Thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế

  • Khởi xướng Khởi xướng minhtuan
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
Theo mình thì bạn có thể thuê 1 đơn vị thẩm tra có chức năng hành nghề nhưng ngoài ra còn phải làm việc với Điện lực sở tại về thỏa thuận điểm đấu nối và một số giải pháp kỹ thuật khi đấu nối công trình vào lưới điện họ đang quản lý. Vì vậy tiện nhất là thuê Điện lực thẩm tra luôn (họ có chức năng này đấy), giá cả thì theo định mức của Nhà nước thôi. Còn việc chọn nhà thầu thi công thì tuỳ bạn thôi chứ không phải chọn Điện lực đâu, Điện lực chỉ độc quyền bán điện thôi chứ họ có làm bậy gì đâu mà mình cứ có ác cảm. Nếu cứ nghĩ độc quyền thì có thể làm bậy thì loạn lên hết à, thế thì ngành điện vào khám hết à.

Họ không làm bậy nhưng gây khó khăn cho mình; Để đấu nối được thì cũng mệt lắm. Tốt nhất nhờ họ làm từ A-Z, mình chỉ giám sát và thanh toán tiền thôi. Độc quyền!
 
Theo mình thì khi Chủ đầu tư lập dự án đã thuê tư vấn làm vậy không có 'chi phí thẩm tra dự án' . các bạn cho ý kiến thêm

Theo mình thì không có qui định pháp luật về thuê tư vấn thẩm tra dự án không có nghĩa là không có thẩm tra dự án. Vì không có văn bản pháp luật cấm điều này. Có những dự án mới, phức tạp, chưa có kinh nghiệm thì việc mời các chuyên gia đầu ngành cùng tham gia thẩm định cũng là một hình thức thuê tư vấn (cá nhân) thẩm tra đấy thôi. Với các dự án không phải vốn ngân sách thì việc thuê tư vấn thẩm tra dự án là việc bình thường.
 
Theo mình thì như thế này:
Thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình gồm có 2 phần:
1. Thẩm định dự án đầu tư: Lệ phí này lấy theo thông tư 109/2000/TT-BTC
2. Thẩm định thiết kế cơ sở: Phí này lấy bằng lệ phí Thẩm định dự án đầu tư (theo công văn số 5361/BTC-CST).
Còn chi phí thẩm tra Dự án đầu tư thì mình chưa thấy quy định chổ nào cả, nhưng mình thấy thường là như thế này:
1. Thẩm định dự án thì có đơn vị đầu mối thẩm định (thuộc người quyết định đầu tư) tổ chức thẩm định.
2. Thẩm định TKCS: Nếu Đơn vị thẩm định TKCS không đủ năng lực để kiểm tra thì có thể thuê 1 đơn vị tư vấn để thẩm tra TKCS, chi phí thẩm tra này do đơn vị Thẩm định TKCS thỏa thuận với đơn vị thẩm tra trên cơ sở "Phí thẩm định Thiết kế cơ sở".
Các bạn góp ý thêm nhé.

Theo mình hiểu thì lệ phí thẩm định dự án được thu trong trường hợp dự án có vốn ngân sách và đơn vị thẩm định dự án là cơ quan nhà nước (VD như dự án vốn NS thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của các Bộ). Khi cơ quan nhà nước thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư sẽ thu lệ phí thẩm định. Khoản lệ phí này phải có chứng từ và được sử dụng theo đúng quy định về phí và lệ phí. Còn đối với các dự án không thuộc vốn ngân sách thì khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án không thể thu lệ phí thẩm định được. Và chi phí cho phần việc này đến nay mình vẫn không biết phải tính thế nào. Chẳng nhẽ người có thẩm quyền quyết định đầu tư mà có năng lực tự thẩm định lại thẩm định không công cho dự án.
Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?
 
Theo mình hiểu thì lệ phí thẩm định dự án được thu trong trường hợp dự án có vốn ngân sách và đơn vị thẩm định dự án là cơ quan nhà nước (VD như dự án vốn NS thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của các Bộ). Khi cơ quan nhà nước thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư sẽ thu lệ phí thẩm định. Khoản lệ phí này phải có chứng từ và được sử dụng theo đúng quy định về phí và lệ phí. Còn đối với các dự án không thuộc vốn ngân sách thì khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án không thể thu lệ phí thẩm định được. Và chi phí cho phần việc này đến nay mình vẫn không biết phải tính thế nào. Chẳng nhẽ người có thẩm quyền quyết định đầu tư mà có năng lực tự thẩm định lại thẩm định không công cho dự án.
Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Thế thì theo các bạn: Đối với những dự án có nguồn vốn khác, khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư không có năng lực thẩm định thì như thế nào?

Theo mình thì phải đi thuê chuyên gia hay 1 đơn vị tư vấn nào đó thôi, còn nếu mình đủ năng lực thì mình tự thẩm định, vậy thì khi đó mình được lấy phần chi phí mà lẽ ra phải đi thuê đơn vị khác đó chứ!
 
Lập và thẩm định dự án

Bước đầu tham gia lập và phân tích dự án đầu tư, mong các admin và tiền bối cung cấp cho Em tài liệu có nội dung sau: Lập và thẩm định dự án đầu tư bất động sản, đầu tư dây chuyền sản xuất gạch tuynel (word và exell). Những lưu ý khi lập phương án tài chính của dự án trên
Xin cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
Thế thì theo các bạn: Đối với những dự án có nguồn vốn khác, khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư không có năng lực thẩm định thì như thế nào?

Theo mình thì phải đi thuê chuyên gia hay 1 đơn vị tư vấn nào đó thôi, còn nếu mình đủ năng lực thì mình tự thẩm định, vậy thì khi đó mình được lấy phần chi phí mà lẽ ra phải đi thuê đơn vị khác đó chứ!

Vậy theo bạn khi Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự thẩm định dự án thì phí thẩm định dự án này sẽ được xác định thế nào?, chi tiêu thế nào?, và hạch toán ra làm sao?
 
Vậy theo bạn khi Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự thẩm định dự án thì phí thẩm định dự án này sẽ được xác định thế nào?, chi tiêu thế nào?, và hạch toán ra làm sao?

+ Theo mình thì phí thẩm định dự án vẫn xác định dựa trên TT109 thôi.
+ Chi tiêu thì TT109 cũng nói rất rõ:
-Chi trả thù lao cho đối tượng trực tiếp tham gia thẩm định, bao gồm cả các đối tượng thuộc các cơ quan khác tham gia thẩm định.
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc;
- Chi vật tư văn phòng;
- Chi công tác phí;
- Chi sửa chữa tài sản, máy móc thiết bị;
...........
+ Và hoạch toán: khi đó Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cũng sẽ là Cơ quan tổ chức thu lệ phí thẩm định đầu tư và cũng vẫn phải thực hiện theo TT109.
 
+ Theo mình thì phí thẩm định dự án vẫn xác định dựa trên TT109 thôi.
+ Chi tiêu thì TT109 cũng nói rất rõ:
-Chi trả thù lao cho đối tượng trực tiếp tham gia thẩm định, bao gồm cả các đối tượng thuộc các cơ quan khác tham gia thẩm định.
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc;
- Chi vật tư văn phòng;
- Chi công tác phí;
- Chi sửa chữa tài sản, máy móc thiết bị;
...........
+ Và hoạch toán: khi đó Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cũng sẽ là Cơ quan tổ chức thu lệ phí thẩm định đầu tư và cũng vẫn phải thực hiện theo TT109.

Theo pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của UBTVQH thì "Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này". Do đó theo mình hiểu thì chỉ các cơ quan phục vụ cho công tác quản lý mới được thu, và khi thu sẽ phải cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Như vậy chủ đầu tư đâu thể vừa thu vừa chi như vậy. Theo bạn thì thế nào?
 
Theo pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của UBTVQH thì "Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này". Do đó theo mình hiểu thì chỉ các cơ quan phục vụ cho công tác quản lý mới được thu, và khi thu sẽ phải cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Như vậy chủ đầu tư đâu thể vừa thu vừa chi như vậy. Theo bạn thì thế nào?

Cho mình hỏi đơn vị bạn thuộc đơn vị nào dưới đây:
"Chủ đầu tư có trách nhiệm lập và gửi hồ sơ dự án tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án để tổ chức thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt"
 
Cho mình hỏi đơn vị bạn thuộc đơn vị nào dưới đây:
"Chủ đầu tư có trách nhiệm lập và gửi hồ sơ dự án tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án để tổ chức thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt"

Dự án mình đang làm là một dự án Khu nhà ở. Mình ở BQLDA. Công ty là Chủ đầu tư. Cấp có thẩm quyền phê duyệt là Hội đồng quản trị Công ty. Nhưng cái này đâu quan trọng nhỉ?
 
Dự án mình đang làm là một dự án Khu nhà ở. Mình ở BQLDA. Công ty là Chủ đầu tư. Cấp có thẩm quyền phê duyệt là Hội đồng quản trị Công ty. Nhưng cái này đâu quan trọng nhỉ?

Đối với dự án của bạn mình có ý kiến thế này nhé:
Trong phần chi phí khác của TMDT bạn thay tên gọi "lệ phí thẩm định dự án" bằng "chi phí thẩm định dự án", (còn cách tính tốt nhất vẫn lấy theo TT109), và đơn vị được Hội đồng quản trị chọn làm cơ quan đầu mối thẩm định (rất có thể là BQLDA của bạn) thì lấy chi phí này để tiến hành tổ chức thẩm định. Người có thẩm quyền thẩm định dự án của bạn là HĐQT không phải là cơ quan nhà nước, do vậy mà không cần phải thu, nộp lệ phí thẩm định.
Mong các bạn tham gia góp ý thêm.
 
Chi phí thẩm tra được tính khi bạn thuê một đơn vị tư vấn nào đó để thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, phí này được gọi là chi phí thẩm tra, cách tính được quy định theo 1751, không có chi phí thẩm định, mà gọi là lệ phí thẩm định, được tính theo TT109 và chỉ những đơn vị nhà nước (các Sở, ngành).
 
Last edited by a moderator:
Mẫu báo cáo thẩm tra DAĐT công trình thủy điện!

Chào các bạn!

Mình là chuyên viên của 1 công ty Tư vấn quản lý dự án!

Hiện mình được giao thẩm định đề cương dự toán dự án đầu tư của một công trình thủy điện do đơn vị tư vấn lập.

Nội dung thẩm định thì mình đã lập căn cứ theo NĐ16, tuy nhiên có nhiều chỗ còn mắc. Bạn nào có kinh nghiệm vui lòng cung cấp cho mình quy trình thẩm tra các hạng mục trong báo cáo nhé.
Về mẫu báo cáo, mình đã làm nhưng trưởng phòng lại nói không đúng theo mẫu. Mình đã tìm trong trang web của Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch đầu tư... nhưng không tìm thấy mẫu này!
Nếu có thể thì cung cấp cho mình mẫu báo cáo thẩm định, thẩm tra của công trình cùng loại nhé. Thanks!:">
 
Mẫu báo cáo thẩm định dự án

Bạn có thể tìm thấy nó trong TT 02/2007/TT-BXD mà tôi đính kèm theo đây. Chúc bạn sớm hoàn thành công việc
 
Last edited by a moderator:
Lệ phí thẩm định DA ĐT

Mình đang rất cần một văn bản hướng dẫn cách tính lệ phí thẩm định dự án đầu tư, Bác nào biết thì cứu mình với.
 
Mình đang rất cần một văn bản hướng dẫn cách tính lệ phí thẩm định dự án đầu tư, Bác nào biết thì cứu mình với.

Chào bạn!
Vẫn làm theo thông tư 109/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính!

Hiện nay trên diễn đàn có thông tư này và cả phần phụ lục!
 
lệ phí thẩm định DA

Làm lệ phí thẩm định dự án theo 109 của bộ tài chính từ năm 2000
nhưng bây giờ mình đang làm theo nghị định 99 và văn bản 1757. Thế bộ tài chính chưa có văn bản mới sao.
 
Trước khi có nghị định 112/NĐ-CP bạn phải qua Sở công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở (những vẫn phải thuê thẩm tra). Nhưng ở thời điểm này thì không cần, chỉ cần thuê đơn vị có đủ năng lực thẩm tra là được.

Bạn có thể giải thích kỹ hơn về điều này không? Mình đã xem trong nghị định 112 không có điều nào nói về việc này.
Mình đang làm một công trình hạ tầng, bao gồm hạng mục điện chiếu sáng. (Báo cáo KTKT do Huyện phê duyệt) Hồ sơ điện vẫn phải gửi lên Sở Công nghiệp thẩm tra. Họ còn đòi đơn vị tư vấn phải có "Giấy phép hành nghề điện" (hay gọi là gì đó), ngoài giấy phép kinh doanh lĩnh vực tư vấn thiết kế điện ra.
 
Bạn có thể giải thích kỹ hơn về điều này không? Mình đã xem trong nghị định 112 không có điều nào nói về việc này.
Mình đang làm một công trình hạ tầng, bao gồm hạng mục điện chiếu sáng. (Báo cáo KTKT do Huyện phê duyệt) Hồ sơ điện vẫn phải gửi lên Sở Công nghiệp thẩm tra. Họ còn đòi đơn vị tư vấn phải có "Giấy phép hành nghề điện" (hay gọi là gì đó), ngoài giấy phép kinh doanh lĩnh vực tư vấn thiết kế điện ra.

Trước đây theo nghị định 16/CP: với công trình chỉ lập BCKTKT thì trước khi phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật thì phải qua Sở công nghiệp thẩm định TKBVTC (thẩm như TKCS) còn bây giờ theo NĐ 112/CP thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định TKBVTC để người quyết định đầu tư phê duyệt BCKTKT. Chính vì điều này mà những dự án lập BCKTKT thì không cần phải qua Sở CN để thẩm định. (Đơn vị TK điện phải có giấy phép hành nghề và chủ trì phải có chứng chỉ thiết kế, họ đòi thế là đúng)
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top