Thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế

  • Khởi xướng Khởi xướng minhtuan
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
Mình xin phép được bổ sung ý của bạn hongngan99 1 chút. Mình thấy vấn đề này còn phụ thuộc vào nguồn vốn.
  • Nếu là vốn đầu tư phát triển, vốn tự có của công ty thì mình đồng ý hoàn toàn với ý kiến bạn hongngan99.
  • Nhưng đối với công trình vốn ngân sách thì còn phải phụ thuộc vào các văn bản của mỗi tỉnh nữa. Thường đối với các công trình này thì phải qua các Sở chuyên ngành thẩm định.
 
Làm lệ phí thẩm định dự án theo 109 của bộ tài chính từ năm 2000
nhưng bây giờ mình đang làm theo nghị định 99 và văn bản 1757.


Bạn sai rồi, trong 99 và 1751 không có, vẫn phải áp dụng 109 thôi. Tuy nhiên chi phí này phải nhân đôi, trong đó 1/2 là chi phí thẩm tra thiết kế cơ sở + 1/2 là chi phí thẩm định DAĐT theo công văn của Bộ XD, mình không nhớ là công văn nào. Do chi phí thẩm tra TKCS chưa có quy định nên tạm lấy bằng chi phí thẩm định TKCS.
 
Last edited by a moderator:
Bạn sai rồi, trong 99 và 1751 không có , vẫn phải áp dụng 1751 thôi. Tuy nhiên chi phí này phải nhân đôi, trong đó 1/2 là chi phí thẩm tra thiết kế cơ sở + 1/2 là chi phí thẩm định DAĐT theo công văn của Bộ XD, mình không nhớ là công văn nào. Do chi phí thẩm tra TKCS chưa có quy định nên tạm lấy bằng chi phí thẩm định TKCS.

Bạn à, thẩm tra thì lấy theo Công văn 1751/BXD còn lệ phí thẩm định thì lấy theo TT 109/2000-BTC chứ vả lại thẩm tra nằm trong chi phí tư vấn Xây dựng còn thẩm định nằm trong chi phí khác cơ mà.
 
Thẩm tra qui trình vận hành hồ chứa thủy điện

Mình đang bị vướng mắc khi thẩm tra chuyên đề qui trình vận hành hồ chứa thủy điện và chuyên đề tính toán cắt lũ cho hạ du của hồ chứa. Ngoài 285 còn dựa vào căn cứ nào khác để thẩm tra không? Xin cảm ơn!
 
Bạn à, thẩm tra thì lấy theo Công văn 1751/BXD còn lệ phí thẩm định thì lấy theo TT 109/2000-BTC chứ vả lại thẩm tra nằm trong chi phí tư vấn Xây dựng còn thẩm định nằm trong chi phí khác cơ mà.

Xin lỗi mình nhầm, trong TT 109 quy định chi phí thẩm định dự án đầu tư, còn trong công văn 1751 chỉ quy định về chi phí thẩm tra TK kỹ thuật và TK BVTC (Bảng 14) chứ khôg quy định chi phí thẩm tra TKCS để chi trả cho cơ quan thẩm tra TKCS (Bộ XD, sở XD, GTVT...)

Vì thế nên Bộ XD mới có công văn số 597 ngày 07/4/2006 gởi Bộ Tài chính xin đề nghị cho phép thu lệ phí này bằng lệ phí thẩm định DA ĐT.
Bộ TC trả lời đồng ý bằng công văn 5361 dưới đây:

CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 5361/BTC-CST NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 2006
VỀ VIỆC PHÍ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CƠ SỞ
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG


Kính gửi: Bộ Xây dựng

Bộ Tài chính nhận được Công văn số 597/BXD-KTTC ngày 07/4/2006 của Bộ Xây dựng đề nghị cho phép các bộ, ngành, địa phương được tạm thu "phí thẩm định thiết kế cơ sở” các công trình xây dựng bằng mức thu lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật quy định tại Thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
- Căn cứ Luật Xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư, Bộ Tài chính đồng ý để các ngành, các địa phương được thu "phí thẩm định thiết kế cơ sở" theo mức thu "lệ phí thẩm định dự án đầu tư" quy định tại Thông tư 109/2000/TT-BTC; các đơn vị thu phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng tiền "phí thẩm định thiết kế cơ sở" theo đúng quy định tại Thông tư 109/2000/TT-BTC nêu trên.
Bộ Tài chính trả lời để Bộ Xây dựng được biết và hướng dẫn các đơn vị thực hiện.

KT. Bộ trưởng
Thứ trưởng
Trương Chí Trung
Thế là bạn rõ rồi nhé
Vậy trước khi cái TT 109 được sử đổi, trong dự toán CBĐT bạn phải nhân đôi chi phí thẩm định dự án đầu tư để có tiền nộp cho các bên. Không biết chùng nào TT này mới được sửa đổi nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
Lập dự án, cần giúp đỡ gấp!

Mình đang phụ trách lập dự án về môi trường, vốn đầu tư khoảng 10 tỉ đồng, bao gồm rất nhiều vấn đề như xử lý rác thải, nước thải, trồng cây xanh... Như vậy, theo luật XD thì cần lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, DA này cần chia ra các hạng mục để thực hiện (vì nó có nhiều vấn đề khác nhau, không thể để phần trồng cây xanh chung với xử lý nước thải được), do đó mình chia ra các dự án thành phần. Lúc này thì các dự án thành phần lại có vốn đầu tư <7 tỉ, thì phải lập báo cáo kinh tế - kĩ thuật.
Các bác cho hỏi, mình nên giải quyết vụ này như thế nào? mình có nên lập dự án đầu tư (bao gồm các dự án thành phần) và mỗi dự án thành phần mình lập mỗi Báo cáo kinh tế - kĩ thuật được không?
 
Mình đang phụ trách lập dự án về môi trường, vốn đầu tư khoảng 10 tỉ đồng, bao gồm rất nhiều vấn đề như xử lý rác thải, nước thải, trồng cây xanh... Như vậy, theo luật XD thì cần lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, DA này cần chia ra các hạng mục để thực hiện (vì nó có nhiều vấn đề khác nhau, không thể để phần trồng cây xanh chung với xử lý nước thải được), do đó mình chia ra các dự án thành phần. Lúc này thì các dự án thành phần lại có vốn đầu tư <7 tỉ, thì phải lập báo cáo kinh tế - kĩ thuật.
Các bác cho hỏi, mình nên giải quyết vụ này như thế nào? mình có nên lập dự án đầu tư (bao gồm các dự án thành phần) và mỗi dự án thành phần mình lập mỗi Báo cáo kinh tế - kĩ thuật được không?

Theo quan điểm của tôi bạn nên lập dự án đầu tư xây dựng cho gọn. Còn khi thực hiện thì chia các hạng mục ra thành các gói thầu riêng rẽ để thực hiện. Khi dự án đã được duyệt thì các bước thực hiện tiếp theo sẽ rất đơn giản. Chúc bạn thành công
 
to nguyenxuancuongqt
Theo mình để thuận tiện trong vấn đề quản lý và giảm bớt thủ tục do tách nhỏ dự án bạn cứ để gộp vào một dự án và chia thành các công trình nhỏ theo chức năng từng công trình. Chúc bạn tìm được hướng giải quyết tốt nhất!
 
Lệ phí thẩm định DA

Xin lỗi mình nhầm, trong TT 109 quy định chi phí thẩm định dự án đầu tư, còn trong công văn 1751 chỉ quy định về chi phí thẩm tra TK kỹ thuật và TK BVTC (Bảng 14) chứ khôg quy định chi phí thẩm tra TKCS để chi trả cho cơ quan thẩm tra TKCS (Bộ XD, sở XD, GTVT...)

Vì thế nên Bộ XD mới có công văn số 597 ngày 07/4/2006 gởi Bộ Tài chính xin đề nghị cho phép thu lệ phí này bằng lệ phí thẩm định DA ĐT.
Bộ TC trả lời đồng ý bằng công văn 5361 dưới đây:


Thế là bạn rõ rồi nhé
Vậy trước khi cái TT 109 được sử đổi, trong dự toán CBĐT bạn phải nhân đôi chi phí thẩm định dự án đầu tư để có tiền nộp cho các bên. Không biết chùng nào TT này mới được sửa đổi nhỉ?
mình đang phải lập một lệ phí thẩm định dự án đầu tư, nhưng mình là người của cơ quan tư vấn (không hưởng lương nhà nước). Mình thuộc loại I.2.a ở trong 109/2000/TT-BTC Tức là phần nhà nước không thẩm định được mà thuê chuyên gia thẩm định và thực hiện theo quy định của bộ xây dựng. Thế Bộ xây dựng có văn bản nào hướng dẫn mình lập lệ phí tẩm định dự án đầu tư, vì có cơ sở này mình mới làm được hợp đồng thẩm định dự án đầu tư. Giúp mình được không các bác trong ngôi nhà.
Vô cùng cám ơn/
 
mình đang phải lập một lệ phí thẩm định dự án đầu tư, nhưng mình là người của cơ quan tư vấn (không hưởng lương nhà nước). Mình thuộc loại I.2.a ở trong 109/2000/TT-BTC Tức là phần nhà nước không thẩm định được mà thuê chuyên gia thẩm định và thực hiện theo quy định của bộ xây dựng. Thế Bộ xây dựng có văn bản nào hướng dẫn mình lập lệ phí tẩm định dự án đầu tư, vì có cơ sở này mình mới làm được hợp đồng thẩm định dự án đầu tư. Giúp mình được không các bác trong ngôi nhà.
Vô cùng cám ơn/
 
Bạn nên áp dụng mục 3.1.4 của công văn 1751/BXD-VP của Bộ XD:

3.1.4. Đối với các công việc tư vấn đầu tư xây dựng chưa có định mức chi phí tại văn bản này thì chi phí xác định bằng dự toán. Dự toán lập theo hướng dẫn của phụ lục kèm theo văn bản này.
Theo đó bạn phải lập dự toán chi phí công tác tư vấn, có thể tham khảo dự toán này
http://giaxaydung.vn/diendan/khao-sat-thiet-ke/6388-chu-de-tinh-toan-chi-phi-tu-van-giam-sat-khao-sat.html
 
Theo mình nghĩ: Việc đầu tư các hạng mục trên là do công ty của bạn làm chủ đầu tư. Theo các quy định hiện hành thì việc ai thẩm tra hay thẩm định là do doanh nghiệp quyết định.
Tuy nhiên để triển khai thuận lợi về sau này theo minh nghĩ bạn nên thuê chi nhánh điện sở tại thẩm tra cho để sau này xin cấp phép đấu nối cho thuận lợi vì đường nào họ cũng sẽ kiểm tra lại HS của công ty của bạn để cấp phép đấu nối mà.
 
Mình xin phép được bổ sung ý của bạn hongngan99 1 chút. Mình thấy vấn đề này còn phụ thuộc vào nguồn vốn.
  • Nếu là vốn đầu tư phát triển, vốn tự có của công ty thì mình đồng ý hoàn toàn với ý kiến bạn hongngan99.
  • Nhưng đối với công trình vốn ngân sách thì còn phải phụ thuộc vào các văn bản của mỗi tỉnh nữa. Thường đối với các công trình này thì phải qua các Sở chuyên ngành thẩm định.

VĂn bản của tỉnh nào cũng không thể vượt qua khỏi các qui định của Chính phủ. Với dự án lập BCKTKT thì không có thiết kế cơ sở nên làm gì mà phải qua các sở chuyên ngành để thẩm định.
 
Trước khi trình người quyết định đầu tư phê duyệt BCKTKT thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định hoặc hợp đồng với 1 tư vấn đủ năng lực thẩm tra, đồng thời phải có biên bản thoả thuận đấu nối giữa chủ đầu tư và cơ quan quản lý điện địa phương.
 
Last edited by a moderator:
Bàn thêm về chi phí quản lý dự án (Theo 1751)

Tôi thấy việc thẩm định DA rất nhiều vấn đề cần làm rõ. Ví dụ: Chi phí QLDA được tính tỷ lệ % của Gxd, trong bước thiết kế cơ sở khi người có thẩm quyền phê duyệt thì chi phí xây dựng được duyệt là Gxd1, sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật đã được thẩm định (có thay đổi khối lượng, đơn giá ...) thì chi phí xây dựng được phê duyệt là Gxd2. Như vậy chi phí quản lý dự án lấy theo phê duyệt ban đầu (%Gxd1) hay lấy theo bước thiết kế kỹ thuật (%Gxd2 )
 
Theo mình chi phí quản lý dự án thực tế sẽ được lấy bằng tỷ lệ % của tổng chi phí xây dựng thực tế được quyết toán. Còn chi phí QLDA ở bước lập dự án thì sẽ được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư. Ở bước thiết kế hay thiết kế bản vẽ thi công thì được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng theo dự toán công trình hay tổng dự toán.
Không biết mọi người nghĩ sao về vấn đề này.
 
Theo mình chi phí quản lý dự án thực tế sẽ được lấy bằng tỷ lệ % của tổng chi phí xây dựng thực tế được quyết toán. Còn chi phí QLDA ở bước lập dự án thì sẽ được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư. Ở bước thiết kế hay thiết kế bản vẽ thi công thì được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng theo dự toán công trình hay tổng dự toán.
Không biết mọi người nghĩ sao về vấn đề này.

Cho mình hỏi: Nếu 1 dự án có nhiều hạng mục công trình thì chi phí quản lý dự án của từng hạng mục sẽ được tính như thế nào? Mong góp ý cho mình với. Cám ơn!
 
Cho mình hỏi: Nếu 1 dự án có nhiều hạng mục công trình thì chi phí quản lý dự án của từng hạng mục sẽ được tính như thế nào? Mong góp ý cho mình với. Cám ơn!
Về vấn đề này BXD đã có 1 số ý kiến trả lời , mình trích lại để bạn tham khảo :
Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành để hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ; Định mức chi phí quản lý dự án theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ;
1. Trường hợp một dự án đầu tư xây dựng công trình (lớn) được lập và phê duyệt trên cơ sở gộp nhiều dự án (tiểu dự án thành phần) và các tiểu dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư riêng biệt thì chi phí quản lý tiểu dự án này được xác định bằng cách lấy chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của tiểu dự án nhân với định mức chi phí quản lý theo dự án lớn;
2. Theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng: đối với tiểu dự án có nhiều hạng mục và được chia thành nhiều gói thầu xây lắp thì định mức chi phí lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; định mức chi phí giám sát thi công xây dựng để thực hiện những gói thầu này được tính bằng tỷ lệ phần % của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán gói thầu được duyệt;
Và :
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ kinh tế tài chính đã nhận được câu hỏi của công dân Trương Hạnh, địa chỉ Email (truonghanhkt@yahoo.com) hỏi: “Đối với dự án có nhiều công trình, thí dụ: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, bao gồm nhiều công trình: Dân dụng (trung tâm điều hành, dịch vụ), công nghiệp (hệ thống cấp điện), giao thông (đường, san nền), hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp thoát nước)... và trong một loại công trình lại gồm nhiều hạng mục nhỏ (như gồm nhiều con đường và hệ thống cấp thoát nước cho từng đường...) thì định mức chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư (lập dự án, thiết kế, giám sát...) được tính riêng cho từng hạng mục và loại công trình hay tính chung cho loại công trình có tỷ trọng chi phí lớn nhất?”.
Sau khi nghiên cứu, Vụ kinh tế tài chính có ý kiến như sau:
Theo quy định tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 công bố Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế Giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt; Dự án của bạn xây dựng loại công trình nào thì lấy tỷ lệ định mức theo Bảng định mức ở loại công trình đó.
Đối với công tác tư vấn đầu tư xây dựng công trình gồm: Thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán, Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng, cung cấp vật tư thiết bị, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị, chi phí được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị chưa có thuế Giá trị gia tăng trong dự toán công trình được duyệt. Như vậy, trong dự án có nhiều loại công trình (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, dân dụng...), những công việc tư vấn trên thực hiện đối với loại công trình nào thì áp dụng tỷ lệ định mức quy định cho loại công trình đó, khi tính chi phí tư vấn lấy ngay giá trị dự toán của công trình để nội suy tỷ lệ định mức.
 
Về vấn đề này BXD đã có 1 số ý kiến trả lời , mình trích lại để bạn tham khảo :
....Như vậy, trong dự án có nhiều loại công trình (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, dân dụng...), những công việc tư vấn trên thực hiện đối với loại công trình nào thì áp dụng tỷ lệ định mức quy định cho loại công trình đó, khi tính chi phí tư vấn lấy ngay giá trị dự toán của công trình để nội suy tỷ lệ định mức.
Và :

Mình vẫn chưa thông, các bạn góp ý thêm nhé: Nếu như trong loại công trình đó có nhiều hạng mục (ví dụ như loại công trình Thủy lợi có: hạng mục Đập dâng, hạng mục Đập tràn...) thì chi phí tư vấn của các hạng mục đó lấy theo % trong từng hạng mục hay lấy theo % trong tổng các hạng mục của loại công trình đó. Xin cám ơn.
 
trình tự áp giá đền bù

kính gởi các anh /chi diển đàn em có chút chưa rõ vấn đề sau ;
em đang làm dự án KDC , đang giai đoạn đền bù.
công ty em ký hợp trọn goí với ban GPĐB tỉnhthựchiện công việc, nhưng em không biết cách nào giám sát ban ĐB tỉnh được? các anh /chị cho em biết trình tự giám sát cv đó được không ạ? cv ban ĐBGpMB làm là :
dùng bản đồ 1/500 được thẩm tra -> DS các hộ dân -> kiểm kê đất, vật KT ->thẩm định Pháp Lý_ áp giá ( P/án được Phê duyệt).nếu hồ sơ không đủ đK thì chuyễn qua Phường xét pháp lý, sau đó trả về Ban ĐBGPMB tỉnh áp giá. như vậy có đúng không ? xin cám ơn rất nhiều
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top