Thảo luận chi phí trực tiếp khác theo TT 04/2010

Bộ xây dựng trả lời chung quá, trả lời như đối phó, bạn nào có thể chỉ rõ cho mình điểm nào, khoản nào, mục nào trong TT 05/2005 Quy định "Chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước tính như qui định hiện hành mà không phân biệt vật tư đó được cấp từ nguồn nào; và Nhà thầu được hưởng các chi phí này để chi cho các hoạt động của doanh nghiệp" được không.
 
Bộ xây dựng trả lời chung quá, trả lời như đối phó, bạn nào có thể chỉ rõ cho mình điểm nào, khoản nào, mục nào trong TT 05/2005 (7) Quy định "Chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước tính như qui định hiện hành mà không phân biệt vật tư đó được cấp từ nguồn nào; và Nhà thầu được hưởng các chi phí này để chi cho các hoạt động của doanh nghiệp" được không.
Các chi phí trên (màu chữ xanh) đã có hướng dẫn cụ thể cách tính. Còn chi phí trực tiếp thì được quy định tại Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 như sau:
Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác.
 
Bộ xây dựng trả lời chung quá, trả lời như đối phó, bạn nào có thể chỉ rõ cho mình điểm nào, khoản nào, mục nào trong TT 05/2005 Quy định "Chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước tính như qui định hiện hành mà không phân biệt vật tư đó được cấp từ nguồn nào; và Nhà thầu được hưởng các chi phí này để chi cho các hoạt động của doanh nghiệp" được không.

Xin chào các bạn thành viên diễn đàn Giá Xây dựng, đầu xuân mới Tân Mão cho tôi gửi lời chúc mừng năm mới đến Ban lãnh đạo và toàn thể anh chị em thành viên của diễn đàn, chúc cho mọi thành viên sức khỏe dồi dào, công việc gặp nhiều may mắn, vui vẻ hạnh phúc, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống lao động.

Với câu hỏi của bạn mà tôi trích dẫn trên đây, tôi xin tham góp như sau: Tôi hiểu điều trả lời của BXD về vấn đề dự toán như bạn nêu là trả lời theo tinh thần của TT05/2007 chứ không phải trích quy định của TT05/2007 để giải thích nên không thể tìm thấy ở TT05/2007 đoạn trả lời của BXD như bạn hỏi, hơn nữa theo tôi trả lời như vậy cũng đủ ý đấy chứ đâu phải là "trả lời như đối phó".
 
- Trước tên cảm ơn các bạn đã chia sẻ tình huống.
- Ý kiến như của Lê Vinh chia sẻ cũng là lời mà các nhà thầu phàn nàn về Chủ đầu tư. Đứng ở góc độ nhà thầu thì luôn nghĩ như thế và đó là với các dự án bình thường và cũng ko có tính pháp lý, còn dự án đặc thù thì sao.
- Như tình huống cụ thể này, bên mình đang đầu tư các dự án như: Khu nghỉ dưỡng Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Dự án Khu du lịch Cù lao chàm... Đặc điểm của các dự án này là cung cấp vật tư rất khó khăn. Bà Nà thì toàn bộ vật tư thuê nhân công địa phương vác từ chân núi lên đỉnh núi (ko được đi cáp treo, ko có đường ô tô), Cù lao chàm thì xà lan đi từ bờ ra ngoài đảo mất 5tiếng... Thành ra giá vật liệu ngút trời, ví dụ xi măng 3.800đ/1kg (1người vác 1/2 bao xi măng lên đỉnh núi và xuống đến chân núi mất đúng 6 tiếng). Chính vì thế chi phí vật liệu rất cao, việc cung ứng vật tư đúng tiến độ rất khó khăn. Để tạo điều kiện cho nhà thầu thì Chủ đầu tư đã thực hiện việc cung ứng vật tư. Nhà thầu chỉ việc thi công. Do chi phí vận chuyển quá cao, nên Chi phí vật tư đội lên kinh khủng. Nó chiếm tới 60-80% chi phí xây lắp.
+ Ví dụ một công trình của bên mình trên đỉnh Bà Nà có chi phí xây dựng 30tỷ. Chi phí vật liệu hết 23tỷ, còn nhân công và máy thi công, trực tiếp phí khác khoảng 7 tỷ. Anh nhà thầu chẳng chỉ mỗi việc thi công. Anh ta ngồi trên đỉnh hóng mát chờ vật liệu lên rùi thi công mà hưởng: (30 tỷ) x (6,5%) = 1,95 tỷ tiền chi phí chung, và (30 tỷ + 1,95 tỷ) x (5,5%) = 1,76 tỷ tiền lợi nhuận trước thuế. Như vậy anh ta được hưởng 1,95 tỷ + 1,76 tỷ trong việc thực hiện ứng với mức chi phí 7tỷ (Nhân công, Máy thi công...) của anh ta. Trong khi Chủ đầu tư bục mặt lo tổ chức bố trí mua Vliệu, vận chuyển vật liệu lên chỉ vì tạo điều kiện cho nhà thầu. Xin lưu ý, giá vận chuyển nếu khoán cho nhà thầu bao nhiêu thì chủ đầu tư cũng đi thuê nhân công cũng như thế.
+ Nếu vặn lại câu hỏi là: Nếu giao cho nhà thầu thực hiện việc cung ứng vật tư thì giá vật tư phải cao lên, ví dụ ở trên xi măng là 3.800đ/1kg thì phải khoán cho nhà thầu là 4.200đ/1kg, chủ đầu tư do được cung cấp mà lợi khoản chênh 400đ/1kg thì thôi không được hưởng cái phần chi phí chung và Thu nhập chịu thuế tính trước nữa. Cách giải thích này có vẻ không khoa học. Vì giá 3.800đ/1kg là giá đã được khảo sát. Vì bên mình mua 1 bao xi măng 50Kg hết 50x900đ = 45K, thuê 1 nhân công địa phương vác 1 bao lên đỉnh (chia làm2 lần) hết 145K. Tổng 190K cho 1 bao xi măng và tính ra 3,8K/1kg. Bên chủ đầu tư chẳng tiết kiệm được gì. Mà mất thêm chi phí lo tổ chức cung ứng vật tư cho nhà thầu.
+ Mình cũng hiểu rằng các định mức chỉ mang tính "gần đúng" nhà thầu phải cân đối giữa các mục chi phí. Nhưng cấn đối thế thì ngon quá. Chủ đầu tư cung cấp vật tư nhanh, đúng chất lượng. Nhà thầu chỉ việc thi công 2 tháng là xong, rút quân và máy về lĩnh gần 4 tỷ (chi phí chung và lợi nhuận) trong khi mức sản lượng chỉ là 7 tỷ. Chủ đầu tư bở hơi tai lo vật tư thì.......
- Thiết nghĩ Các cơ quan chức năng hay các bác ở lĩnh vực nghiên cứu như viện kinh tế..... xem sét tới vấn đề này và định hướng cụ thể. Trong nghị định 112 có nói tới các công việc của Chủ đầu tư, không làm được thì đi thuê (thuê tư vấn), và nếu làm được thì được hưởng mức chi phí ứng với việc mình làm được. Tình huống trên liệu về lý có được suy luận như vậy không.
- Rất mong anh em thảo luận cùng về vấn đề này nhé.
Trân trọng!

Em nghĩ những công trình như trên nó mang tính cá biệt cao, cái quan trọng ở đây là sự thỏa thuận giữa 2 bên, dù gì thì bên nào cũng có lợi và tùy từng công trình thì cái lợi đó nó thể hiện ở hình thức nào.
Như trường hợp của anh
Bên mình làm chủ đầu tư thi công công trình xây dựng dân dụng. ĐIều khoản hợp đồng là Chủ đầu tư cung cấp vật tư (tới chân công trình). Mục đích để kiểm soát chất lượng, chủng loại vật tư và cũng một phần để giảm giá thành. Vậy trong phần Chi phí chung thì Chủ đầu tư có được hưởng một phần (ứng với cung cấp vật tư), và Thu nhập chịu thuế tính trước Chủ đầu tư có được hưởng một phần (ứng với phần vật liệu) hay không.
thì cái món lợi đó thuộc phần nhiều về CDT, còn ở trường hợp Bà Nà ... thì cái lợi thuộc về nhà thầu, nhưng bên CDT họ cũng có cái lợi đó là kiểm soát được chất lượng+giảm chi phí VL.
Như vậy cái chính là xem xem đặc điểm gói thầu nó thế nào để mà thuơng lượng, thì đôi bên mới giải quyết được vấn đề và chia sẻ cái bánh lợi nhuận trong cung cấp VL. các anh chị cho thêm ý kiến
 
Mình có tham gia lớp học do Công ty GXD tổ chức, chính các thầy (cô) soạn TT 04/2010 cũng có nói về việc điều chỉnh tăng trực tiếp phí khác. Có một số điểm rất đáng lưu ý mà mình muốn trao đổi lại:

Trước hết, ta cần biết trực tiếp phí khác gồm chi phí di chuyển lao động nội bộ công trường, chi phí an toàn lao động và vệ sinh môi trường, chi phí thí nghiệm vật liệu, bơm nước, vét bùn vv..

1, Trước đây các thông tư cũ có quy định Trực tiếp phí khác (TTK) = 1,5%. Như vậy với các khoản phí liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chi phí thí nghiệm, bơm nước vét bùn mà chỉ có 1,5% là tương đối thấp. Tại các buổi lấy ý kiến các doanh nghiệp của BXD, đa phần các ý kiến đều đề xuất tăng thêm từ 1-2%, thậm chí có doanh nghiệp chuyên thi công về thoát nước còn đề xuất tăng lên 4-5% do chi phí bơm nước là quá lớn! Ngoài ra các doanh nghiệp còn kêu ca việc có sự bất công giữa các loại công trình, cụ thể công trình xây dựng dân dụng rõ ràng chi phí thí nghiệm cũng như an toàn lao động sẽ lớn hơn rất nhiều so với công trình hạ tầng, giao thông vv...

2, Hiện nay, để phù hợp hơn, BXD đã quy định nâng mức TT phí khác lên >=2% (trừ công trình hạ tầng KT ngoài đô thị). Tuy nhiên các bạn vẫn cần lưu ý thêm mấy vấn đề quan trọng sau (đặc biệt nếu bạn là nhà thầu):
+ Công trình có nhiều hạng mục công năng riêng biệt thì áp theo từng loại
(Giao thông, XD, hạ tầng vv..)
+ Đối với những công trình có yêu cầu riêng biệt về an toàn lao động như nhà cao từ 6 tầng trở lên, xi lô, ống khói của công trình công nghiệp hoặc tương tự thì phải lập thiết kế biện pháp an toàn lao động, dự toán và chủ đầu tư phê duyệt để bổ sung vào dự toán xây dựng công trình.
+ Chi phí TTK quy định ở trên không bao gồm chi phí bơm nước thường xuyên đối với các công trình phải bơm nước thường xuyên
+ Các Quy định khác rất rõ ràng với công trình Thuỷ địên, thuỷ lợi, hầm lò vv..(tham khảo phần phụ lục TT 04/2010)

tructiepphikhac.png
Cảm ơn bài của anh levinhxd em cũng muốn hỏi thêm 1 chút. Chỗ em có mấy công trình nước sinh hoạt thuộc khu vực miền núi phía bắc ( bắc Yên sơn La) vậy cho em hỏi chút chi phí trực tiếp khác ta nên lấy là 1,5% hay 2%. Mong anh em cho ý kiến.
Chân thành cảm ơn!
 
- Trước tên cảm ơn các bạn đã chia sẻ tình huống.
- Ý kiến như của Lê Vinh chia sẻ cũng là lời mà các nhà thầu phàn nàn về Chủ đầu tư. Đứng ở góc độ nhà thầu thì luôn nghĩ như thế và đó là với các dự án bình thường và cũng ko có tính pháp lý, còn dự án đặc thù thì sao.
- Như tình huống cụ thể này, bên mình đang đầu tư các dự án như: Khu nghỉ dưỡng Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Dự án Khu du lịch Cù lao chàm... Đặc điểm của các dự án này là cung cấp vật tư rất khó khăn. Bà Nà thì toàn bộ vật tư thuê nhân công địa phương vác từ chân núi lên đỉnh núi (ko được đi cáp treo, ko có đường ô tô), Cù lao chàm thì xà lan đi từ bờ ra ngoài đảo mất 5tiếng... Thành ra giá vật liệu ngút trời, ví dụ xi măng 3.800đ/1kg (1người vác 1/2 bao xi măng lên đỉnh núi và xuống đến chân núi mất đúng 6 tiếng). Chính vì thế chi phí vật liệu rất cao, việc cung ứng vật tư đúng tiến độ rất khó khăn. Để tạo điều kiện cho nhà thầu thì Chủ đầu tư đã thực hiện việc cung ứng vật tư. Nhà thầu chỉ việc thi công. Do chi phí vận chuyển quá cao, nên Chi phí vật tư đội lên kinh khủng. Nó chiếm tới 60-80% chi phí xây lắp.
+ Ví dụ một công trình của bên mình trên đỉnh Bà Nà có chi phí xây dựng 30tỷ. Chi phí vật liệu hết 23tỷ, còn nhân công và máy thi công, trực tiếp phí khác khoảng 7 tỷ. Anh nhà thầu chẳng chỉ mỗi việc thi công. Anh ta ngồi trên đỉnh hóng mát chờ vật liệu lên rùi thi công mà hưởng: (30 tỷ) x (6,5%) = 1,95 tỷ tiền chi phí chung, và (30 tỷ + 1,95 tỷ) x (5,5%) = 1,76 tỷ tiền lợi nhuận trước thuế. Như vậy anh ta được hưởng 1,95 tỷ + 1,76 tỷ trong việc thực hiện ứng với mức chi phí 7tỷ (Nhân công, Máy thi công...) của anh ta. Trong khi Chủ đầu tư bục mặt lo tổ chức bố trí mua Vliệu, vận chuyển vật liệu lên chỉ vì tạo điều kiện cho nhà thầu. Xin lưu ý, giá vận chuyển nếu khoán cho nhà thầu bao nhiêu thì chủ đầu tư cũng đi thuê nhân công cũng như thế.
+ Nếu vặn lại câu hỏi là: Nếu giao cho nhà thầu thực hiện việc cung ứng vật tư thì giá vật tư phải cao lên, ví dụ ở trên xi măng là 3.800đ/1kg thì phải khoán cho nhà thầu là 4.200đ/1kg, chủ đầu tư do được cung cấp mà lợi khoản chênh 400đ/1kg thì thôi không được hưởng cái phần chi phí chung và Thu nhập chịu thuế tính trước nữa. Cách giải thích này có vẻ không khoa học. Vì giá 3.800đ/1kg là giá đã được khảo sát. Vì bên mình mua 1 bao xi măng 50Kg hết 50x900đ = 45K, thuê 1 nhân công địa phương vác 1 bao lên đỉnh (chia làm2 lần) hết 145K. Tổng 190K cho 1 bao xi măng và tính ra 3,8K/1kg. Bên chủ đầu tư chẳng tiết kiệm được gì. Mà mất thêm chi phí lo tổ chức cung ứng vật tư cho nhà thầu.
+ Mình cũng hiểu rằng các định mức chỉ mang tính "gần đúng" nhà thầu phải cân đối giữa các mục chi phí. Nhưng cấn đối thế thì ngon quá. Chủ đầu tư cung cấp vật tư nhanh, đúng chất lượng. Nhà thầu chỉ việc thi công 2 tháng là xong, rút quân và máy về lĩnh gần 4 tỷ (chi phí chung và lợi nhuận) trong khi mức sản lượng chỉ là 7 tỷ. Chủ đầu tư bở hơi tai lo vật tư thì.......
- Thiết nghĩ Các cơ quan chức năng hay các bác ở lĩnh vực nghiên cứu như viện kinh tế..... xem sét tới vấn đề này và định hướng cụ thể. Trong nghị định 112 có nói tới các công việc của Chủ đầu tư, không làm được thì đi thuê (thuê tư vấn), và nếu làm được thì được hưởng mức chi phí ứng với việc mình làm được. Tình huống trên liệu về lý có được suy luận như vậy không.
- Rất mong anh em thảo luận cùng về vấn đề này nhé.
Trân trọng!

Minh xin có ý kiến thế này, nếu vật liệu do chủ đầu tư cung cấp đến chân công trình thì sao CĐT ko tính trong dự toán phần vật liệu đó đã được đưa đến chân công trình, ko quan tâm đến vấn đề vận chuyển trước đó. tức là XM vẫn chỉ tính 45.000đ 1 bao, nên chi phí vật liệu đương nhiên rẻ đi. tổng mức dự toán đương nhiên sẽ thấp dẫn đến các chi phí khác kèm theo đã giảm. còn phần xuất thuế cho việc vận chuyển kia thi CĐT lập 1 số hợp đồng nhân công vận chuyển riêng và trực tiếp trả lương nên sẽ không quá khó khăn với Tổng chi,. Minh có ý kiến nhỏ vậy. chắc cũng giảm đươc 2,3 tỷ so với cái 4 tỷ mà đơn vị thi công được hưởng nguyên,
Nhưng cái này thi cần lập đơn giá dự thầu lại. VL là trên đỉnh núi rồi, và tách phần vận chuyển làm gói riêng, có được không các bác cho ý kiến.
 
Vật tư chủ đầu tư đã tự làm thì tại sao không tách phần vật tư làm thành gói thầu riêng và phần thi công ( nhân công + máy) làm gói thầu riêng để thực hiện. Như vậy thì bên nhà thầu của gói nhân công + máy có dính đến chi phí vật tư đâu. Chủ đầu tư đi làm đại lý vật tư rồi bán cho chính mình để nhà thầu được hưởng phần đuôi. Cách làm của chủ đầu tư hơi khó hiểu.
Đối với các nhà thầu mà đi thuê thầu phụ để thi công thì hầu hết tách làm hai cái: Hợp đồng thuê nhân công, máy móc; hợp đồng cung cấp vật tư với đại lý. Bên em làm B và đi thuê B', B'' đều làm vậy cả.
 
Back
Top