Thanh quyết toán

  • Khởi xướng Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

Hugolina

Guest
Về một số vướng mắc trong việc thanh toán chi phí quản lý dự án

Theo Điểm 3, Điều 43, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thì người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (trong đó có quyết toán chi phí Ban quản lý dự án). Riêng các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán.
Các nội dung về thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đã được quy định cụ thể tại Mục IV, Phần II, Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án thuộc vốn nhà nước.
Như vậy, Ban quản lý dự án Ngành NN&PTNT của tỉnh thực hiện một số chức năng của chủ đầu tư đối với một số dự án do Bộ NN&PTNT quyết định đầu tư thì việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (trong đó có quyết toán chi phí Ban quản lý dự án) thuộc thẩm quyền của Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên Ban quản lý dự án Ngành NN&PTNT tỉnh được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh để thực hiện các dự án do Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư, do vậy Ban quản lý dự án được giao quản lý dự án từ hai nguồn vốn nên Ban quản lý phải thực hiện quyết toán chi phí Ban quản lý theo từng dự án (Dự án thuộc Bộ NN&PTNT; Dự án thuộc UBND tỉnh phê duyệt) Việc phê duyệt quyết toán chi phí quản lý dự án theo thẩm quyền quy định đối với từng dự án.
Hàng năm, Ban quản lý dự án tổng hợp quyết toán toàn bộ chi phí quản lý gửi Sở Tài chính, trong đó phần thực hiện một số chức năng của chủ đầu tư đối với dự án của Bộ NN&PTNT sẽ được thể hiện chung trong quyết toán chi phí quản lý của Ban (phản ánh phần thu chi khác).

 
Về thanh toán khối lượng xây lắp theo hợp đồng đơn giá cố định

Hỏi:
Các hạng mục công trình xây lắp của dự án chúng tôi được thiết kế 3 bước, khi tổ chức đấu thầu chúng tôi mời thầu khối lượng theo Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và ký hợp đồng với Nhà thầu theo hợp đồng đơn giá cố định.
Khi thi công, nhà thầu thi công theo Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công, nên khối lượng thực tế thi công tăng (giảm) so với khối lượng ghi trong hợp đồng đã ký.
Xin hỏi:
1. Khối lượng tăng (giảm) so với khối lượng hợp đồng có phải là khối lượng phát sinh hay không?
2. Khi làm thủ tục thanh toán khối lượng tăng (giảm) nêu trên có phải trình Chủ đầu tư phê duyệt khối lượng, dự toán tăng (giảm) so với hợp đồng không?
3. Hồ sơ thanh toán gồm những tài liệu gì?

Trả lời:

1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng áp dụng phương thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định là khối lượng công việc không có đơn giá hoặc khối lượng công việc có đơn giá nhưng phát sinh, bổ sung thêm khối lượng.
2. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 26 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, riêng đối với Hồ sơ thanh toán đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định được quy định tại điểm 2.8.7 mục II của Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng “ Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng” như sau:
+ Hồ sơ hoàn công của các công việc được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán; Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành (biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng) tương ứng với các công việc theo hợp đồng đã ký cho giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (phụ lục số 2 Thông tư 06/2007/TT-BXD);

+ Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (phụ lục số 4 Thông tư 06/2007/TT-BXD);

+ Bảng xác định đơn giá điều chỉnh theo qui định của hợp đồng (nếu có) (phụ lục số 3 Thông tư 06/2007/TT-BXD) có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

+ Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (phụ lục số 1 Thông tư 06/2007/TT-BXD) cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh ngoài hợp đồng, chiết khấu tiền tạm ứng, giá trị thanh toán sau khi đã bù trừ các khoản trên.

3. Khi làm thủ tục thanh toán khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định 99/2007/NĐ-CP và Thông tư 06/2007/TT-BXD như sau:
a) Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình (Khoản 3 Điều 32 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng)
b) Khối lượng phát sinh phải có văn bản phê duyệt hoặc dự toán bổ sung được duyệt (Điểm 1.2. khoản 1 mục IV Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính)

Trường hợp khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu thì khối lượng phát sinh tăng giảm phải phù hợp với các điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, có văn bản phê duyệt, được tính theo đơn giá của hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.
Những khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng, ngoài phạm vi của hồ sơ mời thầu phải có văn bản phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền cả về khối lượng và đơn giá ”.
c) Chủ đầu tư được quyền phê duyệt đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, thanh toán khối lượng phát sinh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt, thanh toán này. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt đơn giá các công việc phát sinh và thanh toán khối lượng phát sinh (khoản 5 Điều 27 Nghị định 99/2007/NĐ-CP).
Điều cần lưu ý là thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp đã nêu tại Điều 17 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
 
Về việc thanh toán vốn đầu tư hoàn thành các hạng mục phát sinh ngoài hợp đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Hỏi:
Tôi đang làm quyết toán công trình xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước. Trong quá trình quyết toán có một số hạng mục phát sinh so với hợp đồng. Các hạng mục này đã được đơn vị có thẩm quyền phê duyệt giá trị quyết toán. Tuy nhiên, khi chúng tôi ra thanh toán tại cơ quan quản lý tài chính thì được thông báo là các hạng mục trên chưa được thanh toán với lý do không có phê duyệt dự toán. Xin hỏi, cơ quan quản lý tài chính làm vậy có đúng không và nếu đúng thì chúng tôi phải làm thế nào để có thể thanh toán những hạng mục này? (cơ quan phê duyệt quyết toán đã ra thông báo là không phê duyệt lại dự toán do đã phê duyệt quyết toán)."

Trả lời:
Tại Điểm 2, Phần 1- Quy định chung, Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. Quy định: “Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
Theo nội dung quy định trên:
- Cơ quan quản lý tài chính không thanh toán giá trị vốn đầu tư thực hiện các hạng mục công trình phát sinh ngoài hợp đồng, chưa được điều chỉnh hồ sơ thiết kế - dự toán là đúng với quy định về quyết toán vốn đầu tư.
- Để có đủ cơ sở giải ngân, thanh toán, thì: Chủ đầu tư phải thực hiện việc báo cáo, và đề nghị người quyết định đầu tư xem xét quyết định điều chỉnh, bổ sung dự án; điều chỉnh bổ sung dự toán các HMCT phát sinh ngoài hồ sơ thiết kế - dự toán đã được duyệt.
 
Thanh toán chi phí lán trại tạm

Hỏi:

Tôi đang công tác tại Ban quản lý dự án thủy lợi Gia Lai, hiện nay chúng tôi gặp vướng mắc với Đoàn Thanh tra như sau:

- Dự toán của gói thầu được lập và quản lý chi phí theo hứớng dẫn tại Thông tư số 07/2003/TT-BXD, ngày 17/6/2003(NĐ52 cũ);
- Trong tháng 4 năm 2005 chúng tôi tổ chức đấu thầu xây lắp.
+ Dự toán chi tiết được duyệt của cấp thẩm quyền không có khoản chi phí lán trại tạm;
+ Khi đấu thầu xây lắp Nhà thầu lập Đơn giá chi tiết để tạo nên giá dự thầu của Nhà thầu có lập 0,5% lán trại, chuyển quân.
(Tổ xét thầu hiểu rằng đây là chi phí hợp lý, hợp lệ đảm bảo hoàn thành sản phẩm và đồng ý với phân tích đơn giá dự thầu chi tiết là 0,5% lán trại được lấy từ giá trị xây lắp, chi phí chung trong cơ cấu giá trị xây lắp).
Sau đó tổ chức thi công xây dựng và hoàn thành vào tháng 12/2006 đảm bảo tiến độ xây dựng theo yêu cầu.
Tuy nhiên, khi nhà nước cho điều chỉnh nhân công, máy theo các Thông tư 04,16/2005/TT-BXD (Người quyết định đầu tư chấp thuận cho điều chỉnh đối với các khối lượng thi công từ 01/10/2005 đến hoàn thành). Khi đó lập và quản lý chi phí theo TT04/2005/TT-BXD, ngaỳ 01/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng(NĐ16CP).
Việc điều chỉnh này nhằm tìm ra chênh lệch tăng thêm do chế độ lập dự toán ở hai thời điểm khác nhau và hai phương pháp lập dự toán khác nhau theo NĐ52CPvà NĐ16CP. Khi đó, theo phương pháp lập dự toán mới có 2% lán trại tạm cho công trình ở xa khu dân cư...
Chúng tôi đã thanh toán cho Nhà thầu như sau:
- Phần khối lượng không được điều chỉnh: Khối lượng nhân với đơn giá trúng thầu ban đầu;
- Phần khối lượng điều chỉnh Thông tư 04,16/2005/TT-BXD: Phân tích thành 2 thành phần
+ Khối lượng nhân với đơn giá trúng thầu ban đầu;
+ Khống lượng nhân với giá trị điều chỉnh (tăng/giảm) nhân với tỷ lệ giảm thầu chung của gói thầu.
Thanh tra cho rằng như vậy tỷ lệ lán trại tạm mà Nhà thầu được hưởng là 2,5% và cắt giảm đi 0,5% vượt qui định theo TT04/2005/TT-BXD và trách nhiệm thanh toán sai phạm này qui cho Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công Xây dựng.
Công trình đã có Báo cáo Kiểm toán; Kiểm toán Nhà nước và chúng tôi cho rằng: 0,5% lán trại ban đầu là do Nhà thầu trích từ giá trị xây lắp ra để thực hiện và Kiểm toán Nhà nước không cắt. Còn phần bổ sung 2% lán trại theo TT04/2005 là do Nhà nước thay đổi phương pháp lập dự toán mà thôi.
Vậy theo Bộ Xây dựng thì Thanh tra cắt giảm và qui trách nhiệm như vậy có đúng không?”.

Trả lời:

Theo hướng dẫn về lập và quản lý chi phí xây dựng công trình của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 (theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP); Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 (theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP) thì chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được khoán trong dự toán và tính bằng tỷ lệ (%) giá trị dự toán chi phí xây dựng công trình nhưng không được vượt quá 2% đối với công trình mới khởi công xây dựng ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, công trình đi theo tuyến ngoài khu đô thị và không được vượt quá 1% đối với các công trình khác;


Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình là thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước về tiền lương đối với người lao động và được điều chỉnh dự toán cho những khối lượng xây dựng thực hiện từ ngày 01/10/2005 theo quy định của Thông tư (không phụ thuộc vào dự toán chi phí xây dựng lập theo Thông tư số 09/2000/TT-BXD hay Thông tư số 04/2005/TT-BXD). Vì vậy việc thanh toán khoản chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công theo nội dung trong thư bạn hỏi không được vượt quá 2% giá trị dự toán của gói thầu xây lắp đó.

 
1.Về việc thanh toán chi phí tư vấn lập dự án

Hỏi:
Năm 2007, chủ đầu tư giao đơn vị chúng tôi quản lý 3 dự án. Đơn vị chúng tôi đã thực hiện ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư, cụ thể:
1- Dự án đã được Người quyết định đầu tư phê duyệt DAĐT và thiết kế BVTC- DT XDCT (thiết kế 2 bước).Nhưng sau khi phê duyệt thiết kế, thì người quyết định đầu tư đã tạm thời đình chỉ đầu tư với lý do chưa bố trí được vốn cho dự án.
2- Dự án đã được Người quyết định đầu tư phê duyệt DAĐT. Thiết kế BVTC - DT đã được nghiệm thu, Người quyết định đầu tư đã thẩm định nhưng không phê duyệt toàn bộ dự án và yêu cầu chỉ lập một số hạng mục cấp thiết để phê duyệt với lý do chưa bố trí được vốn cho dự án.
3- Trường hợp dự án đã thuê tư vấn lập DAĐT, hồ sơ đã được nghiệm thu và thẩm định nhưng Người quyết định đầu tư không phê duyệt, thì chi phí tư vấn được thanh toán như thế nào?Vậy, chúng tôi phải thanh toán chi phí cho tư vấn như thế nào?

Trả lời:
Việc thanh toán chi phí tư vấn lập dự án là trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn. Nếu sản phẩm tư vấn đã được nghiệm thu đạt yêu cầu theo hợp đồng đã ký kết thì chủ đầu tư phải thanh toán cho đơn vị tư vấn, dù dự án đó có được phê duyệt một phần hay toàn bộ nội dung dự án, thậm chí không được phê duyệt chủ đầu tư vẫn phải thanh toán cho đơn vị tư vấn.
Trường hợp chủ đầu tư không thanh toán, đơn vị tư vấn có quyền khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.


2.Về hồ sơ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành và hồ sơ hoàn công

Hỏi:
Công ty chúng tôi là doanh nghiệp hoạt động trong xây dựng. Vừa qua, một số Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị thi công (trong đó có công ty chúng tôi) phải lập hoàn sơ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành (tất cả các hình thức hợp đồng) gồm từ 7-9 bộ và yêu cầu toàn bộ hồ sơ này phải ký tươi (Không phải 01 bản ký tươi (ký gốc) còn lại là photo). Như vậy có đúng không? Văn bản, thông tư nào quy định vấn đề này? Hồ sơ hoàn công công trình gồm mấy bộ? Có phải toàn bộ hồ sơ này phải là bản ký gốc (ký tươi)? Nếu có thì văn bản, thông tư nào quy định vấn đề này?

Trả lời:
- Hồ sơ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành thực hiện theo các quy định tại thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng (mục 2.8 phần II). Hồ sơ thanh toán phải được ký tên đóng dấu của các bên tham gia thanh toán theo quy định. Tuỳ từng trường hợp cụ thể Chủ đầu tư có thể yêu cầu số lượng bộ hồ sơ.
- Hồ sơ hoàn công được lập theo các quy định tại điều 27 Nghị định 209/2005/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ. Số lượng bộ hồ sơ hoàn công tuy thuộc vào từng công trình, do hai bên đàm phán trong quá trình ký hợp đồng xây dựng.
 
1. Về việc giảm trừ chi phí quản lý dự án khi quyết toán

Hỏi:
"Nếu công trình của chúng tôi không cần phải có chứng nhận về chất lượng công trình xây dựng thì khi quyết toán có bị giảm trừ 35% chi phí cho việc kiểm tra chứng nhận chất lượng trong chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình không?".

Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư 04/2005/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành ngày 1/4/2005 và Thông tư 11/2005/TT-BXD hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng ban hành ngày 14/7/2005 thì chi phí kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp thuộc chi phí quản lý dự án. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư 05/2007/TT-BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, chi phí cho việc kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (nếu có) thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (Mục 1.1.5 của Thông tư 05).

Tuỳ từng thời điểm (trước hoặc sau khi Nghị định 99 và Thông tư 05 có hiệu lực), chi phí chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng nếu có sẽ được quyết toán cùng với các chi phí thuộc chi phí quản lý dự án hoặc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Trường hợp công trình không phải thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất luợng, việc giảm trừ chi phí quản lý dự án khi quyết toán với lý do không thực hiện phần việc kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp là không có căn cứ.


2. Hướng dẫn việc thanh quyết toán công trình

Hỏi:
Chúng tôi đang làm quyết toán công trình xây lắp bằng nguồn vốn SCL. Chủ đầu tư thực hiện phê duyệt quyết toán với các điều kiện: Yêu cầu nhà thầu trình tất cả hóa đơn mua vật tư, nộp bản copy kèm bản chính để so sánh. Khối lượng công việc được quyết toán chỉ lấy bằng khối lượng trong dự toán. Khối lượng phát sinh bị "cắt" mặc dù có biên bản nghiệm thu A-B. Đơn giá khoan dẫn D=250 trong đất cấp 3 và đá cấp 3 được vận dụng bằng 1/4 đơn giá khoan dẫn D=1000. Nhà thầu đề nghị Bộ hướng dẫn.

Trả lời:
Việc trình hoá đơn mua vật tư, thanh toán khối lượng phát sinh…để phục vụ công tác thanh toán, quyết toán xây dựng công trình giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công thực hiện theo hợp đồng các bên ký kết (về nguyên tắc khi thanh toán, quyết toán khối lượng công việc phải căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng A-B, không căn cứ vào khối lượng vật tư theo hoá đơn); Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
Về xác định định mức cho công tác đường kính lỗ khoan D=250 vào đất, đá cấp 3 phải căn cứ thiết kế, điều kiện, biện pháp thi công cụ thể và hướng dẫn tại mục 2.1 khoản 2 phần III của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Việc vận dụng đơn giá khoan dẫn D=250 vào đất, đá cấp 3 tính bằng 1/4 của đơn giá khoan dẫn D=1000 do chủ đầu tư xem xét, quyết định.
 
1. Về việc kiểm toán đề nghị xuất toán

Hỏi :
Chúng tôi có thi công công trình đấu thầu trước khi Nghị định 16/NĐ-CP có hiệu lực và đã được nghiệm thu và thanh toán. Công trình này có hạng mục thi công rải thảm mặt đường bằng bê tông nhựa hạt trung và bù vênh mặt đường bằng thảm hạt thô. Trong quá trình thi công và nhà thầu chúng tôi đã làm thí nghiệm chiết suất hàm lượng nhựa trong thành phần bê tông nhựa tại hiện trường và hàm lượng nhựa trong thành phần bê tông nhựa bị thiếu so với hồ sơ trúng thầu là 0,01%. Hàm lượng nhựa bị thiếu này nằm trong phạm vi sai số về hàm lượng nhựa. Do đó đã được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, và Tư vấn thiết kế đồng ý nghiệm thu thanh toán. Sau đó kiểm toán đã kiểm tra công trình của chúng tôi và đã thấy hàm lượng nhựa trong thành phần bê tông nhựa bi thiếu so với hồ sơ. Do đó kiểm toán đã xuất toán khối lượng bị thiếu trên. Vậy xin cho biết khối lượng nhựa bị thiếu so với hồ sơ trên có bị xuất toán không?

Trả lời:
Công tác thi công mặt đường bê tông nhựa phải tuân theo các quy trình, quy phạm và tuân theo tài liệu: điều kiện thi công và nghiệm thu áp dụng cho công trình, trong đó có quy định về hàm lượng nhựa và sai số cho phép về hàm lượng nhựa của vật liệu bê tông nhựa ở hạng mục mặt đường và bù vênh. Nếu hàm lượng nhựa thực tế đã thi công (được kiểm tra bằng thí nghiệm chiết suất hàm lượng nhựa) nằm trong giới hạn cho phép của quy trình thi công và tài liệu về điều kiện thi công và nghiệm thu áp dụng cho công trình thì chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu là đúng. Việc kiểm toán đề nghị xuất toán như trình bày của bạn là không có cơ sở.


2. Bộ Xây dựng trả lời về việc lập hồ quyết toán công trình và lập dự toán chi phí xây dựng

Hỏi:
”Theo quy định của Bộ Xây dựng tại mục 2.8.7 quy định hồ sơ thanh toán của công trình phải lập theo mẫu theo phụ lục số 1, số 2, số 4 của thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007. Vậy khi công trình hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình làm theo mẫu nào và "chiết khấu tiền tạm ứng" ghi ra sao? Theo thông tư 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và VLXD thì điều chỉnh hình thức giá hợp đồng trọn gói, cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh, như vậy các khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng có sử dụng phụ lục số 4 của TT06 không?”.

Trả lời:
Khi lập hồ sơ quyết toán công trình thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007, Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007, Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 thay thế cho Thông tư 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008. Lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD. Bạn có thể tham khảo hoặc vận dụng Phụ lục số 4 của Thông tư 06/2007/TT-BXD xác định giá trị để điều chỉnh giá hợp đồng trên cơ sở dự toán điều chỉnh.
 
Bộ Xây dựng trả lời về việc lập hồ quyết toán công trình và lập dự toán chi phí xây dựng

Hỏi:
”Theo quy định của Bộ Xây dựng tại mục 2.8.7 quy định hồ sơ thanh toán của công trình phải lập theo mẫu theo phụ lục số 1, số 2, số 4 của thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007. Vậy khi công trình hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình làm theo mẫu nào và "chiết khấu tiền tạm ứng" ghi ra sao? Theo thông tư 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và VLXD thì điều chỉnh hình thức giá hợp đồng trọn gói, cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh, như vậy các khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng có sử dụng phụ lục số 4 của TT06 không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Khi lập hồ sơ quyết toán công trình thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007, Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007, Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 thay thế cho Thông tư 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008. Lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD. Bạn có thể tham khảo hoặc vận dụng Phụ lục số 4 của Thông tư 06/2007/TT-BXD xác định giá trị để điều chỉnh giá hợp đồng trên cơ sở dự toán điều chỉnh.
 
1. Bộ Xây dựng trả lời về việc áp dụng điều chỉnh dự toán xây dựng công trình:
Hỏi:
“Theo nội dung của Thông tư 03/2005/TT-BXD và Thông tư 16/2005/TT-BXD có nội dung: Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán nhưng chưa hoặc đang tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, đã hoàn tất kết quả đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng, chủ đầu tư điều chỉnh lại tổng dự toán, dự toán và thực hiện việc điều chỉnh theo quy định hiện hành.

Các công trình này được phê duyệt hồ sơ dự toán, thiết kế vào thời điểm trước khi Thông Tư 03/2005/TT-BXD và Thông tư 16/2005/TT-BXD có hiệu lực, nhưng được tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu vào thời điểm 2 thông tư này có hiệu lực (đầu năm 2006). Tuy nhiên, tại thời điểm đó các chủ đầu tư vẫn không tiến hành điều chỉnh dự toán theo hướng dẫn của TT03 và TT16 và các đơn vị thi công vẫn tiến hành khởi công xây dựng công trình. Đến lúc bàn giao đưa công trình vào sử dụng và thực hiện quyết toán công trình (vào giữa năm 2007) thì chủ đầu tư mới tiến hành lập hồ sơ dự toán bổ sung điều chỉnh hệ số nhân công và ca máy theo nội dung của TT03 và TT16. Vào thời điểm này thì 2 Thông tư này đã hết hiệu lực (vào thời điểm này Bộ Xây dựng ban hành thông tư 07/2006/TT-BXD thay thế cho TT03 và TT16). Hầu hết các công trình này đều vi phạm thời gian thi công được ghi trong hợp đồng. Vậy những trường hợp này có được áp dựng điều chỉnh hệ số nhân công và hệ số ca máy theo nội dung của Thông tư 03/2005/TT-BXD và Thông tư 16/2005/TT-BXD?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Xây dựng: những khối lượng thi công thực hiện từ ngày 1/10/2004 được áp dụng điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo quy định của Thông tư số 03/2005/TT-BXD và những khối lượng xây dựng thực hiện từ ngày 1/10/2005 được áp dụng điều chỉnh dự toán theo quy định của Thông tư số 16/2005/TT-BXD; Việc thanh toán giá hợp đồng bổ sung cho những khối lượng nêu trên theo quy định về thời điểm khối lượng thực hiện; về hình thức giá hợp đồng và các quy định khác có liên quan đã được các bên ký kết hoặc do lỗi vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào thời gian tiến hành điều chỉnh dự toán;



2. Bộ Xây dựng trả lời về việc thanh toán khối lượng phát sinh

Hỏi:
“1. Khối lượng phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng, chúng tôi có được nghiệm thu thanh toán ngay trong các kỳ thanh toán hay không?

2. Cùng một hạng mục công việc, khi một nhà thầu trong liên danh phát sinh tăng khối lượng trong đoạn đường mình thi công (so với khối lượng nhà thầu đó được phân chia trong hợp đồng) nhưng tổng khối lượng của hai nhà thầu trong liên danh không lớn hơn khối lượng mời thầu thì khối lượng đó có được coi là khối lượng phát sinh không? Nhà thầu có khối lượng tăng đó có được thanh toán ngay trong các kỳ thanh toán hay không? Nếu không chúng tôi phải làm các thủ tục gì để đủ điều kiện thanh toán khối lượng tăng đó?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Đối với những khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng của hợp đồng theo giá điều chỉnh thì khối lượng công việc phát sinh này được nghiệm thu thanh toán ngay trong kỳ thanh toán theo hợp đồng; Đơn giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng thực hiện theo Điều 27 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ;

2. Khối lượng thi công xây dựng công trình giữa các nhà thầu trong liên danh do liên danh nhà thầu thống nhất điều chuyển phù hợp với khối lượng trong hợp đồng đã được ký kết với chủ đầu tư (không phụ thuộc vào khối lượng của hồ sơ mời thầu); Việc thanh toán khối lượng công việc giữa chủ đầu tư với liên danh các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng đã được các bên ký kết;
 
Last edited by a moderator:
Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điểm trong Thông tư 03/2008/TT-BXD và Thông tư 09/2008/TT-BXD

Hỏi:

Hiện nay chúng tôi đã lập dự toán điều chỉnh bổ xung theo TT 03/2008/TT-BXD ngày 25/1/2008 và 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 gửi chủ đầu tư. Giá trị điều chỉnh theo thông tư vượt tổng mức đầu tư nên Chủ đầu tư phải trình bổ sung Tổng mức đầu tư sau đó mới có thể thực hiện các bước tiếp theo thẩm tra, phê duyệt dự toán bổ xung theo quy định hiện hành. Trong quá trình làm thủ tục các bước nêu trên là rất lâu cần phải có thời gian. Để đẩy nhanh tiến độ thi công chúng tôi rất cần phải có kinh phí để đầu tư nhân lực, vật tư, thiết bị. Căn cứ theo điều 8.3 của thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 có hướng dẫn cụ thể là: (Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu tiền bù chênh lệch giá theo hướng dẫn tại Thông tư 09 này theo mức tạm ứng của hợp đồng đối với khối lượng chưa thực hiện và tạm thanh toán 80%-90% chênh lệch giá của khối lượng thực hiện trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà thầu và không ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình). Vậy trong khi chờ đợi phê duyệt bổ xung tổng mức và thực hiện các bước theo quy chế hiện hành, Công ty chúng tôi có được tạm ứng theo mức tạm ứng của hợp đồng và tạm thanh toán 80-90% chênh lệch giá của khói lượng hoàn thành hay không?

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Văn bản số 1551/BXD-KTXD ngày 01/8/2008 của Bộ Xây dựng đã chỉ rõ, Chủ đầu tư được phép tạm duyệt dự toán bổ sung để làm cơ sở tạm ứng, tạm thanh toán cho Nhà thầu trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh. Trường hợp sau khi tạm duyệt dự toán bổ sung mà không vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư cho tạm ứng, tạm thanh toán trên cơ sở dự toán bổ sung tạm duyệt; Trường hợp vượt tổng mức đầu tư thì phải xin phép Người quyết định đầu tư trước khi tạm ứng, tạm thanh toán.
 
Back
Top