Bạn nói đúng ở chỗ chữ in đậm, còn đoạn chữ nghiêng theo tôi không có nghĩa gì cả. Hệ số này áp dụng khi đơn vị Tư vấn chỉ thiết kế 1 hạng mục trong công trình đó, còn các hạng mục khác do đơn vị khác thiết kế. Xin mời ý kiến các bạn khác.
Có thể cách diễn đạt của mình hơi rối rắm (vì đang giật mình
)
Xin trao đổi lại như sau (mục tiêu là quan tâm đến khía cạnh kinh doanh dịch vụ tư vấn)
Ví dụ, có một công trình A, gồm 3 hạng mục A1, A2, A3. Sẽ có nhiều kịch bản xảy ra:
Trường hợp 1: Làm trước Hạng mục A1; A2+A3 chưa làm:
Chi phí thiết kế A1 = (CPXDA1) x (Định mức tính trên CPXDA1) x 0,9
Trường hợp 2: Làm đồng thời tất cả 3 hạng mục, 1 đơn vị thiết kế
Chi phí thiết kế A1+A2+A3 = (CPXDA1+A2+A3) x (Định mức tính trên CPXDA1+A2+A3)
===> Chi phí thiết kế phần A1 = (CPXDA1) x (Định mức tính trên CPXDA1+A2+A3)
Như vậy, hầu như cùng làm công việc như nhau (Do công năng riêng, độc lập trong công trình, nên tính chất độc lập thiết kế rất cao). Nhưng chi phí thiết kế lại hoàn toàn khác nhau? Để cho không khác nhau thì:
(Định mức tính trên CPXDA1) x 0,9 = (Định mức tính trên CPXDA1+A2+A3)
(Định mức tính trên CPXDA1) > (Định mức tính trên CPXDA1+A2+A3): cái này còn tùy loại công trình/hạng mục
Thực tế bạn thừa hiểu những tư vấn chuyên ngành khi tham gia công trình xây dựng dân dụng chỉ luôn tư vấn Hạng mục, chứ không thể là tư vấn Công trình (ví dụ: tư vấn điện, tư vấn nước...). Như vậy, phòng thiết kế điện trong Công ty tư vấn xây dựng sẽ ăn định mức cao hơn Công ty điện chuyên ngành, ngoài ra có nhiều vấn đề khác tương tự.
Từ đó, theo mình chúng ta nên bàn theo hướng thực tiễn hơn:
- Nếu đứng dưới góc độ Chủ đầu tư, thuê tư vấn như thế nào là rẻ nhất (theo công văn 1751): thuê tổng thể, hay thuê từng tư vấn?
- Nếu đứng dưới góc độ Tư vấn, hợp đồng theo kiểu gì là lợi nhất?
(có thực sự có chênh lệch hay không, chênh lệch nếu có có lớn không)?