Thảo luận về các Chi phí thuộc TMĐT

  • Khởi xướng Khởi xướng shuyin
  • Ngày gửi Ngày gửi
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Ms.lethihuedl và bác khanhme01.
Theo tin mới nhất, BXD sẽ có Thông tư hướng dẫn điều chỉnh tiền lương theo chế độ tiền lương mới. Phần nội dung của Thông tư này về cơ bản đã xong, chỉ chờ các đơn vị tính toán xác định các hệ số điều chỉnh tiền lương trong máy thi công và điều chỉnh dự toán khảo sát.
Trước đây BXD dự kiến sẽ không ra văn bản hướng dẫn về vấn đề này nữa mà phân cấp cho các địa phương tự hướng dẫn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của mình. Nhưng do nhiều địa phương còn lúng túng, nên BXD sẽ hướng dẫn do chế độ tiền lương lần này có nhiều thay đổi.
SXD TP.Hà Nội có thể sẽ hướng dẫn phương pháp tính bù chênh lệch giá ca máy (tương tự như tính chênh lệch vật liệu) trong dự toán, đây sẽ là một giải pháp tốt trong việc đưa các yếu tố chi phí gắn liền với thị trường (VD: giá xăng, dầu lên xuống). Nhưng phương pháp này còn phải cân nhắc, vì như vậy sẽ cần các tập thông báo giá ca máy của Liên sở, tương tự như thông báo giá vật liệu - phát hành mỗi quý, tháng hoặc khi có biến động và một số yếu tố phức tạp khác.
 
Khi mức lương tăng chi phi tư vấn không nhân thêm hệ số mức lương tăng. Nhưng tăng đương nhiên, do: Chi phí vật liệu tăng, Chi phí nhân công x hệ số lương mới, dẫn đến chi phí xây dựng tăng. Mà chi phí tư vấn= Chi phí xây dựng trước thuế x tỷ lệ (%). Ban không phải tính bằng cách nào cả.

Như bạn nói là tính theo cách 1 của mình chứ:). Nhưng thực tế khi ký các hợp đồng tư vấn thiết kế, giá trị chi phí đầu tư xây dựng chỉ là ước tính. Như vậy thì có điều chỉnh gì thì thiết kế phí đâu có được gì đâu.Ví dụ bên mình tính chi phí xây dựng theo suất vốn đầu tư mà anh Thế Anh đã cho lần trước. Nhưng đó là đơn giá của 2007, mà hợp đồng ký là 2008 vậy thì chi phí thiết kế đã bị thiệt hại :(,
 
Như bạn nói là tính theo cách 1 của mình chứ:). Nhưng thực tế khi ký các hợp đồng tư vấn thiết kế, giá trị chi phí đầu tư xây dựng chỉ là ước tính. Như vậy thì có điều chỉnh gì thì thiết kế phí đâu có được gì đâu.Ví dụ bên mình tính chi phí xây dựng theo suất vốn đầu tư mà anh Thế Anh đã cho lần trước. Nhưng đó là đơn giá của 2007, mà hợp đồng ký là 2008 vậy thì chi phí thiết kế đã bị thiệt hại :(,

Khi ký hợp đồng tư vấn thiết kế, nếu hợp đồng ghi giá trị tạm tính do chưa xác định được chi phí xây dựng, bạn cần đưa vào điều kiện điều chỉnh giá hợp đồng, ví dụ như giá trị điều chỉnh thanh toán hợp đồng sẽ tính trên tỉ lệ xác định nhân với chi phí xây dựng tại thời điểm nào đấy (phê duyệt dự án hay phê duyệt dự toán) . Trong phạm vi giá gói thầu tư vấn thiết kế được duyệt, chủ đầu tư có quyền điều chỉnh giá hợp đồng, nhưng phải có điều khoản điều chỉnh được thể hiện trong hơp đồng.
 
Em thấy lương tăng, giá vật liệu tăng, giá xăng dầu tăng -> giá ca máy cũng sẽ tăng!
Vậy thì ta cứ áp dụng theo định mức 1751 mà tính thôi! Vì khi đó chi phí tư vấn đầu tư xây dựng như anh nói sẽ tăng theo chi phí xây dựng (CPXD) mà!
Điều đó ko có gì phải bàn cải nữa!
Còn chuyện hợp đồng tạm tính trong thiết kế lại là cả 1 vấn đề! Em có nghe bác mr.chinhsach nói là có thể lựa chọn hợp đồng thiết kế theo: trọn gói, điều chỉnh và tổng hợp nữa cơ mà
Chi tiết tại: http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=2847
 
Chi phí thiết kế

Đồng ý theo quan điểm của các bạn là chi phí nhân công, máy thi công đã được điều chỉnh theo hệ số điều chỉnh của BXD (mỗi khi lương thối thiểu tăng). Tuy nhiên các bạn lưu ý đối với công tác Lập DADT hay QHCT thì có đặc thù hơi khác một chút (cũng là công tác thiết kế). Theo các quy định hiện hành thì chi phí QHCT vẫn được điều chỉnh theo hệ số khi có biến động về tiền lương tối thiểu (do đặc thù của công tác này chi phí QHCT không tính theo TMĐT).
 
Đồng ý theo quan điểm của các bạn là chi phí nhân công, máy thi công đã được điều chỉnh theo hệ số điều chỉnh của BXD (mỗi khi lương thối thiểu tăng). Tuy nhiên các bạn lưu ý đối với công tác Lập DADT hay QHCT thì có đặc thù hơi khác một chút (cũng là công tác thiết kế). Theo các quy định hiện hành thì chi phí QHCT vẫn được điều chỉnh theo hệ số khi có biến động về tiền lương tối thiểu (do đặc thù của công tác này chi phí QHCT không tính theo TMĐT).

Tóm lại là chi phí thiết kế nên tính như thế nào để hợp lý nhất hả td.bitextco. Cho mình một công thức được không? Theo ý bạn thì vẫn được nhân thêm cả hệ số lương phải không?
Bên mình đã bị thiệt hại nhiều về vụ này rồi nhưng chưa biết làm thế nào để tính cho đỡ thiệt hại nhất. Ví dụ có trường hợp hợp đồng thiết kế bên cty mình ký với giá trị tạm tính là X đồng. Khi quyết toán theo số lượng thiết kế thực tế (m2 sàn) với mức tổng dự toán đã được sở XD thẩm định thì đương nhiên vì số m2 thực tế nhiều hơn số m2 tạm tính. Do đó chi phí thiết kế đương nhiên tăng hơn một chút. Ấy vậy mà chủ đầu tư đánh công văn trả lời rằng tổng chi phí thi công công trình của cty họ chỉ ra số Y đồng (là con số ít hơn tổng dự toán đã phê duyệt) và khăng khăng chỉ trả chi phí thiết kế theo con số Y đó :beat:. mà hợp đồng ký từ 2006, bây giờ đã 2008 vẫn chưa thanh lý hợp đồng. và chưa bên nào chịu bên nào :mad:.
Thế nên mình mới hỏi cách tính nào là đỡ thiệt hại nhất vì các bạn biết chủ đầu tư ít khi trả tiền theo đúng thời hạn của hợp đồng lắm. mà tiền thì trượt giá nhiều quá rồi.
 
Chi phí thiết kế tính như thế nào cho hợp lý

Theo mình thì thời điểm này cơ chế có vẻ như thoáng hơn, CĐT và bên B có nhiều sự lựa chọn hơn cho các hình thức giao nhận thầu và cách tính toán chi phí phải trả/được nhận cho các công tác tương ứng. Hiện nay các ĐM theo hướng dẫn tại CV1751 mang tính mở, có thể áp dụng hoặc dùng hình thức khác và các con số trong đó mang tính tham khảo không bắt buộc. Khi ký kết HĐKT với vai trò tư vấn thiết kế các bạn có thể lập dự toán để chào thầu với CĐT (miễn sao hai bên thỏa thuận được với nhau) còn cơ sở tính toán theo m2 sàn XD hay theo CP XD+TB lúc này không còn quan trọng và CĐT sẽ không có cớ để bắt bẻ và ép TVTK khi khối lượng thực hiện tăng so với lúc ký HĐ.
Rất dễ thấy khi lập dự toán cho công tác TVTK thì chi phí tiền lương và các khoản khác trong đó hoàn toàn minh bạch và nếu như có điều chỉnh tăng lương tối thiểu thì đương nhiên được điều chỉnh (điều này cũng cần phải có sự ràng buộc rõ thông qua HĐKT) bên B không phải mất quá nhiều thời gian cho việc "đòi" khoản chi này. Nếu Bên B chấp thuận tính toán chi phí TVTK được hưởng theo các QĐ phê duyệt của cấp có thẩm quyền của bên A thì cũng là một cách, tuy nhiên phụ thuộc quá nhiều vào sự điều chỉnh, tính toán kịp thời, hợp lý của bên A có đáp ứng một cách hợp lý hay không. Khi đó cần thiết phải có sự thông báo và công khai thông tin nhiều hơn về các quyết định của bên A để tránh sự phụ thuộc quá nhiều lẫn nhau theo kiểu "xin cho". Tuy nhiên thự tế hiện nay thì bên A (nhất là công trình có nguồn vốn NSNN) luôn luôn phải có một cơ sở chắc chắn để tính toán, cân nhắc việc thanh toán chi trả của mình có đúng PL hay không nên mọi thỏa thuận, thống nhất khó có thể nghiêng về phía có lợi cho bên B và thường tuân theo cách đơn giản (như việc áp dụng các hướng dẫn đã có cho đỡ phải kiểm tra nhiều) chứ không chi tiết vấn đề ví như lập dự toán cho công tác TVTK.
Tùy theo HĐ nội dung công việc cụ thể mà bạn nên chọn cho mình cách thức phù hợp để tránh việc bị bên A áp đặt.
 
Tóm lại là chi phí thiết kế nên tính như thế nào để hợp lý nhất.Cho mình một công thức được không? Theo ý bạn thì vẫn được nhân thêm cả hệ số lương phải không?
Bên mình đã bị thiệt hại nhiều về vụ này rồi nhưng chưa biết làm thế nào để tính cho đỡ thiệt hại nhất. Ví dụ có trường hợp hợp đồng thiết kế bên cty mình ký với giá trị tạm tính là X đồng. Khi quyết toán theo số lượng thiết kế thực tế (m2 sàn) với mức tổng dự toán đã được sở XD thẩm định thì đương nhiên vì số m2 thực tế nhiều hơn số m2 tạm tính. Do đó chi phí thiết kế đương nhiên tăng hơn một chút. Ấy vậy mà chủ đầu tư đánh công văn trả lời rằng tổng chi phí thi công công trình của cty họ chỉ ra số Y đồng (là con số ít hơn tổng dự toán đã phê duyệt) và khăng khăng chỉ trả chi phí thiết kế theo con số Y đó :beat:. mà hợp đồng ký từ 2006, bây giờ đã 2008 vẫn chưa thanh lý hợp đồng. và chưa bên nào chịu bên nào :mad:.
Thế nên mình mới hỏi cách tính nào là đỡ thiệt hại nhất vì các bạn biết chủ đầu tư ít khi trả tiền theo đúng thời hạn của hợp đồng lắm. mà tiền thì trượt giá nhiều quá rồi.
Vấn đề bạn hỏI: Chi phí thiết kế (tư vấn đầu tư xây dựng công trình) - không phải là Quy hoạch xây dựng – nên không nhân thêm hệ số khi lương tăng. Đây là hai cách tính áp dụng khác nhau.
Vì ví dụ: dự toán qui hoạch là 30triệu/ha thi khi tăng lương vẫn tính 30triệu/ha, sau đó điều chỉnh hệ số tăng.
Còn chi phí thiết kế thì như đã phân tích ở trên.
Và, ngoài hợp đồng bạn lưu ý thêm một điểm nữa là ‘biên bản bàn giao sản phẩm tư vấn’ chứng minh Bạn đã thực hiện công việc này nào thời điểm nào. Chứ không vì chưa thanh lý hoặc chưa thanh toán là được điều chỉnh (nếu trong trường hợp được điều chỉnh).
 
Vấn đề bạn hỏI: Chi phí thiết kế (tư vấn đầu tư xây dựng công trình) - không phải là Quy hoạch xây dựng – nên không nhân thêm hệ số khi lương tăng. Đây là hai cách tính áp dụng khác nhau.
Vì ví dụ: dự toán qui hoạch là 30triệu/ha thi khi tăng lương vẫn tính 30triệu/ha, sau đó điều chỉnh hệ số tăng.
Còn chi phí thiết kế thì như đã phân tích ở trên.
Và, ngoài hợp đồng bạn lưu ý thêm một điểm nữa là ‘biên bản bàn giao sản phẩm tư vấn’ chứng minh Bạn đã thực hiện công việc này nào thời điểm nào. Chứ không vì chưa thanh lý hoặc chưa thanh toán là được điều chỉnh (nếu trong trường hợp được điều chỉnh).
Bạn thân mến, như vậy theo như ý kiến của bạn thì chi phí thiết kế công trình thì không nhân với hệ số tăng lương còn chi phí thiết kế qui hoạch thì được nhân với hệ số tăng lương phải không?
Thực ra mình biết cơ chế hiện nay thoáng hơn nhiều và nhiều khi hợp đồng được thương lượng giữa 2 bên sao cho hợp lý. Tuy nhiên nhiều chủ đầu tư vẫn đòi tính toán theo đơn giá nhà nước đưa ra. Mà đơn giá đó thì thực ra không hề cao, thậm chí là thấp nếu việc thanh toán kéo dài trong mấy năm.
Còn trong việc thanh lý hợp đồng bao giờ bên mình cũng có biên bản cụ thể, nhưng các chủ đầu tư vẫn quá đáng vậy. Mình thấy nhiều khi chủ đầu tư cố tình không hiểu những lợi ích mà bên tư vấn đem lại cho họ khi có một thiết kế hợp lý. Tiếc thay!
Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề mà các doanh nghiệp XD VN vẫn phải chịu. :mad:
@lethihuedl: rất cảm ơn bạn vì những câu trả lời hữu ích trong nhiều chủ đề mà mình đã theo dõi.
@td.bitextco: cảm ơn bạn vì đã trả lời vấn đề khá rộng và cũng giúp ích cho thắc mắc của mình nhiều.Spam tí: châm ngôn sống ở chữ ký rất hay. Khi tiếp xúc với các bạn SV mình cũng đã luôn nhấn mạnh với các bạn ấy giống như vậy.:)
 
Sau khi tìm hiểu mình thấy đơn vị quản lý lập Quy hoạch là đơn vị được giao lập QH. (ví dụ như các dự án đầu tư chưa có quy hoạch 1/2000 hoặc 1/500, tỉnh sẽ có văn bản giao cho 1 đơn vị kinh tế nào đó làm chủ đầu tư lập quy hoạch thì đơn vị đó sẽ là đơn vị quản lý việc lập quy hoạch). Đơn vị được giao lập quy hoạch sẽ thuê đơn vị tư vấn để lập quy hoạch cho dự án. Như vậy chủ đầu tư sẽ được hưởng khoản chi phí quản lý lập quy hoạch. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng chi phí này như thế nào mình vẫn chưa tìm hiểu được.
Không biết mình hiểu như vậy có đúng không:confused:
Bạn nào trong diễn đàn có văn bản quy định về việc quản lý và sử dụng chi phí này cho mình xin với.
 
Mình bên TVTK.
Theo mình không có khái niệm khống chế tổng mức đầu tư đâu bạn à. Mọi người (nhất là bên quản lý) hay nghĩ rằng phía tư vấn muốn nâng cao tổng mức đầu tư (ở đây cụ thể là chi phí xây dựng) để làm tăng chi phí tư vấn. Chính suy nghĩ này đã được phản ánh ở từng bước từ khi lập dự án đến khi có quyết định duyệt tổng mức đầu tư.
- Khi trình phương án chủ đầu tư luôn chọn cái vừa đẹp vừa rẻ:confused:
- Khi thẩm tra và đặc biệt là thẩm định luôn tìm mọi cách để sao cho phần chênh lệch giữa con số đã trình và con số sau thẩm định càng lớn càng tốt (theo chủ quan) mà hiếm khi chỉ ra được kinh phí này còn thiếu khoản nào. Chủ yếu cắt giảm trên cở sở khối lượng và đơn giá các hạng mục có sẵn.
Hậu quả là hàng loạt các công trình phải chỉnh lại tổng mức đầu tư gây tốn kém về thời gian và tiền bạc. Bỏ qua các yếu tố bất khả kháng về giá vật liệu xây dựng đột biến như vừa rồi, nếu các nhà quản lý có suy nghĩ khác thì mình dám chắc số dự án phải điều chỉnh lại tổng mức sẽ ít hơn rất nhiều.
Vài ý kiến tham gia cùng bạn! Mong các bạn khác trao đổi thêm!
 
Tán thành ý kiến của bạn ylangylang2004. Thế nào là khống chế tổng mức đầu tư? Nhiều bác làm công tác QLDA đưa ra 1 con số để buộc đơn vị tư vấn phải thực hiện công trình trong khoản đó với nhiều lý do khác nhau và hậu quả là gì? hậu quả là khi công trình được triển khai thì phát sinh khối lượng, thiếu cái này, cái kia, đến lúc này rồi thì trách nhiệm không còn chỉ có đơn vị tư vấn và phải bàn đến các bác chủ đầu tư.
Vì vậy theo mình chủ đầu tư phải nắm rõ về quy trình quản lý và kỹ thuật, đơn vị tư vấn thiết kế đúng và đủ ( ở đây là tiết kiệm nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ). Đơn vị thẩm tra và thẩm định làm thế nào để khi triển khi hạn chế hết mức việc bổ sung khối lượng và giảm những phần không cần thiết để tiết kiệm nguồn vốn đầu tư.
 
Tại sao phải muốn thiết kế công trình với tổng mức đầu tư cao lên

Em đang làm bên công tác quản lý nên có điều này đưa lên thảo luận cùng các bác nhé.
Hiện nay các đơn vị tư vấn, chủ đầu tư đều muốn thiết kế công trình với tổng mức đầu tư cao lên. Để quản lý được vấn đề này (theo tinh thần của NĐ 99) thì quản lý theo công bố suất xây dựng theo văn bản 1600/VP-BXD thôi.
Vậy mong các bác cho em ý kiến thêm xem có biện pháp khống chế tổng mức đầu tư nào khác không?
Cảm ơn các bác!

Theo mình thì có vẻ bạn mới làm công tác quản lý nên mới có ý kiến như vậy. Chúng ta phải hiểu được bản chất của công tác QLDA mà CĐT trực tiếp làm hay thuê và để quản lý tốt phải có kế hoạch thực hiện (phản ánh bằng các hồ sơ liên quan trong đó có TMĐT). Bản chất là CĐT phải cân đối được mục tiêu của mình nguồn vốn huy động được để thực hiện mục tiêu đã vạch ra đó. Đơn giản chúng ta hình dung như thế này : trong tay ta có 1 tỷ đồng thì chúng ta sẽ xây một ngôi nhà như thế nào, mục tiêu được xác định trên cơ sở chủ quan của CĐT (người có tiền) được cụ thể bằng tư vấn (người thể hiện các mong muốn của CĐT ra bằng hồ sơ thiết kế) việc xây ngôi nhà này sẽ rất khác với CĐT chỉ có trong tay/huy động được 200 triệu đồng muốn xây nhà.
Tóm lại điều cơ bản là CĐT luôn mong muốn sản phẩm mình đạt được phải tương xứng với đồng vốn mình bỏ ra, không thể muốn đẩy TMĐT lên cao hay xuống thấp được, điều này chỉ phù hợp với sự đặt ra kế hoạch thực hiện của cơ quan cấp dưới xin duyệt kinh phí trình lên cơ quan cấp trên lấy thành tích phấn đấu thôi.
 
Em đang làm bên công tác quản lý nên có điều này đưa lên thảo luận cùng các bác nhé.
Hiện nay các đơn vị tư vấn, chủ đầu tư đều muốn thiết kế công trình với tổng mức đầu tư cao lên. Để quản lý được vấn đề này (theo tinh thần của NĐ 99) thì quản lý theo công bố suất xây dựng theo văn bản 1600/VP-BXD thôi.
Vậy mong các bác cho em ý kiến thêm xem có biện pháp khống chế tổng mức đầu tư nào khác không?
Cảm ơn các bác!

Ai mà không muốn cao nhỉ??????
Tổng mức cao thì chi phí tư vấn cao, chi phí quản lý dự án cao (ngồi văn phòng máy lạnh sướng hơn quạt điện chứ:), chi phí xây lắp, thiết bị cao (phần trăm, lại quả, nhậu nhẹt cũng cao theo chứ????),...
Có một điều chắc chẳng có ai thích cao: đó là phải gỡ một ... chồng lịch cao ngất (trong kho) do cái gì cũng cao, chỉ có ...hiệu quả thấp! :beat::beat:

Vài điều giải trí, các bác thông cảm nhé.
 
Cảm ơn các bác đã góp ý! Đây là một vấn đề bức xúc hiện nay! Nói như bác minhtuong cũng đúng! Vì rằng, công trình vốn ngân sách nhà nước! Các đơn vị tư vấn ai cũng muốn lập dự toán, tổng mức công trình lớn (bằng với kế hoạch bố trí vốn)! Các các đơn vị thẩm tra cũng kô sát xao lắm trong công tác thẩm tra! Thậm chí trong dự toán của công trình "bê" nguyên của tư vấn lập nên để đưa vào báo cáo thẩm tra!

Nghiệm lại, một công trình với quy mô đã định, nhưng khi ta khống chế được TMĐT thì sẽ tiết kiệm cho nhà nước được bao nhiêu tiền từ ngân sách!

Đây chỉ là những ý kiến của em về vấn đề này! Nếu có gì "đụng chạm" tới các bác làm bên công tác TVTK, thẩm tra mong các bác thông cảm!

Thân chào các bác!
 
thông tư Số11./ 2005/TT - BXD , ngày.14tháng 7 năm 2005 thông tư này chỉ nói vầ chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng thôi còn chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng rất khác. Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng có thể làm từ khâu thiết kế (Tương ứng với công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế), và kiểm định đánh giá chất lượng công trình khi đang thi công và có thể là đã thi công xong. Vậy công tác kiểm định phải được lập dự toán chi tiết và tùy thuộc vào yêu cầu mà lập các khoản chi phí cho phù hợp.
Thường có thể lấy chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng 0.5 %; đường giao thông 0.2%
Các bạn tham khảo xem
 
Hỏi về chi phí O&M!

Mọi người cho mình hỏi chi phí O&M của nhà máy thủy điện trong Tổng mức đầu tư là chi phí gì và cách tính ntn?Có căn cứ vào thông tư, nghị định nào ko? Mình cảm ơn nhiều nha!
 
Chi phí O&M là gi

Mọi người cho mình hỏi chi phí O&M của nhà máy thủy điện trong Tổng mức đầu tư là chi phí gì và cách tính ntn?Có căn cứ vào thông tư, nghị định nào ko? Mình cảm ơn nhiều nha!

Trong TMĐT của nhà máy Thủy điện thì chi phí O&M chính là chi phí vận hành và bảo dưỡng (viết tắt bằng tiếng Anh O&M : operation and maintenance ). Để xác định chi phí này căn cứ vào quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007 của Bộ Công Nghiệp về việc ban hành quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.
Bạn có thể tham khảo văn bản đính kèm dưới đây.

P/s : Đã sửa lại file, bạn có thể download về tham khảo.
 
Last edited by a moderator:
Sau khi tìm hiểu mình thấy đơn vị quản lý lập Quy hoạch là đơn vị được giao lập QH. (ví dụ như các dự án đầu tư chưa có quy hoạch 1/2000 hoặc 1/500, tỉnh sẽ có văn bản giao cho 1 đơn vị kinh tế nào đó làm chủ đầu tư lập quy hoạch thì đơn vị đó sẽ là đơn vị quản lý việc lập quy hoạch). Đơn vị được giao lập quy hoạch sẽ thuê đơn vị tư vấn để lập quy hoạch cho dự án. Như vậy chủ đầu tư sẽ được hưởng khoản chi phí quản lý lập quy hoạch. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng chi phí này như thế nào mình vẫn chưa tìm hiểu được.
Không biết mình hiểu như vậy có đúng không:confused:
Bạn nào trong diễn đàn có văn bản quy định về việc quản lý và sử dụng chi phí này cho mình xin với.
Theo toi hiểu thì chi phí quản lý lập quy hoạch phải do cơ quan quản lý quy hoạch được hưởng, còn chủ đầu tư không được hưởng khoản này vì việc quản lý là của cơ quan quản lý nhà nước.
 
Hỏi về chi phí cải tạo

Em đang lập dự toán cải tạo nhà xưởng, nhưng không biết chi phí quản lý dự án, thiết kê......... được tính như nào. Những chi phí đó được lấy như thiết kế mới hay được lấy theo thông tư, nghị định, công văn nào vậy? Mong các anh ( chị ) trên diễn đàn giúp em với!
 
Back
Top