Thảo luận, trao đổi về Luật Xây dựng mới số 50

pathanvn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/6/13
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Bạn xem Thông tư số 110/2000/TT-BTC ngày 14/11/2000 đính kèm (vẫn còn hiệu lực) thì sẽ hiểu rõ vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước là gì, gồm những nguồn nào hình thành nên nó.

Em thấy thông tư này hướng dẫn nghị định 52, 12 về đầu tư, xây dựng hiện nay đã thay bằng Luật xây dựng, Luật đầu tư... và nghị định 59, 27 về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp nhà nước ... đến nay đã Luật doanh nghiệp đã thay đổi, quy chế quản lý tài chính cũng thay đổi bằng các luật như Luật 71 ... tóm lại những năm 2000 chỉ có một quy chế, nghị định để quản lý chung, đến nay đã có nhiều Luật, Nghị định ... để thực hiện theo từng mảng riêng nên em nghĩ cái thông tư trên đã mặc nghiên hết giá trị.

Em cũng muốn đề cập đến một vấn đề: trước khi có Luật xây dựng 2014, vẫn có người nói Nghị định 52 vẫn còn hiệu lực đối với, mảng mua sắm không cần lắp đặt, nhưng với riêng em thì thấy 52 đã hết hiệu lực kể từ khi luật XD 2003 ra đời.

Em không muốn làm rõ những loại tiền nào thì gọi là Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, em chỉ muốn biết định nghĩa Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước có được coi là vốn nhà nước ngoài ngân sách không thôi.
Mong mọi người cùng thảo luận để rõ thêm!
 
C

chuotdong

Guest
... muốn biết định nghĩa Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước có được coi là vốn nhà nước ngoài ngân sách không thôi.
Bạn đọc Luật ngân sách NN và các văn bản liên quan sẽ rõ hơn chút

Nếu ngoài NSNN để bạn làm gì ?
 

pathanvn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/6/13
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Bạn đọc Luật ngân sách NN và các văn bản liên quan sẽ rõ hơn chút

Nếu ngoài NSNN để bạn làm gì ?

nếu ngoài ngân sách thì là vốn khác, sẽ có nhiều thứ không bị ràng buộc.

Vấn đề là mình đang đọc các quy định xem ở đâu nói về các loại vốn ngoài ngân sách, mình thì chưa hề tìm thấy định nghĩa nào như thế
 

kieuthevu

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/12/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Mình cũng đang thắc mắc như bạn pathanvn, Chỉ lăn tăn là vốn đầu tư phát tiển của doanh nghiệp nhà nước là những loại vốn gì? Nếu cái này không nằm trong Vốn nhà nước ngoài ngân sách thì mọi điều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
44
Mình xin trao đổi thêm với các bạn một số nội dung như sau:

1. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì vbqppl chỉ hết hiệu lực khi: có văn bản mới thay thế; khi cơ quan ban hành ra quyết định bãi bỏ; khi vbqppl này có thời hiệu áp dụng. Chiếu theo các quy định trên thì TT 110 vẫn còn hiệu lực (Bộ Tài chính chưa ban hành thông tư thay thế hoặc ra quyết định hết hiệu lực). Tuy nhiên, như bạn nói nó được hình thành để hướng dẫn các vbqppl khác đã hết hiệu lực nên chúng ta tham khảo nó để biết nguồn hình thành nên vốn đầu tư phát triển của dnnn.

2. Nếu bạn chỉ đọc Luật NSNN thì :) rất khó xác định vốn dtpt có thuộc vốn nhà nước ngoài ngân sách hay không vì khái niệm vốn nhà nước ngoài ngân sách chỉ đến LXD 2014 mới có

Theo mình, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước là vốn nhà nước ngoài ngân sách vi

Theo Luật Đấu thầu 2013 (mục 44 điều 4)


Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Theo logic nêu trên thì:

vốn nhà nước =
vốn ngân sách nhà nước + vốn nhà nước ngoài ngân sách

suy ra --> vốn dtptdnnn nằm trong vốn nhà nước ngoài ngân sách.

Bạn có thể tham khảo thêm câu trả lời khẳng định trên website của BXD hướng dẫn Sở Xây dựng Hà Nội một số nội dung liên quan đến việc thực hiện thẩm định các bước thiết kế, dự toán theo Luật Xây dựng 2014


http://www.moc.gov.vn/web/guest/tra...thiet-ke-du-toan-theo-luat-xay-dung-2014.html

Nội dung trả lời như sau: "Vốn nhà nước ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng gồm: vốn nhà nước theo quy định của Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư công trừ vốn ngân sách nhà nước."

Mình gửi kèm các file để các bạn tham khảo và cùng trao đổi

Ngoài ra, một Nghị định về quản lý dự án thay thế ND 12/2009 sắp ra được ban hành có định nghĩa về vốn nhà nước ngoài ngân sách như sau:

Vốn nhà nước ngoài ngân sách là vốn nhà nước không bao gồm vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách và pháp luật khác có liên quan.
 

File đính kèm

  • von nha nuoc ngoai ngan sach.png
    von nha nuoc ngoai ngan sach.png
    414,4 KB · Đọc: 166
  • Du thao Nghi dinh QLDA (08-4-15)-final.doc
    493,5 KB · Đọc: 286

pathanvn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/6/13
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
andrea179 nói rất hợp lý, vấn đề là phải suy luận từ định nghĩa vốn nhà nước trong luật đấu thầu rồi trừ đi vốn ngân sách còn lại vốn nhà nước ngoài ngân sách. Chờ khi nghị định về QLDA chính thức ra đời thì sẽ rõ ràng. Dự thảo nghị định 08/4/2015 có chuẩn không, không biết lúc nào ban hành nhỉ?
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
44
Nghị định quản lý dự án khi nào ban hành thì phải hỏi anh NamTVDS công tác tại Cục QLHDXD - BXD.

Cục QLHDXD chính là Cục trực tiếp soạn thảo Nghị định này.

Hy vọng nó sớm được ban hành!

Bản dự thảo này theo mình là bản thứ 5 rồi không biết có phải bản cuối cùng chưa nữa.
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Nghị định quản lý dự án khi nào ban hành thì phải hỏi anh NamTVDS công tác tại Cục QLHDXD - BXD.

Cục QLHDXD chính là Cục trực tiếp soạn thảo Nghị định này.

Hy vọng nó sớm được ban hành!

Bản dự thảo này theo mình là bản thứ 5 rồi không biết có phải bản cuối cùng chưa nữa.

Mình trao đổi để các bạn nắm được tình hình soạn thảo và ban hành Nghị định QLDA đầu tư xây dựng như sau:

Hướng dẫn Luật XD50 bao gồm 06 Nghị định trong đó Nghị định QLDA là Nghị định xương sống quy định về thẩm quyền, các trình tự thủ tục đầu tư xây dựng xuyên suốt dự án,vì nó phức tạp như vậy nên khi soạn thảo có nhiều quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề dẫn đến khâu tổng hợp, trình duyệt cũng cần nhiều thời gian. Hiện nay, Bộ Xây dựng chúng tôi vừa tổng hợp xong ý kiến góp ý của các Bộ, Ngành, tổ chức cá nhân liên quan để trình Chính phủ (lần 2). Hy vọng Chính phủ ban hành sớm Nghị định này để chúng ta có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn hiện nay để thi hành Luật Xây dựng được thuận lợi./.

Thân,
Thành Nam
 

pathanvn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/6/13
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Còn Nghị định về quản lý chất lượng thì thế nào rồi ạ?
 

hungvuong1

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/4/15
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
songhonggroup.com
Em thấy trong dự án dùng bất kỳ tý vốn Nhà nước nào (kể cả gián tiếp) cũng bị coi là dự án có vốn Nhà nước thôi
 

kieuthevu

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/12/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Các bạn cho mình hỏi

Với những dự án chỉ lập BCKTKT thì "Thiết kế bản vẽ thi công" là bước nào trong 4 bước thiết kế (có nghĩa là sau cơ sở hay không?) để từ đó mà áp dụng hướng dẫn của BXD tại công văn số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 về việc Thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Các bạn cho mình hỏi

Với những dự án chỉ lập BCKTKT thì "Thiết kế bản vẽ thi công" là bước nào trong 4 bước thiết kế (có nghĩa là sau cơ sở hay không?) để từ đó mà áp dụng hướng dẫn của BXD tại công văn số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 về việc Thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

Mình trao đổi như sau:

Trước hết chúng ta cần phải hiểu là Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật là một dự án rút gọn mà hồ sơ bản vẽ thiết kế rút gọn lại còn có 1 bước đó là bước thiết kế bản vẽ thi công.
Thứ hai là nội dung của Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật gồm: Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có), dự toán xây dựng và thuyết minh.

Thân,
Thành Nam
 

kieuthevu

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/12/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Vậy anh Thành Nam cho mình hỏi cụ thể luôn là:

Dự án bên mình thực hiện thì nguồn vốn là Vốn tái đầu tư của một Tổng Cty nhà nước (mình hiểu là vốn nhà nước ngoài ngân sách) và dự án bên mình dưới 15 tỷ nên chỉ lập Báo cáo kính tế Kỹ thuật, và cấp công trình chỉ là cấp IV

Theo hướng dẫn của 3482 thì mình nên áp dụng mục nào trong công văn nêu trên:

Phần 2b (Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách) - Mục III (Về lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng):

- Các Sở quản lý Công trình XD chuyên ngành thẩm định nội dung thiết kế cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng 2014 đối với các công trình thuộc dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư trên địa bàn địa phương

Nếu áp dụng mục này thì phải trình Sở Xây dựng => rất mất thời gian

Phần 2 - Mục IV (Về thẩm định thiết kế, dự toán XD triển khai sau thiết kế cơ sở)

- Thẩm quyền và quy trình tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán được áp dụng theo quy định về thẩm quyền và quy trình thẩm tra thiết kế tại NĐ 15 và Thông tư 13

Nếu áp dụng mục này thì theo NĐ 15 và TT13 thì công trình cấp 4, lập BCKTKT => CĐT tự tổ chức thẩm định hoặc thuê tư vấn thẩm tra => chủ động được tiến độ thực hiện công việc.


Theo như trình bày như trên thì mình phải áp dụng như thế nào để đúng Luật?
 

pathanvn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/6/13
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
theo mình hiểu Luật xây dựng 50: Thiết kế cơ sở phải được cơ quan chuyên môn thẩm định, còn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì Chủ đầu tư thẩm định. Có nghĩa là cơ quan chuyên môn sẽ chỉ quản lý về tổng thể, chi tiết thì Người quyết định đầu tư và Chủ đầu tư quyết định, như vậy thì Báo cáo KTKT do Chủ đầu tư quyết định, không cần phải trình Sở
 

kieuthevu

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/12/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Các bạn cho mình hỏi

Với những dự án chỉ lập BCKTKT thì "Thiết kế bản vẽ thi công" là bước nào trong 4 bước thiết kế (có nghĩa là sau cơ sở hay không?) để từ đó mà áp dụng hướng dẫn của BXD tại công văn số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 về việc Thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

theo mình hiểu Luật xây dựng 50: Thiết kế cơ sở phải được cơ quan chuyên môn thẩm định, còn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì Chủ đầu tư thẩm định. Có nghĩa là cơ quan chuyên môn sẽ chỉ quản lý về tổng thể, chi tiết thì Người quyết định đầu tư và Chủ đầu tư quyết định, như vậy thì Báo cáo KTKT do Chủ đầu tư quyết định, không cần phải trình Sở
Mình trao đổi như sau:

Trước hết chúng ta cần phải hiểu là Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật là một dự án rút gọn mà hồ sơ bản vẽ thiết kế rút gọn lại còn có 1 bước đó là bước thiết kế bản vẽ thi công.
Thứ hai là nội dung của Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật gồm: Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có), dự toán xây dựng và thuyết minh.

Thân,
Thành Nam


Bởi vậy nên mình mới có câu hỏi là xác định bước "Thiết kế bản vẽ thi công" là bước nào trong 4 bước để áp dụng hướng dẫn của BXD cho đúng
 

pathanvn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/6/13
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
thêm định nghĩa trong Nghị định 32 QLCP, khoản 1 điều 2 có nói về vốn ngân sách và ngoài ngân sách theo Điều 60 Luật XD, cũng khá rõ
 

kieuthevu

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/12/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Vậy anh Thành Nam cho mình hỏi cụ thể luôn là:

Dự án bên mình thực hiện thì nguồn vốn là Vốn tái đầu tư của một Tổng Cty nhà nước (mình hiểu là vốn nhà nước ngoài ngân sách) và dự án bên mình dưới 15 tỷ nên chỉ lập Báo cáo kính tế Kỹ thuật, và cấp công trình chỉ là cấp IV

Theo hướng dẫn của 3482 thì mình nên áp dụng mục nào trong công văn nêu trên:

Phần 2b (Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách) - Mục III (Về lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng):

- Các Sở quản lý Công trình XD chuyên ngành thẩm định nội dung thiết kế cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng 2014 đối với các công trình thuộc dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư trên địa bàn địa phương

Nếu áp dụng mục này thì phải trình Sở Xây dựng => rất mất thời gian

Phần 2 - Mục IV (Về thẩm định thiết kế, dự toán XD triển khai sau thiết kế cơ sở)

- Thẩm quyền và quy trình tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán được áp dụng theo quy định về thẩm quyền và quy trình thẩm tra thiết kế tại NĐ 15 và Thông tư 13

Nếu áp dụng mục này thì theo NĐ 15 và TT13 thì công trình cấp 4, lập BCKTKT => CĐT tự tổ chức thẩm định hoặc thuê tư vấn thẩm tra => chủ động được tiến độ thực hiện công việc.


Theo như trình bày như trên thì mình phải áp dụng như thế nào để đúng Luật?


Không có bạn nào có cao kiến giúp mình chỗ này với?
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
44
Không có bạn nào có cao kiến giúp mình chỗ này với?

Mình có vài ý kiến như sau:

Hiện nay, LXD 2014 có giá trị pháp lý cao nhất, vb của BXD hướng dẫn cũng không được trái quy định của Luật.

Theo quy định của LXD 2014:

- Điểm b, khoản 5, điều 57:

"5. Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

b) Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì
cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

-
Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: 1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

Luật XD quy định công trình lập BCKTKT phải đưa sang SXD (cơ quan chuyên môn về xây dựng) chứ không có quy định cấp trình cấp 4 không đưa sang. Nếu sau này ND QLDA hay QLCL ra đời quy định công trình cấp 4 không đưa sang thì lúc đó mới tính đến trường hợp bạn nói.

Như vậy, rất tiếc phải nói với bạn là công trình của bạn dù chỉ lập BCKTKT (bất kể cấp công trình là cấp 4 vẫn phải đưa sang SXD) để thẩm định. Bạn không thể lý luận đối với công trình chỉ lập BCKTKT thì đây là TKBVTC (không phải thiết kế cơ sở) nên vận dụng vb của Bộ để không cần đưa sang cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Bạn có thể có ý kiến với BXD (chắc là thông qua anh Nam) để các công trình quy mô nhỏ, cấp 4 không cần đưa sang đối với công trình chỉ lập bcktkt
 
Chỉnh sửa cuối:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top