá nhân đủ năng lực để thẩm tra trước khi phê duyệt”. Bộ Xây dựng trả lời như vậy, theo tôi:
Đó là những dự án đầu tư do chủ đầu tư tự phê duyệt.

Với dự án do chủ đầu tư tự phê duyệt thì đúng vậy rồi. Thế còn dự án vốn NN, do người có thẩm quyền phê duyệt nhưng người có thẩm quyền không đủ khả năng thẩm định dự án (dự án đặc biệt, chưa có kinh nghiệm,...) thì thế nào ? Khi đấy chủ đầu tư thuê tư vấn hay người có thẩm quyền thuê tư vấn để thẩm tra? Theo Nghị định 99, tại điều 6:
Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra
Câu trên được hiểu là người quyết định đầu tư có thể thẩm định nhưng cũng có thể thuê cá nhân, tổ chức để thẩm tra?
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về việc xác định chi phí thẩm tra dự án đầu tư

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Tài chính đã nhận được câu hỏi của công dân Lê Thời Hữu, địa chỉ Email (lethoihuu@gmail.com) hỏi: "Theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD có hạng mục chi phí thẩm tra dự án đầu tư. Vậy xin cho biết chi phí này được tính như thế nào?". Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:

Trường hợp cơ quan thẩm định dự án không đủ điều kiện năng lực để thẩm định dự án đầu tư có thể thuê đơn vị hoặc cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thực hiện công việc thẩm tra này. Chi phí thẩm tra dự án đầu tư là chi phí thành phần thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Bạn có thể xác định chi phí này bằng cách lập dự toán hoặc tham khảo Thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính.

Vụ Kinh tế Tài chính
 

hauktxd31

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Về dự án đầu tư

Khi lập dự án đầu tư (DADT) có cần phải thuê tư vấn thẩm tra thực hiện công tác thẩm tra dự án đầu tư trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt. Nếu cần thi quy định này ở đâu. Xin các chuyên gia chi gúp. Gấp Gấp Gấp. Chào!
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Khi lập dự án đầu tư (DADT) có cần phải thuê tư vấn thẩm tra thực hiện công tác thẩm tra dự án đầu tư trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt. Nếu cần thi quy định này ở đâu. Xin các chuyên gia chi gúp. Gấp Gấp Gấp. Chào!

Chủ đầu tư có thể tự thẩm định nếu đủ năng lực! Hoặc thuê tư vẫn thẩm tra!
Trong nghị định 99 có nêu
2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.
Khoản 4 điều 16 nghị định 16
4. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư, việc thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán có thể thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này.

Thân chào bạn!
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Bạn tìm hiểu thêm quy định về lập , thẩm định ( thẩm tra) Dự án đầu tư tại Thông tư 02/2007/TT-BXD.
 

File đính kèm

  • TT 02.2007 Huong dan lap, tham dinh du an dau tu , GPXD.doc
    182 KB · Đọc: 649
P

phamconghanh

Guest
Khi lập dự án đầu tư (DADT) có cần phải thuê tư vấn thẩm tra thực hiện công tác thẩm tra dự án đầu tư trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt. Nếu cần thi quy định này ở đâu. Xin cá

Nếu Đơn vị( Chủ đầu tư) có khả năng tự thẩm tra trước khi trình người, tổ chức phê duyệt DA thì không cần thuê tỏ chức( cá nhân ) thẩm tra DA.
Tìm hiểu Nghị đinh 99/NĐ-CP ngày 13/6/2007. Chúc thành công!
 
L

lestrong

Guest
Nếu Đơn vị( Chủ đầu tư) có khả năng tự thẩm tra trước khi trình người, tổ chức phê duyệt DA thì không cần thuê tỏ chức( cá nhân ) thẩm tra DA.
Tìm hiểu Nghị đinh 99/NĐ-CP ngày 13/6/2007. Chúc thành công!
Về vấn đề phê duyệt Da đầu tư đã được quy địh rõ trong Luật Xây dựng, Nghị định 16, 112; và rõ ràng nhất trong TT02/2007-BXD.
Lưu ý bác là việc phân cấp thẩm định DA ko phải là do Chủ đầu tư thẩm định; việc phân cấp thẩm định DA do đơn vị đầu mối thẩm định của cấp có thẩm quyền phê duyệt, bạn đọc tại Mục 5, Điều 1 Nghị định 112/CP nhé.
Thân ái!
 
D

dinhgia81

Guest
Vậy mọi người cho hoi, lập bao cáo dự án đầu tư chu đầu tư có thể tự làm hay không, hay phải thuê đơn vị có tư cách pháp nhân, Trường hợp CĐT có thể làm thì phải đạt yêu cầu gì? tư cách người lập, tư cách pháp nhân của công ty, công ty đó hay CDT có cần thiết phải có chức năng lập báo cáo đầu tư trong giay phép kinh doanh hay giấp phép nào khác khong.
Cám ơn .
 
M

minhtuong

Guest
Vậy mọi người cho hoi, lập bao cáo dự án đầu tư chu đầu tư có thể tự làm hay không, hay phải thuê đơn vị có tư cách pháp nhân, Trường hợp CĐT có thể làm thì phải đạt yêu cầu gì? tư cách người lập, tư cách pháp nhân của công ty, công ty đó hay CDT có cần thiết phải có chức năng lập báo cáo đầu tư trong giay phép kinh doanh hay giấp phép nào khác khong.
Cám ơn .

Chưa thấy có qui định về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập báo cáo đầu tư XD công trình để chủ đầu tư trình xin thông qua chủ trương và xin phép đầu tư. Tuy nhiên, theo nội dung của báo cáo đầu tư thì chỉ có chủ đầu tư hay tư vấn có đủ điều kiện năng lực mới lập được.
Nội dung báo cáo đầu tư theo điều 4 Nghị định 16CP:
2. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
a)Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.

Vậy, theo mình thì nên thuê tổ chức tư vấn có đủe điều kiện năng lực lập dự án đầu tư để lập báo cáo đầu tư để cho chủ đầu tư trình.
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Theo nghị định 99 và TT05-BXD những vấn đề nào chưa có định mức hoặc định mức không phù hợp thi đơn vị tư vấn có thể lập dự toán và trình Chủ đầu tư phê duyệt. Nhưng lại có vấn đề là chủ đầu tư không có năng lực để duyệt và có duyệt thì Kho Bạc và Tài Chính cũng khó chấp nhận. Chính vì vậy theo tôi chỉ có cách vận dụng theo định mức thẩm tra dự toán hoặc thỏa thuận với nhau một khoản chi phí cần thiết rồi thực hiện thôi
 
M

minhtuong

Guest
Theo nghị định 99 và TT05-BXD những vấn đề nào chưa có định mức hoặc định mức không phù hợp thi đơn vị tư vấn có thể lập dự toán và trình Chủ đầu tư phê duyệt. Nhưng lại có vấn đề là chủ đầu tư không có năng lực để duyệt và có duyệt thì Kho Bạc và Tài Chính cũng khó chấp nhận. Chính vì vậy theo tôi chỉ có cách vận dụng theo định mức thẩm tra dự toán hoặc thỏa thuận với nhau một khoản chi phí cần thiết rồi thực hiện thôi

Nếu chủ đầu tư không có năng lực thì thuê tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt bạn à.
 
D

dinhthong_08

Guest
Thẩm định dự án đầu tư !

Em đang thẩm định một dự án mua sắm thiết bị nhỏ thôi (dưới 1 tỷ) tuy nhiên hiện nay em đang khó khăn trong việc áp dụng các văn bản pháp luật. Theo em biết hiện nay các dự án đầu tư xây dựng thì đã có hệ thống văn bản hướng dẫn riêng như ND 16, ND 112, ND 99... còn các dự án đầu tư khác vẫn thực hiện theo Nghị định 52/1999 tuy nhiên các văn bản hướng dẫn về lập quản lý chi phí thì em không biết thực hiện theo van bản nào ? bác nào biết chỉ cho em với em đang rất cần...
 
D

dinhthong_08

Guest
Cám ơn bác đã chỉ dẫn cho em !

Em cũng đã đọc nội dung đó của Bộ Xây dựng rồi, tuy nhiên đấy mới chỉ là chi phí QLDA và thực sự khi thực hiện theo HD đó cũng không phải dễ, còn một loạt các chi phí khác như: lập báo cáo đầu tư, chi phí giám sát lắp đạt thiết bị, thẩm định dự toán,... thì biết lấy định mức, hướng dẫn ở đâu ? Lấy định mức theo các văn bản về đầu tư xây dựng thì không hợp lý.... các bác xem tiếp tục giúp em với
 
P

phutt

Guest
Lập hồ sơ thẩm định giá

Xin hòi có anh, chi nào biet cach lập hồ sơ thẩm định giá, xin chỉ giúp. Nếu có mẫu cho xin.
Cám ơn nhiều
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
I.Nội dung hồ sơ thẩm định giá:
Nội dung hồ sơ thẩm định giá phụ thuộc vào mục đích thẩm định giá và loại hình tài sản cần thẩm định giá. Nội dung cơ bản hồ sơ thẩm định giá bao gồm:

-Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ.
-Những thông tin về khách hàng yêu cầu thẩm định.
-Thư mời thẩm định.
-Hợp đồng thẩm định ký kết giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng.
-Những phân tích, đánh giá của thẩm định viên về những vấn đề thẩm định giá liên quan.
-Những ý kiến trưng cầu tư vấn về các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý liên quan đến tài sản cần thẩm định giá (nếu có).
-Báo cáo kết quả thẩm định giá tài sản và phụ lục kèm theo báo cáo.
-Chứng thư thẩm định giá.
-Biên bản thanh lý hợp đồng thẩm định giữa doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và khách hàng.

II. Các phương pháp thẩm định giá:
1. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp so sánh chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản có giao dịch, mua, bán phổ biến trên thị trường.
2. Phương pháp chi phí:
Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp chi phí chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản chuyên dùng, ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường; tài sản đã qua sử dụng; tài sản không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh.
3. Phương pháp thu nhập:
Phương pháp thu nhập (hay còn gọi là phương pháp đầu tư) là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản cần thẩm định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản (quá trình chuyển đổi này còn được gọi là quá trình vốn hoá thu nhập) để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp thu nhập chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá tài sản đầu tư (bất động sản, động sản, doanh nghiệp, tài chính) mà tài sản đó có khả năng tạo ra thu nhập trong tương lai và đã xác định tỷ lệ vốn hoá thu nhập.
4. Phương pháp thặng dư:
Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá mà giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá được xác định giá trị vốn hiện có trên cơ sở ước tính bằng cách lấy giá trị ước tính của sự phát triển giả định của tài sản trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó.
Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá bất động sản có tiềm năng phát triển.
5. Phương pháp lợi nhuận:
Phương pháp lợi nhuận là phương pháp thẩm định giá dựa trên khả năng sinh lợi của việc sử dụng tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp lợi nhuận chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản mà việc so sánh với những tài sản tương tự gặp khó khăn do giá trị của tài sản chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản như khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu bóng,…
6. Các phương pháp thẩm định giá theo thông lệ quốc tế khác (nếu có) phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi áp dụng.
 
Last edited by a moderator:

lemanh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
21/2/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
thẩm định giá

Mình có tài liệu này, hơi cũ nhưng xài tạm được. Tài liệu của một công ty có uy tín trên thị trường đó.
 
Last edited by a moderator:
P

phamthanh1976

Guest
Tốt nhất là bạn liên hệ với sở điện lực nơi bạn làm dự án đó cắt nguyên phần việc về đường dây và trạm đó cho họ để họ thiết kế,thẩm định và lẽ dĩ nhiên là sau này là họ thi công ( vì mấy ông điện lực này vẫn độc quyền mà ) kiểu gì rồi vẫn fải qua tay họ.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Đối với trường hợp này, các dự án của mình thường đưa cho Sở công nghiệp thẩm tra TKKT - TDT rồi làm việc với Đơn vị quản lý điện khu vực để giao cho họ làm luôn vì nó khá lằng nhằng khi xin cấp nguồn, điểm đấu nối, giám sát chất lượng nếu mình tự làm lấy.
 

chaungm

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/5/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
Thẩm tra TKCS

Theo mình thì bạn có thể thuê 1 đơn vị thẩm tra có chức năng hành nghề nhưng ngoài ra còn phải làm việc với Điện lực sở tại về thỏa thuận điểm đấu nối và một số giải pháp kỹ thuật khi đấu nối công trình vào lưới điện họ đang quản lý. Vì vậy tiện nhất là thuê Điện lực thẩm tra luôn (họ có chức năng này đấy), giá cả thì theo định mức của Nhà nước thôi. Còn việc chọn nhà thầu thi công thì tuỳ bạn thôi chứ không phải chọn Điện lực đâu, Điện lực chỉ độc quyền bán điện thôi chứ họ có làm bậy gì đâu mà mình cứ có ác cảm. Nếu cứ nghĩ độc quyền thì có thể làm bậy thì loạn lên hết à, thế thì ngành điện vào khám hết à.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top